Luận án Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tên đề tài: Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tóm tắt: Tính ổn định của lợi nhuận là tiêu chí quan trọng để phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và là thông tin quan trọng đối với người sử dụng báo cáo tài chính. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tính ổn định của lợi nhuận chịu ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (BTD). Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kế toán quốc tế hướng tới Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), sự ra đời của Thông tư 200/2014/TT-BTC có ảnh hưởng sâu rộng trong hệ thống kế toán. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận khi doanh nghiệp áp dụng các chế độ kế toán khác nhau là hết sức cần thiết. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng, chia mẫu nghiên cứu thành các mẫu phụ và phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS), tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC. Kết quả cho thấy khi doanh nghiệp áp dụng các chế độ kế toán khác nhau, lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận đều có tính ổn định; tuy nhiên, ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận sẽ khác biệt. Đặc biệt trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC, BTD càng lớn thì tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận càng giảm, các công ty có BTD phát sinh do điều chỉnh lợi nhuận tăng (hoặc tránh thuế) thì có lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận ít ổn định hơn (hoặc ổn định hơn) các công ty có BTD phát sinh do những nguyên nhân khác. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá chất lượng lợi nhuận và cung cấp thêm nhiều thông tin cho các bên liên quan.

docx303 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ BẢO NHƯ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ BẢO NHƯ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. MAI THỊ HOÀNG MINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ với đề tài “Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu và các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được tôi tự phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầycô trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và Quý thầy cô tại khoa Kế toán nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành cũng như phương pháp nghiên cứu và cung cấp các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận án này. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn quý thầy cô ở viện Sau đại học đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Mai Thị Hoàng Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình, chu đáo, giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để tôi có thể hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp cũng như các chuyên gia, quý doanh nghiệp đã cung cấp nhiều văn bản, quy định, chia sẽ nhiều kinh nghiệm thực tế, có những đóng góp quý báu để thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã luôn đồng hành, chia sẽ và hỗ trợ tinh thần lẫn tài chính giúp tôi có thể hoàn thiện luận án như ngày hôm nay. Xin trân trọng cám ơn! Nghiên cứu sinh MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH BTD Book-tax difference (Dịch: Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế) EM Earnings Management (Dịch: Điều chỉnh lợi nhuận) FEM Fixed Effect Model (Dịch: Mô hình tác động cố định) LNBTD Large Negative Book-Tax Differences (Dịch: Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có giá trị âm lớn) LPBTD Large Positive Book-Tax Differences (Dịch: Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có giá trị dương lớn) POLS Pooled Ordinary Least Squares (Dịch: Bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp) REM Random Effect Model (Dịch: Mô hình tác động ngẫu nhiên) TAXAVOIDER Tax Avoidance (Dịch: Tránh thuế) TIẾNG VIỆT BCTC Báo cáo tài chính HĐKD Hoạt động kinh doanh LN Lợi nhuận Thông tư 200 Thông tư số 200/2014/TT-BTC TNDN Thu nhập doanh nghiệp TS Tài sản VN Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Danh sách các biến sử dụng trong nghiên cứu 87 Bảng 3.2. Bảng tóm tắt các mô hình và kì vọng 89 Bảng 3.3. Bảng tóm tắt mẫu 90 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 100 Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 102 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 102 Bảng 4.4. Kiểm định lựa chọn mô hình POLS và mô hình FEM 104 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định lựa chọn POLS và mô hình REM 104 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM 105 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi 106 Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra tự tương quan 107 Bảng 4.9. Kiểm tra tính ổn định của lợi nhuận giai đoạn 2010-2014 108 Bảng 4.10. Kiểm tra tính ổn định của lợi nhuận giai đoạn 2015-2019 108 Bảng 4.11. Kiểm tra tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận 2010-2014 109 Bảng 4.12. Kiểm tra tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận 2015-2019 109 Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận 111 Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận 112 Bảng 4.15. Thống kê mô tả các biến trong mẫu LPBTD theo cách phân loại 1 115 Bảng 4.16. Hệ số tương quan giữa các khoản dồn tích điều chỉnh và thuế suất thực tế chênh lệch 118 Bảng 4.17. Kết quả kiểm tra các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận theo cách phân loại 1 119 Bảng 4.18. Kết quả kiểm tra các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận theo cách phân loại 1 120 Bảng 4.19. Thống kê mô tả các biến trong mẫu LPBTD theo cách phân loại 2 123 Bảng 4.20. Kết quả kiểm tra các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận theo cách phân loại 2 126 Bảng 4.21. Kết quả kiểm tra các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận theo cách phân loại 2 128 Bảng 4.22. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 130 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất 76 TÓM TẮT Tên đề tài: Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tóm tắt: Tính ổn định của lợi nhuận là tiêu chí quan trọng để phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và là thông tin quan trọng đối với người sử dụng báo cáo tài chính. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tính ổn định của lợi nhuận chịu ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (BTD). Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kế toán quốc tế hướng tới Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), sự ra đời của Thông tư 200/2014/TT-BTC có ảnh hưởng sâu rộng trong hệ thống kế toán. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận khi doanh nghiệp áp dụng các chế độ kế toán khác nhau là hết sức cần thiết. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng, chia mẫu nghiên cứu thành các mẫu phụ và phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS), tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC. Kết quả cho thấy khi doanh nghiệp áp dụng các chế độ kế toán khác nhau, lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận đều có tính ổn định; tuy nhiên, ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận sẽ khác biệt. Đặc biệt trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC, BTD càng lớn thì tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận càng giảm, các công ty có BTD phát sinh do điều chỉnh lợi nhuận tăng (hoặc tránh thuế) thì có lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận ít ổn định hơn (hoặc ổn định hơn) các công ty có BTD phát sinh do những nguyên nhân khác. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá chất lượng lợi nhuận và cung cấp thêm nhiều thông tin cho các bên liên quan. Từ khóa: Lợi nhuận kế toán, Thu nhập chịu thuế, Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, Tính ổn định của lợi nhuận, Việt Nam ABSTRACT Title: The effect of book – tax differences on earnings persistence at Vietnam listed companies Abstract: Earnings persistence is an important criterion for financial analysis and evaluation and it is important information for users of financial statements. Many studies around the world have proved that earnings persistence is affected by the book-tax differences (BTD). However, in developing countries such as Vietnam, this is still a relatively new issue. Circular 200/2014/TT-BTC, in particular, has had far-reaching effects on the accounting system in the context of international accounting integration toward International Financial Reporting Standards (IFRS). As a result, it is necessary to investigate the effects of BTD on earnings persistence when enterprises use different accounting regimes. By using panel data, subsamples, and feasible general least squares (FGLS) estimation, the author examined the effect of BTD and its sources on earnings and the persistence of its components at companies listed on the Vietnam stock exchange before and after the implementation of Circular 200/2014/TT-BTC. The findings show that when enterprises apply different accounting regimes, earnings and earnings components are persistent; however, the influence of BTD and the sources of BTD on earnings and its component’s persistence are different. Especially, in the Circular 200/2014/TT-BTC period, the larger BTD, the lower persistence of earnings and its components; for the large positive BTD group, firms with upward earnings management (or tax avoidance) have earnings and its components are less persistent (or more persistent) than firms whose BTDs arise for other sources. The research findings are very important in evaluating earnings quality and providing more information to stakeholders. Keywords: Book Income, Taxable Income, Book – tax differences, Earnings persistence, Vietnam PHẦN GIỚI THIỆU Sự cần thiết của đề tài Chất lượng lợi nhuận (LN) là đề tài được nghiên cứu nhiều trong các tài liệu (Kousenidis và cộng sự, 2013). Trong đó, tính ổn định của LN được xem như là đại diện của chất lượng LN (P. Dechow và cộng sự, 2010; Mohammady, 2010; Kousenidis và cộng sự, 2013). Sự khác biệt giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế ảnh hưởng đến chất lượng LN trên báo cáo tài chính (BCTC) và do đó, những thông tin này rất hữu ích đối với người sử dụng để dự báo LN tương lai (Hanlon, 2005; Tang, 2006; Lev và Nissim, 2004; H. Choi và cộng sự, 2020). Một số nhà hoạch định chính sách và báo chí cho rằng nên công bố thêm thông tin về BTD và các công ty có BTD lớn vì những công ty này có thể đang thao túng các số liệu cho mục đích kế toán hoặc cho mục đích thuế hoặc cho cả hai (Hanlon và Heitzman, 2010). Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa BTD và tính ổn định của LN cũng như tính ổn định của các khoản dồn tích. Chẳng hạn nghiên cứu của Mills và Newberry (2001) đưa ra bằng chứng về độ lớn của BTD có quan hệ cùng chiều với nhiều khoản mục trong BCTC. Phillips và cộng sự (2003) mở rộng nghiên cứu của Mills và Newberry (2001) và chỉ ra chi phí thuế thu nhập hoãn lại cung cấp thông tin hữu ích về hoạt động điều chỉnh LN thông qua tổng các khoản dồn tích và dồn tích bất thường. Joos và cộng sự (2000) cho rằng mối quan hệ giữa LN trước thuế và sau thuế thì yếu hơn khi BTD (theo giá trị tuyệt đối) lớn, đây là bằng chứng để các doanh nghiệp dùng BTD như là cơ hội để điều chỉnh LN. Các nhà đầu tư sẽ nhận ra LN được điều chỉnh, từ đó giảm sự tin tưởng của họ vào LN được công bố. Nghiên cứu của (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005; Xie, 2001) cũng chỉ ra rằng BTD ảnh hưởng đến chất lượng LN và thành phần dồn tích trong LN. Blaylock và cộng sự (2012) còn cho thấy BTD xuất phát từ điều chỉnh LN, tránh thuế và do các quy định khác nhau giữa kế toán và thuế, các nguyên nhân này đều ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và các khoản dồn tích. Tang (2007) cung cấp một số bằng chứng thực nghiệm xác nhận BTD là công cụ hữu ích để điều chỉnh LN và quản lý thuế sau khi đã loại bỏ những khác biệt trong việc ghi nhận số liệu trên các báo cáo cho mục đích kế toán và mục đích thuế. Có thể thấy, các nghiên cứu trước trên thế giới thường tập trung vào ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và thành phần dồn tích mà chưa xem xét đến tính ổn định của thành phần dòng tiền, vấn đề này đã được đề cập trong nghiên cứu của Hanlon (2005) nhưng không được tiến hành nghiên cứu thực nghiệm (Jeong và Choi, 2019). Tại VN, kể từ năm 2013, chính sách thuế đã được sửa đổi thường xuyên không chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp mà còn tăng cường sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (Loan và cộng sự, 2018). Tình trạng tránh thuế ngày càng phổ biến, do các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đều lợi dụng các kẽ hở và ưu đãi trong luật thuế TNDN của Việt Nam để tìm cách giảm nghĩa vụ thuế (Ha và cộng sự, 2021). Việc này làm thu hẹp nguồn thu của nhà nước, có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội và có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế (Ha và cộng sự, 2021). Công tác kiểm tra thuế TNDN ngày càng được quan tâm và tăng cường do lo ngại về việc tránh thuế của các công ty, đồng thời giúp tăng nguồn thu của chính phủ và tăng mức thuế đối với các đối tượng đóng thuế. Đồng thời, thị trường chứng khoán VN đang nổi lên vấn đề chênh lệch số liệu số liệu trước và sau kiểm toán, đặc biệt là khoản mục LN (Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hương, 2017). Vì vậy, việc phân tích và hiểu các thông tin về chênh lệch giữa kế toán và thuế (BTD), cụ thể là chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế, tính ổn định của LN và các thành phần trong LN cũng như ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN là hết sức cần thiết. Mặc dù trên thế giới đã có các nghiên cứu trên diện rộng về BTD, mối quan hệ của nó với tính ổn định của LN và các khoản dồn tích. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào làm rõ vấn đề nêu trên đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển như VN. Việt Nam đang từng bước hội nhập kế toán quốc tế, tiến gần hơn với IFRS, đánh dấu sự thay đổi này đó là Thông tư số 200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) ra đời và có hiệu lực cho việc lập và trình bày BCTC từ năm 2015 (Phan và cộng sự, 2018). Xuất phát từ những vấn đề vừa nêu, đóng góp chính của luận án nhằm giải quyết hạn chế của các nghiên cứu trước dựa trên nghiên cứu của (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005), đó là tìm hiểu về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và tính ổn định của các thành phần trong LN tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN trong 10 năm qua. Như đã trình bày ở trên, trong luận án này, chỉ tiêu BTD chính là sự chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế. Sự khác biệt chính của đề tài so với các nghiên cứu trước ở việc (1) So sánh tính ổn định của LN và các thành phần trong LN giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200; (2) Xem xét ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của thành phần dòng tiền, từ đó đánh giá tính ổn định của LN; (3) So sánh ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN qua 2 giai đoạn nghiên cứu như đã trình bày. Ngoài ra, cách tính BTD, xác định các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN hay tránh thuế đều dựa trên các tiếp cận mới, khác với nghiên cứu của Hanlon (2005) và Blaylock và cộng sự (2012), phù hợp với điều kiện tại VN và loại bỏ được ảnh hưởng của mức thuế suất thuế TNDN thay đổi nhiều trong nhiều năm gần đây tại VN. Tình hình kinh tế VN trong thời gian qua Trong giai đoạn 2009 – 2019, nền kinh tế VN đã tiếp tục tăng trưởng và phát triển, giá trị vốn hóa số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cũng tăng lên đáng kể (Khánh Giang, 2020). Bên cạnh những mặt đạt được, kinh tế VN tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần nỗ lực vượt qua như: lạm phát, bong bóng bất động sản, giá cổ phiếu biến động thất thường ... khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng bị ảnh hưởng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và cũng như sự phát triển kinh tế phải kể đến các quy định về thuế TNDN. Trong 10 năm ( từ 2009 đến 2019), luật Thuế TNDN với sự thay đổi của thuế suất và cách tính thu nhập chịu thuế đã góp phần làm thay đổi phần lớn sách thuế VN. Chẳng hạn như lộ trình giảm thuế suất từ 25% năm 2009 còn 20% từ năm 2016 đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện môi trường hoạt động và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các khoản thu nhập, LN được cập nhật và bổ sung vào đối tượng chịu thuế, xóa bỏ sự phân biệt thuế suất và điều chỉnh phù hợp với các mặt bằng thuế suất chung của thuế TNDN tại khu vực và trên thế giới. Các khoản chi phí hợp lý cũng được quy định một cách rõ ràng và phù hợp hơn với điều kiện của VN và theo thông lệ quốc tế. Song song đó, sự ra đời của Thông tư 200 có hiệu lực thực hiện từ 01/01/2015 đã có ảnh hưởng lớn đến việc tính toán các chỉ tiêu kế toán như LN trước thuế, thu nhập chịu thuế, dòng tiền, các khoản dồn tích Vì vậy, cần phải tìm hiểu ảnh hưởng của BTD đến chất lượng LN nói chung hay tính ổn định của LN nói riêng trước và sau khi áp dụng Thông tư 200. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của luận án nhằm kiểm tra và đo lường tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, xác định ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định này như thế nào. Đồng thời, luận án còn tìm hiểu sự khác nhau của tính ổn định LN và các thành phần trong LN dưới ảnh hưởng của BTD qua các giai đoạn áp dụng chế độ kế toán tại VN. 3.2. Mục tiêu cụ thể Luận án nghiên cứu ba vấn đề cụ thể sau: Thứ nhất, kiểm tra và đo lường tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, so sánh tính ổn định này giai đoạn trước (2010-2014) và sau khi áp dụng Thông tư 200 (2015-2019). Thứ hai, xác định và so sánh ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN giai đoạn trước (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019). Thứ ba, xác định và so sánh ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong giai đoạn trước (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019). Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các câu hỏi sau: Câu 1: Tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tại VN như thế nào? Tính ổn định này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không? Câu 2: BTD ảnh hưởng như thế nào đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN? Ảnh hưởng này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không? Câu 3: Các nguyên nhân gây ra BTD ảnh hưởng như thế nào đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN? Ảnh hưởng này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Tính ổn định của LN, tính ổn định của các thành phần trong LN, BTD, các nguyên nhân gây ra BTD của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam, bao gồm thị trường chứng khoán TP. HCM (HOSE) và thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX) với dữ liệu thu thập từ năm 2010 – 2019. Đây chính là khoảng thời gian mà các BCTC của các doanh nghiệp niêm yết được cung cấp tương đối đầy đủ. Loại trừ ra khỏi mẫu các công ty: (1) Có ít quan sát thu thập được do mới niêm yết, (2) các công ty thuộc nhóm ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm vì có những quy định hoạt động đặc thù riêng biệt, (3) các công ty không thu thập được dữ liệu cần thiết trong BCTC liên tục 3 năm, (4) các công ty không áp dụng Thông tư 200 sau năm 2014. Đồng thời, quá trình hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng của môi trường bất lợi như dịch bệnh Covid-19 diễn ra mạnh ở VN trong năm 2020, 2021 làm ảnh hưởng đến LN và các chỉ tiêu trên BCTC, do đó, tác giả không cập nhật giai đoạn nghiên cứu trong hai năm này. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng dữ liệu bảng để kiểm tra và đo lường tính ổn định của LN, các thành phần trong LN cũng như ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến mối quan hệ này, qua đó trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu đã đề ra. Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chuỗi thời gian (time - series data) và dữ liệu chéo (across – sectional data). Dữ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_anh_huong_cua_chenh_lech_giua_loi_nhuan_ke_toan_va_t.docx
  • pdfCV gửi Cục CNTT-BGDĐT-30-11.pdf
  • docxTom tat LATS _VN.docx
  • docxTom tat LATS_EN.docx
  • docxTrang dong gop moi - EN.docx
  • docxTrang dong gop moi - VN.docx
Luận văn liên quan