Làng sinh thái - Một mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

Là một quốc gia đang phát triển, cũng giống như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam phải đối diện với nguồn tài nguyên ngạy một khan hiếm, bên cạnh đó lại là tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí dẫn tới nhứng thiệt hại và nguy cơ vô cùng nghiêm trọng cho cả hiện tại và tương lai. Tài nguyên thiên nhiên đang kêu cứu! Đứng trước tình hình đó, vấn đề quản lí tài nguyên lại càng trở nên cấp thiết. Một trong những hình thức quản lý tài nguyên thu được hiệu quả cao là quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng. Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Nội dung của phương pháp là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản tài nguyên, họ trực tiếp tham gia trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất, nước, rừng, động vật hoang dã và nguồn lợi thủy sản. Mô hình là một phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình này đưa ra một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa các bên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng; tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị. Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của khu vực, duy trì tính công khai từ đó tạo hiệu quả cao trong việc xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương. Với những lý do đó, tiếp cận, áp dụng và nhân rộng mô hình này là một trong những bước đi quan trọng hướng tới một xã hội phát triển bền vững.

doc28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3398 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Làng sinh thái - Một mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀNG SINH THÁI- MỘT MÔ HÌNH QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG * Quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng Là một quốc gia đang phát triển, cũng giống như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam phải đối diện với nguồn tài nguyên ngạy một khan hiếm, bên cạnh đó lại là tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí dẫn tới nhứng thiệt hại và nguy cơ vô cùng nghiêm trọng cho cả hiện tại và tương lai. Tài nguyên thiên nhiên đang kêu cứu! Đứng trước tình hình đó, vấn đề quản lí tài nguyên lại càng trở nên cấp thiết. Một trong những hình thức quản lý tài nguyên thu được hiệu quả cao là quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng. Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Nội dung của phương pháp là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản tài nguyên, họ trực tiếp tham gia trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất, nước, rừng, động vật hoang dã và nguồn lợi thủy sản. Mô hình là một phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình này đưa ra một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa các bên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng; tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị. Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của khu vực, duy trì tính công khai từ đó tạo hiệu quả cao trong việc xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương. Với những lý do đó, tiếp cận, áp dụng và nhân rộng mô hình này là một trong những bước đi quan trọng hướng tới một xã hội phát triển bền vững. 3 khía cạnh chính là: Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ tham dự. Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý tài nguyên. Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ các quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này chính là đề cập đến năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính, cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống. Quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng là một quá trình có sự tham gia trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lí có hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp Nhà nước, thể chế và năng lực địa phương, và công nghệ được sử dụng. Với Việt Nam, đây không phải là một hình thức hoàn toàn mới, mà nó đã được manh nha trong tiềm thức của nhân dân ta từ xưa, có thể thấy điều này trong truyền thống của rất nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Rừng là của chung Đất là của chung Suối nuôi cá là của buôn làng Cá dưới suối ai bắt thì bắt Bắt ếch con phải chừa ếch mẹ Bắt cá con phải chừa cá mẹ Chặt cây tre phải chừa cây con Đốt tổ ong chừa lại ong chúa Thuốc cá làm suối nghèo… Muốn ăn ếch phải dùng ná bắn Muốn ăn cá nên dùng rá vớt Không được lấy cây rừng thuốc cá Làm chết sạch cả tép cả cua Buôn làng có quyền xét xử Ai thuốc cá, có tội với buôn làng Tội thuốc cá, không ai đếm nổi. Có rất nhiều các mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng trong truyền thống. Tuy rằng chưa có điều tra về sự thành công của các mô hình truyền thống đó nhưng tính bền vững của các mô hình thì đã được xác nhận một cách rõ ràng. Với truyền thống sẵn có ầy việc phát triển mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng ở nước ta càng có cơ sở thành công. * Nhu cầu phát triển làng sinh thái ở Việt nam Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ; các dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được huy động tối đa để sử dụng vào các mục đích phát triển KT-XH. Hậu quả là ở nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm, cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển. Việt Nam là đất nước với trên 70% dân số là nông dân, cho đến nay nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vùng nông thôn rộng lớn chiếm 3/4 lãnh thổ là địa bàn hoạt động của nhiều cộng đồng dân cư và nhiều ngành kinh tế khác nhau. Những hoạt động này có nhiều tác động hỗ trợ nhau, nhưng thường đan chéo nhau, gây ra những xung đột trong sử dụng tài nguyên, môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên. Nông thôn Việt Nam là khu vực có tỷ lệ gia tăng dân số cao, sức ép dân số đến môi trường sinh thái ngày càng lớn. Việc khai thác sử dụng hệ sinh thái này có thể gây tác động xấu đến hệ sinh thái khác, vì vậy cần nhận thức đúng mối quan hệ hữu cơ phức tạp giữa các hệ sinh thái và giữa các yếu tố cấu thành của mỗi hệ sinh thái để từ đó tìm ra hướng sử dụng chúng một cách hiệu quả trong phát triển nông thôn. Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là sự phát triển theo nguyên tắc bền vững. Đó là chiến lược chung, là chương trình hành động về môi trường và phát triển bền vững đã được thể chế hoá thành “chương trình Nghị sự 21” toàn cầu và đã được các quốc gia đồng thuận, khẳng định trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ra ban hành. Phát triển bền vững không thể đạt được nếu không hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên và môi trường. Hầu hết các vấn đề môi trường đều phát sinh từ chính những cấu trúc của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Ở các nước đang phát triển, sự nghèo đói của người dân ở nông thôn là gốc rễ của suy thoái môi trường. Thông thường để tồn tại, các cá nhân của cộng đồng buộc phải lạm dụng tài nguyên và do đó làm suy thoái tài nguyên môi trường, gây ra những biến đổi bất lợi đối với các hệ sinh thái. Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất và triển khai mô hình phát triển kinh tế sinh thái tại những vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa ở Việt Nam là rất cần thiết, nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Mô hình hệ kinh tế sinh thái được nghiên cứu và thử nghiệm xây dựng tại 3 vùng sinh thái đặc thù kém bền vững, từ vùng đồng bằng úng ngập nước, vùng cát hoang hoá ven biển và vùng đồi núi trơ trọc ở Việt Nam. Đó là những vùng đất trũng úng ngập quanh năm như Phú Điền, Nam Sách, tỉnh Hải Dương; vùng cát khô hạn ven biển Cảnh Dương, Hải Thuỷ, Thanh Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và Triệu Vân, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; vùng đồi núi trơ trọc ở Ba Trại, Ba Vì, tỉnh Hà Tây; Kim Lư, Na Rì tỉnh Bắc Kạn v.v.. Thiên nhiên đã ưu ái cho nước ta nhiều vùng đất mầu mỡ trù phú với khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp nhưng cũng phải gấp 3 lần con số đó (khoảng 25 triệu ha) là đất ở hệ kém bền vững như bãi cát, đầm lầy, đất dốc, đất ngập mặn, chiêm trũng, đồi núi, cao nguyên khô hạn... Cuộc sống của của người dân ở những vùng đất này vô cùng khốn khó. Cái nghèo, cái đói luôn vây quanh họ... Đây là những vùng đất dễ bị suy thoái nhất, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho canh tác sản xuất nông nghiệp và phương thức sản xuất, sinh hoạt không hợp lý của người dân địa phương đã khiến họ tác động vào môi trường tự nhiên nhằm khai thác những thứ cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của họ, làm cho môi trường suy thoái, tài nguyên cạn kiệt. Nhất là suy giảm tài nguyên nước cả về mặt chất lượng lẫn số lượng, suy thoái đất, bùng nổ dân số,... lại trở thành những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo, tài nguyên lại càng bị khai thác. Đứng trước tình hình đó, một trong những biện pháp tạo dựng cho người dân ở những vùng đất khó khăn này có một cuộc sống ổn định và một môi trường bền vững là xây dựng những Làng sinh thái. * Làng như thế nào được coi là Làng sinh thái? "Làng sinh thái là kết quả thực tế từ một sự mong muốn của con người nhằm tìm ra một lối sống bền vững dựa trên thái độ và cách tiếp cận đối với vấn đề loại bỏ chất thải". Các mục đích của Làng sinh thái là quy hoạch vật chất (như sử dụng năng lượng thấp với mức hiệu suất cao và sản sinh chất thải thấp) và quy hoạch xã hội (như nâng cấp các giá trị xã hội và văn hoá liên quan tới giá trị vật chất,...). Trong Làng sinh thái, nhà ở thường là nhà kiểu năng lượng thấp (không quá 10.000KWh/năm), đảm bảo không dùng các nhiên liệu hoá thạch, tránh sử dụng xe hơi, hàng hoá được tiêu thụ trong các cửa hàng bán lẻ. Rau, cây ăn quả, hoa và cả cây lấy gỗ được trồng trên các lô đất tập thể và tư nhân để tự thoả mãn nhu cầu. Các phế thải sinh vật được sử dụng làm phân bón và giảm lượng thải rắn hữu cơ, hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước. Việc ủ phân cục bộ, tách nguồn hợp lý và đốt giấy loại có thể giảm một khối lượng chất thải rắn từ các hộ gia đình hàng năm khoảng từ 250kg/người xuống 100kg/người, hoặc thậm chí thấp hơn,... Mô hình Làng kinh tế sinh thái đã được Viện Kinh tế sinh thái nghiên cứu xây dựng từ năm 1993. Theo GS. TS Viện trưởng Nguyễn Văn Trương, Làng sinh thái là nơi tái lập lại cơ bản hệ sinh thái phù hợp với sự sống của con người, cây trồng, vật nuôi. TS. Nguyễn Đắc Hy (Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và môi trường) cho biết thêm, mô hình Làng kinh tế sinh thái được xác định bằng công thức: Đặc trưng sinh thái + Kiến thức bản địa + Kiến thức khoa học = Mô hình Làng kinh tế sinh thái. Có nghĩa là mô hình Làng sinh thái được xây dựng trên cơ sở sinh thái học và sự kết hợp kiến thức truyền thống (hay còn gọi là kiến thức bản địa) với kiến thức khoa học trong tổ chức, xây dựng không gian sống, các hình thức sản xuất, sinh hoạt, hoạt động văn hoá dân gian, cũng như chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, xây dựng thành công mô hình Làng sinh thái ở các vùng sinh thái nhạy cảm, kém bền vững sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Từ việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và làm giàu cho xã hội, tạo dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc trên cơ sở phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả đến việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai dịch bệnh, đồng thời cũng bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Nó sẽ góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Gần 14 năm kể từ khi mô hình làng sinh thái đầu tiên tại làng Vĩnh Hoà, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị được nhen nhóm, đến năm 2007 đã có 13 làng sinh thái trên toàn quốc được Viện Kinh tế sinh thái xây dựng thành công tại các địa phương áp dụng cho các vùng đất có hệ sinh thái kém bền vững là đất dốc, bãi cát và vùng ngập nước. Làng sinh thái là một mô hình minh hoạ cho hướng phát triển cần phải có trong cả các nước phát triển cũng như đang phát triển để chuyển đổi được các xu hướng có hại. Bộ tiêu chí, chỉ tiêu làng kinh tế sinh thái tại Việt Nam TT  Nội dung tiêu chí  Chỉ tiêu       Vùng ven biển miền Trung  Vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng  Vùng trung du miền núi     phía Bắc   A.  Bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch               1.  Tạo được môi trường sinh thái có lợi cho con người.  1.1. Tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% và chất lượng thảm thực vật   - Tỷ lệ che phủ rừmg đạt  ≥ 50%    - Tỷ lệ cây xanh trong khu dân cư ≥ 30% diện tích đất thổ cư   - Tỷ lệ che phủ rừng đạt ≥ 60%     1.2. Giảm thiểu rủi ro những yếu tố bất lợi về môi trường.   - Trồng vành đai cây xanh để ngăn chặn cát bay, cát chảy và sự xâm nhập mặn từ biển.   - Có hệ thống tiêu thoát nước để không gây ngập úng nơi sản xuất và khu dân cư.   - Trồng rừng và canh tác theo đường đồng mức để ngăn chặn xói mòn đất, lũ quét, sạt lở đất.   2.  Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học.  2.1. 100% số hộ biết giữ gìn không khai thác động thực vật mang tính huỷ hoại.   - 100% hộ biết giữ gìn và không khai thác động thực vật mang tính hủy hoại.  - 100% hộ biết đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi    - 100% hộ dân không khai thác những loại động, thực vật có tên trong sách đỏ.     2.2. 100% số hộ sử dụng phân bón hợp lý và 4 đúng trong dùng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng sâu bệnh và đúng thời gian)   - 100% số hộ sử dụng phân bón hợp lý và 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.   - 100% số hộ sử dụng phân bón hợp lý và 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.   - 100% số hộ sử dụng phân bón hợp lý và 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.   3.  Vệ sinh môi trường cộng đồng dân cư  đảm bảo xanh - sạch.  3.1. Tỷ lệ dân sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo VSMT đạt 82 %.   - Đạt 85% dân số    - Đạt 90% dân số    - Đạt 70% dân số     3.2. Vệ sinh môi trường trong khu dân cư an toàn cho sức khỏe con người.   - ≥ 80% hộ gia đình thu gom và chôn lấp rác thải ở nơi quy định.   - 100% hộ gia đình thu gom và chôn lấp rác thải ở nơi quy định.   - ≥ 70% hộ gia đình thu gom và chôn lấp rác thải tại nơi quy định.       - ≥ 70% hộ có nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi đạt vệ sinh môi trường.   -  ≥ 90% hộ có nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi đạt vệ sinh môi trường.   - ≥ 60% số hộ có nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi  đạt vệ sinh  môi trường.       - Thôn xóm có hệ thống tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất.   - Thôn xóm có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất.   - Thôn xóm có hệ thống tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất.   B.  Phát triển kinh tế ổn định và bền vững               4.  Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực tại chỗ hợp lý và hiệu quả.  4.1. Có phương án quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.   - ≥ 80% số hộ biết bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện khô hạn và nguồn lực của hộ gia đình có hiệu quả   - ≥ 90% số hộ biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đất đai, khí hậu và nguồn lực của hộ gia đình có hiệu quả, phát triển các mô hình trang trại.   - ≥ 80% sử dụng mô hình sản xuất nông lâm kết hợp trên vùng đất dốc và ruộng bậc thang.       - Biết xây dựng, phát triển các mô hình vườn kinh tế sinh thái (cây ăn quả, cây ăn quả xen cây ngắn ngày, vườn rừng, VAC…) và chăn nuôi gia súc gia cầm.   - Duy trì và phát triển những sản phẩm cây con mang tính đặc  trưng bản địa.    - Xây dựng và phát triển các mô hình: VAC, vườn nhà, vườn rừng, trại rừng, nương định canh, bãi chăn thả…     4.2. Sử dụng năng lượng tái tạo   - Sử dụng năng lượng gió và mặt trời   - Sử dụng hầm Biogas   - Sử dụng thuỷ điện nhỏ   5.  Thu nhập của người dân được đảm bảo và kinh tế hộ bền vững.  5.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng gấp 1,3 lần so với bình quân của huyện.  ≥ 1,3 lần.   ≥ 1,5 lần.   ≥ 1,2 lần .     5.2. Tối thiểu 40% số hộ sản xuất theo hướng hàng hoá và có khả năng tích luỹ.  > 30% số hộ   ≥ 70% số hộ  > 20% số hộ   6.  Xóa đói và giảm tỷ lệ hộ nghèo.  6.1. Tỷ lệ hộ nghèo 6% số hộ và không có hộ đói.   ≤ 5% số hộ  ≤ 3% số hộ  ≤ 10% số hộ   7.  Đảm bảo an ninh lương thực và đa dạng hoá sản phẩm trong nông nghiệp.  7.1. Duy trì diện tích trồng lúa tốt nhất có ở địa phương và đa dạng hoá sản phẩm trong nông nghiệp   - Duy trì diện tích trồng lúa nước, phát triển và khai thác các giống cây trồng bản địa kết hợp đưa giống mới có tính chịu hạn cao.   - Duy trì diện tích trồng lúa nước tốt nhất, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác các mô hình lúa - cá, lúa - cây ăn quả.    - Duy trì diện tích trồng lúa nước, phát triển và khai thác các loại cây rừng quí hiếm có giá trị cao như cây gỗ quí, cây ăn quả đặc sản, cây dược liệu ...       - Phát triển chăn nuôi: Bò, dê, cừu, …ở hộ gia đình.   - Sử dụng nhiều giống cây, con thích nghi với điều kiện tự nhiên ở địa phương để hạn chế mất mùa do yếu tố bất lợi về môi trường.   - Phát triển chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, dê ..và nhóm động vật rừng như: ong, tắc kè, nhím, ...   8.  Kết hợp giữa tri thức bản địa với kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và phát triển ngành nghề truyền thống.  8.1. 60% số hộ biết kết hợp hài hòa giữa tri thức bản địa và kiến thức khoa học tiên tiến trong sản xuất mang tính thân thiện với môi trường.  ≥ 60% số hộ  ≥ 70% số hộ  ≥ 50% số hộ     8.2. Lưu giữ và phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương.   Các ngành nghề truyền thống như: chế biến hải sản, đóng thuyền....  Các ngành nghề truyền thống như: mây tre đan, dệt lụa, thủ công mỹ nghệ….  Các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, rượu cần….   C.  Xã hội lành mạnh và an toàn               9.  Quy mô, dân số và giải quyết việc làm ổn định cho người lao động.  9.1. Làng kinh tế sinh thái mới ít nhất có 20 hộ, dân số hàng năm tăng 0,65%.   - Làng ≥ 20 hộ   - Làng ≥ 20 hộ   - Làng ≥ 20 hộ       - Tăng dân số ≤ 0,4%   - Tăng dân số ≤ 0,35%   - Tăng dân số ≤ 1- 1,2%     9.2. Giải quyết việc làm ổn định 87% lao động.  ≥ 85%  ≥ 90%   ≥ 85%   10.  Xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt giữa người dân đối với người dân và người dân với chính quyền địa phương.  10.1. 100% người lao động tham gia mọi hoạt động đóng góp xây dựng xóm làng và chính quyền địa phương giúp người dân trong sản xuất và đời sống.  100% người lao động tham gia mọi hoạt động đóng góp xây dựng xóm làng và chính quyền địa phương giúp người dân trong sản xuất và đời sống.  100% người lao động tham gia mọi hoạt động đóng góp xây dựng xóm làng và chính quyền địa phương giúp người dân trong sản xuất.  100% người lao động tham gia mọi hoạt động đóng góp xây dựng xóm làng và chính quyền địa phương giúp người dân trong sản xuất.   11.  Văn hóa, giáo dục, và chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương.  11.1. Chăm sóc sức khoẻ cho người dân đạt 100% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc và học nghề) đạt 85%.   - 100% người dân được quyền khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.   - 100% người dân được quyền khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.   - 100% người dân đưược quyền khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.       - Được tiếp tục học trung học ≥ 85%.   - Được tiếp tục học trung học ≥ 90%.   - Được tiếp tục học trung học ≥ 70%.     11.2. Duy trì các lễ hội văn hoá của dân tộc, địa phương mình được chính phủ quy định và loại bỏ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan...  Có duy trì các lễ hội văn hoá của dân tộc, địa phương và loại bỏ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan.  Có duy trì các lễ hội văn hoá của dân tộc, địa phương và loại bỏ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan .  Có duy trì các lễ hội văn hoá của dân tộc, địa phương và loại bỏ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan .   MỘT SỐ MÔ HÌNH LST TIÊU BIỂU 1. Làng sinh thái phủ xanh đồi trọc 2. Làng sinh thái trên cát 3. Khu bảo tồn động thực vật quý hiếm Làng sinh thái phủ xanh đồi trọc ( thôn Số, xã Hợp Nhất, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ) Làng sinh thái xây dựng cho vùng đất dốc, vùng đất được đánh giá là có điều kiện địa hình đa dạng và phức tạp nhất. Đặc điểm địa hình của vùng vừa là yếu tố tăng thêm tính đa dạng của vùng sinh thái này, nhưng đồng thời là yếu tố hạn chế sự phát triển. Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, hạn chế sự
Luận văn liên quan