Lợi nhuận và biện pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận của công ty TNHH alphanam Hà Nội

Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi, từng bước cải thiện đời sống người lao động. Chính vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp, trong đó biểu hiện của hiệu quả là số lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay nói cách cách khác có lợi nhuận cao thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngược lại nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả không tạo ra được lợi nhuận, thu nhập không bù đắp nổi chi phí thì dẫn đến khả năng thất bại trong kinh doanh. Như vậy lợi nhuận có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều đó trong thời gian thực tập tại Công ty ALPHANAM Hà Nội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Công ty, kết hợp kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường, em đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Lợi nhuận và biện pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận của Công ty TNHH ALPHANAM Hà Nội”làm luận văn tốt nghiệp . Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Một số vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường . - Chương II: Phân tích tình hình lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ALPHANAM Hà Nội. - Chương III: Một số giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận ở công ty ALPHANAM Hà Nội.

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lợi nhuận và biện pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận của công ty TNHH alphanam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi, từng bước cải thiện đời sống người lao động. Chính vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp, trong đó biểu hiện của hiệu quả là số lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay nói cách cách khác có lợi nhuận cao thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngược lại nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả không tạo ra được lợi nhuận, thu nhập không bù đắp nổi chi phí thì dẫn đến khả năng thất bại trong kinh doanh. Như vậy lợi nhuận có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều đó trong thời gian thực tập tại Công ty ALPHANAM Hà Nội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Công ty, kết hợp kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường, em đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Lợi nhuận và biện pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận của Công ty TNHH ALPHANAM Hà Nội”làm luận văn tốt nghiệp . Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Một số vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường . - Chương II: Phân tích tình hình lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ALPHANAM Hà Nội. - Chương III: Một số giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận ở công ty ALPHANAM Hà Nội. Chương I Một số vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. I. Khái niệm và vai trò của lợi nhuận Doanh trong nền kinh tế thị trường. Khái niệm lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh gía hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một thời kỳ nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng quan tâm tới kết quả kinh doanh – lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận, xét trên các góc độ khác nhau ta có các khái niệm khác nhau về lợi nhuận như sau : Các nhà kinh tế học cổ điển trước Mark cho rằng ; “ Các phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận. Theo Mark thì : “ Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì ta gọi nó là lợi nhuận. Các nhà kinh tế học hiện đại mà đại diện là Samuenlson cho rằng:” Lợi nhuậnlà khoản thu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi ra.” Các khái niệm trên tuy được phát biểu khác nhau song chúng đều có một điểm chung là họ đều cho rằng :Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Vai trò của lợi nhuận. 2.1 Đối với nền sản xuất xã hội. Lợi nhuận của Doanh nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng đối với bản thân Doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội, lợi nhuận Doanh nghiệp thu được trong kỳ một phần sẽ đảm bảo nộp đúng, nộp đủvà nộp kịp thời các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước. Đây là nguồn vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, duy trì bộ máy hành chính, cải thiện đời sống vật chất,văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Với vai trò vô cùng quan trọng như vậy, việc phấn đấu tăng lợi nhuận là điều cần thiết đối với các Doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế của đất nước nói chung. 2.2.Đối với Doanh nghiệp Lợi nhuận giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là Doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Nó là mục tiêu, là động lực cơ bản thúc đẩy các Doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, kinh doanh tốt sẽ cho lợi nhuận cao tạo điều kiện tái sản xuất mở rộng, tăng quy mô kinh doanh. Ngược lại, làm ăn kém hiệu quả sẽ dẫn đến khả năng thất bại trong kinh doanh. Vì vậy, việc tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích người lao động đẩy mạnh sản xuất nâng cao năng suất lao động.Vai trò đòn bẩy kinh tế được thể hiện thông qua quá trình hình thành, phân phối và sử dụng lợi nhuận. Qua quá trình đó giải quyết giữa ba mặt lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động nhằm nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, từ đó kích thích họ quan tâm hơn nữa đến hoạt động kinh doanh, tích cực sáng tạo trong lao động . ý nghĩa của lợi nhuận . Lợi nhuận Doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của Doanh nghiệp vì: lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của Doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của Doanh nghiệp được ổn định, vững chắc. Lợi nhuận còn là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ giảm bớt. Vì vậy,lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội, sự tham gia đóng góp của các Doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước được phản ánh ở số thuế thu nhập mà Doanh nghiệp đã nộp. Như vậy, lợi nhuận là nguồn để mở rộng tái sản xuất của chính bản thân Doanh nghiệp và của xã hội. Lợi nhuận Doanh nghiệp bao gồm : - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của Doanh nghiệp. Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của Doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động khác: là số lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính hay lợi nhuận từ hoạt động bất thường. II. Phương pháp xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu phân tích đánh giá lợi nhuận. 1. Phương pháp xác định lợi nhuận. 1.1. Phương pháp trực tiếp. 1.1.1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của Doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ, được xác định bằng công thức sau: Lợi nhuận hoạt động Doanh thu - Trị giá vốn - chi phí - chi phí quản Kinh doanh thuần hàng bán bán hàng lý DN Trong đó: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là số lợi nhuận trước thuế thu nhập Doanh nghiệp. Trị giá vốn hàng bán đối với Doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp: các chi phí này phát sinh trong các Doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh còn có thể được xác định : Lợi nhuận hoạt động = Doanh thu - Gía thành toàn bộ của sản phẩm, hàng kinh doanh thuần hoá và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ 1.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Là số chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí về hoạt động tài chính và các khoản thuế gián thu( nếu có): Lợi nhuận hoạt động = Doanh thu từ hoạt - Chi phí về hoạt - Thuế Tài chính động tài chính động tài chính ( nếu có) 1.1.3.Lợi nhuận bất thường. Là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường và khoản thuế gián thu (nếu có): Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - Thuế bất thường bất thường bất thường ( nếu có) Như vậy, tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập Doanh nghiệp được tính như sau: Lợi nhuận trước thuế thu nhập Doanh nghiệp = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận bất thường Từ đó, có thể xác định lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp trong kỳ: Lợi nhuận sau thuế của = Lợi nhuận trước - Thuế thu nhập Doanh nghiệp trong kỳ thuế Doanh nghiệp Cách xác định lợi nhuận như trên là đơn giản, dễ tính, do đó được áp dụng rộng rãi trong các Doanh nghiệp. Đối với Doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng thì khối lượng công việc tính toán sẽ lớn. Công ty ALPHANAM cũng đang áp dụng cách này trong việc xác định lợi nhuận của công ty. 1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. Là phương pháp xác định lợi nhuận của Doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động trên cơ sở đó giúp nhà kinh doanh thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động hoặc từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của Doanh nghiệp. Tổng doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ Doanh thu hoạt động khác Hoạt động tài chính Hoạt động bất thường -Giảm giá hàng bán -Hàng bị trả lại -Thuế gián thu (nếu có) Doanh thu thuần Lợi nhuận hoạt động khác Chi phí hoạt động khác Gía vốn hàng bán Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động khác -Chi phí bán hàng -Chi phí quản lý Doanh nghiệp Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập Doanh nghiệp Lợi nhuân sau thuế 2.Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Doanh nghiệp. Lợi nhuận của Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều nhân tố mà trong đó những nhân tố có ý nghĩa quyết định là các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra và giá cả thị trường. Nhưng các yếu tố này lại chịu tác động trực tiếp của tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh. Điều này chứng tỏ lợi nhuận chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, thị trường thế giới, thị trường trong nước, tình hình kinh tế xã hội và chính sách của đất nước.. . 2.1.Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu các nhân tố khác cấu thành nên giá cả hàng hoá không thay đổi thì lợi nhuận của Doanh nghiệp thu được nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng hàng hoá tiêu thụ được nhiều hay ít. Nhưng số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ lại phụ thuộc vào quy mô của Doanh nghiệp, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng, quan hệ cung cầu và chất lượng kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Khi cung nhỏ hơn cầu thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh hơn và ngược lại, với điều kiện chất lượng hàng hoá phải đảm bảo. Chính vì tăng doanh thu là nhân tố cơ bản tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm hàng hoá. Việc sản xuất kinh doanh gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Nó ảnh hưởng lớn tới giá cả, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp, ngoài ra nó còn là một vũ khí cạnh tranh sắc bén giúp Doanh nghiệp dễ dàng thắng lợi trước các đối thủ khác. Bởi ta thấy nếu chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo được uy tín với khách hàng, thu hút khách hàng đến với Doanh nghiệp nhiều hơn từ đó làm tăng khối lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu chất lượng sản phẩm thấp thì ngay cả lúc bán với giá rẻ cũng khó có thể thu hút được người tiêu dùng nhất là trong điều kiện hiện nay nhu cầu tiêu dùng của mọi người ngày càng cao. 2.3.Giá vốn hàng bán ( giá thành sản xuất). Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Doanh nghiệp. Khi thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng và có cạnh tranh, để tiêu thụ được sản phẩm, các Doanh ngiệp buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mặt khác phải tìm biện pháp giảm chi phí hạ giá thành. Nếu giá thành sản phẩm thấp sẽ tạo ra lợi thế cho Doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh, tiết kiệm các chi phí, do đó sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp. 2.4. Giá bán đơn vị sảnphẩm. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và xoay quanh giá trị của hàng hoá. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu giá bán hàng hoá, dịch vụ hợp lý mà người tiêu dùng chấp nhận thì doanh thu bán hàng sẽ tăng, dẫn tới lơị nhuận của Doanh nghiệp tăng. Bên cạnh đó chúng ta có thể áp dụng những biện pháp giảm giá, chiết khấu bán hàng để kích thích nhu cầu của khách hàng. 2.5. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp. Đây là nhân tố có quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nếu chi phí tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, bởi lẽ một đồng chi phí không hợp lệ đều làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra cho nhà quản lý của Doanh nghiệp là phải kiểm soát được tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và đặc biệt là chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp. Ngoài năm nhân tố trên, lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, kết cấu mặt hàng kinh doanh của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố thuộc về khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau. Để đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là hệ số sinh lời. Sau đây là một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá lợi nhuận tại các Doanh nghiệp. 3.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ . 100 % Doanh thu Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng. 3.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận trứoc trong kỳ .100 % Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng đưa lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi tiền vay. Như vậy, nó cũng phản ánh mức sinh lời của đồng vốn có tính đến ảnh hưởng cảu lãi vay nhưgn chưa tính đến ảnh hưỏng của thuế thu nhập doanh nghiệp. . 3.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh. Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ được xác định bằng công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ .100% ròng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay là đưa lại bao nhiêu đồng lãi thực. 3.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ, được xác định theo công thức sau : Tỷ suất lợi nhuận vốn = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ . 100% chủ sở hữu trong kỳ Vốn chủ hữu bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả mỗi đồng vốn sở hữu ở trong kỳ có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Hiệu quả vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn hay trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp. 3.5 Tỷ suất lợi nhuận gía thành Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế . 100% giá thành Giá thành toàn bộ sản phẩm Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí hoặc giá thành toàn bộ bỏ vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó cho biết cứ mỗi đồng hoặc giá thành thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. II- Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: Trong cơ chế thị trường, giá cả hàng hoá được hình thành theo qui luật cung cầu, giá cả xoay quanh giá trị. Để có thể tăng được lợi nhuận thì một trong những phương pháp cơ bản là giảm chi phí hoạt động kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Hạ giá thành trước hết là tiết kiệm chi phí vật tư, chi phí quản lí tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và giảm bớt được nhu cầu vốn lưu động. Mặt khác, hạ giá thành sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần: a) - Tăng năng suất lao động: Là tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Để tăng năng suất lao động cần: - Cải tiến, đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm. - Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng hết công suất của máy nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm. - Tổ chức, sắp xếp lao động hợp lí, đảm bảo đúng người đúng việc, có biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động. b) - Giảm chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung. Đó là những khoản chi phí bỏ trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn giảm chi phí trực tiếp chúng ta phải: - Sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguyên vật liệu bằng cách xây dựng kế hoạch hợp lí từ khâu thu mua vật liệu dự trữ trong doanh nghiệp đến việc cung ứng cho đơn vị sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Thường xuyên kiểm tra, rà soát định mức tiêu hao vật tư của đơn vị. - Tiết kiệm chi phí nhân công như: Sử dụng có hiệu quả tiền lương, tiền thưởng, khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động, tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức sắp xếp lao động hợp lí nhằm phát huy mọi khả năng của người lao động. - áp dụng công nghệ mới, sử dụng vật liệu trong nước thay thế vật liệu ngoại nhập trên cơ sở đảm bảo chất lượng để giảm chi phí. c) - Tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả. Lợi nhuận của doanh nghiệp có được và nâng cao chỉ khi nào có một cơ cấu vốn phù hợp và được sử dụng có hiệu quả. Vậy muốn đạt được điều đó chúng ta cần: - Xác định nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và tác động thiết thực vì tránh được trình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lí và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục. - Huy động, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải lựa chọn các phương pháp, hình thức thích hợp huy động nguồn vốn bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời các nhu cầu cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. - Tăng công suất sử dụng TSCĐ giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm phát huy chức năng giám đốc tài chính trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 2. Tăng thêm doanh thu và nâng cao chất lượng sản phẩm Để tăng thêm doanh thu trước hết doanh nghiệp phải tăng khối lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng tăng thêm sản lượng sản phẩm tiêu thụ của các doanh nghiệp ở nước ta còn rất lớn vì đại đa số các doanh nghiệp chưa sử dụng hết công suất máy móc thiết bị của mình. Nếu chúng ta biết tận dụng công suất máy móc thiết bị thì việc tăng sản lượng ngay từ nội lực của doanh nghiệp là một khẳ năng hoàn toàn có thể thực hiện được. Đi đôi với tăng sản lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịnh vụ cung ứng. Bởi vì chất lượng được nâng cao sẽ giữ chữ tín đối với người tiêu dùng và giữ được giá bán làm cho doanh thu sẽ tăng. Những trường hợp làm hàng giả, kém chất lượng đưa ra thị trường đã chứng minh doanh nghiệp không thể tồn tại được. Ngoài ra các doanh n
Luận văn liên quan