Lập và phân tích đồng tiền

1. Lập bảng báo cáo dòng tiền dựa trên các báo cáo luỹ kế do người đi vay cung cấp. 2. Xác định xem một công ty có thu đủ tiền từ chính hoạt động của mình để trang trải tất cả các chi phí, bao gồm cả việc thanh toán các món nợ cả gốc lẫn lãi, bằng việc tham khảo các kết quả tại báo cáo dòng tiền. 3. Sử dụng các báo cáo dòng tiền như là một công cụ phân tích tiêu biểu để đưa ra các quyết định cho vay 4. Liên hệ báo cáo dòng tiền với các báo cáo tài chính khác Những người quan tâm đến dòng tiền - Chủ các doanh nghiệp - Các chủ nợ, ngân hàng Có khả năng thanh toán: có đủ lượng tiền để thanh toán được mọi nghĩa vụ liên quan; có khả năng trả nợ: có đủ tiền để trang trải cho các chủ nợ bằng việc chuyển đổi các tài sản ra tiền khi phải đóng cửa. Phần này sẽ đề cập đến tình hình tài chính của công ty SIMON và việc lập báo cáo dòng tiền của công ty. Báo cáo dòng tiền sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty. Bây giờ, các bạn hãy tập trung vào yếu tố tiền và lập 1 bảng báo cáo thể hiện dòng tiền vào và ra của công ty. Về các tỷ suất và các thông tin về vốn hoạt động, ta hãy kiểm tra lại những hoạt động của SIMON năm 1986 - 1987 bằng việc sử dụng các báo cáo tài chính năm 1987 trong hồ sơ tín dụng (báo cáo tài chính của các năm). 1987: $89,004 thu nhập ròng + $48,319 chi phí khấu hao = $137,363 số tiền này để trang trải các món nợ đến hạn. Tuy nhiên tại điểm này, các thông tin về công ty có phần không rõ ràng. Năm 1987: - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm nhẹ: từ 1,23 xuống 1,22 - Hệ số thanh toán nhanh giảm từ 0,89 xuống 0,88. - Đồng thời, công ty sử dụng nguồn tài sản kém hiệu quả. Do vậy, hệ số tài sản/ doanh thu tăng từ 0,24 lên 0,265.

doc18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập và phân tích đồng tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II: LẬP VÀ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Trong bài này, bạn sẽ nghiên cứu về: 1. Lập bảng báo cáo dòng tiền dựa trên các báo cáo luỹ kế do người đi vay cung cấp. 2. Xác định xem một công ty có thu đủ tiền từ chính hoạt động của mình để trang trải tất cả các chi phí, bao gồm cả việc thanh toán các món nợ cả gốc lẫn lãi, bằng việc tham khảo các kết quả tại báo cáo dòng tiền. 3. Sử dụng các báo cáo dòng tiền như là một công cụ phân tích tiêu biểu để đưa ra các quyết định cho vay 4. Liên hệ báo cáo dòng tiền với các báo cáo tài chính khác Những người quan tâm đến dòng tiền - Chủ các doanh nghiệp - Các chủ nợ, ngân hàng Có khả năng thanh toán: có đủ lượng tiền để thanh toán được mọi nghĩa vụ liên quan; có khả năng trả nợ: có đủ tiền để trang trải cho các chủ nợ bằng việc chuyển đổi các tài sản ra tiền khi phải đóng cửa. Phần này sẽ đề cập đến tình hình tài chính của công ty SIMON và việc lập báo cáo dòng tiền của công ty. Báo cáo dòng tiền sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty. Bây giờ, các bạn hãy tập trung vào yếu tố tiền và lập 1 bảng báo cáo thể hiện dòng tiền vào và ra của công ty. Về các tỷ suất và các thông tin về vốn hoạt động, ta hãy kiểm tra lại những hoạt động của SIMON năm 1986 - 1987 bằng việc sử dụng các báo cáo tài chính năm 1987 trong hồ sơ tín dụng (báo cáo tài chính của các năm). 1987: $89,004 thu nhập ròng + $48,319 chi phí khấu hao = $137,363 số tiền này để trang trải các món nợ đến hạn. Tuy nhiên tại điểm này, các thông tin về công ty có phần không rõ ràng. Năm 1987: - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm nhẹ: từ 1,23 xuống 1,22 - Hệ số thanh toán nhanh giảm từ 0,89 xuống 0,88. - Đồng thời, công ty sử dụng nguồn tài sản kém hiệu quả. Do vậy, hệ số tài sản/ doanh thu tăng từ 0,24 lên 0,265. Từ những nguyên nhân trên, ta thật sự không biết được liệu từ hoạt động của mình, công ty có tạo đủ tiền để trang trải các khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) hay không?. Lưu chuyển tiền tệ được phân ra làm ba loại chính. 1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Bao gồm những hoạt động có liên quan đến chi phí đầu tư và cấp vốn cho doanh nghiệp, được phân loại như các hoạt động kinh doanh. 2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư. Bao gồm những lưu chuyển tiền tệ liên quan đến việc mua bán tài sản cho các công ty khác vay vốn. 3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Bao gồm tất cả các lưu chuyển tiền tệ liên quan tới việc đi vay vốn và trả nợ. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và lưu chuyển tiền tệ. Câu hỏi quan trọng nhất mà các chủ doanh nghiệp nhỏ thường đặt ra là “Tại sao tôi lại chẳng có tiền ngay cả khi tôi kinh doanh có lãi?”. Câu trả lời là các khoản lãi này thường được xác định bằng kế toán trên cơ sở luỹ kế. Hệ thống luỹ kế có liên quan đến thời gian phát sinh của những giao dịch cơ bản, chứ không phải là thời gian diễn ra việc thanh toán cho các giao dịch đó. Tuy vậy, tiền đương nhiên liên quan tới thời gian nhận và thanh toán, chứ không phải là những giao dịch thực sự. Hình thức của sự phân loại này được thể hiện như sau: Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Lập bảng lưu chuyển tiền 1. Thu được bao nhiêu từ doanh thu bán hàng. 2. Xác định tiêu hao bao nhiêu tiền cho hàng hoá dịch vụ. 3. Xác định tiêu tốn bao nhiêu tiền tệ cho các phí hoạt động 4. Sau đó, tốn bao nhiêu tiền cho việc nộp thuế. 5. Những khoản mục tiền thực chi trả các khoản nợ đến hạn cả gốc lẫn lãi. 6. Xác định đi mua sắm tài sản và hoạt động đầu tư dài hạn khác. Tại điểm này, ta biết được chính xác là ngoài số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh công ty cần bao nhiêu tiền nữa để đảm bảo hoạt động. 7. Cuối cùng, biết được công ty đã làm thế nào để đáp ứng nhu cầu tài chính, thông qua việc: - Tăng thêm các khoản vay ngắn hạn. - Tăng thêm các khoản vay dài hạn. - Tăng vốn góp chủ sở hữu và/hoặc sử dụng số dư hiện có trên tài khoản tiền mặt. Để minh hoạ rõ hơn cái đích mà ta sẽ đến, hãy so sánh hình thức của một báo cáo thu nhập ghi theo phương pháp luỹ kế với một báo cáo thu nhập ghi theo hoạt động thu chi tiền mặt. Bảng 4.1. sẽ chỉ rõ sự khác biệt giữa chúng. Bảng 4.1.Báo cáo thu nhập Phương pháp luỹ kế Doanh thu thuần Trừ: giá vốn hàng hoá Thành: lợi nhuận gộp Trừ: chi phí hoạt động Thành: thu nhập từ hoạt động Trừ: chi phí trả lãi Cộng: thu nhập khác Trừ: chi phí khác Trừ: khoản nộp thuế Thành: thu nhập ròng    Theo phương pháp tiền Tiền thu từ hoạt động bán hàng Trừ: chi phí sản xuất băng tiền Thành: lợi nhuận gộp bằng tiền Trừ: chi phí hoạt động bằng tiền Thành: tiền thu từ hoạt động kinh doanh Trừ: chi phí lãi bằng tiền Cộng: thu nhập khác bằng tiền Trừ: chi phí khác bằng tiền Trừ: tiền nộp thuế Thành: thu nhập ròng bằng tiền Trừ: các khoản nợ dài hạn Thành: tiền sau khi khấu trừ Trừ: chi phí vốn và đầu tư Thành: nhu cầu/thặng dư tài chính Tăng, giảm các khoản vay ngắn hạn Tăng, giảm các khoản vay dài hạn Tăng, giảm vốn chủ sở hữu Thành: tài trợ Tăng giảm về tiền   Doanh thu bằng tiền Xác định lượng tiền công ty Simon thu được từ bán hàng năm 1987 là $4.814.874 Doanh thu thuần Trừ Các khoản phải thu (’87) Các khoản phải thu chịu lãi (’87) Cộng: Các khoản phải thu (’87) Các khoản phải thu chịu lãi (’87) Tiền thu từ bán hàng  $4.814.874 (602.229) (27.553) 581.342 20.234$ 4.786.668   Chênh lệch giữa DT theo sổ sách và thực tế: 4.814.874 - 4.786.668 = 28.206 Doanh thu thuần Tăng, giảm khoản phải thu Tăng, giảm khoản phải thu chịu lãi Tiền thu từ bán hàng  4.814.874 (20.887) (7.319) 4.786.668   Sự thay đổi của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán thể hiện lượng tiền đang lưu chuyển qua công ty. Bảng 4.2. Sự tăng giảm trong từng yếu tố của vốn lưu động Tăng (giảm) trong TSLĐ Tiền Các khoản phải thu thương mại Các khoản phải thu thương mại chịu lãi Nhiên liệu tồn kho Khoản thuế được hoàn trả (thuế trước bạ) Thuế thu nhập chậm chưa nộp Chi phí trả trước và khoản ký quỹ Các khoản nợ phải thu nhân viên/ cổ đông Tổng cộng Giảm (tăng) trong nợ ngắn hạn Thấu chi ngân hàng Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng Thuế tài chính đến hạn trả Các khoản phải trả thương mại Các khoản phải trả thương mại có chịu lãi Chi phí luỹ kế phải trả Khoản thuế thu nhập phải thanh trả Thu nhập chưa thu và khoản ký quỹ Tổng cộng Tăng (giảm) nguồn vốn hoạt động  (1.792) 20.887 7.319 6.614 (6.000) 3.014 (5.415) (1.237) 25.864 110.958 (29.217) (4.050) (41.862) (11.319) (18.520) (13.833) (20.000) (27.816) (1.952)   Lưu ý: Sự tăng nguồn vốn lưu động biểu hiện khả năng thanh toán của công ty. Nhưng vì phải dùng tiền để thanh toán các nghĩa vụ, nên việc tăng tài sản lưu động sử dụng tiền lại làm giảm khả năng thanh toán của công ty Chi phí sản xuất bằng tiền Bảng 4.3. Chi phí sản xuất bằng tiền Giá vốn hàng bán (87) Cộng: Khoản phải trả lương thương mại (86) Khoản phải trả lương thương mại chịu lãi (86) Trừ: Nhiên liệu tồn kho (87) Cộng: Nhiên liệu tồn kho (87) Trừ: Khoản phải trả lương thương mại (86) Khoản phải trả lương thương mại chịu lãi (86) Chi phí sản xuất bằng tiền  4.160.051 (200.972) 0 (174.725) (181.339) 242.834 11.319 (4.113.484)   Hoặc: Giá vốn bán hàng Tăng, giảm các khoản phải trả thương mại Tăng, giảm các khoản phải trả thương mại chịu lãi Tăng, giảm nhiên liệu tồn kho  (4.160.051) 41.862 11.319 (6.614)   Đến đây có: Tiền thu từ doanh thu Chi phí sản xuất bằng tiền Lợi nhuận gộp bằng tiền  4.786.668 (4.113.484) (4.113.484)   So sánh lợi nhuận gộp theo cơ sở luỹ kế và cơ sở tiền: Lợi nhuận gộp (luỹ kế) Lợi nhuận gộp bằng tiền Khoản chênh lệch  $654.823 $673.184 $18.361   Bảng 4.4. Ảnh hưởng tới tiền của những thay đổi trên bảng CĐKT Tăng, giảm khoản phải thu Tăng, giảm khoản phải thu chịu lãi Tăng, giảm hàng tồn kho Tăng, giảm các khoản phải trả Tăng, giảm các khoản phải chịu lãi Tổng cộng Chênh lệch giữa nguồn vốn sử dụng tiền  Chi phí bằng tiền $20.877 7.319 6.614 $34.820    Nguồn tiền $41.862 $11.319 $53.181 $18.361   Chênh lệch giữa nguồn vốn sử dụng tiền đúng bằng 18.361. Con số này trùng với chênh lệch giữa lợi nhuận gộp luỹ kế và lợi nhuận gộp bằng tiền. Chi phí hoạt động bằng tiền Có 2 mục chi phí là những khoản phí tiền mặt: - Chi phí nợ khó đòi: là chi phí tiền mặt - Khoản khấu hao và hao mòn: cũng được coi là chi phí tiền mặt. Tổng chi phí hoạt động Chi phí nợ khó đòi Khấu hao và hao mòn Tăng giảm các khoản chi phí trả trước Tăng giảm các khoản chi phí tích luỹ Chi phí hoạt động bằng tiền  $(456.561) (xem phần dưới) 48.319 5.415 18.520 (384.307)   Có sự chênh lệch đáng kể giữa con số chi phí rút ra từ báo cáo thu nhập là $456.561 với số tiền thực tế năm1987 công ty phải thanh toán cho những chi phí hoạt động là $384.307. Cũng phải giảm chi phí hoạt động đi một khoản bằng $46.921 là chi phí nợ khó đòi tiền mặt. Sự chênh lệch giữa các báo cáo ghi theo phương pháp tiền và báo cáo ghi theo phương pháp luỹ kế không chỉ bắt nguồn từ những thay đổi trong bảng CĐKT mà nó còn do có khoản chi phí hay thu nhập phí bằng tiền trên bảng thu nhập luỹ kế. Tại bước này, ta hãy tính toán quỹ tiền mặt của công ty Simon: Tiền thu từ doanh thu Chi phí sản xuất bằng tiền Lợi nhuận gộp bằng tiền Chi phí hoạt động bằng tiền Tiền còn lại sau kỳ hoạt động kinh doanh  $4.786.669 (4.113.484) 673.184 (384.307) 288.877   Thu nhập/chi phí khác bằng tiền Ta đã biết có 3 khối chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng ta chưa kể đến một số khoản mục thu nhập và chi phí nhỏ khác có ghi trong báo cáo thu nhập cũng như những biến đổi của các tài khoản khác trong bảng CĐKT. Có 2 điểm chính cần chú ý: Khi chưa rõ, còn nghi ngờ một tài khoản nào đó, hãy xếp nó vào tài khoản thu nhập, chi phí khác. Nếu khoản mục này rất quan trọng với bạn thì phải làm sáng tỏ mọi nghi ngờ và tìm cho ra giao dịch hoặc một loạt những giao dịch làm tăng con số thu nhập hoặc chi phí hoặc những biến đổi bảng CĐKT như: Trong bảng kết quả kinh doanh: Thu nhập từ bán tài sản, vốn CSK từ thu nhập của các công ty con, lỗ bất thường. Trong bảng CĐKT: các tài khoản như: phải thu từ nhân viên, thu nhập nhận trước hoặc tiền đặt cọc của khách hàng. Lỗ bất thường Tăng, giảm các khoản phải thu người lao động/cổ đông Tăng, giảm các khoản thu nhập trước Thu nhập/chi phí khác bằng tiền  $(21.331) (1.237) 20.000 $2.568   Khoản tiền nộp thuế Bảng 4.7. Tiền dùng để nộp thuế Dự phòng thuế thu nhập Nộp thuế thu nhập nhận trước Khoản thuế được hoàn trả Biến đổi thuế thu nhập phải trả Biến đổi thuế thu nhập nhận trước phải trả Tiền thuế đã nộp  (19.833) (3.014) 6.000 13.833 7.429 4.478   Bây giờ ta hãy xem tình hình tiền tệ của một công ty sau khi xác định các khoản chi phí/thu nhập khác và những khoản thuế mà công ty đã nộp. Tiền sau hoạt động kinh doanh Chi phí/thu nhập khác bằng tiền Tiền thuế đã nộp/ đã thu Tiền thuần sau hoạt động  288.877 (2.568) 4.487 290.787   Hãy lưu ý đến việc sửa đổi cấu trúc chuẩn của báo cáo kết quả kinh doanh bằng cách xem xét các khoản mục thuế trước khi xem xét đến các khoản trả lãi. Tiền trả lãi Nếu xuất phát từ quan điểm của người cho vay, một yếu tố quan trọng với họ là công ty tối thiểu phải có đủ một khoản tiền để thanh toán các khoản trả lãi và các món nợ đã đến hạn.    31/12/87   Vốn lưu động đã sử dụng cho: Thanh toán các khoản nợ dài hạn Mua sắm tài sản cố định Hợp đồng phi cạnh tranh Phí trả trước Điều chỉnh khoản lãi giữ lại Các khoản lãi được nhập gốc Tổng cộng đã sử dụng  115.788 76.949 15.000 9.000 4.133 4.228 255.098   Xác định được chi phí tài chính Tiền thuần sau hoạt động Tiền dùng để trả lãi Thu nhập thuần bằng tiền  290.787 (81.503) 209.284   Người cho vay đặc biệt quan tâm tới yếu tố thu nhập thuần bằng tiền. Nếu con số này là dương (+), thể hiện công ty thu đủ lượng tiền từ hoạt động nội bộ của mình để đáp ứng cho các chi phí hoạt đọng sản xuất (bao gồm cả các chi phí khác và thuế) và thanh toán các khoản lãi. Thanh toán nợ đến hạn Thông thường, các khoản nợ ngắn hạn biến động theo nhu cầu tài chính của công ty và sẽ bị giảm, nhưng không bao giờ được thanh toán hết tại một thời hạn rõ ràng. Các khoản vay dài hạn đến hạn – (86) Thuế tài chính đến hạn (86) Tổng nợ dài hạn đến hạn  103.457 12.331 115.778   Đến đây ta có: Thu nhập thuần bằng tiền Tông nợ dài hạn đến hạn Tiền còn lại sau khi trả nợ gốc  209.284 (115.778) 93.496   Như vậy có thể kết luận: công ty Simon có tính thanh khoản năm 1986. Sau khi trả các khoản vay dài hạn đến hạn công ty vẫn còn dư 93.496 đồng. Số tiền này có thể dùng vào mua sắm tài sản cố định hoặc giảm các khoản vay ngắn hạn. Mua sắm tài sản đầu tư Việc mua sắm tài sản đầu tư nằm ngoài các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công việc này ảnh hưởng đến lượng tiền trong nhiều năm. Có 2 cách tính lượng tiền thuần dùng mua sắm tài sản: Cách 1: Xem báo cáo về biến đổi tài chính trên 2 khoản: mua và bán tài sản, hiệu số của 2 khoản này là lượng tiền thuần dùng vào mua tài sản Cách 2: lấy số liệu trên cả 2 bảng CĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh. Cả 2 cách đều cho kết quả giống nhau. Cách 1: TS, nhà xưởng thiết bị nguyên giá Khấu hao luỹ kế TS, Nhà xưởng, thiết bị - giá trị thuần  1986 $200 (100) 100  1987 $300 (125) 175   Con số thay đổi thuần ở phần TS, nhà xưởng và thiết bị là $75. Nếu chỉ dừng lại ở đây, ta sẽ thấy khoản tiền mặt chi cho việc mua sắm tài sản là dưới mức thực tế Thay đổi thuần trong TS, nhà xưởng và thiết bị Chi phí khấu hao Tổng cộng  (75) (25) (100)   Muốn xác định được công ty có lãi hay bị lỗ khi bán tài sản phải xem ở cách thứ 2:    1986  1987   Nguyên giá TS, nhà xưởng thiết bị Trừ: điều chỉnh Nguyên giá đã điều chỉnh Khấu hao luỹ kế Trừ: điều chỉnh Khấu hao đã điều chỉnh Giá trị thuần TS, nhà xưởng thiết bị  $200 200 (100) (100) $100  $300 (50) 250 (125) 50 (75) $175   Bây giờ chúng ta hãy xem công ty Simon đã chi bao nhiêu tiền cho tài sản: Bảng 4.10.Lượng vốn thuần Simon chi mua tài sản cố định Biến động tài sản cố định, thuần Điều chỉnh: lãi nhập gốc (vốn hoá) Chi phí khấu hao và hao mòn Điều chỉnh: khấu hao của chi phí trả chậm Lãi từ việc bán TS Lượng vốn thuần chi mua tài sản cố định  (26.131) 4.228 (47.319) 1.000 1.773$ (67.449)   $1000 là số khấu hao giá trị tài khoản chi phí trả chậm trên bảng cân đối kế toán. Như vậy chỉ có 47.319 đồng được tính vào khấu hao tài sản cố định. Sau khi thực hiện 2 điều chỉnh, ta kết luận là năm 1987 công ty chi một lượng vốn thuần bằng $67.499 cho việc mua sắm tài sản. Hoạt động đầu tư Có 2 tài khoản TSCĐ cần xem xét: hợp đồng phi cạnh tranh và tài khoản phí tính chậm. Cả 2 tài khoản này đều gây ra ảnh hưởng trong nhiều năm. Trong hợp đồng phi cạnh tranh, công ty đầu tư $15.000 và đã chi $10.000 để nghiên cứu tổ chức lại trong tương lai. Cả 2 chi phí này được phân bổ trong nhiều năm. Về chi phí nghiên cứu: công ty trả $ 10.000 và đã tính khấu hao $1.000 nên trên bảng CĐKT chỉ còn 9.000. như vậy chi phí này được phân bổ trong 10 năm Đến đây dòng tiền của công ty như sau: bảng 4.11. Tiền còn lại sau khi trả nợ gốc Lượng vốn thuần chi mua tài sản cố định Hợp đồng phi cạnh tranh Chi phí tính chậm Khấu hao chi phí Lượng vốn thuần mua tài sản và đầu tư Nhu cầu tài trợ/ thặng dư  93.496 $(67.449) (15.000) (9.000) (1.000) (92.449) $1.047   Qua bảng này, ta nhận thấy Simon đã tạo đủ tiền từ hoạt động kinh doanh để thoả mãn tất cả các nhu cầu trong kinh doanh. Họ vẫn còn thặng dư 1.047, mà khi phân tích các tỷ suất ta thấy các tỷ suất thanh khoản hơi giảm và sử dụng tài sản năm 87 kém hiệu quả hơn năm 86. Thực tế dòng tiền chứng minh rằng năm 1987 công ty Simon có tính thanh khoản cao hơn mặc dù có biến dộng xấu ở các tỷ suất thanh khoản. Rõ ràng là khi xét trên cơ sở tiền tệ, ta thấy tình hình tài chính của công ty vững chắc hơn xem xét trên cơ sở luỹ kế. Nhu cầu tài trợ và thặng dư Phần cuối của báo cáo dòng tiền thường tập trung vào nguồn tiền dùng để đáp ứng nhu cầu về mặt tài chính. Nguồn tiền này có thể là các khoản nợ dài hạn/ngắn hạn, tăng vốn chủ sở hữu hoặc sử dụng số dư hiện có trên TK tiền mặt. Nguồn tài chính ngắn hạn. Bảng 4.12. Vay ngắn hạn Biến động tài khoản thấu chi Biến động vay ngắn hạn Tổng biến động vay ngắn hạn  (110.985) 29.217 (81.768)   Khoản nợ ngắn hạn của công ty Simon đã giảm đi $81.168 và tất nhiên điều này làm giảm lượng tiền. Do lượng tiền tồn của công ty chỉ còn $1.047 nên công ty hoặc phải tăng khoản nợ dài hạn, hoặc bơm thêm vốn chủ sở hữu hoặc sử dụng tiền mặt hiện có để thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Nguồn tài chính dài hạn Bảng 4.13. Những biến động trong các khoản nợ dài hạn    1986  1987   Nợ dài hạn đến hạn trả Thuê tài chính đến hạn trả Vay dài hạn - đến hạn sau một năm Thuê tài chính Tổng cộng Biến động các khoản nợ dài hạn  233.590 34.179 267.769  103.457 16.381 194.175 36.818 350.881 83.062   Khoản nợ dài hạn mới này dư bù lại $81.768 do khoản nợ ngắn hạn bị giảm. Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu Bảng 4. Tài trợ Biến đổi nợ ngắn hạn Biến đổi nợ dài hạn Biến đổi vốn chủ sở hữu Tăng/(giảm)tài trợ  (81.768) 83.062 (4.133) (2.839)   Số tiền cần tài trợ là $2.839, công ty có một khoản tiền thặng dư là $1.047 do vậy còn thiếu $1.792, Nguồn duy nhất còn lại công ty có thể dùng được là TK tiền theo bảng CĐTS. TS tiền mặt giảm đi $1.792 giữa năm 1986 và 1987. Kết luận chung: Tăng trưởng doanh thu thường làm giảm lượng tiền mặc dù thu nhập thuần của công ty tăng. Những biến động về khả năng sinh lời gây ảnh hưởng đến cả báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo dòng tiền. Những biến động của các khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả thường ít gây ảnh hưởng đến báo cáo thu nhập, nhưng gây ảnh hưởng rất mạnh đến báo cáo dòng tiền. Chi phí cho mua sắm tài sản cố định ảnh hưởng lớn đến trạng thái tài chính của doanh nghiệp, cả trước mắt lẫn lâu dài.
Luận văn liên quan