Sau gần 7 năm chính thức đi vào hoạt động đạt giá trị kim ngạch xuất
khẩu là 58 triệu USD (2007), trong đó Nhật Bản được xem nhưlà một thịtrường
xuất khẩu chính của công ty cổphần chếbiến thủy sản Út Xi, khi chiếm khoảng
50% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Trong thời gian tới thịtrường
này vẫn được nhìn nhận nhưmột khách hàng lớn, có sự ảnh hưởng quan trọng
đến quá trình phát triển kinh doanh của công ty. Nhật Bản được đánh giá là một
thịtrường đầy tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy sản cảnước nói chung và
xuất khẩu tôm của Út Xi nói riêng, nhưng đồng thời đây cũng là một thịtrường
thật sựthách thức với những yêu cầu cao vềchất lượng sản phẩm nhưdưlượng
kháng sinh, mẫu mã kiểu dáng và bao bì sản phẩm Chính vì vậy để đạt được
mục tiêu kinh doanh, cung ứng phục vụtốt hơn cho một khách hàng “khó tính”
thì việc lập ra kếhoạch kinh doanh cụthểsẽmang lại những hiệu quảtốt cho quá
trình kinh doanh của công ty. Kếhoạch kinh doanh sẽgiúp cho quá trình kinh
doanh phát triển thịtrường Nhật Bản của công ty được triển khai một cách có
hiệu quảvà khoa học hơn.
77 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm tôm nobashi tại thị trường Nhật Bản của công ty chế biến thủy sản Út Xi giai đoạn 2008 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHO SẢN PHẨM TÔM NOBASHI TẠI
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA
CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÚT XI
GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S. TRƯƠNG CHÍ HẢI TIÊU BÍCH HẠNH
MSSV: 4031580
Lớp: QTKD Tổng Hợp – K30
Cần Thơ – 2008
1
Chương 1:
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Sau gần 7 năm chính thức đi vào hoạt động đạt giá trị kim ngạch xuất
khẩu là 58 triệu USD (2007), trong đó Nhật Bản được xem như là một thị trường
xuất khẩu chính của công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi, khi chiếm khoảng
50% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Trong thời gian tới thị trường
này vẫn được nhìn nhận như một khách hàng lớn, có sự ảnh hưởng quan trọng
đến quá trình phát triển kinh doanh của công ty. Nhật Bản được đánh giá là một
thị trường đầy tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy sản cả nước nói chung và
xuất khẩu tôm của Út Xi nói riêng, nhưng đồng thời đây cũng là một thị trường
thật sự thách thức với những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như dư lượng
kháng sinh, mẫu mã kiểu dáng và bao bì sản phẩm…Chính vì vậy để đạt được
mục tiêu kinh doanh, cung ứng phục vụ tốt hơn cho một khách hàng “khó tính”
thì việc lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ mang lại những hiệu quả tốt cho quá
trình kinh doanh của công ty. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho quá trình kinh
doanh phát triển thị trường Nhật Bản của công ty được triển khai một cách có
hiệu quả và khoa học hơn.
Việc lập kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ giúp cho các hoạt động trong bộ
máy doanh nghiệp ở các khâu các bộ phận liên hệ chặt chẽ hơn, kiểm soát được
chi phí, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, cung cấp sản phẩm đáp ứng được
những đòi hỏi “khắt khe” của thị trường Nhật. Từ đó đạt đến mục tiêu hoàn thành
chỉ tiêu của Tỉnh giao cũng như đạt được mục tiêu mở rộng thị trường, gia tăng
lợi nhuận và gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp công ty có thể phân tích rà soát lại
những tồn tại cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp đã và đang đối mặt khi
xuất khẩu sang Nhật Bản. Từ đó nhằm đi đến việc khắc phục những vấn đề đó
một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời có thể dự đoán được những khó khăn trong
tương lai (thông qua việc phân tích thị trường) và đưa ra các kiến nghị hoặc các
phương thức đề phòng cũng như giải quyết vấn đề kịp thời. Do đó, thông qua
2
thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Út Xi, người viết đã
chọn đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm tôm Nobashi của Công ty cổ
phần chế biến thủy sản Út Xi giai đoạn 2008-2010” làm đề tài thực tập tốt nghiệp
của mình.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, với kiến thức còn hạn chế và mang
nặng tính lý thuyết, quyển luận văn này chắc rằng sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Do đó người viết mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của Quý
thầy cô, cùng các bạn để quyển luận văn được hoàn thiện hơn.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Nhật Bản – một quốc gia được biết đến không chỉ vì nền kinh tế phát triển
hàng thứ 2 trên thế giới, mà còn là một quốc gia với ngành thủy sản đa dạng và
chất lượng. Bên cạnh ngành chế biến thực phẩm về cá là một thế mạnh của quốc
gia, thì người tiêu dùng Nhật Bản còn rất ưa chuộng các mặt hàng được chế biến
từ tôm. Tuy nhiên nguồn thực phẩm tôm được tiêu dùng tại Nhật chủ yếu là được
nhập khẩu từ các nước khác, như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc...
Nhận diện được đây sẽ là một thị trường với nhiều tiềm năng cho việc kinh
doanh, ngay từ khi chính thức đi vào hoạt động, Út Xi đã có những định hướng
kinh doanh vào vị khách hàng này, đánh giá đó sẽ là một khách hàng chủ lực của
mình.
Thật vậy, sau gần 7 năm hoạt động, thị trường Nhật Bản luôn là thị trường
dẫn đầu về giá trị xuất khẩu của công ty, khi chiếm hơn 50% tổng kim ngạch
xuất khẩu (2007) với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tôm Nobashi. Tỷ trọng xuất
khẩu sanng Nhật của Út Xi đã vượt xa các thị trường lớn khác như EU, Mỹ…
3
Bảng 1: CƠ CẤU TỶ TRỌNG TRONG TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT
KHẨU NĂM 2007 CỦA CÔNG TY CP CBTS Út Xi
Đvt: %
Thị trường
Tỷ trọng trong tổng giá trị
xuất khẩu 2007
Nhật Bản 57,6
Châu Âu 24,0
Mỹ 6,0
Hàn Quốc 3,8
Úc 3,3
Hồng Kông 2,6
Khác 2,7
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty CP CBTS Út Xi)
57,6%24,0%
6,0%
3,8% 3,3% 2,6% 2,7%
Nhật Bản Châu Âu Mỹ Hàn Quốc
Úc Hồng Kông Khác
Hình 1: Cơ cấu giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến
thủy sản Út Xi năm 2007
4
Bảng 2: GIÁ TRỊ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU PHÂN THEO THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CP CBTS ÚT XI (2005 – 2007)
Đvt: USD
THỊ TRƯỜNG Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
NHẬT BẢN 24.853.696,70 33.860.986,26 34.193.190,37
CHÂU ÂU 4.977.168,58 9.889.238,89 14.238.731,51
MỸ 928.655,10 1.622.663,00 3.592.658,50
HÀN QUỐC 962.174,43 1.032.794,24 2.268.550,12
ÚC 809.557,90 1.700.366,96 1.971.442,48
HỒNG KÔNG 764.569,04 1.071.797,20 1.515.381,18
KHÁC 650.963,53 2.078.896,42 1.611.153,79
TỔNG 33.946.785,28 51.256.742,97 59.391.107,95
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi)
Đvt: USD
0
5.000.000
10.000.000
15.000.000
20.000.000
25.000.000
30.000.000
35.000.000
NHẬT
BẢN
CHÂU
ÂU
MỸ HÀN
QUỐC
ÚC HỒNG
KÔNG
KHÁC
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Hình 2: Biểu đồ giá trị kim ngạch xuất khẩu phân theo thị trường của
Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi (2005 – 2007)
5
Bảng 3: THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU PHÂN THEO THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CP CBTS ÚT XI (2005 – 2007)
Đvt: Kg
THỊ TRƯỜNG Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
NHẬT BẢN 2.286.656,66 3.770.778,88 3.599.557,53
CHÂU ÂU 1.744.620,45 1.434.132,70 1.809.995,57
MỸ 222.653,03 141.096,81 325.190,14
HÀN QUỐC 379.222,30 143.774,40 278.984,30
ÚC 352.302,00 265.723,80 329.486,40
HỒNG KÔNG 253.971,56 110.901,74 136.694,74
KHÁC 540.374,45 266.115,09 215.775,69
TỔNG 5.779.800,45 6.132.523,42 6.695.684,37
(Nguồn: Ban Giám Đốc – X í nghiệp Chế biến Hoàng Phong)
Đvt: Kg
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
3.500.000
4.000.000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
NHẬT BẢN
CHÂU ÂU
MỸ
HÀN QUỐC
ÚC
HỒNG KÔNG
KHÁC
Hình 3: Biểu đồ thể hiện sản lượng xuất khẩu phân theo thị trường của
Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi năm 2005 đến năm 2007
6
Theo các bảng trên thì giá trị xuất khẩu mà công ty thu được tại thị trường
Nhật tăng đều qua các năm, đặc biệt là giai đoạn 2005-2006, đã có sự phát triển
khá mạnh về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, giá trị xuất
khẩu của Út Xi sang các thị trường khác như EU, Mỹ, Hàn Quốc… thì gần như
không có sự biến động lớn, và tổng giá trị xuất khẩu tại các thị trường này cộng
lại chỉ bằng tổng giá trị xuất khẩu sang Nhật.
Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, năm 2006-2007, không chỉ công ty Út Xi
mà cả ngành xuất khẩu thủy sản nước ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình xuất
khẩu, do việc kiểm tra dư lượng kháng sinh, chất lượng sản phẩm khi đưa hàng
vào Nhật Bản. Do đó đã làm cho sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật của
Út Xi giảm xuống (mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên, do giá sản phẩm
tăng). Đã có những thời điểm ngành thủy sản Việt Nam nói chung và công ty Út
Xi nói riêng phải đối mặt với những qui định khắt khe của vị khách hàng khó
tính này, và việc tìm một thị trường mới với những định hướng khách hàng mới
là một việc làm cần thiết. Mặc dù vậy, đây cũng chưa được đánh giá là một
phương pháp hữu hiệu cho ngành thủy sản. Ban lãnh đạo công ty đã xác định
rằng vẫn xem Nhật Bản là một khách hàng chủ lực của mình trong tương lai với
một lợi thế là “chữ tín” và “chất lượng”. Đồng thời theo công văn số
121/2007/CV-Vasep ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Vasep thì Út Xi được xếp
vào danh sách “Các doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc kiểm tra khi xuất
khẩu hàng đi thị trường Nhật theo quyết định số 06/2007/QD-BTS”. Do vậy Ban
lãnh đạo công ty tin tưởng rằng với những nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo, nhân
viên, công nhân… Út Xi có thể chinh phục và phục vụ ngày càng tốt hơn đối với
thị trường Nhật Bản.
Do vậy một kế hoạch kinh doanh hợp lý, hiệu quả sẽ là một công cụ quan
trọng giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tại thị
trường Nhật Bản kết hợp với việc phân tích môi trường nội bộ và môi trường tác
nghiệp để lập ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khoa học, hỗ trợ tốt cho quá
trình phát triển kinh doanh của công ty Út Xi tại thị trường Nhật Bản.
7
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu các thông tin chung về thị trường Nhật Bản, như là thông tin về
qui mô thị trường tiêu thụ sản phẩm, các chính sách nhập khẩu, các qui định
chung về môi trường và chất lượng đối với việc nhập khẩu thủy sản, hành vi tiêu
dùng của khách hàng.
Phân tích môi trường tác nghiệp của công ty để từ đó nhận diện những cơ
hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển kinh doanh của mình, đồng
thời cũng dự đoán những thách thức có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty để đưa ra
các biện pháp né tránh nguy cơ.
Phân tích đánh giá thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm Nobashi của công
ty Út Xi tại thị trường Nhật Bản.
Phân tích đánh giá các điểm mạnh, các mặt còn hạn chế trong việc kinh
doanh của doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược kinh doanh có hiệu quả và lập
kế hoạch kinh doanh hiệu quả phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty.
1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định
- Tình hình xuất khẩu tôm sang Nobashi của Công ty CP CBTS Út Xi
sang thị trường Nhật Bản đã đạt được hiệu quả như thế nào.
- Các hoạt động xúc tiến bán hàng đã thật sự hỗ trợ có hiệu quả cho việc
xuất khẩu tôm của Công ty.
- Tình hình nội bộ của công ty đã có những tác động tích cực, tiêu cực như
thế nào hoạt động kinh doanh của Út Xi.
- Công ty đã tận dụng được những cơ hội từ môi trường kinh doanh cũng
như né tránh những đe dọa từ đó như thế nào.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thông tin về thị trường Nhật Bản: qui mô thị trường, chính sách nhập
khẩu, thị hiếu tiêu dùng… là như thế nào? Nó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty ra sao?
- Trong quá trình kinh doanh với thị trường Nhật Bản công ty đã đạt được
nhũng kết quả như thế nào? Và còn gặp những khó khăn gì?
- Những điểm mạnh - hạn chế trong nội bộ, cơ hội - đe dọa từ môi trường
kinh doanh sẽ tác động đến kết quả kinh doanh của công ty ra sao?
8
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Giới hạn về không gian: nghiên cứu các vấn đề xoay quanh việc xuất
khẩu tôm của công ty Út Xi sang Nhật Bản. Môi trường tác nghiệp của doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
* Giới hạn về thời gian:
- Thời gian thực hiện đề tài: thời gian thực tập (tháng 2 đến tháng 5 năm
2008)
- Thời gian nghiên cứu: các số liệu thu thập trong khoảng thời gian 2005 -
2007
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Một số đề tài nghiên cứu của các sinh viên đã thực tập tại Công ty Cổ
phần Chế biến thủy sản Út Xi trong thời gian trước đây:
* Tiểu luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại
Công ty CP CBTS Út Xi.
Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Hiếu – Lớp Kinh Tế Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn – Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Cần
Thơ, năm 2006.
* Tiểu luận tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công
ty CP CBTS Út Xi.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương – Lớp Kinh Tế Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn – Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Cần
Thơ, năm 2006.
* Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu tại
Công ty CP CBTS Út Xi.
Sinh viên thực hiện: Thạch Quách Siêng – Lớp Xuất Nhập Khẩu K27 –
Trường Cao Đẳng Kinh tế đối ngoại (Cơ sở II, Thành phố Cần Thơ), năm 2007.
Các đề tài nghiên cứu trên hầu hết đều tập trung vào việc phân tích kết
quả kinh doanh của công ty CP CBTS Út Xi trong những năm qua. Các tác giả
đã phân tích đánh giá về giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty tại các thị
trường nước ngoài, tìm hiểu các nghiệp vụ xuất khẩu và qui trình chế biến sản
phẩm. Từ đó tiến hành phân tích các yếu tố nội bộ nhằm xác định những lợi thế
mà công ty đạt được so với các đối thủ cạnh tranh. Các tác giả trên cũng đã đề ra
9
một số giải pháp hữu hiệu để giúp công ty có thể khắc phục và cải thiện những
vấn đề hạn chế đang tồn tại. Tuy nhiên, các đề tài trên gần như chỉ phân tích một
cách khái quát về hoạt động của công ty mà chưa thật sự đi vào các khía cạnh cụ
thể của việc sản xuất kinh doanh hay là hoạt động xuất khẩu của công ty tại một
thị trường cụ thể.
Do đó đây sẽ là điểm khác biệt giữa đề tài đang thực hiện với các đề tài
trước. Người viết của đề tài này cũng sẽ thực hiện việc phân tích các yếu tố nội
bộ của công ty Út Xi cũng như những yếu tố của môi trường bên ngoài để xây
dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhằm phục tốt cho quá trình kinh doanh
cũng như sản xuất. Một nét khác biệt của đề tài là kế hoạch kinh doanh sẽ được
thiết lập riêng cho một sản phẩm chủ lực của công ty (tôm Nobashi) tại một thị
trường khách hàng cụ thể (thị trường Nhật Bản). Vì hiện nay kim ngạch xuất
khẩu tôm Nobashi của Út Xi sang Nhật Bản đã chiếm gần 50% tổng kim ngạch
xuất khẩu của công ty. Do đó một kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ giúp công ty có
thể đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật, đạt được mục
tiêu nâng cao doanh số, mang về lợi nhuận tối đa, và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
10
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Lý thuyết về lập kế hoạch kinh doanh
2.1.1.1 Kế hoạch kinh doanh là gì?
- Là bảng hướng dẫn cho ai đó thực hiện việc gì đó theo một phương cách,
thời gian với những nguồn lực thích hợp và cần thiết. Kế hoạch kinh doanh mang
lại những biện pháp có tính chiến thuật để thực hiện chiến lược hiệu quả và đạt
được mục tiêu kinh doanh.
- Là cơ hội tốt để nhà quản trị rà soát, nhìn nhận lại doanh nghiệp/công ty
mình chuẩn xác hơn. Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp phân chia công
việc lớn thành chuỗi những công việc nhỏ tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các
khâu, các bộ phận trong doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn. Đồng thời kế
hoạch kinh doanh cũng giúp cho các nhà quản trị dự đoán các biến cố có thể xảy
ra trong tương lai, từ đối đưa ra những dự kiến hành động để thích ứng hoặc đối
phó với môi trường kinh doanh.
2.1.1.2 Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh?
Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp:
- Xác định rõ, nhất quán ý nguyện và nhiệm vụ cần phải thực hiện.
- Thiết lập rõ ràng, đầy đủ chuẩn xác mục tiêu và mục đích kinh doanh.
- Định hình phương thức, hoạt động kinh doanh theo đúng mục tiêu.
- Kêu gọi sự tài trợ vốn từ ngân hàng, quỹ đầu tư, cổ đông trên thị trường.
- Tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn, mở rộng được thị phần, đa dạng hóa sản
phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp: quản lý, công nghệ,
phương thức hoạt động, cấu trúc công ty, quản lý nhân sự, hợp nhất quan
điểm,…
11
2.1.2 Bí quyết kinh doanh với người Nhật
2.1.2.1 Kinh doanh với người Nhật: Những nhân tố quyết định thành công
- Có những lỗi rất nhỏ, chẳng hạn như vết xước hàng hóa trong quá trình
vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lô hàng
và ảnh hưởng đến uy tín.
- Người Nhật Bản cũng nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày
- Đặc biệt do người mua chủ yếu là những phụ nữ nội trợ (tình trạng nghỉ
việc sau khi lấy chồng hoặc sinh con vẫn còn khá phổ biến) nên họ rất quan tâm
đến sự thay đổi và giá và mẫu mã hàng hóa. Tuy vậy tâm lý thích dùng hàng xịn,
hàng hiệu cho dù giá cả rất cao vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây.
- Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng cho biết gần đây mối quan tâm
đến vấn đề sinh thái của người Nhật ngày càng nâng cao.
2.1.2.2 Những điểm cần chú ý khi hợp tác kinh doanh với người Nhật
- Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ
tín, giữ lời hứa dù là về những việc nhỏ nhất; Đặc biệt là họ rất coi trọng ấn
tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong lần giao dịch đầu tiên.
- Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. Người
Nhật gần như luôn yêu cầu được đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến
tổ chức năng lực sản xuất của công ty. Nhưng khi bắt đầu giao dịch chính thức
thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
- Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu. Nhiều khi sau vài
đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ kiên trì
để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất
khách hàng tốt trong kinh doanh.
- Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng, những
mẫu hàng hóa chọn để trưng bày nên có sự trao đổi và thống nhất trước với các
khách hàng truyền thống của mình để tránh tình trạng vi phạm cam kết về mẫu
mã trước đó.
- Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian hàng tại gian hàng, người phụ trách
không nên ăn uống, trước mặt khách hàng cho dù phía trước gian hàng chỉ có
khách đi qua đi lại. Phải luôn đứng tươi cười mời chào khách với thái độ thật
niềm nở và cảm ơn.
12
- Người Nhật rất coi trọng việc gặp mặt trước khi bàn bạc việc hợp tác và
rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón, tiễn ra sân bay
(đặc biệt là nếu vào tận trong máy bay để đón tiếp thì sẽ gây được ấn tượng tốt
với khách hàng). Trong giao dịch thương mại vấn đề quan hệ cá nhân là rất quan
trọng. Chú ý, trong bữa ăn mời khách nên chủ động tiếp đồ uống cho khách, cố
gắng làm sao để khách không bao giờ phải tự rót rượu cho mình trong suốt bữa
ăn.
- Văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng
danh thiếp nhất thế giới. Việc không mang theo và trao đổi danh thiếp khi giao
dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
- Người Nhật cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi họ điện thoại đến công ty
mà không có người nhận điện thoại hoặc trả lời không đúng mực.
- Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi
hơn.
- Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan trọng
lắm cũng cần phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác.
- Chú ý tặng quà cho khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bổn
(tháng 7), dịp này nên tặng đồ ăn; dịp lễ dương lịch nên tặng đồ uống.
- Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp lễ thành lập công ty; mừng lễ Giáng sinh
và năm mới. Cần lưu ý thiếp chúc mừng phải gửi tới tay đối tác trước ngày giáng
sinh, tốt nhất vào nửa đầu tháng 12.
- Hàng hóa cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao
bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước phù hợp
tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng.
2.1.3 Phân tích môi trường
2.1.3.1 Phân tích môi trường tác nghiệp
* Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
1. Sức mạnh nhà cung cấp
Thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung ứng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho
nhà doanh nghiệp.
* Khi nhà cung cấp có ưu thế họ sẽ:
+ Nâng giá đầu vào
13
+ Giảm chất lượng đầu vào
+ Cung cấp dịch vụ kém hơn
2. Sức mạnh khách hàng
Doanh nghiệp cần phải xác đinh được khách hàng hiện tại và tương lai để
định hướng kinh doanh rõ ràng.
Phân tích khách hàng dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau như: địa dư, thu
nhập nhân khẩu học, tâm lý khách hàng.
3. Các rào cản gia nhập ngành
Doanh nghiệp phải nhận diện được nguồn gốc và biểu hiện của nguy cơ
xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới.
* Giải pháp giúp công ty bảo vệ vị trí cạnh tranh là duy trì hàng rào hợp
pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập ngành:
+ Lợi thế sản xuất do qui