Dầu hay còn được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nó mang lại nguồn lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và các dân tộc trên thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này. Dầu chiếm một một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu Âu và châu Á lên mức cao là 53% ở Trung Đông. Các vùng địa lý khác tiêu thụ năng lượng còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi (41%), và Bắc Mỹ (40%). Thế giới tiêu thụ 30 tỷ thùng (4,8 km3) dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất, 24% lượng dầu sản xuất năm 2004 được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Dầu có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu để có thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì hầu hết mọi ngành kinh tế như: Giao thông vận tải, điện lực, công nghiệp đều cần đến nó. Dầu cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hóa học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo, phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu nói riêng ngày càng tăng. Dầu giữ vai trò chủ chốt trong quá trình thiết lập những sách lược chính trị của các quốc gia. Với vai trò to lớn và ngày càng quan trọng của dầu như thế, việc dự đoán trước được giá của dầu sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn, vì thế chúng em chọn đề tài nghiên cứu “ LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU TRÊN THẾ GIỚI ” để có cái nhìn tổng quát, rút ra các kinh nghiệm để có thể dự báo tình hình giá dầu biến đổi như thế nào trong tương lai.
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử giá dầu và phân tích các yếu tố tác động đến giá dầu trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU TRÊN THẾ GIỚI
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Dầu hay còn được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nó mang lại nguồn lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và các dân tộc trên thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này. Dầu chiếm một một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu Âu và châu Á lên mức cao là 53% ở Trung Đông. Các vùng địa lý khác tiêu thụ năng lượng còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi (41%), và Bắc Mỹ (40%). Thế giới tiêu thụ 30 tỷ thùng (4,8 km3) dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất, 24% lượng dầu sản xuất năm 2004 được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Dầu có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu để có thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì hầu hết mọi ngành kinh tế như: Giao thông vận tải, điện lực, công nghiệp đều cần đến nó. Dầu cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hóa học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo,… phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu nói riêng ngày càng tăng. Dầu giữ vai trò chủ chốt trong quá trình thiết lập những sách lược chính trị của các quốc gia. Với vai trò to lớn và ngày càng quan trọng của dầu như thế, việc dự đoán trước được giá của dầu sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn, vì thế chúng em chọn đề tài nghiên cứu “ LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU TRÊN THẾ GIỚI ” để có cái nhìn tổng quát, rút ra các kinh nghiệm để có thể dự báo tình hình giá dầu biến đổi như thế nào trong tương lai.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Các khái niệm cơ bản
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.
Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ thứ 19 một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm 1852 một nhà bác sĩ và địa chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch. Năm 1855 nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt.
Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 m.
Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ. Khi lượng dầu giảm thì áp suất khí cũng giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước xuống để đẩy dầu lên.
Phân loại dầu mỏ
Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát (ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ trọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành.
Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là:
Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu.
West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ.
Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của dầu mỏ Trung Cận Đông.
Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông).
Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông).
Giỏ OPEC bao gồm:
Arab Light Ả Rập Saudi
Bonny Light Nigeria
Fateh Dubai
Isthmus Mexico (không OPEC)
Minas Indonesia
Saharan Blend Algérie
Tia Juana Light Venezuela
OPEC cố gắng giữ giá của giỏ Opec giữa các giới hạn trên và dưới, bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất. Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường. Giỏ OPEC, bao gồm hỗn hợp của dầu thô nặng và nhẹ là nặng hơn cả Brent và WTI.
Tầm quan trọng của dầu mỏ
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".
Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2003 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela. Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm.
Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979.
LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU
Giống như giá cả của các mặt hàng khác, giá dầu thô trải qua biến động khác nhau trong thời gian thiếu hoặc thừa quá mức. Chu kỳ giá dầu thô có thể mở rộng qua nhiều năm, đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu cũng như cung cấp của OPEC và không phải OPEC.
Nếu xem xét từ năm 1869, giá dầu thô trung bình tại Mỹ ( điều chỉnh cho lạm phát trong năm 2010 của đồng đô la) là $ 23,67 một thùng so với $ 24,58 cho giá dầu thế giới. Một nửa thời gian giá dầu của Mỹ và thế giới dưới mức giá dầu trung bình 24,58 USD mỗi thùng.
Các kết quả sẽ khác đi nhiều nếu chỉ chỉ xem xét những số liệu từ năm 1970. Trong trường hợp đó, dầu thô của Mỹ đã có mức giá trung bình là $ 34,77 một thùng. Giá dầu trung bình của thế giới cao hơn một chút là 37,93 USD mỗi thùng..Khi Tổng thống hiện tại của Hoa Kỳ nhậm chức, giá là 35,00 USD mỗi thùng. Đến cuối năm 2009 giá đã tăng gấp đôi, giá trung bình năm 2009 là $ 56,35 và giá trung bình trong năm 2010 là $57.00
Từ biểu đồ thứ nhất có thể thấy giai đoạn trước năm 1973 giá dầu mỏ không có nhiều những biến động đáng kể. Ngoài ra sự chênh lệch về giá trung bình nếu chỉ xét số liệu từ năm 1970 cho thấy sự biến đổi về giá dầu mỏ giai đoạn này là cao. Năm 1973 là năm mà xảy ra cuộc chiến tranh xung đột giữa các nước hồi giáo Arab và nhà nước do thái Israel dẫn đến lệnh cấm vận dầu mỏ ở các quốc gia này. Từ đó, có thể coi đây làm mốc để phân ra hai thời kỳ chủ yếu của lịch sử dầu mỏ.
Điểm qua về tình hình giá dầu mỏ thế giới Giai đoạn trước Cấm vận. Giai đoạn này không có nhiều biến động, giá dầu mỏ chỉ thay đổi đôi chút, không đáng kể so với mức thay đổi giai đoạn sau năm 1973.
Từ năm 1948 đến cuối những năm 1960, giá dầu thô dao động từ $ 2,50 và $ 3,00. Giá dầu đã tăng từ $ 2,50 năm 1948 lên khoảng 3,00 năm 1957. Khi đối chiếu với tỷ giá đô la năm 2010, giá dầu thô dao động từ $ 17 và $ 19 trong hầu hết thời gian của thời kỳ này.
Từ năm 1958 đến 1970, giá vẫn ổn định gần mức $ 3,00 cho mỗi thùng, nhưng trong thực tế giá dầu thô giảm từ $ 19 đến $ 14 một thùng. Giá dầu thấp hơn không chỉ bởi sự điều chỉnh theo lạm phát theo năm 2010, mà còn bởi vì vào năm 1971 và 1972 các nhà sản xuất quốc tế bị ảnh hưởng bởi sự yếu đi của đồng đô la. OPEC được thành lập vào năm 1960 với năm thành viên sáng lập: Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Đến cuối năm 1971, sáu quốc gia khác đã tham gia vào nhóm là: Qatar, Indonesia, Libya, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Algeria và Nigeria. Tuy nhiên phải đến năm 1973 khi có lệnh cấm vận dầu mỏ tức là phải mất hơn một thập kỷ hình thành của nó, OPEC mới nhận ra khả năng ảnh hưởng to lớn của nó với thị trường dầu mỏ thế giới.
Vậy tại sao từ những năm 1973 trở đi, giá dầu lại có những thời kỳ giá cao giá thấp chênh lệch nhau đến như vậy chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một số yếu tố tác động đến giá dầu mỏ thế giới qua lịch sử giá dầu từ năm 1973 đến nay. Có 4 yếu tố chủ yếu tác động mạnh mẽ nhất đến giá dầu mỏ là:
Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ.
Tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn của thế giới.
Một số chính sách của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
Sự suy yếu của đồng đô la.
Cuối cùng là một số các yếu tố không chủ yếu khác.
Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ
Giai đoạn trước năm 1973
Trước năm 1973 bảy công ty dầu khí Mỹ - Anh – Hà Lan kiểm soát 98% trữ lượng dầu thô thế giới và Mỹ là nước đứng đầu về khai thác – chế biến dầu, nên chính phủ Mỹ có đủ điều kiện biến thị trường dầu mỏ thành nơi thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Mọi giá cả giao dịch dầu thô trên thế giới đều quy định theo giá yết bảng ở Vịnh Mexic, giá này lại phục vụ cho chính sách khuyến khích phát triển thăm dò – khai thác dầu khí ở Bắc Mỹ. Theo hệ thống giá bán của CIF đồng nhất toàn cầu thì giá dầu tại bất cứ giếng dầu nào trên thế giới cũng được tính theo công thức sau:
a + f = x + f1.
a là giá dầu Mỹ từ vịnh Mexico ( theo chất lượng dầu)
f là phí chuyên chở từ Vịnh Mexico về New York
x là giá dầu của giếng x của một nươc nào bất kỳ trên thế giới có cùng chất lượng với dầu Mỹ
f1 là phí chuyên chở từ nơi x tới New York
Vì f1 lớn hơn rất nhiều f nên x bao giờ cũng thấp đáng kể so với a, do đó giá dầu nhẹ của Arab Saudi chỉ ở mức 1,7 đến 1,8 đô/thùng. Hệ thống định giá này là nguồn gốc giá yết bảng. Nó có tác dụng bảo đảm tính khống chế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực dầu khí, làm đình đốn công nghiệp than đá, ngăn chặn công nghiệp nguyên tử, mở rộng quy mô và tốc độ bóc lột tài nguyên đối với các nước ngoài Mỹ, tăng lợi nhuận cho các nước phát triển. Với tầm ảnh hưởng to lớn của Mỹ về mọi mặt kinh tế, quân sự, chính trị trên thế giới nên thời kỳ này giá dầu không có nhiều biến động mạnh. Vai trò của 7 công tỳ dầu khi là vai trò quyết định đến giá dầu chung của thế giới, mỗi khi có biến động gây ảnh hưởng đến nguồn cung hoặc nguồn cầu thì 7 công ty này vẫn có thể kiểm soát giá dầu theo ý định của mình.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có vai trò quan trọng trong đối với giá dầu thế giới từ năm 1973
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, trong tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries).
OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). Các thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9 1965.
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.
Tổ chức
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.
Thành viên
Hiện nay tổ chức này có 12 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập.
Châu Phi
Algérie (tháng 7 năm 1969)
Libya (tháng 12 năm 1962)
Nigeria (tháng 7 năm 1971)
Angola (tháng 1 năm 2007)
Trung Đông
Iran (tháng 9 năm 1960)
Iraq (tháng 9 năm 1960) (không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC từ năm 1998)
Kuwait (tháng 9 năm 1960)
Qatar (tháng 12 năm 1961)
Ả Rập Saudi (tháng 9 năm 1960)
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (tháng 11 năm 1967)
Nam Mỹ
Venezuela (tháng 9 năm 1960)
Ecuador (1973-1993, 2007)
Cựu thành viên
Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995)
Indonesia (tháng 12 năm 1962 đến 2008)
Thành viên tương lai
Bolivia, Canada, Sudan và Syria đã được OPEC mời tham gia.
Mục tiêu
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài.
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
Các biện pháp của OPEC theo thứ tự thời gian
14 tháng 9 năm 1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad.
1965: Dời trụ sở về Wien. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá.
1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận.
1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn.
1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới.
1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát.
1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng.
1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu.
1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%.
1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày.
1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày.
1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu.
1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra.
2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
Phân tích vai trò của OPEC
Năm 1973 sau khi xảy ra cấm vận dầu mỏ của các nước OPEC kéo theo đó là sự gia tăng của giá dầu thế giới, vai trò quyết định cuối cùng giá các loại dầu mỏ của 7 công ty của Mỹ, Anh , Hà Lan đã được chuyển sang OPEC nghĩa là phải đến 1 thập kỷ sau khi thành lập thì OPEC mới nhận ra được vai trò quan trọng của mình. Cũng như 7 tổ chức kia, OPEC cũng muốn kiểm soát giá dầu theo mục đích của mình là làm sao luôn bán được mức cao nhất và có thể chiếm lĩnh thị phần cao nhất tuy nhiên với sự thay đổi của tình hình chính trị trên thế giới và các chính sách không hợp lý của mình ,OPEC hiếm khi đạt được ý muốn kiểm soát giá dầu của mình. Tuy OPEC vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi của giá dầu thế giới vì tổ chức này dù sao vẫn là tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, nếu họ giảm sản lượng của mình thì cũng kéo theo một hệ lụy là giá dầu tăng cao tuy nhiên có một thực tế là các quốc gia này công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế của họ, là nguồn lợi chính cho ngân sách quốc gia của họ. Chính vì thế cơ chế thực thi của OPEC là không chặt chẽ để có thể điều chỉnh giá dầu theo ý muốn của mình. Cơ chế thực thi duy nhất tồn tại trong OPEC là khả năng sản xuất của Arập xê-út vì thế sự quyết định cuối cùng, quan trọng nhất hoàn toàn thuộc về thành viên này chứ không phải thuộc về OPEC. Với công suất dự phòng đủ để có thể tăng mức sản xuất đến mức bù đắp các tác động của mức giá thấp hơn, đem về doanh thu riêng của mình, Ả-rập Xê-út có thể thực hiện luật lệ của riêng mình bằng cách đe dọa để tăng sản xuất đủ để giá cả trên thị trường sụp đổ. Trong thực tế ngay cả điều này là cũng không phải một cơ chế thực thi OPEC trừ khi mục tiêu của OPEC trùng hợp với những người Ả-rập Xê-út. Điều này là khác biệt so với giai đoạn trước năm 1973 khi mà 7 công ty của Mỹ, Anh, Hà Lan có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trong vai trò kiểm soát giá của mình. Từ năm 1974 đến 1978, giá dầu trên thế giới không có nhiều biến động, dao động từ $ 12,52 một thùng lên 14,57 USD một thùng. Khi điều chỉ