Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử,
“Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và
mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện
trọng đại c ủa dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Truyền thống đoàn kết, truyền thống lịch sử, cách mạng,
văn hoá đã và đang là những động lực to lớn để nhân dân các dân tộc trong
tỉnh giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước,
trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước cũng như trong công cuộc đổi
mới hiện nay.
Tổng kết lại chặng đường đổi mới, nhằm đánh giá và cổ vũ nhân dân
các dân tộc trong thị xã cũng như toàn tỉnh, củng cố niềm tin vào Đảng, phát
huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên
hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn hiện nay,
việc cấp thiết của mỗi dân tộc hay từng địa phương cụ thể, vấn đề lịch sử đặt
ra ở hiện tại cũng như cho tương lai đó là sự phát triển bền vững. Theo Hội
đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission and
Environment and Development (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế
hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Như vậy, chúng ta tổng kết
những gì đã đạt được và hạn chế trong thời gian qua, để hoạch định một bước
đi đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững, theo đường lối đổi mới của đất
nước, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử là một việc làm cần thiết.
153 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lich sử phát triển của Thị xã Tuyên Quang qua các giai doạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM NGỌC HÙNG
THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Thái Nguyên 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội , người đã hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này . Xin
được cám ơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên , nơi tác giả
hoàn thành Chương trình Cao học dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thày ,
cô giáo. Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang,
trường THPT Tân Trào - Thành phố Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện để tác
giả hoàn thành chương trình học tập . Và cuối cùng , xin cảm ơn gia đình và
bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi , động viên , giúp đỡ tác giả trong suốt
thời gian học tập , nghiên cứu và hoàn thành luận văn này .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài...................................7
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................8
5.Đóng góp của luận văn...................................................................................9
6. Bố cục của luận văn.......................................................................................9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991.
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..............................................................10
1.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................11
1.1.3. Đặc điểm khí hậu........................................................................11
1.1.4. Tài nguyên...................................................................................12
1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng..........................................14
1.2.1. Dân cư.........................................................................................14
1.2.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng.............................................14
1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội trước năm 1991................21
1.31. Tình hình chính trị........................................................................21
1.3.2. Đặc điểm kinh tế.........................................................................22
1.3.3. Đặc điểm xã hội..........................................................................25
Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000
2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tách tỉnh (năm 1991)...................29
2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.........32
2.2.1. Kinh tế.........................................................................................32
2.2.2. Xã hội..........................................................................................43
2.2.3. Củng cố an ninh - quốc phòng - trật tự an toàn xã hội................47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008
3.1. Tình hình chính trị ...................................................................................52
3.2. Chuyển biến về kinh tế.............................................................................53
3.2.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................54
3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá)....................................................................................................57
3.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch...................................................66
3.2.4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản.....................................................71
3.2.5. Tài chính - ngân hàng..................................................................83
3.2.6. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị...............85
3.2.7. Hoạt động khoa học - công nghệ ...............................................89
3.2.8. Môi trường..................................................................................90
3.3. Chuyển biến về xã hội .............................................................................95
3.3.1. Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số - Lao động, việc làm.............95
3.3.2. Giáo dục - đào tạo - văn hóa - thể thao.........................................99
3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội......................................................108
3.3.4. Công tác Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng ................................112
3.3.5. Quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội...........................115
3.3.6. Các tôn giáo, tín ngưỡng ..........................................................120
KẾT LUẬN..................................................................................................122
Tài liệu tham khảo .......................................................................................126
Phụ lục
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Thành nhà Mạc xưa Một góc chợ Tam Cờ trước năm
1945
Thị xã Tuyên quang nhìn toàn cảnh
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Biểu tượng Thành phố Tuyên Quang 2010
Đây là mẫu biểu tượng mang nét đặc trưng của
Thành phố Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô,
đang trên đà hội nhập và phát triển.
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Tổ chức Lễ Phật Đản tại chùa An Vinh thị xã Tuyên Quang
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Lễ hội đền Hạ
Đường Bình Thuận, phường Minh Xuân
(thị xã Tuyên Quang).
Đường tránh thị xã Tuyên Quang
Cánh đồng Phường Ỷ La (nhìn từ quốc lộ 2)
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các hàng rau, hoa, quả tại chợ Tam Cờ Nghề tiểu thủ công nghiệp như: mây giang
đan, làm chổi chít, chế biến lâm sản...
Khu vực lò cao thuộc dự án sản xuất phôi thép
do C.ty liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên
làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn lắp đặt
thiết bị và hoàn thiện các hạng mục xây dựng.
Nhà máy Xi măng Tân Quang công suất 910.000
tấn/năm đang được khẩn trương xây dựng tại
xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử,
“Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và
mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện
trọng đại của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Truyền thống đoàn kết, truyền thống lịch sử, cách mạng,
văn hoá đã và đang là những động lực to lớn để nhân dân các dân tộc trong
tỉnh giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước,
trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước cũng như trong công cuộc đổi
mới hiện nay.
Tổng kết lại chặng đường đổi mới, nhằm đánh giá và cổ vũ nhân dân
các dân tộc trong thị xã cũng như toàn tỉnh, củng cố niềm tin vào Đảng, phát
huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên
hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn hiện nay,
việc cấp thiết của mỗi dân tộc hay từng địa phương cụ thể, vấn đề lịch sử đặt
ra ở hiện tại cũng như cho tương lai đó là sự phát triển bền vững. Theo Hội
đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission and
Environment and Development (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế
hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Như vậy, chúng ta tổng kết
những gì đã đạt được và hạn chế trong thời gian qua, để hoạch định một bước
đi đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững, theo đường lối đổi mới của đất
nước, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử là một việc làm cần thiết.
Đối với nước ta, các tỉnh miền núi phía Bắc có điểm xuất phát thấp,
kinh tế chậm phát triển và đây vẫn là những vùng nghèo nhất cả nước. Tuy
nhiên trải qua một quá trình, có sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
sát sao của các cấp chính quyền và những nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng
bào các dân tộc nên bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi đã thay đổi.
Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống
lịch sử lâu đời, với vị trí là phên dậu của đất nước trong thời kì phong kiến.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc,
thị xã Tuyên Quang đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong nhiệm vụ kháng
chiến và làm căn cứ, hậu phương vững chắc của cả nước.
Từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên
Quang và tỉnh Hà Giang, thị xã Tuyên Quang với vai trò là trung tâm phát
triển của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song đã nhanh chóng bắt tay
vào xây dựng dựa trên phương hướng nhiệm vụ đề ra của Đảng, Nhà nước và
chính quyền địa phương. Từ một nền kinh tế thuần nông, thị xã đã tập trung
mọi tiềm lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế thị xã
nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng thương mại - dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh,
hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được giữ vững;
đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên
về mọi mặt, thị xã đã đạt được các tiêu chí theo quy định là đô thị loại III,
đánh dấu tiến trình phát triển đi lên, có ý nghĩa lịch sử, là tiền đề quan trọng
để xây dựng thị xã trở thành thành phố thuộc tỉnh (2010). Đó là điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh ở các lĩnh vực mà thị xã
có tiềm năng và lợi thế như: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản;
khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thương mại, du
lịch;
Ngày 10/9/2009, thị xã Tuyên Quang đã công bố Quyết định của Bộ Xây
dựng công nhận thị xã Tuyên Quang đạt tiêu chí là đô thị loại III. Đây là xu
thế tất yếu, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngày
21-8-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 65-KL/TU đồng ý chủ
trương lập Đề án đầu tư xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
vào năm 2010. Xây dựng thị xã Tuyên Quang - thành phố tương lai "sạch,
xanh, sáng, đẹp". Việc tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ
đô thị loại III, trở thành thành phố thuộc tỉnh là nhờ vào kết quả của cả một
chặng đường xây dựng và phát triển từ khi đổi mới đến nay.
Như vậy, quá trình đô thị hóa là bước phát triển tất yếu của xã hội hiện
đại, nước ta tuy có đi sau thế giới một chút nhưng chắc chắn không thể nằm
ngoài quy luật này. Trong giai đoạn mới của lịch sử, thị xã Tuyên Quang đã
tự nhìn nhận lại một cách cụ thể về sự phát triển của mình trong quá trình xây
dựng phát triển bền vững. Cụ thể trong Quyết định số 26 /2007/QĐ-UBND,
ngày 17/8/2007 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của
Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá
XIV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển
nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước từ
tỉnh đến cơ sở nhằm tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, để Tuyên
Quang phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thị xã Tuyên Quang (thành phố
Tuyên Quang trong tương lai) là của cả tỉnh Tuyên Quang. Nhân dân Tuyên
Quang lại chung sức, chung lòng xây dựng thị xã Tuyên Quang sớm trở thành
thành phố vào năm 2010..
Giai đoạn 1991 đến 2008, thị xã Tuyên Quang đóng vai trò là trung tâm
của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của cả tỉnh,
thị xã đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất, con người để thoát khỏi khủng
hoảng và tiến tới trở thành một đô thị phát triển. Có thể nói giai đoạn này là
tiền đề để thị xã bước sang một trang sử mới, đó là được công nhận đô thị loại
III từ ngày 10/9/2009, và xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố
vào năm 2010.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Dựa trên các nguồn tư liệu, luận văn này khái quát lại tình hình “Thị xã
Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”, qua đó khẳng định những thành quả đã đạt
được và hạn chế còn tồn tại; đồng thời khẳng định thêm sự đúng đắn trong
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối
phát triển cho mô hình địa phương miền núi phía Bắc.
Đề tài cũng làm rõ thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của thị
xã Tuyên Quang trong quá khứ và hiện tại.
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và
học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con
người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền
thống, trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc
thêm lịch sử dân tộc. Đáp ứng yêu cầu giảng dạy phần lịch sử địa phương
trong phân phối chương trình bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, luận văn có
thể cung cấp nguồn tư liệu cho việc biên soạn và giảng dạy phần lịch sử địa
phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết tôn trọng và phát huy truyền thống
lịch sử quê hương.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
“Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài về lịch sử địa phương trong những giai đoạn đổi mới đất nước đã
được nghiên cứu và công bố nhiều cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trước hết là tại
các văn kiện Đảng và Nhà nước và các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng
bộ địa phương.
Vai trò của kinh tế địa phương thể hiện trong các văn kiện Đảng và Nhà
nước đó là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII
(1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006).
Các cuốn sách "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời
đại" của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Đổi mới sâu
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực" của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội" của Tổng
Bí thư Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992… đã nêu lên những yêu
cầu, định hướng đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta.
Tác phẩm "Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên
xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh" của Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát
triển kinh tế đất nước thời đổi mới.
Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 - 1975; 1975 - 2005. NXB
Giáo dục, Hà Nội 2005.
Việt Nam 1954 - 2005 (21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30
năm xây dựng bảo vệ Tổ quốc). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
Trần Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nhà xuất bản Giáo
dục - 2006
Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi
mới như tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay - những vấn đề lý
luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998; "Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải
pháp" của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
.... Các tài liệu nói trên đã đặt ra những yêu cầu, định hướng cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đối với thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, vấn đề “Thị xã Tuyên
Quang từ 1991 đến 2008” được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu
của các cơ quan, cá nhân, các báo cáo của các cơ quan Đảng, chính quyền địa
phương, trong đó có:
- Lịch sử truyền thống xây dựng và phát triển của thị xã Tuyên Quang
được giới thiệu trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang". Cuốn sách
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
đã nêu lên một cách khá đầy đủ, tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội thị xã dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm đổi mới.
- Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang". Cuốn sách đã nêu lên
một cách tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- UBND thị xã Tuyên Quang: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội thị xã Tuyên Quang đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, Tuyên Quang,
tháng 8-2007.
- Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
hằng năm của UBND thị xã Tuyên Quang.
- Trong báo cáo của các phòng, ban như phòng Giáo dục và Đào tạo,
phòng Công nghiệp, phòng Thương mại và Dịch vụ, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên & Môi trường… có đề cập đến
chuyên ngành do phòng ban phụ trách nên không toàn diện, không có tính
tổng quát.
- Hệ thống niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang,
phòng thống kê thị xã Tuyên Quang thống kê những số liệu trong quá trình
xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang nhưng còn đơn lẻ, chưa có hệ
thống, chưa phản ánh được toàn cảnh tình hình thị xã Tuyên Quang giai đoạn
1991 đến 2008.
Tất cả các công trình nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tình hình thị
xã Tuyên Quang, nhưng ở đây chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách cụ thể, đầy đủ, hệ thống về thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm
2008. Với việc thực hiện đề tài: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”,
chúng tôi đánh giá cao các công trình nghiên cứu đi trước và đã xem xét, lựa
chọn sử dụng, vừa mang tính kế thừa, đồng thời phát triển để hoàn thành luận
văn của mình.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Do khoảng cách thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập còn quá ngắn,
tình hình kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, việc nhận xét đánh giá thật
không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ rõ; giữa lịch sử và thời sự
khó phân biệt nhau về ranh giới, do đó sẽ gặp khó khăn lớn về phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành - đó là phương pháp lịch sử. Với ý nghĩa nhất định
về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 trên các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Đề tài giới hạn trong thị xã Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang
- Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thị xã Tuyên Quang
từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang và tỉnh
Tuyên Quang, cho đến năm 2008, năm được công nhận trở thành đô thị loại
III.
3.3. Nhiệm vụ đề tài
Nghiên cứu, làm rõ công cuộc xây dựng và phát triển thị xã Tuyên
Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang
và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, những thành tựu và hạn chế cần
khắc phục. Nhìn nhận những bước đi trong sự phát triển bền vững của thị xã.
Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế,