Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, Phát triển kinh tế
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tăng cường liên kết dọc – ngang,
khai thác tốt hơn lợi thế so sánh sẵn có, đồng thời tìm cách chuyển lợi thế so
sánh thành lợi thế cạnh tranh, tạo lập lợi thế cạnh tranh mới của vùng trong
từng giai đoạn phát triển. Liên kết vùng khắc phục tình trạng không gian kinh
tế bị chia cắt theo địa giới hành chính, tình trạng “mạnh ai nấy làm”, “đầu
tư theo phong trào”, tạo điều kiện thúc đẩy “Liên kết bốn nhà”. Liên kết vùng
hướng trọng tâm vào việc phát huy thế mạnh của các sản phẩm chủ lực, đặc
thù của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản (tôm, cá tra); tạo sự đồng thuận
chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế vùng, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đất nước thời kỳ 2011 – 2020, xây dựng nông thôn mới, nâng cao vai
trò, vị thế của ng ười nông dân ĐBSCL – tác giả chính của “công trình” đưa
Việt Nam từ nước thiếu lương thực lên cường quốc xuất khẩu gạo thứ 2 trên
cả nước.
Tham luận này trình bày phương pháp tiếp cận, một số vấn đề nhìn từ
thực tiễn sôi động của nền kinh tế hàng hóa ở ĐBSCL. Từ đó, đề xuất những
nội dung trọng tâm cần liên kết và các giải pháp thực hiện.
11 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết vùng - Giải pháp thiết thực trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
1
LIÊN KẾT VÙNG - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC
TRONG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÙNG ĐBSCL
(Tham luận tại Hội thảo khoa học “Liên kết bốn nhà (LKBN) – Giải pháp cơ
bản góp phần xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ
Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức
tại TP. Bến Tre ngày 26 -7 - 2011)
ThS. Trần Hữu Hiệp1
TÓM TẮT:
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, Phát triển kinh tế
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tăng cường liên kết dọc – ngang,
khai thác tốt hơn lợi thế so sánh sẵn có, đồng thời tìm cách chuyển lợi thế so
sánh thành lợi thế cạnh tranh, tạo lập lợi thế cạnh tranh mới của vùng trong
từng giai đoạn phát triển. Liên kết vùng khắc phục tình trạng không gian kinh
tế bị chia cắt theo địa giới hành chính, tình trạng “mạnh ai nấy làm”, “đầu
tư theo phong trào”, tạo điều kiện thúc đẩy “Liên kết bốn nhà”. Liên kết vùng
hướng trọng tâm vào việc phát huy thế mạnh của các sản phẩm chủ lực, đặc
thù của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản (tôm, cá tra); tạo sự đồng thuận
chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế vùng, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội đất nước thời kỳ 2011 – 2020, xây dựng nông thôn mới, nâng cao vai
trò, vị thế của người nông dân ĐBSCL – tác giả chính của “công trình” đưa
Việt Nam từ nước thiếu lương thực lên cường quốc xuất khẩu gạo thứ 2 trên
cả nước.
Tham luận này trình bày phương pháp tiếp cận, một số vấn đề nhìn từ
thực tiễn sôi động của nền kinh tế hàng hóa ở ĐBSCL. Từ đó, đề xuất những
nội dung trọng tâm cần liên kết và các giải pháp thực hiện.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Liên kết vùng ĐBSCL gần đây được đề cập nhiều, ai cũng thấy cần thiết
phải làm, nhưng liên kết cái gì? Ai làm? Thực thi ra sao? Cần cơ chế và điều
kiện gì đẩ thực hiện liên kết pháttriển bền vững? Những vấn đề này cần được
thống nhất và triển khai đồng bộ với cơ chế chỉ huy, vận hành hiệu quả là yêu
cầu quan trọng đặt ra. Nhìn không gian phát triển dưới góc độ vùng, thì cần
liên kết giữa các tỉnh với nhau trong qui hoạch, thực hiện qui hoạch, sự phân
công nhiệm vụ của từng thành viên liên kết và vai trò “nhạc trưởng” trong
từng “cụm ngành kinh tế liên hoàn”.
1 Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, BCĐ Tây Nam Bộ, Ủy viên BCĐ Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL
2
2
Trong thực tiễn thời gian qua, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương
trong vùng ĐBSCL đã bước đầu thực hiện liên kết trong qui hoạch vùng, như
qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch xây dựng, qui hoạch
cấp nước … vùng ĐBSCL, phê duyệt và thực hiện các đề án: phát triển du
lịch vùng đến năm 20020, đề án phát triển thủy sản …; đầu tư có trọng điểm
các chương trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, đào tạo và dạy nghề,
xây dựng cụm, tuyến dân cư và ở vùng ngập lũ … Đặc biệt, gần đây Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ cùng với Trường ĐH Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL và Viện
Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và
13 tỉnh, thành trong vùng xây dựng Đề án liên kết vùng ĐBSCL trong nông
nghiệp, nông dân, nông thôn với 5 dự án sản xuất và tiêu thụ: (1) Lúa gạo (2)
Cây ăn trái (3) Thủy sản: tôm, cá tra (4) Đào tạo nghề cho nông dân phát triển
sản xuất và tiêu thụ trên 3 sản phẩm chủ lực: lúa gạo, trái cây, thủy sản (5) Cơ
chế, tổ chức và chính sách để phát triển các sản phẩm chủ lực và đào tạo nghề
cho nông dân ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương
khuyến khích việc liên kết vùng ĐBSCL, đảm bảo gắn kết được sự phát triển
của từng lĩnh vực, từng địa phương với phát triển của toàn vùng, nhằm phát
huy lợi thế, hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng lĩnh vực”.2 Song, từ
“chủ trương” đến “hiện thực” là một quá trình đòi hỏi phải được quán triệt,
chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả. Ban
Chỉ đạo, điều phối đề án đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê
duyệt đề án, phân bổ nguồn lực, tổ chức huy động các nguồn đầu tư, hình
thành cơ chế tổ chức, vận hành đề án liên kết vùng một cách hiệu quả. Thực
tiễn đang cần một cơ chế pháp lý rõ ràng trong liên kết, chỉ huy và phối hợp
các nguồn lực phát triển, cơ chế quản trị cấp vùng. Theo Chương trình tổng
thể Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông cửu Long năm 2011, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hội thảo
khoa học về “Cơ chế liên kết vùng ĐBSCL”, kết quả của Hội thảo sẽ được tập
hợp, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xây dựng và ban hành khung pháp lý
cho liên kết vùng.
2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
- Vùng (region) là một khái niệm phổ biến, có thể được phân chia theo
những cách thức khác nhau, nhưng không gian lãnh thổ và địa – kinh tế là tiêu
chí quan trọng để phân vùng. Theo đó, sự hình thành và tồn tại của vùng kinh
tế (economic region) là do yêu cầu phát triển KT-XH của mỗi quốc gia trong
những giai đoạn nhất định3. Theo cách phân vùng hiện nay, ĐBSCL bao gồm
toàn bộ không gian lãnh thổ của 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm: TP. Cần
2
Công văn số 740/VPCP-KTN ngày 01-02-2010 về Chương trình liên kết vùng ĐBSCL
3
Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam, NXb Giáo dục, 2009.
3
3
Thơ trực thuộc Trung ương, các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL hình
thành nên “Tứ giác động lực”, bao gồm: Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang
và Cà Mau. ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm
khoảng 12% diện tích, 22,8% về dân số, là địa bàn rộng và đông dân cư đứng
thứ 2 trong 6 vùng kinh tế của cả nước (chỉ sau ĐB sông Hồng). Hàng năm,
vùng này đóng góp khoảng 27% vào GDP cả nước, là trung tâm lúa gạo, nuôi
trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản; trung tâm năng lượng lớn của cả nước
với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất
khoảng 9.000 MW – 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam.
Việc hình thành các vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm
(phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) đã góp phần
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế chung cả nước, đồng thời tạo liên kết giữa
nội vùng và các vùng. Tuy nhiên, việc phân vùng kinh tế hiện nay còn tồn tại
một số vấn đề cần quan tâm, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách cũng
như chỉ đạo phát triển vùng:
Cách phân vùng kinh tế ở nước ta thời gian qua cũng như hiện
nay chưa thống nhất, chủ yếu phục vụ yêu cầu chỉ đạo, định hướng
chính sách và có ý nghĩa thống kê; việc phân vùng còn trùng lắp về
địa bàn như trường hợp của 2 tỉnh Long An và Tiền Giang, vừa nằm
trong vùng ĐBSCL vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
Hà Nội, Hải Phòng vừa nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vừa
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Xét về cơ cấu kinh tế, các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đều
hướng theo một “Cơ cấu đẹp” - tăng công nghiệp, dịch vụ, giảm nông –
lâm – ngư nghiệp. Kết quả là các địa phương trong vùng đều có cơ cấu
kinh tế tương tự nhau hơn là dựa trên lợi thế chung (hợp tác) và khai
thác lợi thế so sánh (đặc thù) của từng tỉnh. Dễ thấy nhất là tình trạng
tỉnh nào cũng có khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, nhà máy đường,
hoặc đang có xu hướng “chạy đua” xây dựng khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, trung tâm giống. Tình trạng hiện nay là cấp tỉnh
đang thực sự chi phối và quyết định sự phát triển kinh tế vùng. Do đó,
kinh tế vùng ĐBSCL, mặc dù đang có nhiều lợi thế về sản phẩm mũi
nhọn và các yếu tố địa - kinh tế khác nhưng chưa thể phát triển như
mong muốn, đòi hỏi một cơ chế liên kết hợp tác thực sự hiệu quả. Theo
đánh giá của Báo cáo “Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam”
công bố 11-2010, thì “Đầu tư hạ tầng được dùng để bù đắp cho các
tỉnh có tăng trưởng kém hơn chứ không phải nhằm tạo ra hiệu quả và
tác động cao nhất có thể”. Điều đó cũng cho thấy, định hướng đầu tư
4
4
hạ tầng đang nghiêng về góc độ “xã hội” hơn là “kinh tế”, nên trong
điều kiện nguồn lực tài chính hạn hẹp, càng khó phát huy thế mạnh của
địa phương và vùng. Theo TS. Trần Du Lịch4 “Đã đến lúc chúng ta cần
xoá bỏ tư duy cơ cấu kinh tế tỉnh, tránh tình trạng đất đai là “bờ xôi
ruộng mật”biến thành các KCN hoặc đô thị; thúc đẩy sự bố trí sản
xuất và dân cư trên phạm vi các vùng kinh tế”
Sự cạnh tranh giữa các tỉnh có thể phá vỡ qui hoạch vùng: Việt
Nam đang đẩy nhanh quá trình phi tập trung hóa, theo đó, chính quyền
cấp tỉnh được “chuyển giao quyền” và có quyền chủ động hơn về qui
hoạch và phân bổ các nguồn lực đầu tư trong phạm vi địa phương
mình. Các tỉnh thường quan tâm đến 2 vấn đề: Một là, tranh thủ các
nguồn lực (chủ yếu là phân bổ vốn đầu tư ngân sách từ Trung ương
theo cơ chế “xin – cho”); hai là, làm thế nào để tăng tính hấp dẫn của
môi trường đầu tư bằng cơ chế chính sách của địa phương. Kết quả là,
kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương vẫn còn “tàn dự” của “kinh
tế kế hoạch ” xưa, chưa thực sự theo kinh tế thị trường, định hướng của
nhà nước; nhiều tỉnh gắn “mác năng động” đã “chạy đua khuyến khích”
làm nảy sinh những câu chuyện tương tự như “ưu đãi đầu tư vượt rào”
hay tỉnh nào cũng “đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực” dẫn đến việc đãi
ngộ không còn ý nghĩa đặc thù, nó cũng giống như tình trạng tất cả đều
có “quyền ưu tiên” nên dẫn đến “không ai có quyền ưu tiên cả”. Trong
khi đó, hiện chưa có một cơ chế hành chính theo vùng nào chịu trách
nhiệm điều phối sự phát triển vùng và quá trình “chuyển giao quyền” từ
các Bộ, ngành Trung ương nhiều hơn cho các tỉnh (thẩm quyền quyết
định, cấp phép đầu tư, ban hành cơ chế, chính sách ...). Một chính sách
điều phối vùng (sát hợp hơn chính sách quốc gia) là cần thiết để điều
phối vùng trong những tình trạng tương tự.
Vùng kinh tế, trong đó có vùng ĐBSCL không phải là 1 đơn vị
hành chính – kinh tế, việc phân bổ ngân sách, nguồn lực đầu tư cho
vùng hoàn toàn do Trung ương đảm nhiệm. Theo Luật Ngân sách
hiện hành và các qui định về lập kế hoạch ngân sách hàng năm, vùng
không phải là cấp ngân sách; việc đầu tư cho vùng phụ thuộc vào sự
đầu tư của Trung ương và các tỉnh, thành (chủ yếu là để phát triển địa
phương, qua đó đóng góp cho vùng). Vì thế, vùng ĐBSCL không thể
nào thực thi một cách “chủ động” các chương trình, kế hoạch, dự án
đầu tư phát triển vùng. Nên không gian kinh tế vùng bị chia cắt và thu
hẹp, sản phẩm thế mạnh của vùng chưa được “liên kết”, lợi thế so sánh
của từng tỉnh chưa được phát huy mà còn cạnh tranh cục bộ lẫn nhau,
4
Tham luận Hội thảo Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, Cần Thơ
12-2010
5
5
chuỗi giá trị ngành hàng bị cắt khúc, đầu tư trùng lắp, suất đầu tư cao
do không tận dụng được “lợi thế dùng chung” trên cơ sở phân công
trong nội bộ vùng và liên vùng.
Tổ chức quản trị vùng và cơ chế phối hợp còn nhiều hạn chế: là
một trong 3 yếu tố quan trọng phát triển vùng, bao gồm: chính sách
vùng, công cụ - nguồn lực tài chính và cơ chế quản lý phối hợp. Để
phát triển kinh tế vùng, Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành
ban hành và hình thành hệ thống chủ trương, định hướng và chính sách
phát triển vùng ĐBSCL qua việc ban hành các Nghị quyết, Chiến lược,
Chương trình, Kế hoạch phát triển và qui hoạch vùng ĐBSCL. Nhưng
việc tổ chức thực hiện nó hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan Trung
ương và địa phương. Những hoạt động tích cực gần đây của Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ cũng chỉ là sự phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện của các Bộ, ngành và địa phương trong 3 lĩnh vực đột phá của
vùng như phát triển: giao thông, thủy lợi, giáo dục – đào tạo và dạy
nghề, cụm tuyến dân cư vượt lũ, các công trình trọng điểm trên địa bàn
vùng ... Do đó, việc hình thành một tổ chức chỉ đạo, quản lý điều hành
cấp vùng đang là vấn đề cần được nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung trên
cơ sở hoàn thiện một số mô hình hiện hữu như Ban Chỉ đạo điều phối
vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, một số hoạt động của BCĐ Tây
Nam Bộ. Hoạt động của tổ chức này nên hướng vào việc điều phối, tập
hợp được các dự án đang rải rác ở các Bộ, ngành, địa phương, có chức
năng giám sát, đánh giá hiệu quả các dự án cấp vùng.
Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù đã có chủ trương định
hướng và chính sách cơ bản về kinh tế vùng, Chính phủ đã ban hành
các qui hoạch vùng ĐBSCL, cách tiếp cận và xu hướng “tư duy theo
vùng” đang là hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế vùng và lãnh thổ,
4 vùng kinh tế trọng điểm đang được thành lập, các qui hoạch vùng
ĐBSCL đã và đang được Thủ tướng Chính phủ ban hành, như: qui
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch chung xây dựng, qui hoạch
thủy lợi, qui hoạch giao thông, giáo dục-đào tạo và dạy nghề, qui hoạch
vùng nuôi cá tra, basa; cac qui hoạch vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL (công nghệ thông tin và truyền thông, qui hoạch cấp nước, rác
thải …). Tuy nhiên, để “hiện thực hóa qui hoạch” bằng các chương
trình, dự án đầu tư phải được thông qua các đơn vị cấp Bộ hoặc cấp
tỉnh làm chủ đầu tư, thì tình trạng chung là thường bị chia nhỏ cho các
địa phương thực hiện như Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và
nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học,
một tuyến giao thông được “chia xẻ” đầu tư cho nhiều địa phương như
đường nối Cần Thơ – Vị Thanh, tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn, dự án
6
6
thủy lợi Ô Môn – Xà No …thiếu một cơ chế chỉ huy, liên kết vùng hiệu
quả.
3. NỘI DUNG & GIẢI PHÁP THỰC HIỆN LIÊN KẾT VÙNG
ĐBSCL
Trên cơ sở kết quả quá trình phát triển sản xuất kinh doanh trong nhiều
thập kỷ qua và những điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL, có thể xác định
một số sản phẩm mũi nhọn, tạo điều kiện hình thành và phát triển một số cụm
liên kết (cluster) tiềm năng của vùng. Đó là lúa gạo, cây ăn trái, thủy sản và
liên kết vùng trong đào tạo nghề cho nông dân để phát triển sản xuất và tiêu
thụ các sản phẩm này. Thực hiện liên kết vùng từ khâu qui hoạch, chỉ đạo
thực hiện qui hoạch, sử dụng các nguồn lực đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học
từ khâu lai tạo, chọn giống, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo,
thủy sản, trái cây; phản hồi cơ chế, tổ chức và chính sách về liên kết vùng và
liên kết “4 nhà” đến tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho cả vùng. Giải quyết
“nút thắt” đất đai do tình trạng sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún bằng
cách nghiên cứu ứng dụng mô hình Công ty cổ phần nông nghiệp, xây dựng
những cánh đồng nguyên liệu, trang trại sản xuất thủy sản, nhà vườn, có điều
kiện tổ chức sản xuất hàng hóa lớn. Qua đó, người nông dân góp vốn bằng
quyền sử dụng đất, phá bờ ruộng, tăng diện tích canh tác từ 5-10% diện tích,
giảm khoảng 50% chi phí bơm tưới tiêu, cơ giới hóa, gắn sản xuất với chế
biến và thị trường tiêu thụ.
3.1. Liên kết vùng phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
ĐBSCL nổi lên không chỉ với vai trò là “vựa lúa” cả nước, “chén cơm
châu Á” mà còn là vùng đầu tiên sản xuất lúa hàng hóa, chiếm lĩnh vị trí độc
tôn trong xuất khẩu gạo cả nước qua nhiều thời kỳ, trong giai đoạn hiện nay
và chắc chắn còn đảm trách vai trò quan trọng này trong tương lai. Hàng năm,
vùng này sản xuất 55% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo
xuất khẩu; chỉ riêng năm 2010, diện tích sản xuất lúa hơn 3,9 triệu ha, sản
lượng hơn 21,5/23,5 triệu tấn lúa cả nước, xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo, đạt kim
ngạch hơn 3,23 tỉ USD.
Trong khi người nông dân ĐBSCL là tác giả của “công trình” đưa Việt Nam trở thành và giữ vững vị
trí thứ 2 thế giới của một “cường quốc xuất khẩu gạo”, thì đời sống của họ lại luôn bị đe dọa bởi những yếu
tố bất ổn định như giá cả, thời tiết, dịch bệnh,…. Thông qua cơ chế liên kết vùng, xây dựng chính sách
ưu đãi tương xứng cho nông dân – “người lính” trên mặt trận “an ninh lương
thực”, có sự phân biệt giữa người sản xuất lúa cho mục tiêu an ninh lương
thực và người sản xuất lúa gạo cho mục tiêu thương mại. Hỗ trợ nghiên cứu
giống lúa mới, nâng cao năng lực chế biến, bảo quản sau thu hoạch, đóng gói
và thương hiệu gạo, đặc biệt là khâu xay xát và lưu trữ gạo trước khi đưa ra
thị trường.
7
7
3.2. Liên kết vùng phát triển và tiêu thụ thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 của cả nước đạt 4,82 tỷ USD,
cùng với lúa gạo, thủy sản là 1 trong 11 mặt hàng của cả nước đạt kim ngạch
xuất khẩu hơn 1 tỉ USD; trong đó, đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng thủy sản lớn
nhất nước với diện tích chiếm 70%, sản lượng chiếm 58%, tôm chiếm 80% và đóng góp
trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Riêng cá tra, chỉ với
5.000 ha mặt nước nuôi, cho sản lượng 1,2 triệu tấn mỗi năm, xuất khẩu cá tra
năm 2010 đạt 650 ngàn tấn, kim ngạch 1,4 tỉ USD. Nhiều năm qua, đặc biệt là
từ năm 2000 trở lại đây, khi mà công nghệ sản xuất giống được phát triển thì
nghề nuôi cá tra của ĐBSCL đã có bước phát triển nhảy vọt, nếu tính trong 10
năm qua (1997-2007) thì diện tích nuôi tăng khoảng 8 lần, sản lượng nuôi
tăng 45 lần, sản lượng fillet xuất khẩu tăng 55 lần và kim ngạch xuất khẩu
tăng 50 lần. Ở ĐBSCL đã hình thành các cụm nhà máy chế biến phát triển ở
Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ, đã hình thành mối
liên kết giữa nghiên cứu – chủ động khoảng 40% nguồn nguyên liệu - chế
biến – và xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản một cách tự phát quá nóng, thiếu đồng bộ;
đầu tư cho phát triển còn thấp, chậm; cơ sở hạ tầng yếu kém, rõ nhất là ngành nuôi tôm, cá tra ĐBSCL.... Để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cụm liên kết thủy sản, cần chú ý một số vấn đề như: đảm bảo
giống, phòng tránh dịch bệnh, tăng cường năng lực chế biến, kết nối chuỗi
giá trị sản xuất – chế biến – tiêu thụ thủy sản.
3.3. Liên kết vùng phát triển sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả
ĐBSCL là vùng có truyền thống trồng cây ăn trái với diện tích chiếm
38% và sản lượng chiếm 70%, lớn nhất cả nước, đã hình thành vùng chuyên
canh cây ăn trái ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồp Tháp, Vĩnh Long, Cần
Thơ; các HTX, nhà vườn đã ứng dụng ngày càng nhiều VietGap, GlobalGap;
Viện Cây ăn quả Miền Nam cùng các Trung tâm giống đã có nhiều đóng góp
trong việc nghiên cứu, chuyển giao giống, kỹ thuật canh tác, phòng trị bệnh
cây trồng; đã hình thành bước đầu mối liên kết giữa nhà vườn – nhà khoa học
– thương lái (chủ vựa, chành), doanh nghiệp, hiệp hội trái cây … trong các
khâu nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ.
3.4. Đào tạo nghề cho nông dân ĐBSCL phát huy 3 sản phẩm mũi
nhọn của vùng
Mục tiêu của dự án Đào tạo nghề cho nông dân ĐBSCL phát huy 3 sản
phẩm mũi nhọn của vùng (lúa gạo, trái cây và thủy sản) là trong 10 năm
(2011-2020) đào tạo và tư vấn nghề (chủ yếu là đào tạo máy cái) cho khoảng
30.000 lượt người và tư vấn nối kết doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề ở
địa phương, xây dựng Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo nghề nông thôn cho
toàn vùng đặt tại Đại học Cần Thơ. Việc đào tạo nghề cho nông dân sẽ được
8
8
lồng ghép chặt chẽ với đề án đào tạo nghề của các địa phương, hoạt động
khuyến nông và các khóa đào tạo, huấn luyện chuyển giao công nghệ của
Viện lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển
ĐBSCL. Với việc phát huy vai trò các trung tâm đào tạo nghề cấp vùng trong
việc cho ra đời các “máy cái” để đào tạo lại các kỹ năng nghề cho nông dân
thật sự có nhu cầu và liên kết chặt chẽ các chương trình đào tạo nghề đang có
xu hướng rãi ra ở các địa phương. Ngoài ra, một chủ trương lớn như vậy cũng
rất cần được Chính phủ chọn ĐBSCL – từ những đặc điểm, yếu tố mang tính
quyết định của vùng này – để làm điểm chỉ đạo. “Liên kết bốn nhà”, Xây
dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL cần được gắn kết chặt chẽ với liên kết
vùng, tập trung 3 sản phẩm mũi nhọn và đào tạo nghề nông dân để có đủ kiến
thức của “người sản xuất hàng hóa” trong nền kinh tế thị trường. Đây v