Để tìm hiểu về đời sống văn hóa, lịch sử của một địa phương nào đó, các nhà
ngôn ngữ thường lấy địa danh để lí giải vì địa danh là chứng nhân của những biến cố
lịch sử, ghi nhận tiến trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa các tộc người cùng sinh sống
trong không gian và thời gian nhất định nào đó. Nghiên cứu địa danh trong mối tương
quan với văn hóa người Việt ở tỉnh Sóc Trăng là nghiên cứu những thành tố quan trọng
của văn hóa người Việt ở địa phương và vùng Tây Nam Bộ. Ở đó, những thành tố văn
hóa quan trọng như ngôn ngữ người Việt, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, ý
thức và giao lưu văn hóa của người Việt sẽ được chúng tôi triển khai, giải mã qua địa
danh ở tỉnh Sóc Trăng.
Địa danh ở tỉnh Sóc Trăng và địa danh vùng Tây Nam Bộ được hình thành trong
một khu vực đa tộc người, ở đó các tộc người có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại
với nhau về văn hóa, lịch sử, địa lí, dân cư, ngôn ngữ, vì vậy, nghiên cứu văn hóa
người Việt qua địa danh góp phần làm sáng rõ đặc điểm văn hóa người Việt ở Sóc Trăng,
mối quan hệ của người Việt với các tộc người trong cùng địa vực, với tự nhiên, con
người hay xã hội. Bởi, văn hóa là sản phẩm của con người tạo ra trong quá trình lao
động sản xuất, là thể hiện tính cách riêng biệt của các tộc người, là sự tri nhận về các
hiện tượng, đặc điểm sự vật thể hiện qua cách đặt tên địa danh.
232 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ăn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2015
NGUYỄN MINH CA
VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH
Ở TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC
TRÀ VINH, NĂM 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
NGUYỄN MINH CA
VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH
Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Ngành: Văn hóa học
Mã ngành: 9229040
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. MAI NGỌC CHỪ
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân
dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Mai Ngọc Chừ. Các số liệu thu thập, hình ảnh và kết quả
nghiên cứu của luận án là trung thực, khách quan, đến nay chưa được công bố chính thức
ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam
đoan của mình.
Trà Vinh, ngày tháng năm 2023
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1 Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 2
3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
5 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................... 9
7 Kết cấu của luận án ........................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN ......... 11
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................. 11
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 11
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về địa danh ................................................................ 11
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và địa danh ................. 15
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về văn hóa và địa danh ở tỉnh Sóc Trăng .................. 17
1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................................ 20
1.2.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 20
1.2.2 Lí thuyết nghiên cứu và bộ tiêu chí giải mã địa danh ........................................ 28
1.3 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................. 34
1.3.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng ................................ 34
1.3.2 Tổng quan về địa lí, kinh tế, xã hội, dân cư ........................................................ 37
1.3.3 Đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa ....................................................................... 40
1.4. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG . 44
CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH ..................................... 48
Ở TỈNH SÓC TRĂNG ..................................................................................................... 48
iii
2.1 PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT ............................................ 50
2.1.1 Tên các làng nghề ................................................................................................... 50
2.1.2 Tên của các loài động vật thực vật ....................................................................... 56
2.1.3 Tên các hiện tượng, màu sắc tự nhiên ................................................................. 68
2.2 PHẢN ÁNH TÂM LÍ VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT ................................................... 72
2.2.1 Ước vọng bình an, thịnh vượng, giàu có ............................................................. 74
2.2.2 Ước vọng đổi đời, cuộc sống tươi đẹp ................................................................. 76
2.2.3 Tâm lí thích dùng số thứ tự và vị trí đi cùng địa danh....................................... 77
CHƯƠNG 3: PHONG TỤC TẬP QUÁN, TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO .................... 82
CỦA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG .................................. 82
3.1. PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH ................... 82
3.1.1 Phong tục của người Việt qua địa danh ............................................................... 84
3.1.2 Tập quán của người Việt qua địa danh ................................................................ 88
3.2. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH ................. 99
3.2.1. Tín ngưỡng của người Việt thể hiện qua địa danh ............................................ 99
3.2.2. Tôn giáo của người Việt thể hiện qua địa danh ............................................... 105
CHƯƠNG 4: Ý THỨC TỘC NGƯỜI VÀ QUÁ TRÌNH GIAO LƯU ..................... 113
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG ............ 113
4.1. GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH ................... 114
4.1.1. Ý thức người Việt qua huyền thoại, truyền thuyết địa danh .......................... 114
4.1.2. Ý thức tộc người về người anh hùng, các sự kiện lịch sử .............................. 124
4.2. GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUA ĐỊA DANH ............ 129
4.2.1. Giao lưu, tiếp biến văn hóa người Việt, Hoa, Khmer qua địa danh .............. 131
4.2.2. Giao lưu, tiếp biến văn hóa người Việt với các dân tộc khác qua địa danh . 134
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 1
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 1
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Bảng thống kê và phân loại văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng
............................................................................................................................................ 46
Bảng 2. 1 Bảng thống kê địa danh phản ngôn ngữ người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc
Trăng .................................................................................................................................. 50
Bảng 3. 1 Bảng thống kê địa danh phản ánh phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của
người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng ......................................................................... 82
Bảng 4. 1 Bảng thống kê địa danh phản ánh ý thức và quá trình giao lưu văn hóa người
Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng ............................................................................... 1143
1
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Về mặt lí luận
Để tìm hiểu về đời sống văn hóa, lịch sử của một địa phương nào đó, các nhà
ngôn ngữ thường lấy địa danh để lí giải vì địa danh là chứng nhân của những biến cố
lịch sử, ghi nhận tiến trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa các tộc người cùng sinh sống
trong không gian và thời gian nhất định nào đó. Nghiên cứu địa danh trong mối tương
quan với văn hóa người Việt ở tỉnh Sóc Trăng là nghiên cứu những thành tố quan trọng
của văn hóa người Việt ở địa phương và vùng Tây Nam Bộ. Ở đó, những thành tố văn
hóa quan trọng như ngôn ngữ người Việt, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, ý
thức và giao lưu văn hóa của người Việt sẽ được chúng tôi triển khai, giải mã qua địa
danh ở tỉnh Sóc Trăng.
Địa danh ở tỉnh Sóc Trăng và địa danh vùng Tây Nam Bộ được hình thành trong
một khu vực đa tộc người, ở đó các tộc người có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại
với nhau về văn hóa, lịch sử, địa lí, dân cư, ngôn ngữ, vì vậy, nghiên cứu văn hóa
người Việt qua địa danh góp phần làm sáng rõ đặc điểm văn hóa người Việt ở Sóc Trăng,
mối quan hệ của người Việt với các tộc người trong cùng địa vực, với tự nhiên, con
người hay xã hội. Bởi, văn hóa là sản phẩm của con người tạo ra trong quá trình lao
động sản xuất, là thể hiện tính cách riêng biệt của các tộc người, là sự tri nhận về các
hiện tượng, đặc điểm sự vật thể hiện qua cách đặt tên địa danh.
1.2 Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng
Tây Nam Bộ nói chung là việc làm góp phần hoàn thiện mảng nghiên cứu yếu tố văn
hóa, tộc người qua địa danh còn khá mới ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, vùng
văn hóa Tây Nam Bộ được Chính phủ quan tâm theo chương trình nghiên cứu khoa học
trọng điểm Tây Nam Bộ (công văn số 5798/VPCP-KGVX ngày 17/7/2013). Vì thế,
nghiên cứu văn hóa người Việt ở tỉnh Sóc Trăng tài mang tính cấp thiết, sẽ là nguồn tài
liệu quan trọng trong tổng thể nghiên cứu về văn hóa vùng Tây Nam Bộ.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng nghiên cứu về địa danh vùng Tây Nam Bộ đã
có một số công trình luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ được thực hiện ở các tỉnh Tiền Giang,
Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tuy nhiên, đề tài văn hóa người Việt
qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng chưa có tác giả nghiên cứu. Đặc biệt, mảng văn hóa tộc
2
người qua địa danh vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Đây là thách thức
đặt ra cho các nhà ngôn ngữ và văn hóa trong bối cảnh chúng ta phải vừa giữ gìn bản
sắc văn hóa đa dạng của dân tộc vừa giao lưu văn hóa quốc tế. Đây không chỉ là tình
hình của vùng Tây Nam Bộ mà còn là tình hình chung của cả nước.
Sóc Trăng là một khu vực có nhiều tộc người sinh sống: Việt, Hoa, Khmer, ẩn
chứa trong địa danh nhiều giá trị văn hóa tộc người và đang được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Là một người con Tây Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải
nghiên cứu giới thiệu với người dân Tây Nam Bộ nói riêng và người dân cả nước những
giá trị, đặc điểm về văn hóa người Việt qua địa danh nơi đây cũng như tìm hiểu thêm về
tâm tư tình cảm của người Việt trong quá trình cộng cư và khai phá vùng đất mới.
2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Với luận án Văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng, chúng ta cần đặt
ra một số câu hỏi khi khảo sát, nghiên cứu.
- Thành tố văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng có những đặc điểm
cơ bản nào về mặt ngôn ngữ?
- Có những phương diện cơ bản nào về phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo
của người Việt thể hiện qua địa danh của địa phương?
- Có những đặc điểm cơ bản nào về ý thức người Việt thể hiện qua địa danh ở
tỉnh Sóc Trăng?
3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng, tác giả
đưa ra các giả thuyết sau:
Ngôn ngữ người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc trăng phản ánh quá trình lao động
sản xuất và tâm lí văn hóa tộc người. Quá trình cộng cư khai phá vùng đất mới đã ghi
dấu nhiều địa danh chỉ tên các làng nghề, tên của các loài động vật thực vật, tên các hiện
tượng, màu sắc tự nhiên, tồn tại cho đến ngày nay. Tâm lí văn hóa người Việt được
phản ánh qua những địa danh mang ước vọng giàu có, bình an, thịnh vượng, ước vọng
đổi đời và mong muốn có cuộc sống tươi đẹp, những địa danh chứa đựng tâm lí kiêng
kị, tâm lí thích dùng số thứ tự và vị trí đi cùng địa danh,
Nghiên cứu văn hóa người Việt qua địa danh cho ta thấy được những phong tục
tập quán, tín ngưỡng tôn giáo còn lưu dấu khá nhiều ở các địa danh của tỉnh Sóc Trăng.
3
Về tín ngưỡng, người Việt có tín ngưỡng thờ cọp, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín
ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ (tín ngưỡng sùng bái nhân thần và nhiên thần của người Việt).
Về tôn giáo, người Việt chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Ý thức người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng biểu hiện qua hai nội dung cơ
bản: Giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người qua địa danh và giao lưu, tiếp biến văn hóa của
người Việt qua địa danh.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận án làm bật nổi những giá trị,
đặc điểm của văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng.
- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng quát, chúng tôi chia làm hai mục
tiêu cụ thể về mặt lí luận và thực tiễn.
Về mặt lí luận: Luận án cung cấp nguồn tư liệu tổng quát về văn hóa người Việt
qua địa danh, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các phương diện khác về văn hóa, ngôn
ngữ ở tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, làm sáng rõ mối quan hệ giữa văn hóa và địa danh,
xây dựng được khung lí thuyết khi nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn văn hóa học. Đề
tài góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa người Việt qua địa danh của tỉnh
Sóc Trăng và vùng Tây Nam Bộ.
Về mặt thực tiễn: Qua việc nghiên cứu đề tài Văn hóa người Việt qua địa danh ở
tỉnh Sóc Trăng, luận án chỉ ra những thành tố văn hóa người Việt qua địa danh như ngôn
ngữ tộc người, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo tộc người, ý thức tộc người, quá
trình giao lưu giữa các tộc người anh em trong quá trình cộng cư khai phá vùng đất mới.
Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu văn hóa tộc người cho các công
trình tiếp theo; là nguồn tài liệu phụ vụ giảng dạy, nghiên cứu cho các nhà ngôn ngữ
học, văn hóa học, Công trình góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa người Việt qua
địa danh của địa phương và vùng Tây Nam Bộ.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài Văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc
Trăng, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là văn hóa của người Việt tồn tại trong
địa danh ở tỉnh Sóc Trăng bao gồm các thành tố văn hóa như: ngôn ngữ người Việt,
phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo tộc người; ý thức tộc người và quá trình giao
lưu tiếp biến văn hóa.
4
Đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát của luận án là địa danh đang tồn tại trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng và một số địa danh dân gian hiện còn tồn tại hoặc đã mất đi
nhưng vẫn còn giá trị về mặt văn hóa, lịch sử.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: đề tài thuộc chuyên ngành văn hóa học nằm trong mối
tương quan với ngôn ngữ học (từ vựng học). Tuy nhiên, yêu cầu nội hàm của đề tài là
nghiên cứu những giá trị, đặc điểm của các thành tố văn hóa của người Việt qua địa
danh ở tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể bao gồm các nội dung về ngôn ngữ người Việt, phong
tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo người và ý thức và giao lưu tiếp biến văn hóa của
người Việt.
Phạm vi về không gian: không gian được xác định là địa bàn tỉnh Sóc Trăng, nơi
lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa của các người Việt, Hoa, Khmer, Trong đó, luận
án nghiên cứu trọng tâm ở văn hóa người Việt. Không gian văn hóa không chỉ được
nhìn nhận trong hoàn cảnh không văn hóa hiện tại mà còn được tìm hiểu về không gian
xưa của tỉnh Sóc Trăng (không gian có ảnh hưởng đến văn hóa người Việt trong từng
thời kì lịch sử).
Phạm vi về thời gian: phạm vi thời gian được khảo sát, tổng hợp địa danh (tính
từ năm 2018). Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu tương đồng với không gian nghiên cứu,
tính từ khi lưu dân người Việt tiến vào Nam và vùng đất Sóc Trăng xưa. Thời gian được
xác định vào nửa cuối thế kỷ XVIII, khi vùng đất Sóc Trăng được tiếp quản dưới thời
nhà Nguyễn, lúc này Sóc Trăng có tên là Ba Thắc, thuộc dinh Vĩnh Trấn (sau đổi thành
Vĩnh Thanh) thuộc phủ Gia Định. Tuy đối tượng địa danh được nghiên cứu là địa danh
đang tồn tại ở thời điểm nghiên cứu nhưng những địa danh từng tồn tại trong quá khứ
cũng được khảo sát, phân tích để góp phần lí giải những vấn đề liên quan đến các thành
tố văn hóa được đề cập trong luận án.
5 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
Trong luận án này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành – một trong những
cách tiếp cận khá phổ biến trong nghiên cứu văn hóa, nhân học văn hóa và một số ngành
khoa học xã hội khác. Cách tiếp cận liên ngành là cách tiếp cận một đối tượng nghiên
cứu bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ liệu có ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Vì về
căn bản, văn hóa là một thực thể sinh động, là sản phẩm của quá trình mà con người tác
5
động vào thế giới thực tiễn. Thực thể này là một hệ giá trị do con người tạo ra, có nét
đặc trưng riêng từng vùng miền, luôn có tính lịch sử. Sử dụng cách tiếp cận liên ngành
có thể xem là một đặc trưng của ngành văn hóa học. Vì văn hóa là sản phẩm liên quan
nhiều đến các ngành khoa học khác trong hoạt động thực tiễn nên chọn cách tiếp cận
này chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống, theo nguyên tắc tổng thể.
Các tiếp cận liên ngành gồm có các cách tiếp cận khác nhau:
Cách tiếp cận nhân học: Nhân học văn hóa
Cách tiếp cận sử học: Sử học văn hóa
Cách tiếp cận xã hội học: Xã hội học văn hóa
Cách tiếp cận kinh tế học: Kinh tế học văn hóa
Về cách thức sử dụng: có thể sử dụng cách tiếp cận liên ngành để làm phương
tiện ứng dụng nghiên cứu cho ngành khác. Dùng lí thuyết của ngành này áp dụng vào
các ngành khác để xem xét hiệu quả. Tìm ra những đặc điểm nổi trội, giao thoa giữa các
ngành khoa học.
Về mặt ý nghĩa: Cách thức tiếp cận này giúp cho người nghiên cứ có cái nhìn
tổng quát, hệ thống đối tượng nghiên cứu, đem đến cái nhìn toàn diện về đối tượng. Sử
dụng các phương pháp liên ngành khác nhau giúp cho nhà nghiên cứu có thêm nhiều
phương tiện, công cụ để giải mã các thành tố, giá trị văn hóa trong nghiên cứu.
Đối với trường hợp nghiên cứu văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng,
cách tiếp cận liên ngành giúp chúng tôi nhận diện được các tầng, lớp văn hóa tồn tại
trong địa danh nhờ vào cách tiếp cận theo hướng lịch sử văn hóa. Cách tiếp cận nhân
học văn hóa giúp người nghiên cứu nhìn nhận được vai trò, đặc điểm của chủ thể văn
hóa trong cách thức tạo ra (đặt tên) địa danh cũng như tâm lí của tộc người trong việc
hình thành tên gọi của địa danh. Cách tiếp cận xã hội giúp tác giả thấy được tác động
của xã hội đối với đối tượng nghiên cứu. Đặc biệt, khi bộ máy nhà nước thay đổi thì tâm
lí xã hội thay đổi theo. Điều này đã có những tác động rất nhiều đến việc hình thành địa
danh của tỉnh trong lịch sử. Cái khó của cách tiếp cận này là người nghiên cứu phải sử
dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, cần phải có sự hiểu biết khá rộng về các ngành
khoa học xã hội, có cái nhìn hệ thống và tính khái quát hóa cao trong khi nghiên cứu.
Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt cách tiếp cận này, vấn đề nghiên cứu sẽ được nhìn nhận, lí
giải thấu đáo, rõ ràng hơn khi đặt trong nhiều mối liên hệ của các ngành khoa học xã
hội.
6
Bên cạnh hướng tiếp cận liên ngành, luận án còn nhìn nhận từ góc độ văn hóa
dân gian. Là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, văn hóa dân gian có vai
trò quan trọng trong việc phản ánh hiện thực đời sống sinh động có tính lịch sử về một
vùng đất nào đó. Đặc biệt, văn hóa dân gian chứa đựng nhiều lớp văn hóa giá trị của dân
tộc (trong đó có địa danh). Các bình diện như ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng
tôn giáo, tri thức dân gian, các quan niệm, truyền thống dân tộc, kinh nghiệm trong lao
động sản xuất, được các tác giả dân gian cẩn trọng lưu lại và truyền thụ qua nhiều thế
hệ. Có nhiều địa danh ra đời gắn liền với các truyền thuyết, sử tích của tộc người nên
giải mã địa danh không thể bỏ qua hướng tiếp cận này. Có thể nói, sử dụng cách tiếp
cận văn hóa dân gian để giải mã địa danh là một