Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán độc lập, đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết cho các quyết định kinh tế. Kiểm toán luôn đi liền và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin, thì kiểm toán chính là sự xác nhận tính khách quan, tính chuẩn xác của thông tin; và cái quan trọng hơn là qua đó để hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Nhu cầu về kiểm toán, vì thế thực sự phát sinh và tăng lên trong nền kinh tế thị trường là hoạt động đa dạng và sôi động.
Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán. Để tạo sự khách quan trong việc xác nhận tính chính xác và đúng đắn của các thông tin trên báo cáo tài chính thì báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là sự cần thiết của bên thứ ba độc lập.
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán độc lập, thể hiện ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính mà họ đã kiểm tra. Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là cơ sở tin cậy đối với những đối tượng quan tâm tới những thông tin trên báo cáo tài chính như các nhà đầu tư, người cho vay, và đặc biệt là khi mà thị trường cổ phiếu đang được nhiều người quan tâm như hiện nay thì Báo cáo kiểm toán chính là một trong những thông tin quan trọng, đáng tin cậy cho các nhà đầu tư.
Khoá luận gồm có 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính
Phần II: Thực trạng lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Phần III: Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
156 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 6843 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
TÓM TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 24
Phần I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27
1.1. Lý luận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 27
1.1.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính 27
1.1.2. Đối tượng của kiểm toán Báo cáo tài chính 28
1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính 29
1.1.4. Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính 30
1.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán 31
1.1.4.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 31
1.1.4.3. Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán 32
1.2. Lý luận chung về Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33
1.2.1. Khái niệm Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33
1.2.3. Yêu cầu lập, trình bày, gửi Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính…. 34
1.2.4. Các yếu tố cấu thành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 35
1.2.5. Các loại ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 39
1.2.5.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần 40
1.2.5.2. Ý kiến chấp nhận từng phần 41
1.2.5.3. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến) 42
1.2.5.4. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) 43
1.2.6. Trình tự lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính…. 44
1.2.6.1. Xem xét về nợ tiềm tàng 44
1.2.6.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 47
1.2.6.3. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 49
1.2.6.4. Thu thập thư giải trình của nhà quản lí 52
1.2.6.5. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán 53
1.2.6.6. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) 55
1.2.6.7. Thảo luận lại với khách hàng 56
1.2.6.8. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 57
1.2.6.9. Hoàn chỉnh, công bố phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 57
1.2.6.10. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày công bố Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính 59
Phần II - THỰC TRẠNG LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 61
2.1. Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 61
2.1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán (AASC) 61
2.1.2. Bộ máy hoạt động của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 63
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 69
2.2. Khái quát quy trình chung tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 71
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 71
2.2.2. Thực hiện kiểm toán 78
2.2.3. Kết thúc kiểm toán 80
2.3. Các công việc trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán 81
2.3.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 82
2.3.2. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 82
2.3.3. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán 83
2.3.4. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) 86
2.3.4.1. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán 86
2.3.4.2. Thư quản lý 86
2.3.5. Thảo luận lại với khách hàng 87
2.3.6. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 88
2.3.7. Phát hành Báo cáo kiểm toán 88
Phần III - HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 94
3.2. Đánh giá thực trạng lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 94
3.2.1. Những ưu điểm 94
3.2.1.1. Về nhân sự 94
3.2.1.2. Về chuyên môn nghiệp vụ 95
3.2.1.3. Thủ tục soát xét BCKT về BCTC trước khi phát hành 96
3.2.1.4. Đánh giá mức trọng yếu 96
3.2.2. Những vấn đề cần hoàn thiện 97
3.2.2.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 97
3.2.2.2. Đánh giá mức độ trọng yếu 97
3.2.2.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 98
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 99
3.3.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 99
3.3.2. Mức độ trọng yếu 100
3.3.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 102
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 105
Phụ lục 1: BCTC của công ty X trước khi được kiểm toán 105
Phụ lục 2: BCTC của công ty Y trước khi được kiểm toán 109
Phụ lục 3: Bảng đánh giá mức trọng yếu tại công ty X 113
Phụ lục 4: Bảng đánh giá mức trọng yếu tại công ty Y 116
Phụ lục 5: Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 119
Phụ lục 6: Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 121
Phụ lục 7: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty X 124
Phụ lục 8: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty Y: 128
Phụ lục 9: Thư quản lý 132
Phụ lục 10: Soát xét BCKT trước khi phát hành 142
Phụ lục 11: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty X 144
Phụ lục 12: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty Y 151
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cách viết tắt
Cách viết đầy đủ
AASC
Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
TSCĐ
Tài sản cố đinh
BCTC
Báo cáo tài chính
BCKT
Báo cáo kiểm toán
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
KTV
Kiểm toán viên
GTGT
Giá trị gia tăng
Đ/c
Điều chỉnh
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
VND
Việt Nam đồng
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1 - Trụ sở và các chi nhánh của AASC
Bảng 2 - Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên công ty trong 5 năm qua
Bảng 3 - Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh của Công ty X
Bảng 4 - Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh của Công ty Y
Sơ đồ 1.1 - Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.2 - Mối quan hệ giữa BCTC, BCKT về BCTC và người sử dụng BCTC
S ơ đ ồ 1.3 - Trình tự lập và phát hành BCKT về BCTC
Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung.
Sơ đồ 2.4 – Tổ chức công tác kiểm toán BCTC
Sơ đồ 2.5 – Các công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được thực hiện tại AASC.
.
TÓM TẮT
Khoá luận gồm có 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính
Phần II: Thực trạng lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Phần III: Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Lý luận chung về quy trình lập và phát hành BCKT về BCTC
Kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC: là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCTC cũng như việc BCTC có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không. Các BCTC thường được kiểm toán nhiều nhất là BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, kể cả các bản ghi chú, thuyết minh bổ sung BCTC.
Đối tượng của kiểm toán BCTC: là các bảng khai tài chính. bộ phận quan trọng của những bảng khai này là BCTC. “BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.
Mục tiêu của kiểm toán BCTC: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc chi phối kiểm toán BCTC – “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)
Quy trình chung kiểm toán BCTC
Lập kế hoạch kiểm toán: là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế thứ 3 – Các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt một cuộc kiểm toán do IAPC (Uỷ ban thực hành kiểm toán Quốc tế) phê duyệt tháng 6/1980 và ban hành tháng 10/1980 nêu rõ: “KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành có hiệu quả, đúng thời gian. Kế hoạch kiểm toán phải được tiến hành trên cơ sở các hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng”.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán: là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.
Kết thúc kiểm toán: là công việc cuối cùng trong quy trình chung kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng nhưng đóng vai trò quan trọng không kém vì đây là giai đoạn mà các KTV phải tổng hợp để hình thành nên ý kiến của mình về BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán. Để kết thúc kiểm toán, cần đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.
Lý luận chung về BCKT về BCTC
BCKT về BCTC: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính – BCKT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán.
Vai trò, ý nghĩa của BCKT về BCTC
Đối với hoạt động kiểm toán: BCKT về BCTC là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC để trình bày kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của KTV về thông tin định lượng và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành.
Đối với người sử dụng BCTC: khi sử dụng BCTC có BCKT về BCTC đính kèm giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trên BCTC trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có BCTC này.
Yêu cầu lập, trình bày, gửi BCKT về BCTC: BCKT về BCTC được trình bày theo chuẩn mực kiểm toán quy định của về nội dung, kết cấu và hình thức.
Các yếu tố cấu thành BCKT về BCTC
Tên và địa chỉ công ty
Số hiệu BCKT
Tiêu đề BCKT
Người nhận BCKT
Mở đầu của BCKT
+ Ghi rõ các BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày lập và phạm vi niên độ tài chính mà BCTC đó phản ánh.
+ Khẳng định rõ ràng việc lập BCTC là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kiểm toán của mình.
Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán
+ Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận.
+ Ghi rõ là công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý là các BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu.
+ Nêu rõ các công việc đã thực hiện.
Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán
Địa điểm và thời gian lập BCKT
Chữ ký và đóng dấu
Các loại ý kiến của KTV trình bày trên BCKT về BCTC
Ý kiến chấp nhận toàn phần
BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận)
BCTC được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV; BCTC sau khi điều chỉnh đã được KTV chấp nhận.
BCKT về BCTC có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC, nhưng không có ảnh hưởng đến BCKT về BCTC.
Ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp KTV và côgn ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tuỳ thuộc mà KTV đã nêu ra trong BCKT về BCTC.
Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến): được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến của BCTC.
Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.
Trình tự lập và phát hành BCKT về BCTC
Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng – “Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy”.
Các khoản nợ tiềm tàng bao gồm:
Các vụ kiện đang chờ xét xử;
Các tranh cãi về thuế;
Các giá trị bảo lãnh về sản phẩm mà doanh nghiệp đã cam kết với người tiêu dùng;
Các bảo lãnh công nợ;
Các thương phiếu đã chiết khấu;
Các thư tín dụng mở còn hiệu lực.
Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán
“Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC: là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký BCKT; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 – Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính.
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng
“Một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là một năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 - Hoạt động liên tục.
Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 - Giải trình của giám đốc – KTV phải thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày BCTC trung thực; hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt BCTC. KTV thu thập bằng chứng nói trên trong các biên bản họp Hồi đồng quản trị (hoặc Ban giám đốc) liên quan đến vấn đề này, hoặc bằng cách yêu cầu Giám đốc cung cấp “Bản giải trình”, bản “Báo cáo của Giám đốc” hoặc “Báo cáo tài chính” đã được Giám đốc ký duyệt.
Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán
Sau khi hoàn thành thủ tục kiểm toán đối với các phần hành, KTV tiến hành tổng hợp các kết quả kiểm toán để xem xét xem liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là các thông tin trên BCTC được trình bày trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Bước chủ yếu trong quá trình này là sự xem xét lại chương trình kiểm toán để đảm bảo là tất cả các phần đã được hoàn thành chính xác và có chứng từ chứng minh, tất cả các mục tiêu kiểm toán đều được thoả mãn. Nếu KTV nhận thấy chưa thu thập đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về tính trung thực trong BCTC của đơn vị được kiểm toán thì KTV sẽ tiến hành thu thập thêm bằng chứng kiểm toán bổ sung hoặc lựa chọn dạng nhận xét thích hợp trong BCKT và lập Thư quản lý.
Lập dự thảo BCKT và thư quản lý
Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính
Đây là công việc không thể thiếu đối với mỗi cuộc kiểm toán, đảm bảo sự thống nhất chung về BCKT sẽ được phát hành giữa đơn vị được kiểm toán với công ty kiểm toán.
Thư quản lý
Để giúp đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán được phép phát hành thư quản lý.
Thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể, gồm: Hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Trong thư quản lý, KTV ghi chép những đánh giá của mình về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
Thảo luận lại với khách hàng
Sau khi đưa ra BCKT dưới dạng dự thảo, kiểm toán viên sẽ gửi cho khách hàng để lấy ý kiến đồng thời thảo luận với khách hàng. Cuộc thảo luận này xoay quanh những vấn đề, những sai phạm mà kiểm toán viên phát hiện được trong quá trình kiểm toán và được trình bày trên báo cáo dự thảo
Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành
Trước khi được phát hành, BCKT sẽ được Ban giám đốc công ty kiểm toán và trưởng/phó phòng trực tiếp của KTV có trách nhiệm phát hành BCKT tiến hành soát xét.
Mục tiêu của công tác soát xét BCKT nhằm đảm bảo rằng BCKT được lập phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế cả về nội dung, kết cấu và hình thức
Hoàn chỉnh, công bố phát hành BCKT về BCTC của doanh nghiệp
Sau khi thoả thuận và đi đến thống nhất với khách hàng, KTV bắt đầu tiến hành lập và phát hành BCKT chính thức bao gồm đầy đủ các nội dung chính.
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày công bố BCKT và BCTC
Sau ngày công bố BCTC và BCKT, KTV không có bất kỳ nghĩa vụ thẩm tra tiếp tục nào đối với các BCTC của đơn vị. Tuy nhiên, nếu sau khi các BCTC này đã được phát hành, KTV nhận thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC đã được kiểm toán mà trước khi ký BCKT, KTV chưa phát hiện ra thì họ phải thảo luận vấn đề đó với các nhà quản lý doanh nghiệp.
Thực trạng lập và phát hành BCKT về BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và là một trong những tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán và tư vấn Tài chính.
Mục tiêu hoạt động của AASC là nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán tốt nhất, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao nhất cho công tác quản lý tài chính và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng
Công ty có 2 phòng chức năng là phòng Hành chính tổng hợp và phòng Kế toán. Ngoài 2 phòng chức năng, AASC còn có 7 phòng nghiệp vụ trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty: phòng Công nghệ thông tin; phòng Kiểm toán dịch vụ thương mại; phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất; phòng tư vấn k