Lập kế hoạch marketing cho công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng

Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thủy sản đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam hòa nhịp vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, các hoạt động mua bán diễn ra ngày càng sôi nổi hơn. Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những quyết định đúng đắn và những chiến lược kinh doanh thật phù hợp. Khi kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của mình được nhiều người tiêu dùng biết đến, chiếm lĩnh được nhiều thị phần. Để làm được điều này không hề dễ dàng. Trước đây các doanh nghiệp Việt Nam không quá chú trọng vào kế hoạch marketing. Tuy nhiên chính trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay buộc các doanh nghiệp phải thay đổi quan điểm của mình về vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh. Vì vai trò của marketing là làm thế nào để tạo ra hàng hóa có thể thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của con người thông qua việc trao đổi, mua bán hàng hóa, đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, thế nên có được kế hoạch marketing tốt là một trong những bước tiến quan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Do vậy đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt động marketing là rất cần thiết.

doc11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập kế hoạch marketing cho công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu Nội dung Giới thiệu sơ lược về công ty………………………….. Lịch sử hình thành và phát triển………………... Ngành nghề kinh doanh………………………….. Tình hình hiện tại công ty…………………………….. Thuận lợi của công ty……………………………. Khó khăn của công ty……………………………. Vị thế trong ngành……………………………….. Đối thủ cạnh tranh………………………………. Đối tượng khách hàng………………………………... Chiến lược Marketing hiện tại………………………. Mục tiêu của kế hoạch………………………………... Các công cụ thực hiện………………………………… Kế hoạch hành động………………………………….. Kế hoạch Ngân sách………………………………….. Cách thức đo lường, đánh giá, điều chỉnh………….. C. Kết luận A. Lời mở đầu: Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thủy sản đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam hòa nhịp vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, các hoạt động mua bán diễn ra ngày càng sôi nổi hơn. Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những quyết định đúng đắn và những chiến lược kinh doanh thật phù hợp. Khi kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của mình được nhiều người tiêu dùng biết đến, chiếm lĩnh được nhiều thị phần. Để làm được điều này không hề dễ dàng. Trước đây các doanh nghiệp Việt Nam không quá chú trọng vào kế hoạch marketing. Tuy nhiên chính trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay buộc các doanh nghiệp phải thay đổi quan điểm của mình về vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh. Vì vai trò của marketing là làm thế nào để tạo ra hàng hóa có thể thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của con người thông qua việc trao đổi, mua bán hàng hóa, đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, thế nên có được kế hoạch marketing tốt là một trong những bước tiến quan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Do vậy đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt động marketing là rất cần thiết. Em xin chân thành cảm ơn công ty và cô đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này SV: Nguyễn Thị Hoài Thư Lớp: 08KT1I B. Nội dung: I. Giới thiệu sơ lược về công ty: Tên : CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG Tên giao dịch : SEAFISH CORPORATION Địa chỉ : Khối Nại Hưng, Phường Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Số điện thoại : 84.511. 3916664/3916665 Email : hau@tqttimber.com Fax : 84.511. 3831493 Giám đốc : Ông Trần Hữu Hậu - Chủ tịch HĐQT Logo :  Website: Trụ sở 2 : văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh Địa chỉ : 240 Đường Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh  Điện thoại : (+84.8) 39 481 959 - 9 481 939 Fax: (+84.8) 39 481 863  1. Lịch sử hình thành và phát triển: - Được thành lập năm 1977, Seafish không ngừng mở rộng và phát triển để trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu Thuỷ sản. - Đặc điểm nổi trội của Seafish là được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nguyên liệu. Hiện tại, hai nhà máy chúng tôi đang hoạt động trên diện tích hơn 25000m2., toạ lạc ngay cạnh Sông Hàn và gần đường cao tốc, rất tiện lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm. - Seafish xem việc mang lại các giá trị tốt nhất cho khách hàng , đảm bảo quyền lợi của đối tác, mang lại cuộc sống tốt đẹp và niềm tự hào của mỗi nhân viên, đóng góp cho xã hội làm động lực phát triển. Lấy chữ “Tin”' làm phương châm hoạt động.Seafish cũng xác định: hợp tác để phát triển là môi trường, là sức mạnh để tồn tại, cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững 2. Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Sản phẩm xuất khẩu: Cá, mực, tôm khô, đông lạnh. Thị trường xuất khẩu: USA, Nhật Bản, Hong Kong, Canada, Đài Loan, Úc, Trung Quốc. Với phương châm" An Toàn, Bổ Dưỡng, Sạch Sẽ, Tiện Dụng" các sản phẩm của chúng tôi sẽ mang đến cho Khách Hàng sự An Toàn và Tiện Lợi. II. Nhận định tình hình hiện tai của công ty: 1. Thuận lợi : − Năm 2008 là năm đánh dấu sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành chế biến xuất khẩu nói riêng. − Công ty nằm ngay bên cạnh sông Hàn và gần đường cao tốc rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm và được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nguyên liệu − Thị trường của Công ty được mở rộng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới như Đông Âu, Nam Mỹ, Châu Phi tăng trưởng tốt. 2. Khó khăn: − Trong hai năm trở lại đây, giá nguyên liệu thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu của Công ty do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. − Các năm gần đây nước ta gặp nhiều khó khăn như thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng liên tục … đồng thời yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe, đặt ra hàng rào kỹ thuật mới, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các chuẩu mực mới … − Cuộc suy thoái toàn cầu ảnh hưởng đến mức tiêu dùng sản phẩm của các nước nhập khẩu trên thế giới. 3. Vị thế của công ty trong ngành : ( Tổng quan về ngành thuỷ sản việt nam: Tính đến nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 4.51 tỷ USD tăng 19.8% so với năm 2007. Về cơ cấu thị trường và chủng loại thủy sản xuất khẩu cũng có sự chuyển hướng tích cực. ( Về cơ cấu thị trường xuất khẩu: Năm 2008, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như sau: Nhật Bản chiếm 18.4% giảm 6.7% so với năm 2007. EU chiếm 25.4% tăng 3.8% so với năm 2007, Mỹ 16.5% giảm 3.3% so với năm 2007, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 8.8% giảm 5.9% so với năm 2007, còn lại là các thị trường khác. Giá trị xuất khẩu thủy sản kim ngạch nửa đầu tháng 01 năm 2009 của cả nước đạt 119.2 triệu USD giảm 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu 9M09 theo thị trường  ( Về chủng loại thủy sản xuất khẩu: Năm 2008, tôm là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực chiếm 36.14% giá trị thuỷ sản xuất khẩu; cá tra, basa chiếm 32.15%, còn lại là các sản phẩm thủy sản khác. Trong tháng 9 đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản đạt 3.04 tỷ USD (sản lượng 873.5 ngàn tấn). Tôm và cá tra tiếp tục là nhóm sản phẩm chính trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 9M09 theo sản phẩm  4. Đối thủ cạnh tranh: - Không đủ tiền tích trữ nguyên liệu lại phải cạnh tranh thu mua với thương gia Trung Quốc, các DN thủy sản miền Trung sẽ gặp khó khăn duy trì sản xuất. - Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Vasep, trong thời gian tới các doanh nghiệp thủy sản sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu vì các doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam mua gom tôm thẻ chân trắng, khiến các nhà máy thủy sản ở miền Trung, nơi thường dùng nguyên liệu tôm thẻ chân trắng khó cạnh tranh lại. Mô hình SWOT Những cơ hội ( O) - Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn nhờ ưu thế chi phí thức ăn và nhân công rẻ nên Việt Nam có khả năng nuôi một loại cá, tôm với một mức giá đủ để thu hút người tiêu dùng. Ở thị trường châu Âu rẻ hơn so với cá, tôm từ Bắc Đại Tây Dương, rẻ hơn nhiều so với cá hồi, và thậm chí còn rẻ hơn so với hầu hết các loài khác đang có thị phần lớn trên thị trường.  Những nguy cơ ( T) - Hiện tại, nhu cầu ở thị trường thế giới còn đang gia tăng và chưa có dấu hiệu sẽ bão hòa, nhưng nếu sản lượng cá của Việt Nam đưa ra thị trường thế giới cứ tiếp tục tăng đột biến như những năm vừa qua, cộng với khả năng Trung Quốc, Bănglađét và một số nước Asean như Myanma, Thái Lan và Campuchia… đầu tư vào sản xuất sản phẩm này, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Tuy nhiên, khả năng mất cân đối cung - cầu cũng khó xảy ra trong thời gian gần. - An toàn, vệ sinh thực phẩm đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tiêu chuẩn về hóa chất, dư lượng kháng sinh... do các nước nhập khẩu đưa ra ngày càng khắt khe. Rào cản này vẫn là trở ngại lớn nhất với xuất khẩu thủy sản nước ta trong những năm tới.   Những điểm mạnh ( S) - Nhà máy Công ty nằm ngay bên bờ sông hàn thuận lợi cho việc chi phí vận chuyển thấp hơn so với các nơi khác - Hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản nên Công ty luôn có nhu cầu về nguồn nhân công rất lớn. Trong khi đó, có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẻ. - Trang thiết bị của nhà máy hiện đại tương đương so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.  Những điểm yếu ( W) - Quy mô nhà máy chế biến còn nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.   III. Đối tượng khách hàng: - Quá khứ: chủ yếu các thị trường lớn như USD, Nhật, Hong Kong, Canada, Đài Loan, Úc, Trung Quốc.…. - Hiện tại: tiếp tục phát triển các thị trường đang có. - Tiềm năng: ( Hiện nay, thị trường Đông Âu là thị trường mới của công ty. Ở đây, Đông Âu là nhóm các nước trong khối nàynhư Nga, Ucraina, Belarus, Kazastan, Latvia, Estonia v.v thị phần này chiếm khoảng 35% doanh thu xuất khẩu Các nước xuất khẩu chủ đạo trong khối EU (chiếm 45%). Thị trường Đông Âu có tốc độ tăng trưởng nhanh vì là thị trường mới. Với cái giá hiện nay, mặt hàng này phục vụ cho 2 nhóm người: trung lưu và nhóm có thu nhập trung bình, thấp. Đặcbiệt ở Đông Âu, người dân chuộng ăn cá hơn ăn thịt. Đây là một thị trường tiềm năng. ( Thị trường thứ hai có tiềm năng lớn là thị trường Nam Mỹ. Gần đây, chính sách đối ngoại của Nhà nước đối với khu vực này có thoáng hơn. Cụ thể, Braxin, Pêru, Chilê bắt đầu nhập cá, tôm từ Việt Nam từ 2009. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn do thị trường mới, dân số đông. Braxin, Achentina, và Mexico dân số lớn gấp3 lần của Mỹ nhưng tỷ lệ người thu nhập thấp gấp 9 lần của Mỹ. Vì vậy với giá cả hợp lý, cá tra Việt Nam có sức hấp dẫn tiêu thụ tại thị trường này. ( Ngoài ra, Châu Phi cũng là 1 thị trường tiềm năng. Các nước đang nhập khẩu cá tra Việt Nam là Ai Cập, Angêri. Tóm lại, theo xu hướng hiện nay thì thị trường khối Đông Âu, Nam Mỹ dầnt ăng lên. Châu Phi là thị trường mới, Tỷ trọng của khối EU sẽ giảm xuống và thị trường châu Á không phát triển do Việt thị trường mới Tỷ trọng của khối EU sẽ giảm xuống và thị trường châu Á không phát triển do Việt Nam đã xâm nhập được trên 10 năm. IV. Chiến lược Marketing hiện tại: Sử dụng chiến lược 4P: 1. Product: - Chủ yếu là mặt hàng tôm, mực, cá các loại đã qua sơ chế đóng hộp. Ngoài ra thì còn chế biến thuỷ sản khô nên người tiêu dùng thuận tiện trong việc chế biến thức ăn nhanh không cần qua sơ chế. - Người dùng có thể yên tâm về sản phẩm đông lạnh được chế biến từ nguồn nguyên liệu sạch và được khử trùng qua các khâu. - Sản phẩm tươi ngon, bổ dưỡng, an toàn, tiện dụng - Cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh - Mặt hàng tôm bóc vỏ ướp đá hoặc đông lạnh vẫn là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Mỹ, và tập trung tiêu thụ nhiều hơn các chủng loại tôm cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng loại tôm có giá trị gia tăng như đã chế biến sẵn rất tiện lợi, và tốn ít thời gian chế biến. Tôm dành cho bữa ăn trưa, ăn tối nhanh và ăn liền tại chỗ. 2. Price: Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound (pound ≈ 0,45 kg) và 36-40 con/pound. Ngoài ra, tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Thị trường tôm của Mỹ có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận lợi cho người tiêu dùng. 3. Place: Có một sự khác biệt rất lớn giữa các sản phẩm đã có nhãn mác và nhãn hiệu riêng biệt. Tôm đã có nhãn mác đặc biệt rất quan trọng trong phân khúc sản phẩm đông lạnh và đã được chế biến. Các thương hiệu có thế mạnh trong nước như tôm đông lạnh sẽ được mua nhiều trong các siêu thị, trong các hệ thống cung ứng nhà hàng. Nói chung, các sản phẩm của các quốc gia đang phát triển được bán ở các chuỗi hệ thống bán lẻ dưới thương hiệu của các công ty và tập đoàn lớn. Các chuỗi siêu thị lớn đang ngày càng có yêu cầu cao về tôm đóng gói sẵn hoặc được đóng gói trong thành những khẩu phần thức ăn nhỏ dành cho những hộ gia đình ít người. Xu hướng này có khả năng dẫn đến gia tăng khối lượng tiêu thụ. Các siêu thị cũng có nhu cầu cao về sản phẩm tôm đông lạnh đóng gói sẵn. Việc phát triển kỹ thuật đóng gói và làm lạnh mới (như đóng gói chân không) đem lại hiệu quả cao trong việc kéo dài thêm hạn sử dụng. Khách hàng   Siêu thị, hệ thống cung ứng nhà hàng   Công ty   4. Promotion: - Duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng. - Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm cao và bảo đảm chính xác theo hợp đồng. - Quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên website. - Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới và thị trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế. V. Mục tiêu kế hoạch: Thông qua việc phân tích hoạt động marketing của công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng từ đó lập kế hoạch marketing cho công ty giai đoạn 2010, bài nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công ty nhằm giúp công ty có thể tìm ra các yếu tố hỗ trợ thành công cho hoạt động marketing và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động marketing của công ty, giúp công ty có thể cạnh tranh tốt trong thị trường hiện nay trên cơ sở: • Cung cấp cho công ty các thông tin về các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến công tác marketing của doanh nghiệp; • Đề tài cung cấp cho doanh nghiệp một bản đánh giá khách quan về hiệu quả công tác marketing của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận ra những mặt làm tốt cũng như làm chưa tốt trong công tác marketing; • Hiện nay công tác marketing tại công ty chưa được chú trọng, vì thế thông qua đề tài này sẽ giúp công ty hoạch định được kế hoạch marketing trong giai đoạn sắp tới, làm cho công ty có cái nhìn toàn diện hơn về công tác marketing. Bên cạnh đó, việc hoạch định kế hoạch marketing sẽ giúp công ty xác định những việc cần làm trong giai đoạn sắp tới để từ đó khai thác những mặt tốt và khắc phục những mặt chưa tốt trong hoạt động marketing của công ty. VI. Các công cụ thực hiện: - Dữ liệu thứ cấp: + Trực tiếp thu thập dữ liệu có sẵn từ công ty + Tham khảo dữ liệu từ sách báo, các website, tạp chí thương mại - Dữ liệu sơ cấp sẽ được thực hiện bằng cách: + Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu trưởng phòng kế hoạch kinh doanh của công ty để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác marketing của công ty. + Lập bản hỏi phỏng vấn một số khách hàng quan trọng của công ty để tìm hiểu về có bao nhiêu khách hàng đang sủ dụng sản phẩm của công ty VII. Kế hoạch hành động: Thời gian thực hiện: ngày 27/8/2010 – 1/9/2010 Chi tiết công việc: Phát phiếu điều tra có bao nhiêu khách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty. Qua đó nhận xét ý kiến của Khách hàng về sản phẩm của công ty Số lượng người tham gia: 100 người Số phiếu phát ra: 100 phiếu Địa điểm: VIII. Kế hoạch ngân sách: Về mặt không gian: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG Về mặt thời gian: ngày 27/8/2010 – 1/9/2010 Chi tiết cụ thể: - Chi phí bỏ ra ban đầu: C. Kết luận: Hiệu quả của chiến lược giúp công ty tiến lên 1 bậc cao hơn, có điều kiện quảng bá thương hiệu mình, có đội ngũ với trình độ chuyên môn cao đồng thời mở rộng thị phần và thâm nhập vào thị trường mới. Điều này chứng tỏ việc xác lập bộ phận Marketing và lập các chiến lược là công cụ tối ưu hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp rất lớn, và đặc biệt là trong ngành thuỷ sản hiện nay
Luận văn liên quan