Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vậy thì muốn tồn tại và phải triển ổn định thì các doanh nghiệp trong nền kinh tế cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý. Do đó phải cần phải lập những kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng thời kỳ cũng như cả quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là phải có các dự toán sản xuất kinh doanh cụ thể. Vậy dự toán sản xuất kinh doanh là gì? nó có tác dụng gì? Và trình tự của dự toán sản xuất kinh doanh như thế nào? Đó là câu hỏi mà tất cả các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải trả lời để có thể có kế hoạch sản xuất hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ những câu hỏi trên ta đi tìm hiểu khái quát chung về dự toán và một dự toán sản xuất kinh doanh cụ thể để có cái nhìn rõ nét nhất về dự toán.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5605 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập dự toán sản xuất kinh doanh sản phẩm bàn ghế trong gia đình cho năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vậy thì muốn tồn tại và phải triển ổn định thì các doanh nghiệp trong nền kinh tế cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý. Do đó phải cần phải lập những kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng thời kỳ cũng như cả quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là phải có các dự toán sản xuất kinh doanh cụ thể. Vậy dự toán sản xuất kinh doanh là gì? nó có tác dụng gì? Và trình tự của dự toán sản xuất kinh doanh như thế nào? Đó là câu hỏi mà tất cả các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải trả lời để có thể có kế hoạch sản xuất hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ những câu hỏi trên ta đi tìm hiểu khái quát chung về dự toán và một dự toán sản xuất kinh doanh cụ thể để có cái nhìn rõ nét nhất về dự toán.
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ TOÁN
1. Khái niệm
Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực khác theo định kỳ và được biểu hiện một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị.
2. Tác dụng của dự toán
Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị, là cung cấp những phương tiện thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp. Một khi dự toán đã được công bố thì không có sự ghi ngờ gì về mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt và đạt được bằng cách nào. Ngoài ra dự toán còn có tác dụng sau:
- Xác định rõ các mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này
- Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xẩy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn.
- Kết hợp toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp bằng các kế hoạch của từng bộ phận khác nhau. Nhờ vậy, dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
3. Kỳ dự toán
- Dự toán mua sắm tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng…được lập cho một kỳ thời gian dài, có thể là 20 năm hoặc lâu hơn.
- Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh được lập cho kỳ một năm,phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp để tiện cho việc so sánh đánh giá giữa kế hoach và thực hiện.
4. Trình tự dự toán
Dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở trở lên. Trình tự chuẩn bị số liệu dự toán được mô tả trên sơ đồ sau:
Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm
Từ những khái quát chung về dự toán ở trên, ta thấy dự toán sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ cung cấp cho những nhà quản lý doanh nghiệp toàn bộ các thông tin cụ thể về quá trình sản xuất trong từng thời kỳ cụ thể mà mà nó còn giúp họ biết trong tương lai họ cần phải làm những gì, sử dụng giải pháp nào để đạt được mục đích. Nó còn là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Từ đó thấy được mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu cần khắc phục để những giai đoạn sau của quá trình sản xuất kinh doanh được tốt hơn tăng thêm sức canh tranh cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Phương Đông chuyên sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất, văn phòng.
Cuối năm 2010 công ty Phương Đông lập dự toán sản xuất kinh doanh sản phẩm bàn ghế trong gia đình cho năm 2011.
PHẦN II: XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Định mức giá cho 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất bàn ghế
*) Định mức giá cho của 1m3 nguyên liệu gỗ để sản xuất bàn ghế.
- Giá mua 1m3 gỗ : 4.850.000 đ
- Chi phí vận chuyển : 70.000 đ
- Chi phí bảo quản : 20.000 đ
- Chi phí nhập kho, bốc xếp : 70.000 đ
- Chiết khấu / 1m3 : (10.000)
5.000.000 (đ/m3)
*) Định mức nguyên liệu gỗ tiêu hao cho 1 bộ bàn nghế
- Khối lượng gỗ cần thiết để sản xuất 1sp 0.8 m3
- Mức hao hụt cho phép : 0,1 m3
- Mức sản phẩm hỏng cho phép : 0,1m 3
1 m3
Vậy định mức chi phí nguyên liệu gỗ cho 1 sản phẩm:
= 5.000.000 ( 1 = 5.000.000 (đ/ sp)
2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp
*) Định mức giá của một giờ công lao động trực tiếp:
- Lương cơ bản : 8.500
- Phụ cấp 950
- Các khoản trích theo lương (22%) : 2.550
12.000 (đ/giờ)
*) Định mức thời gian cho phép của một bộ bàn ghế (giờ)
- Thời gian sản xuất cơ bản của một bộ bàn ghế 36 giờ
- Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân 1 giờ
- Thời gian dành cho sản sản phẩm hỏng 1,5 giờ
- Thời gian chỉnh sửa máy móc 1,5 giờ
40 (giờ/sp)
( Định mức thời gian lao động trực tiếp để tạo ra một sản phẩm là:
= 12.000 ( 40 = 480.000 (đ/sp)
3. Định mức chi phí sản xuất chung:
- Định mức biến phí sản xuất chung: 13.000 đ/h
- Định mức định phí sản xuất chung: 25.000 đ/h
( Định mức chi phí sản xuất chung cho 1 sp:
= (13.000 + 25.000) ( 40 = 1.520.000 (đ/sp)
Bảng tổng hợp các định mức chi phí sản xuất (bảng 1)
Khoản mục
Số lượng (cho 1sp)
Đơn giá
(cho 1sp)
Chi phí sản xuất (cho 1 sp)
Nguyên vật liệu trực tiếp
1 m3
5.000.000đ/m3
5.000.000(đ/sp)
Nhân công trực tiếp
40 giờ
12000đ/giờ
480.000(đ/sp)
Chi phí sản xuất chung
40 giờ
38.000đ/giờ
1.520.000 (đ/sp)
Chi phí sản xuất 1 sản phẩm
7.000.000(đ/sp)
PHẦN III: DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều quá trình có liên quan với nhau như quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ…Mỗi quá trình khác nhau đòi hỏi nhà quản trị phải có chỉ tiêu dự toán cụ thể để phù hợp với từng quá trình sản xuất kinh doanhn cụ thể.Vì các quá trình sản xuất kinh doanh có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, nên các chỉ tiêu dự toán cũng có mối quan hệ qua lại với nhau, tạo thành hệ thống các chỉ tiêu dự toán sau:
Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán sản xuất
Dự toán nguyên liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Dự toán chi phí lưu thông và quản lý
Dự toán tìn mặt
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Dự toán bảng tổng kết tài sản.
Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác.
Dự toán tiêu thụ được xây dựng dựa trên mức tiêu thụ ước tính với đơn giá bán. Ngoài ra còn dựa vào các tài liệu, số liệu của kỳ trước,nhu cầu thị trường, thị hiếu, các chính sách của nhà nước…Dự toán tiêu thụ cũng đính kèm dự kiến lịch thu tiền của các quý trong kỳ kế hoạch. Bảng dự kiến này là căn cứ để xây dựng dự toán tiền mặt hàng năm.
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán tiêu thụ của năm kết thúc ngày 31/12/2011
(Bảng 2)
Chỉ tiêu
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
Khối lượng tiêu thụ dự kiến(sp)
200
250
250
300
1000
Đơn giá bán (ngđ/sp)
9000
9000
9000
9000
9000
Doanh thu (ngđ/sp)
1800000
2250000
2250000
2700000
9000000
*) Dự kiến lịch thu tiền (bảng 3)
Giả định thu ngay được 60% trong quý, 40% quý sau.
ĐVT: 1.000đ
Khoản phải thu
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
Quý IV/2010
1044000
1044000
Quý I/2011
1080000
720000
1800000
Quý II/2011
1350000
900000
2250000
Quý III/2011
1350000
900000
2250000
Quý IV/2011
1620000
1620000
Tổng cộng
2124000
2070000
2250000
2520000
8964000
Dự toán sản xuất
Căn cứ trên dự toán tiêu thụ mà nhu cầu sản phẩm của năm kế hoạch được xác định và trình bày trên bảng dự toán sản xuất.
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán sản xuất của năm kết thúc ngày 31/12/2011.
(bảng 4)
Chỉ tiêu
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
Khối lượng tiêu thụ kế hoạch (sp)
200
250
250
300
1000
Tồn kho cuối kỳ (sp)
50
50
60
40
40
Tổng cộng nhu cầu
250
300
310
340
1040
Tồn kho đầu kỳ
40
50
50
60
40
Khối lượng sản xuất trong kỳ (sp)
210
250
260
280
1000
Nhu cầu tồn cuối kỳ là 20% nhu cầu tiêu thu của quý sau
Trong đó:
Sản lượng cần sản xuất
=
Nhu cầu tiêu thụ kế hoạch
+
Nhu cầu tồn kho cuối kỳ
-
Tồn kho sản phẩm đầu kỳ
Dự toán nguyên vất liệu trực tiếp
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ mà doanh nghiệp xây dựng dự toán về nguyên vật liệu trực tiếp. Nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp thỏa mãn nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất và nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp dự trữ.
Công thức:
Nhu cầu NVLTT trong kỳ
=
NVLTT cần cho sản xuất trong kỳ
+
NVLTT cần để tồn kho cuối kỳ
-
NVLTT tồn kho đầu kỳ
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán nguyên liệu trực tiếp của năm 2011
(Bảng 5)
Chỉ tiêu
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
Khối lượng cần sản xuất
210
250
260
280
1000
Định mức NVL gỗ (m3)
1
1
1
1
1
Tổng khối lượng NVL cần sản xuất
210
250
260
280
1000
Nguyên liệu tồn kho cuối kỳ
25
26
28
30
30
Tổng cộng nhu cầu
235
276
288
310
1030
NVL tồn kho đầu kỳ
21
25
26
28
100
Nguyên liệu mua vào
214
251
262
282
930
Định mức giá (ngđ)
5000
5000
5000
5000
5000
Tổng chi phí mua NVLTT (ngđ)
1070000
1255000
1310000
1410000
4650000
Nhu cầu tồn kho cuối kỳ = 10% nhu cầu quý sau.
*) Dự toán lịch thanh toán chi phí NVL tực tiếp( Bảng 6)
Giả định trả ngay được 70% trong quý, 30% quý sau
ĐVT: 1000đ
Khoản phải trả
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
QúyIV/2010
1500000
1500000
QúyI/2011
749000
321000
1070000
QúyII/2011
878500
376500
1255000
QúyIII/2011
917000
393000
1310000
QúyIV/2011
987000
987000
Tổng cộng
2249000
1199500
1293500
1380000
6122000
4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp(Bảng7)
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toánchi phí nhân công trực tiếp của năm 2011
Chỉ tiêu
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
Nhu cầu sản xuất(giờ)
210
250
260
280
1000
Định mức thời gian sản xuất 1sp (giờ)
40
40
40
40
40
Tổng nhu cầu
8400
10000
10400
11200
40000
Định mức giá(ngđ)
12
12
12
12
12
Tổng chi phí NCTT sản xuất (ngđ)
100800
120000
124800
134400
480000
Dự toán chi phí sản xuất chung (Bảng 8)
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán chi phí sản xuất chung của năm 2011
ĐVT:1000đ
Chỉ tiêu
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
Nhu cầu lao động trực tiếp
8400
10000
10400
11200
40000
Đơn giá biến phí sản xuất chung(ngđ)
13
13
13
13
13
Tổng biến phí sản xuất chung phân bổ(ngđ)
109200
130000
135200
145600
520000
Định phí sản xuất chung phân bổ
250000
250000
250000
250000
1000000
Tổng cộng CPSXC phân bổ
359200
380000
385200
395600
1520000
Chi phí khấu hao
180000
180000
180000
180000
720000
Chi tiền cho CPSXC
179200
200000
205200
215600
800000
Tổng định phí sản xuất chung 25 *40000=1000000
Phân bổ chi phí sản xuất chung : 1000000/4=250000
6. Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ ( bảng 9)
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Thành phẩm tồn kho cuối kỳ kế hoạch
sp
30
Chi phí định mức của 1sp
ng đ
7000
Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ
ng đ
210000
7. Dự toán chi phí lưu thông và quản lý (bảng 10)
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán chi phí lưu thông và quản lý của năm 2011
ĐVT:1000đ
Chỉ tiêu
Quý
Năm 2011
I
II
III
IV
Khối lượng tiêu thụ(sp)
210
250
260
280
1000
Biến phí lưu thông và quản lý ước tính cho 1sp
25
25
25
25
25
Biến phí dự toán
5250
6250
6500
7000
25000
Định phí quản lý và lưu thông
Quảng cáo
8000
8000
8000
8000
32000
Lương quản lý
60000
60000
60000
60000
240000
Các khoản trích(22%)
13200
13200
13200
13200
52800
Thuê tài sản cố định
20000
20000
20000
60000
Cộng chi phí lưu thông và quản lý ước tính
106450
107450
87700
108200
409800
8. Dự toán tiền mặt (Bảng 11)
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán tiền mặt năm 2011
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Bảng số
Quý
Năm 2011
I
II
II
IV
Tồn tiền mặt đầu kỳ
800000
347256
549013
559019
800000
Thu trong kỳ
3
2124000
2070000
2250000
2520000
8964000
Tổng cộng các khoản thu
2924000
2417256
2799013
3079019
9764000
Các khoản chi
Mua NVL trực tiếp
6
2249000
1199500
1293500
1380000
6122000
Trả lương NCTT
7
100800
120000
124800
134400
480000
CPSX chung
8
179200
200000
205200
215600
800000
Chi phí lưu thông và QLDN
10
106450
107450
87700
108200
409800
Thuế TNDN (25%)
12
93294
93294
93294
93294
373175
Mua sắm tài sản cố định (dự kiến)
300000
300000
100000
100000
800000
Lãi cổ phần
48000
48000
48000
48000
192000
Tổng cộng các khoản chi
3076744
2068244
1952494
2079494
9176975
Chênh lệch thu chi (c)
(152744)
349013
846519
999525
587025
Hoạt động tài chính
Vay ngân hàng đầu kỳ
500000
200000
700000
Trả nợ cuối kỳ
(250000)
(450000)
(700000)
Lãi suất 15%/năm
(37500)
(60000)
(97500)
Tổng cộng hoạt động tài chính(d)
500000
200000
(287500)
(510000)
(97500)
Tiền mặt tồn quỹ cuối kỳ(c+d)
347256
549013
559019
489525
489525
Số vốn cổ phần của công ty 3.000.000.000đ
Qũy tiền mặt luôn đảm bảo trên mức 347.256.000 đ
Lãi suất trả cùng vốn vay, được tính theo độ dài thời gian vay
- Tồn đầu quỹ I lấy từ bảng tổng kết tài sản năm 2010
9. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Bảng 12)
Công ty cổ phần Phương Đông
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011
ĐVT: 1000 đ
Khoản mục
Số tiền
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (ng đ)
9000000
2. Giá vốn hàng bán (ng đ) 7000*1000
7000000
3. Lãi gộp
2000000
4. Chi phí quản lý và lưu thông
409800
5. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
1590200
6. Chi phí trả lãi nợ vay
97500
7. Lãi thuần trước thuế
1492700
7. Thuế TNDN(25%)
373175
8. Lãi thuần sau thuế
1119525
10. Dự toán bảng tổng kết tài sản ( Bảng 13)
Công ty cổ phần Phương Đông
Bảng tổng kết tài sản dự toán năm 2011
ĐVT: 1000 đ
Khoản mục
Năm 2010
Năm 2011
Ghi chú
A. TÀI SẢN
1. TSCĐ
4000000
4080000
a. Nhà xưởng
3000000
3000000
b. Máy móc, thiết bị
3000000
3800000
Bảng 11
c. Hao mòn TSCĐ
(2000000)
(2720000)
Bảng 8
2. TSLĐ
2159000
3609525
a. TSLĐ thường xuyên
105000
150000
Giá trị NVLTT tồn kho
105000
150000
b. TSLĐ lưu thông
2054000
3459525
Giá trị thành phẩm tồn kho
210000
210000
Bảng 9
Tiền mặt
800000
489525
Khoản phải thu
1044000
2760000
Bảng 3
Tổng cộng tài sản
6159000
7689525
B. NGUỒN VỐN
1. CÔNG NỢ
1500000
423000
a. Vay ngân hàng
b. Các khoản phải trả
1500000
423000
Bảng 6
2. VỐN CHỦ SỞ HỮU
4659000
7266525
a. Vốn cổ đông
3000000
3000000
b. Tiền lãi để lại
1659000
4266525
Tổng cộng nguồn vốn
6159000
7689525