3.5. Xử lý dữ liệuĐể xử lý dữ liệu nghiên cứu tác giả sử dụng phần mềm stata 14.2, trình tự xử lý dữ liệu cụ thể như sau:Đo lường biến phụ thuộc: tác giả đo lường biến phụ thuộc DA và REM theo trình tự các bước đã liệt kê ở mục 3.3.1.Thống kê mô tả: tác giả tiến hành thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của biến phụ thuộc DA, REM, và biến độc lập QTCT để đánh giá mức độ QTLN của nhà quản lý và thực trạng QTCT của các công ty niêm yết Việt Nam.Phân tích tương quan Pearson: Hệ số tương quan Pearson là thước đo độ mạnhcủa mối liên kết tuyến tính giữa hai biến. Tác giả sử dụng hệ số này để kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Kết quả kiểm định với giá trị p < 0,05 cho thấy giữa các cặp biến có tương quan và hệ số (r) càng gần 1 cho thấy tương quan càng mạnh. Ngược lại, nếu kiểm định có p > 0,05 cho thấy các cặp biến không có tương quan.Phân tích hồi quy đa biến các mô hình ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận:- Lựa chọn phương pháp ước lượngĐối với dữ liệu bảng, có ba phương pháp ước lượng hệ số của các mô hình nhân tố ảnh hưởng gồm bình phương bé nhất (OLS - ordinary least squares), tác động cố định (FE - fixed effects) và tác động ngẫu nhiên (RE - random effects). Do đó, tác giả phải tiến hành kiểm định để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp, không chệch, vững và hiệu quả cho mô hình nghiên cứu, trình tự thực hiện như sau:+ Thực hiện hồi quy OLS và FE, sau đó dùng kiểm định F để xác định chọn ước lượng OLS hay ước lượng FE, hay nói cách khác là có hiệu ứng cố định xuất hiện hay không. Kiểm định F được thực hiện với giả thuyết rỗng cho rằng mô hình không có tác động cố định, theo đó nếu p < 0,5 thì bác bỏ giả thuyết tức là mô hình có tác động cố định, hay nói cách khác là mô hình FE phù hợp hơn OLS.
175 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌ C KINH TẾ
NGUYỄN VÂN TRÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VÀ CHẤT LƯỢNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đà Nẵng – 2024
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VÂN TRÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VÀ CHẤT LƯỢNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Mã số: 62.34.03.01
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hoàng Tùng
2. TS. Đỗ Huyền Trang
Đà Nẵng – 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo
đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật.
Tác giả luận án
Nguyễn Vân Trâm
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ..................................................................... v
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 6
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 6
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 7
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.5. Đóng góp của luận án ........................................................................................... 8
1.6. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 9
1.7. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........... 11
2.1. Quản trị công ty .................................................................................................. 11
2.1.1. Định nghĩa quản trị công ty ....................................................................... 11
2.1.2. Vai trò, chức năng của quản trị công ty ..................................................... 12
2.1.3. Đo lường quản trị công ty .......................................................................... 13
2.2. Quản trị lợi nhuận .............................................................................................. 20
2.2.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận .................................................................... 20
2.2.2. Động cơ quản trị lợi nhuận ........................................................................ 21
2.2.3. Kỹ thuật quản trị lợi nhuận ........................................................................ 23
2.2.4. Đo lường quản trị lợi nhuận ............................................................................ 25
2.3. Các lý thuyết nền ................................................................................................ 31
2.3.1. Lý thuyết đại diện ...................................................................................... 31
2.3.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực .................................................................. 33
2.3.3. Lý thuyết tín hiệu ....................................................................................... 34
2.3.4. Lý thuyết kế toán thực chứng .................................................................... 35
ii
2.4. Ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận .................................... 36
2.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận ........... 36
2.4.2. Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận .......... 47
2.4.3. Nhận xét về các nghiên cứu đã công bố .................................................... 49
2.5. Kết luận chương 2 .............................................................................................. 50
CHƯƠNG 3. GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 51
3.1. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 51
3.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các
công ty niêm yết Việt Nam ....................................................................................... 51
3.1.2. Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến mức độ quản trị lợi nhuận
của các công ty niêm yết Việt Nam .......................................................................... 60
3.2. Mô hình hồi quy ................................................................................................. 60
3.2.1. Mô hình ảnh hưởng của yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận ... 60
3.2.2. Mô hình ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi
nhuận ......................................................................................................................... 61
3.3. Đo lường các biến nghiên cứu ........................................................................... 62
3.3.1. Đo lường biến phụ thuộc ........................................................................... 62
3.3.2. Đo lường biến độc lập ............................................................................... 65
3.3.3. Đo lường biến kiểm soát............................................................................ 72
3.4. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ................................................................... 73
3.5. Xử lý dữ liệu ...................................................................................................... 75
3.6. Kết luận chương 3 .............................................................................................. 77
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 79
4.1. Quản trị công ty và quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết Việt Nam ....... 79
4.1.1. Quản trị công ty tại các công ty niêm yết Việt Nam ................................. 79
4.1.2. Quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết Việt Nam .............................. 88
4.2. Kết quả phân tích ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận ........ 92
4.2.1. Kết quả phân tích tương quan .................................................................... 92
4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy .......................................................................... 94
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 105
4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận ......... 105
iii
4.3.2. Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận ........ 112
4.4. Kết luận chương 4 ............................................................................................ 113
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ............................................................... 115
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 115
5.2. Hàm ý ............................................................................................................... 118
5.2.1. Đối với các công ty niêm yết ................................................................... 118
5.2.2. Đối với cơ quan quản lý .......................................................................... 123
5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................. 125
5.3.1. Hạn chế của luận án ................................................................................. 125
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai .......................................................... 125
5.4. Kết luận chương 5 ............................................................................................ 126
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
DA Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
QTCT Quản trị công ty
QTLN Quản trị lợi nhuận
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Đo lường các yếu tố quản trị công ty ....................................................... 66
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn đo lường chỉ số Gov-Score .................................................... 69
Bảng 3.3: Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................ 74
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các yếu tố hội đồng quản trị và ban kiểm soát ............... 80
Bảng 4.2: Thống kê mô tả cấu trúc sở hữu ............................................................... 83
Bảng 4.3: Các tiêu chuẩn Gov-score tương đồng giữa các công ty niêm yết ........... 85
Bảng 4.4: Các tiêu chuẩn Gov-Score có sự khác biệt của các công ty niêm yết ...... 87
Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh .......................... 88
Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh theo năm .......... 89
Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh theo ngành ....... 90
Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến đại diện quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh
tế ................................................................................................................................ 91
Bảng 4.9: Ma trận tương quan Pearson các biến trong mô hình 1 và mô hình 2 ...... 93
Bảng 4.10: Ma trận tương quan Pearson các biến trong mô hình 3 và mô hình 4 .... 94
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình 1 theo OLS, FE, RE ....................................... 95
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình 2 theo OLS, FE, RE ....................................... 97
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 1 và mô hình 2 .................... 98
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình 1 theo ước lượng FE (Robust) ....................... 99
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình 2 theo ước lượng FE (Robust) ..................... 100
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 1 và mô hình 2 ..................... 101
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mô hình 3 theo ước lượng OLS ................................. 102
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy mô hình 4 theo ước lượng OLS ................................. 102
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 3 và mô hình 4 .................. 103
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy mô hình 4 theo ước lượng OLS (Robust) .................. 104
Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 3 và mô hình 4 ............................. 105
Biểu đồ 4.1: Phân phối điểm Gov-Score các công ty niêm yết ................................ 84
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu khái quát về luận án, bao gồm tính cấp thiết cũng như
bối cảnh hiện tại của luận án, chỉ ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp
mới của luận án.
1.1. Lý do chọn đề tài
Đối với các nhà đầu tư, các thông tin về tình hình tài chính do các doanh nghiệp
cung cấp là căn cứ quan trọng để họ đề ra các quyết định đầu tư. Trong đó, lợi nhuận
được coi là nguồn thông tin chính và có thể làm thay đổi bất kỳ quyết định nào của
họ. Các nhà đầu tư coi lợi nhuận là thông tin kế toán hữu ích nhất để phản ánh sức
mạnh tài chính và triển vọng của một công ty (Teoh và cộng sự, 1998b). Tuy nhiên,
QTLN có thể làm giảm chất lượng lợi nhuận được báo cáo, do đó, làm giảm niềm tin
của nhà đầu tư vào tính hữu dụng của lợi nhuận đối với các quyết định đầu tư (Klein,
2002). Các nghiên cứu đã công bố cho thấy có nhiều động cơ khuyến khích nhà quản
lý doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận; chẳng hạn, tối đa hóa giá trị phần thưởng gắn
với lợi nhuận của doanh nghiệp, tránh vi phạm hợp đồng nợ, đáp ứng kỳ vọng của
người tham gia thị trường chứng khoán, thao túng lợi nhuận trước các đợt phát hành
cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu, đáp ứng các quy định và giảm chi
phí chính trị, đáp ứng dự báo của nhà phân tích, Đồng thời, họ có thể thực hiện
hành vi QTLN thông qua thay đổi trong chính sách kế toán (lựa chọn thời điểm ghi
nhận doanh thu, chi phí; thay đổi phương pháp kế toán hàng tồn kho, tài sản cố
định, ) hoặc can thiệp vào các quyết định kinh tế (đẩy nhanh thời gian bán hàng,
tăng sản lượng để giảm giá vốn hàng bán, giảm các chi phí quảng cáo, chi phí nghiên
cứu và phát triển, ).
Trên thực tế, trong những năm đầu thế kỷ 21, các vụ gian lận kế toán lớn được
phát hiện trên thị trường chứng khoán ở khắp nơi trên thế giới một lần nữa khẳng
định sự tồn tại của những thất bại về đạo đức và tầm quan trọng của tính minh bạch
và độ tin cậy của thông tin tài chính được cung cấp cho thị trường. Cùng với thực
trạng chung đó, các công ty niêm yết Việt Nam đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng
trong quá trình công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các thông
2
tin liên quan đến tình hình tài chính của công ty. Nhiều trường hợp báo cáo tài chính
có sai phạm trọng yếu nhưng kiểm toán không phát hiện được hoặc có sự chênh lệch
lợi nhuận lên hàng trăm tỷ đồng giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán. Chẳng
hạn như vụ bê bối thao túng cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông
năm 2010, Công ty này đã cung cấp một số thông tin không đúng thực tế, như về các
hợp đồng có giá trị lớn, doanh thu của công ty... nhằm chào bán cổ phiếu ra công
chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên HOSE. Các sai phạm ở một số công
ty niêm yết khác như công bố thông tin sai lệch đối với số liệu các chỉ tiêu trên báo
cáo tài chính, công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán chưa đảm bảo chất
lượng, Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sai phạm này gây
thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Do đó, phải có các quy tắc để hướng dẫn và kiểm soát quá trình lập báo cáo
tài chính để nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính và đảm bảo nhà quản lý doanh
nghiệp công bố các thông tin tài chính một các công khai, minh bạch (Davidson và
cộng sự, 2005). Thêm vào đó, để hạn chế QTLN, các doanh nghiệp phải có đủ cơ chế
kiểm soát để đảm bảo nhà quản lý cung cấp thông tin cho chủ sở hữu, người cho vay,
cơ quan quản lý nhà nước, một cách chính xác và đáng tin cậy. Điều này có thể
được thực hiện thông qua xây dựng một khung QTCT hiệu quả (Be´ dard và cộng sự,
2004). Thực vậy, nhiều nghiên cứu thực tế trước đây cho thấy QTCT thông qua các
cơ chế bên trong như ban kiểm soát, HĐQT và cơ cấu sở hữu cho phép các cổ đông
theo dõi chặt chẽ các hành động của các nhà quản lý, điều chỉnh lợi ích của nhà quản
lý tương đồng với lợi ích của chủ sở hữu, nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính
và báo cáo tài chính (Park và Shin, 2004). Do đó, sau những sự kiện khủng hoảng
toàn cầu, không chỉ cụm từ QTCT trở thành một thuật ngữ quen thuộc hơn, mà các
nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và các nhà xây dựng chính sách ở khắp mọi nơi
đều nhận ra hậu quả kinh tế vĩ mô, phân phối và lâu dài tiềm tàng của hệ thống QTCT
yếu kém. Hầu hết các quy tắc, hướng dẫn và quy định gần đây của các nước trên thế
giới cũng như Việt Nam đều tập trung vào việc làm thế nào để nâng cao chất lượng
QTCT.
Hiện nay, QTCT không còn là vấn đề riêng của doanh nghiệp mà đã trở thành
3
mối quan tâm của Chính phủ, các nhà xây dựng chính sách, các nhà đầu tư và của
toàn xã hội. Từ việc xác định vai trò, tầm quan trọng của QTCT trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế, xây dựng và phát triển đồng bộ các thiết chế cơ bản của nền
kinh tế thị trường, tạo điều kiện ban đầu để thị trường chứng khoán phát triển; hiện
nay, tại Việt Nam, khung pháp lý về QTCT đã được hình thành và đang từng bước
hoàn thiện. Với sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển châu Á, Chính phủ Việt Nam
đã ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết theo Quyết định số
07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ ký ban hành. Từ năm 2007 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 03 văn bản hướng
dẫn về QTCT gồm: Quy chế QTCT áp dụng đối với công ty niêm yết ban hành theo
Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007, Thông tư số 121/2012/TT-BTC
ngày 26/7/2012 hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng, Nghị định
số 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2017 hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với
công ty đại chúng. Điều lệ mẫu và Quy chế QTCT là hai văn bản luật quy định chi
tiết nhất về QTCT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp là luật đưa ra quy
định cơ bản về QTCT dành cho các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam. Luật Chứng
khoán đưa ra các nguyên tắc cơ bản về QTCT, trên cơ sở đó cơ quan quản lý chuyên
ngành ban hành các văn bản chi tiết, hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty
niêm yết. Việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn trên đã tạo ra hành lang
pháp lý chặt chẽ hơn cho thị trường chứng khoán, và giúp cải thiện tình hình tuân thủ
QTCT của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ đó, tăng cường cơ chế giám sát quy
trình cung cấp thông tin tài chính và giảm các vấn đề do thông tin bất cân xứng gây
ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng về việc liệu cơ chế và cải cách
đó có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam hay không. Các cuộc
khủng hoảng tài chính và các vụ bê bối xảy ra trong những năm gần đây làm cho sự
tin tưởng của các nhà đầu tư giảm sút, rõ ràng đã đặt ra các câu hỏi và lo ngại về vai
trò và hiệu quả của các cơ chế đó trong môi trường kinh doanh Việt Nam. Ngoài ra,
mặc dù ảnh hưởng của QTCT ở các nước đang phát triển, thực hành QTCT của Việt
Nam có thể kém hiệu quả hơn do một số yếu tố đặc tính của môi trường Việt Nam,
chẳng hạn như hiệu quả của thành viên độc lập trong HĐQT kém và ảnh hưởng của
quyền sở hữu của cổ đông nhà nước. Nghiên cứu về quản trị công ty tại Việt Nam
4
của Minh và Walker (2008) chỉ ra Việt Nam cũng có các yếu tố tương tự với các nước
đang phát triển khác như: có nền kinh tế suy yếu thể hiện quyền đầu tư thấp, hiệu quả
hoạt động của các quy định và chính sách của nhà nước kém và hành vi QTLN của
nhà quản lý không dễ phát hiện.
Với bối cảnh thực tiễn như trên, nhiều nghiên cứu với mục tiêu đánh giá ảnh
hưởng của QTCT đến mức độ QTLN của nhà quản lý doanh nghiệp đã được thực
hiện trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đo lường QTCT thông qua một
số ít các yếu tố riêng lẻ (Ebrahim, 2007; Jaggi và cộng sự, 2009; Ghosh và cộng sự,
2010; Alves, 2012; Guo và Ma, 2015; Afzal và Habib, 2018; Piosik và Genge, 2019;
El Moslemany và Nathan, 2019; Susanto và Pradipta, 2020; Abdelkarim và Zuriqi,
2020; Attia và cộng sự, 2022; Githaiga và cộng sự, 2022; Mangala và Singla, 2023;
Sagita và cộng sự, 2024 ; ); chỉ có một vài nghiên cứu sử dụng chỉ số tổng hợp để
đo lường chất lượng QTCT (Shen và Chih, 2007; Jiang và cộng sự, 2008; Bekiris và
Doukakis, 2011). Đồng thời, các nghiên cứu vẫn còn tồn tại mâu thuẫn lớn trong kết
luận về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN. Do đó, kết luận của nghiên cứu trước không
thể dùng để khái quát hóa cho trường hợp của Việt Nam, cần thiết phải tiến hành
thêm nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ này để tìm ra các yếu tố QTCT có ảnh
hưởng đến QTLN của nhà quản lý doanh nghiệpViệt Nam.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về QTLN nói chung và các nhân tố ảnh hưởng
đến QTLN nói riêng đang ngày càng tăng lên, tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn một
số hạn chế. Về đo lường QTCT, phần lớn các nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của một
vài đặc điểm QTCT riêng lẻ đến hành vi QTLN của nhà quản lý doanh nghiệp, không
có nhiều nghiên cứu kết hợp đầy đủ ba nhóm yếu tố (ban kiểm soát, HĐQT, cấu trúc
sở hữu) vào cùng một mô hình nghiên cứu (Anh và cộng sự, 2015; Essa và cộng sự,
2016; Nguyễn Hà Linh, 2017; Phạm Thị Bích Vân, 2017; Nguyen và cộng sự, 2021).
Larcker và Richardson (2004) cho rằng bản thân mỗi yếu tố QTCT đều có khả năng
hạn chế trong việc đo lường toàn bộ cấu trúc của QTCT. Có nhiều cơ chế giám sát
tiềm năng được thiết kế để giảm thiểu các vấn đề đại diện vốn có trong một công ty
niêm yết. Việc xem xét một yếu tố tách biệt với các cơ chế quản trị sẽ dẫn đến phân
tích không đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến QTLN. Trong khi đó, chỉ số chất
lượng QTCT cho phép xem xét tác động tổng hợp của các cơ chế quản trị khác nhau.
5
Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của chỉ số
chất lượng QTCT đến QTLN tại các công ty niêm yết Việt Nam, trong khi đó, các
nghiên cứu trên thế giới chủ yếu được thực hiện ở các nước tư bản phát triển. Thị
trường Việt Nam là thị trường này có bối cảnh độc đáo, đặc trưng bởi sự phụ thuộc
lớn của các cơ quan quản lý Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào báo cáo tài chính
của các công ty trong quá trình ra quyết định, quyền sở hữu tập trung cao độ, sự can
thiệp và sở hữu sâu rộng của chính phủ và mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp. Từ sự thiếu
nhất quán trong kết quả của các nghiên cứu trước, và thiếu các nghiên cứu về thị
trường Việt Nam và bối cảnh thể chế độc đáo của Việt Nam, luận án này có thể cung
cấp những hiểu biết mới về các hoạt động QTLN trong một nền kinh tế thị trường
mới nổi, so với các nền kinh tế phát triển khác.
Thêm vào đó, các nghiên cứu nước ngoài coi ủy ban kiểm toán là một cơ chế
QTCT hiệu quả và các yếu tố về ủy ban kiểm toán là 1 trong 3 nhóm yếu tố khi phân
tích ảnh hưởng của QTCT đến QTLN. Tuy nhiên, công ty cổ phần Việt Nam đa số
được tổ chức gồm Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Các công ty cổ phần không bắt buộc phải thành lập ủy ban kiểm toán.
Giữa ủy ban kiểm toán và ban kiểm soát có vai trò giống nhau liên quan đến quá trình
lập và công bố thông tin báo cáo tài chính, do đó, có thể sử dụng các yếu tố thuộc ban
kiểm soát để thay thế cho các yếu tố ủy ban kiểm toán. Tuy vậy, chưa có nhiều nghiên
cứu trong nước tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc ban kiểm soát đến hành
vi QTLN của nhà quản lý tại các công ty niêm yết Việt Nam.
Về nội dung QTLN, đa số các nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của QTCT đến
QTLN trên cơ sở dồn tích hơn là QTLN thông qua quyết định kinh tế, ngoại trừ các
nghiên cứu của Ngô Hoàng Điệp (2018), Hoàng Thị Việt Hà và Đặng Ngọc Hùng
(2018). Tuy nhiên, việc các nghiên cứu này sử dụng giá trị tuyệt đối của biến tổng
hợp đại diện cho QTLN thông qua các quyết định kinh tế để làm biến phụ thuộc là
chưa chính xác nên làm ảnh hưởng đến kết quả về chiều hướng ảnh hưởng của các
yếu tố QTCT đến QTLN.
Về kết quả, cũng như các nghiên cứu trên thế giới, kết quả của các nghiên cứu
tại Việt Nam về ảnh hưởng của từng yếu tố QTCT riêng lẻ đến QTLN còn nhiều tranh
cãi. Chẳng hạn, các nghiên cứu của Le và cộng sự (2015) và Nguyen và cộng sự
6
(2021) chỉ ra rằng HĐQT có quy mô nhỏ thì kiểm soát QTLN tốt hơn quy mô lớn,
trong khi đó, Ngô Hoàng Điệp (2018) và Lê Quỳnh Liên (2020) cũng với mẫu nghiên
cứu tại Việt Nam lại chứng minh quy mô HĐQT không ảnh hưởng đến QTLN.
Xuất phát từ yêu cầu lý thuyết và bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam đã đặt ra yêu
cầu cấp thiết về việc làm rõ ảnh hưởng của QTCT đến QTLN tại các doanh nghiệp
Việt Nam. Cần thiết phải có nghiên cứu toàn diện hơn về ảnh hưởng của QTCT đến
QTLN với nhiều cách thức đo lường QTCT và kỹ thuật QTLN khác nhau. Do đó, tác
giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản
trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt Nam” để làm đề tài luận án.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và chất
lượng QTCT đến QTLN của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án xác định ba mục tiêu cụ thể. Thứ
nhất, đánh giá khái quát thực trạng QTCT thông qua các yếu tố QTCT (13 yếu tố
thuộc 3 nhóm HĐQT, ban kiểm soát và cấu trúc sở hữu) và chỉ số chất lượng QTCT;
đo lường mức độ QTLN dựa trên cơ sở dồn tích cũng như thông qua quyết định kinh
tế của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Thứ hai, đánh giá ảnh hưởng của các yếu
tố QTCT đến QTLN tại các công ty niêm yết Việt Nam. Thứ ba, đánh giá ảnh hưởng
của chất lượng QTCT đến QTLN của các công ty niêm yết Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ lý do chọn đề tài nghiên cứu và để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu tổng quát và cụ thể như đã trình bày trên, luận án phải tìm ra câu trả lời cho các
câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Mức độ thực hiện hành vi QTLN của các công ty niêm yết Việt Nam như
thế nào?
(2) Các yếu tố QTCT ảnh hưởng như thế nào đến QTLN tại các công ty niêm
yết Việt Nam?
(3) Chất lượng QTCT ảnh hưởng như thế nào đến QTLN tại các công ty niêm
yết Việt Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của QTCT đến QTLN của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: luận án phân tích sự ảnh hưởng của QTCT đến hành vi
QTLN của các công ty niêm yết Việt Nam. Trong đó, QTCT được đánh giá toàn diện
dựa trên ba nhóm yếu tố thuộc HĐQT, ban kiểm soát và cấu trúc sở hữu và chỉ số
chất lượng QTCT Gov-Score của Brown và Caylor (2006). Hành vi QTLN của các
công ty niêm yết được xem xét trên cả hai kỹ thuật là QTLN dựa trên cơ sở dồn tích
và QTLN thông qua các quyết định kinh tế.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết
trên HNX và HOSE. Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo
hiểm và các quỹ đầu tư bị loại trừ vì các công ty này áp dụng chế độ kế toán đặc biệt
dẫn đến mô hình cơ sở dồn tích không áp dụng được cho các đơn vị này. Ngoài ra,
chính sách quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các công ty này cũng khác biệt so
với các công ty khác.
- Phạm vi thời gian: QTLN và QTCT của các công ty niêm yết Việt Nam được
nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm định giả thuyết về ảnh hưởng của QTCT đến hành vi QTLN của nhà
quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Biến phụ thuộc QTLN được đo lường dựa
trên mô hình Kothari và cộng sự (2005) - nhận diện hành vi QTLN dựa trên cơ sở
dồn tích và mô hình Roychowdhury (2006) - nhận diện hành vi QTLN thông qua
quyết định kinh tế. Biến độc lập được đo lường thông qua các yếu tố thuộc HĐQT,
ban kiểm soát và cấu trúc sở hữu và chỉ số chất lượng QTCT Gov-Score của Brown
và Caylor (2006). Để xác định ảnh hưởng của QTCT đến mức độ QTLN của nhà
quản lý, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở phần mềm
xử lý dữ liệu Stata 14.2. Đồng thời, bằng kỹ thuật thống kê mô tả, luận án đánh giá
mức độ QTLN của người quản lý và thực trạng QTCT tại các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu dùng để tính toán giá trị các biến được thu
8
thập bằng tay từ các tài liệu do các công ty công bố như điều lệ, báo cáo thường niên,
báo cáo quản trị, nghị quyết đại hội đồng cổ đông, nghị quyết họp HĐQT, báo cáo tài
chính, Báo cáo tình hình QTCT được cung cấp bởi Công ty cổ phần FinnGroup và
trang web vietstock.vn.
1.5. Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ mang lại một số đóng góp cả về mặt lý thuyết
cũng như thực tiễn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà quản lý cũng như các cổ
đông trong các công ty, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, các học viên và
sinh viên chuyên ngành kế toán.
Về mặt lý thuyết, đây là nghiên cứu thực chứng tiên phong xem xét ảnh hưởng
của QTCT trên cả hai khía cạnh là các yếu tố riêng lẻ và chỉ số chất lượng tổng hợp
đến hành vi QTLN của nhà quản lý trong bối cảnh các công ty niêm yết Việt Nam.
Nếu như các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào một hoặc một nhóm ít các yếu tố
riêng lẻ để đo lường QTCT thì luận án này bổ sung thêm đo lường QTCT thông qua
chỉ số chất lượng QTCT Gov-Score của Brown và Caylor (2006), đã được rút gọn
phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Việc sử dụng chỉ số Gov-Score làm thước đo QTCT
sẽ bổ sung cho các nghiên cứu trước đây sử dụng các yếu tố riêng lẻ khác nhau để đo
lường QTCT, từ đó, xem xét tác động tổng hợp của các cơ chế quản trị khác nhau
đến mức độ QTLN. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ảnh hưởng của một số yếu tố
QTCT và chỉ số chất lượng QTCT đến hành vi QTLN của nhà quản lý. Những công
ty niêm yết có chỉ số chất lượng QTCT cao, tức là có sự tiến bộ và chủ động hơn
trong thực thi QTCT sẽ giúp hạn chế hành vi QTLN của nhà quản lý. Kết quả này
một lần nữa nhấn mạnh vai trò của cơ chế QTCT hiệu quả trong việc theo dõi chặt
chẽ các hành động của các nhà quản lý, điều chỉnh lợi ích của nhà quản lý tương đồng
với lợi ích của các chủ sở hữu, nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính và báo cáo
tài chính. Bên cạnh đó, luận án này là một trong số ít những nghiên cứu sẽ kết hợp cả
hai kỹ thuật QTLN trên cơ sở dồn tích và QTLN thông qua quyết định kinh tế trong
một nghiên cứu để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn. Vì thế, các kết quả nghiên
cứu từ luận án đã đóng góp một phần nhất định vào cơ sở lý thuyết về phân tích sự
ảnh hưởng của QTCT đến QTLN; đặc biệt là sự ảnh hưởng của chỉ số chất lượng
QTCT đến QTLN.
9
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp sau:
Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua các hàm ý từ kết quả
của luận án, cơ quan Nhà nước sửa đổi, bổ sung thông tư, nghị định hướng dẫn về
quy chế và thực hành QTCT nhằm nâng cao chất lượng QTCT tại các công ty niêm
yết Việt Nam.
Thứ hai, đối với các Hiệp hội chuyên ngành kế toán, viện nghiên cứu và cơ sở
đào tạo về chuyên ngành kế toán thì đây là một tài liệu nghiên cứu công phu về ảnh
hưởng của QTCT đến QTLN trong bối cảnh Việt Nam. Tài liệu này có thể so sánh
với những nghiên cứu trước để phát triển nghiên cứu khoa học kế toán hiện nay trong
việc xây dựng cơ chế QTCT hiệu quả nhằm hạn chế hành vi QTLN của nhà quản lý
tại các nước, đặc biệt các nước đang phát triển có điều kiện tương đồng với Việt Nam.
Thứ ba, đối với các công ty niêm yết, kết quả của luận án cũng sẽ hỗ trợ các
công ty niêm yết trong việc xây dựng cơ chế QTCT có hiệu quả, đảm bảo thực hiện
tốt chức năng giám sát hành vi của nhà quản lý, từ đó, giảm thiểu động cơ thúc đẩy
hành vi cơ hội của nhà quản lý.
Thứ tư, đối với các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính như nhà đầu
tư, chủ nợ, ; luận án góp phần giúp họ nâng cao khả năng hiểu biết, đánh giá mức
độ QTLN, tình hình QTCT tại các công ty niêm yết; từ đó, giúp quyết định đầu tư
của họ hiệu quả hơn và ít rủi ro hơn.
1.6. Kết cấu của luận án
Ngoài các danh mục, mục lục, phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án được
chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết
cũng như bối cảnh hiện tại của đề tài nghiên cứu, chỉ ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như
những đóng góp của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu,
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về QTCT, QTLN và các lý thuyết nền
làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về
ảnh hưởng của QTCT đến QTLN để chỉ ra khe hổng của các nghiên cứu trước. Đây
10
là cơ sở giúp tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên
cứu ở chương tiếp theo.
Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, trước hết, luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và
mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN dựa trên cơ sở lý thuyết và
tổng quan nghiên cứu ở chương 2. Sau đó, minh họa về đo lường QTLN, QTCT và
biến kiểm soát, quy trình chọn mẫu và các vấn đề thu thập dữ liệu, và chỉ ra các
phương pháp được lựa chọn để xử lý dữ liệu nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu đã được đưa ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương 4, luận án trình bày các kết quả từ phân tích dữ liệu sau khi thực
hiện trình tự theo phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 3. Thực trạng QTCT
và QTLN của công ty niêm yết ở Việt Nam được đánh giá thông qua kỹ thuật thống
kê mô tả và phân tích hồi quy các mô hình đo lường QTLN. Sau khi phân tích hồi
quy đa biến trên bốn mô hình nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp
luận án tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận án.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Chương này trình bày kết luận chung rút ra từ quá trình nghiên cứu, các mục
tiêu đã đạt được cũng như đóng góp của luận án. Trên cơ cở đó, luận án đã đưa ra
một số hàm ý chính sách cho các công ty niêm yết cũng như cơ quan quản lý nhằm
nâng cao chất lượng QTCT, từ đó, hạn chế hành vi QTLN của nhà quản lý doanh
nghiệp, góp phần nâng cao tính chính xác, minh bạch trong công bố thông tin tài
chính của các công ty niêm yết. Sau cùng, tác giả đã đưa ra một số hạn chế của luận
án và hướng nghiên cứu trong tương lai.
1.7. Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày được lý do cấp thiết làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài
nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN trong bối cảnh Việt Nam. Mục tiêu
nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu cụ thể cũng được xác định rõ ràng, từ đó khoanh
vùng được phạm vi và đối tượng nghiên cứu để triển khai các bước trong quy trình
nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án
vào lý luận và thực tiễn cũng được trình bày rõ ràng trong phần cuối của chương này.
11
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến QTCT và QTLN, giới
thiệu các lý thuyết nền làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu về
ảnh hưởng của QTCT đến hành vi QTLN của nhà quản lý, từ đó chỉ ra khe hổng
nghiên cứu. Đây là cơ sở giúp tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng
mô hình nghiên cứu, giải thích, biện luận kết quả nghiên cứu ở những chương tiếp
theo.
2.1. Quản trị công ty
Định nghĩa quản trị công ty
Một số định nghĩa xác định QTCT như là một tập hợp các cơ chế nhằm kiểm
soát hoạt động của các doanh nghiệp khi quyền sở hữu được tách khỏi quyền quản
lý. Chẳng hạn, Gillan và Starks (1998) xác định QTCT là hệ thống luật, quy tắc và
các yếu tố kiểm soát hoạt động tại một doanh nghiệp. Hay Tổ chức Tài chính quốc tế
định nghĩa QTCT là “những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát
doanh nghiệp”. Tương tự, Sheikh và Chatterjee (2000) xác định QTCT có liên quan
với việc thiết lập một hệ thống theo đó các thành viên được giao trách nhiệm và nhiệm
vụ liên quan đến sự chỉ đạo các công việc của công ty.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “QTCT là những biện
pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty [ ], liên quan tới các mối quan hệ
giữa Ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi
liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác
định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả
hoạt động của công ty” (OECD, 2004). Ngoài các mối quan hệ giữa nhà quản lý và
các cổ đông được đề cập trong các định nghĩa khác, định nghĩa này còn đề cập đến
các bên có quyền lợi liên quan khác, tức là cho rằng một công ty có nghĩa vụ không
chỉ đối với các cổ đông của mình mà còn đối với tất cả các bên liên quan, người có
đóng góp rất cần thiết cho sự thành công của công ty. Tương ứng với định nghĩa rộng
này, mục tiêu của một khung quản trị công ty tốt sẽ là tối đa hóa sự đóng góp của các
doanh nghiệp vào nền kinh tế tổng thể - tức là, bao gồm tất cả các bên liên quan.
12
Tại Việt Nam, Chính phủ quy định QTCT là hệ thống các nguyên tắc, bao
gồm: đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, ban
kiểm soát, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan; đảm bảo đối
xử công bằng giữa các cổ đông; công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty
(Chính phủ, 2017).
Tóm lại, QTCT sẽ bao gồm mối quan hệ giữa các cổ đông, chủ nợ và các công
ty; giữa các thị trường tài chính, các tổ chức và các công ty và giữa nhân viên và tổng
công ty. QTCT cũng sẽ bao gồm vấn đề trách nhiệm xã hội của công ty, bao gồm các
khía cạnh như giao dịch của công ty đối với văn hóa và môi trường.
Vai trò, chức năng của quản trị công ty
Theo OECD (2004), khuôn khổ QTCT phải đảm bảo công bố kịp thời và chính
xác thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty. Trên cơ sở
đó, QTCT cho phép các cổ đông theo dõi chặt chẽ các hành động của các nhà quản
lý, điều chỉnh lợi ích của nhà quản lý phù hợp với lợi ích của các cổ đông. Nếu hệ
thống giám sát các nhà quản lý yếu kém có thể khuyến khích họ theo đuổi lợi ích
riêng của họ bằng các hoạt động như QTLN nhưng giám sát hiệu quả thông qua
QTCT tốt có thể giảm chi phí đại diện và khuyến khích các nhà quản lý theo đuổi lợi
ích của cổ đông.
Theo cách đó, QTCT phải tạo ra các điều kiện mà hành vi và hành động của
các nhà quản lý cấp cao phù hợp với lợi ích của công ty, các cổ đông và các bên liên
quan chính, đồng thời đảm bảo rằng các nhà quản lý kém sẽ được thay thế bằng những
người quản lý tốt hơn. Nói cách khác, QTCT giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng
mất cân bằng giữa các lợi ích và nhu cầu khác nhau của công ty, đồng thời giúp giảm
thiểu những tác động tiêu cực của hành vi cơ hội của các bên liên quan quan trọng
(đặc biệt là ban quản lý cấp cao) có thể gây nguy hiểm cho hoạt động hiệu quả của
một công ty. Để có thể thực hiện tốt vai trò này, QTCT phải đảm bảo hiệu quả của
các cơ chế bên trong như HĐQT, ủy ban kiểm toán và cơ cấu quyền sở hữu.
HĐQT là cấp cao nhất của hệ thống quản trị nội bộ và hỗ trợ trong việc giảm
các vấn đề đại diện (Fama và Jensen, 1983). Trong khuôn khổ QTCT, các HĐQT
đóng vai trò quan trọng thông qua giám sát các nhà quản lý hàng đầu và thiết lập các
cơ chế khác giúp giảm thiểu động cơ thúc đẩy hành vi cơ hội của các nhà quản lý