Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án
được cấu trúc gồm có 5 chương. Chương 1 giới thiệu tính cấp thiết, các mục tiêu nghiên
cứu cần đạt được, chỉ ra ý nghĩa nghiên cứu và những điểm mới cũng như hạn chế của
luận án. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu, mô tả thực trạng của
vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam và ở ĐBSCL. Trong đó, các nội dung tập trung hệ thống
hóa các lý thuyết; lược khảo các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án
đã được công bố trong và ngoài nước; phân tích đánh giá các công rình nghiên cứu đã
được công bố của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đề đề tài luận án, xác định
mục tiêu của đề tài, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận án
cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, bao
gồm cơ sở lý luận, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương
4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung tập trung vào khả năng tiếp cận,
thu nhập và trao quyền kinh tế của phụ nữ tham gia chương trình tín dụng vi mô. Chương
5 kết luận, đề xuất giải pháp và hàm ý giải pháp: kết quả nghiên cứu là lời đáp cho các
câu hỏi đặt ra trong đề tài. Từ đó, các hàm ý giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao kết
quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL thông qua chương trình tín dụng vi mô.
Từ kết quả đạt được, nêu hạn chế và những vấn đề cần mở rộng ở nghiên cứu tiếp theo
để phát triển, hoàn thiện lĩnh vực mà nghiên cứu quan tâm đến một cách đầy đủ hơn.
254 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--------------
ĐẶNG THỊ KIM PHƯỢNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI
MÔ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
PHỤ NỮ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 62340201
NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--------------
ĐẶNG THỊ KIM PHƯỢNG
MÃ SỐ NCS: P1515002
ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI
MÔ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
PHỤ NỮ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 62340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS. PHAN ĐÌNH KHÔI
TS. ĐẶNG THANH SƠN
NĂM 2022
i
TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận án với tựa đề là “Ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả
hoạt động kinh tế của phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long”, do nghiên cứu sinh Đặng
Thị Kim Phượng thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Đình Khôi và TS.
Đặng Thanh Sơn. Luận án đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận án thông qua
ngày .... tháng .... năm 2022. Luận án đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng
đánh giá luận án xem lại
Thư ký
(Ký tên)
....................................
Ủy viên
(Ký tên)
....................................
Ủy viên
(Ký tên)
....................................
Phản biện 3
(Ký tên)
....................................
Phản biện 2
(Ký tên)
....................................
Phản biện 1
(Ký tên)
....................................
Người hướng dẫn
(Ký tên)
....................................
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên)
....................................
ii
LỜI CẢM TẠ
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với tên “Ảnh hưởng
của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại Đồng
bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô, các Nhà khoa
học, các bạn đồng môn; sự động viên của gia đình và cố gắng không ngừng của bản
thân.
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Phan Đình Khôi và TS.
Đặng Thanh Sơn đã rất tận tình hướng dẫn và trách nhiệm giúp tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu, học tập và hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế, cấp Lãnh đạo
Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện; Quý Thầy Cô, các Nhà khoa học đã đóng
góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác, Quý đồng nghiệp, các bạn bè
đã động viên khích lệ tôi suốt trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận án, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô, bạn bè và
đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2022
Tác giả luận án
iii
TÓM TẮT
Nhiều năm qua, các chương trình tín dụng vi mô được triển khai đồng loạt ở
Đồng bằng sông Cửu Long, với mục đích xã hội là giúp người dân thoát nghèo. Những
khoản vay tuy nhỏ nhưng rất thuận tiện trong việc hoàn trả và bổ sung thêm vốn kinh
doanh cho người vay vốn, đã góp một phần tăng thu nhập và giảm gánh nặng chi phí
cuộc sống cho gia đình. Đây chính là đặc trưng cơ bản của tín dụng vi mô, vừa mang
tính hỗ trợ phát triển kinh tế vừa mang ý nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thực tế cho thấy, hoạt động chương trình tín dụng vi mô đã góp phần vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, ở vùng nông
thôn vẫn còn nhiều người nghèo. Đặc biệt, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi về kinh
tế, điều này tác động rất lớn đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và thực
hiện chiến lược bình đẳng giới của quốc gia. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng, tín dụng
vi mô là điều kiện quan trọng để thoát khỏi nghèo đói và nâng cao mức sống. Trên cơ
sở đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chương trình tín
dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại Đồng bằng Sông Cửu Long
qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, biến động thu nhập và
trao quyền kinh tế cho phụ nữ tham gia chương trình tín dụng vi mô tại Đồng bằng sông
Cửu Long.
Cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng đều được sử dụng trong
nghiên cứu thực nghiệm tác động của chương trình tín dụng vi mô: thông tin là bảng
khảo sát định lượng với cỡ mẫu là 600 quan sát (phụ nữ độ tuổi từ: 21 - 60, trong đó:
417 phụ nữ tham gia và 183 phụ nữ không tham gia chương trình trong các chương trình
tín dụng vi mô (Ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế).
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ 7/13 tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông
Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Probit, phương pháp so sánh điểm
xu hướng (PSM) và ứng dụng Stata được áp dụng để đánh giá các tác động của chương
trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ và trao quyền kinh tế cho
phụ nữ. Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vay chương trình tín dụng vi mô chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố: vốn xã hội, tần suất vốn xã hội, tài sản, tuổi, việc làm và qui
mô hộ gia đình; Thêm vào đó, phụ nữ tham gia chương trình tín dụng vi mô có thu nhập
hơn phụ nữ không tham gia chương trình tín dụng vi mô từ 4.620.000VND đến
4.878.000VND/năm. Bên cạnh đó, tham gia chương trình tín dụng vi mô sẽ nhận được
trao quyền kinh tế hơn với phụ nữ không tham gia chương trình ở khía cạnh quyền ra
quyết định trong gia đình và nhận thức về pháp luật, hôn nhân bình đẳng. Ngoài ra,
Nghiên cứu khẳng định nâng cao vốn xã hội và vốn văn hóa của phụ nữ đã góp phần
iv
nâng cao ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của
phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Công trình này là một căn cứ có giá trị góp phần
đánh giá ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của
phụ nữ hiện nay tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Từ khóa: Tín dụng vi mô, Tiếp cận, Thu nhập, Trao quyền kinh tế, Bình đẳng giới, Đồng
bằng sông Cửu Long
v
ABSTRACT
Over the years, microcredit programs have been deployed simultaneously in the
Mekong Delta, with the social purpose of helping people get out of poverty. Although,
small loans, they are very convenient in repaying and supplementing business capital
for borrowers, they have contributed to increasing income and reducing the burden of
living expenses for the family. This is the characteristic of microcredit, both supporting
economic development and bringing social meaning to the people, making an important
contribution to the general socio-economic development of the locality and the Mekong
River.
In fact, microcredit program activities have contributed to poverty reduction and
national economic development. However, there are still many poor people in rural
areas. In particular, women still suffer many economic disadvantages, which greatly
affects the goals of poverty reduction, economic development and the implementation
of the national gender equality strategy. Many studies also say that microcredit is an
important condition for getting out of poverty and improving living standards. On that
basis, this study was carried out to assess the influence of microcredit programs on
economic performance of women in the Mekong Delta by identifying factors affecting
their ability to perform well. Accessibility, income volatility and economic
empowerment for women participating in microcredit programs in the Mekong Delta.
Both qualitative and quantitative research are used in empirical research on the
impact of microcredit programs: the information is a quantitative survey with a sample
size of 600 observations (women aged between 20 and 10): 21 - 60, in which: 417
women participate and 183 women do not participate in microcredit programs (Bank for
Social Policy and Fund to support women in economic development). The data used for
the study were collected from 7/13 provinces in the Mekong Delta. The study used
Probit regression method, propensity score comparison method (PSM) and Stata
application were applied to assessing the impacts of microcredit programs on women's
economic performance and women's economic empowerment The results show that
access to microcredit is influenced by factors: social capital, frequency of social capital,
assets, age, employment and household size; In addition, women participating in
microcredit programs have higher incomes n women who do not participate in the
microcredit program from 4,620,000VND to 4,878,000VND/year. In addition,
participating in the microcredit program will receive more economic empowerment than
women not participating in the program in terms of decision-making power in the family
and awareness of the law and marriage equality. In addition, the study affirms that
vi
improving women's social and cultural capital has contributed to improving the
influence of microcredit programs on women's economic performance in the Mekong
Delta. This process is a valuable basis to contribute to the assessment of the impact of
the microcredit program on the economic performance of women today in the Mekong
Delta.
Keywords: Microcredit, Accessibility, Income, Women’s Economic Empowerment,
Gender Equality, Mekong Delta.
viii
MỤC LỤC
Trang
TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG .................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.........................................................................................................3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................ 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................ 4
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .........................................5
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án ...............................................................................................5
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án ................................................................................................5
1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................... 7
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................................7
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ........................................................................................................................ 7
2.1.2 Khái quát ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động
kinh tế của phụ nữ ............................................................................................................................... 19
2.1.3 Các lý thuyết có liên quan ............................................................................................................. 28
2.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................... 31
2.2.1 Khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô .................................................................. 31
ix
2.2.2 Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập ............................................................................ 36
2.2.3 Tác động trao quyền cho phụ nữ trong tín dụng vi mô .................................................... 40
2.2.4 Đánh giá các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan .......................................... 42
2.2.5 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................................................. 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 46
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................................................46
3.1.1 Khung nghiên cứu ............................................................................................................................. 46
3.1.2 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................................................... 48
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................70
3.2.1 Phương pháp tiếp cận ...................................................................................................................... 70
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................................... 74
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 84
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 85
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG
VI MÔ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................85
4.2 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG ...................................................................................................................................99
4.2.1 Các chương trình tín dụng vi mô trong nghiên cứu ............................................................ 99
4.2.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 102
4.2.3 Kiểm định hồi quy ........................................................................................................................... 105
4.2.4 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của
phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................... 112
4.2.5 Kết quả phân tích tác động của chương trình tín dụng vi mô đến thu nhập của
phụ nữ tại ĐBSCL ............................................................................................................................ 116
4.3.6 Kết quả tác động của chương trình tín dụng vi mô đến trao quyền kinh tế của phụ
nữ tại ĐBSCL ..................................................................................................................................... 119
4.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..........................................................................................124
x
4.3.1 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................................................... 124
4.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................................... 126
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ............................................................... 133
5.1 KẾT LUẬN ...............................................................................................................................133
5.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................................................134
5.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ
Đồng bằng sông Cửu Long. .......................................................................................................... 134
5.2.2 Giải pháp nâng cao thu nhập của phụ nữ trong chương trình tín dụng vi mô tại
Đồng bằng sông Cửu Long. .......................................................................................................... 136
5.2.3 Giải pháp nâng cao trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong chương trình tín dụng vi
mô tại Đồng bằng sông Cửu Long............................................................................................. 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 139
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VÀ PHÂN BỔ PHIẾU KHẢO SÁT .. 153
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA ....... 159
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH PHỎNG VẤN VÀ THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CÁC
CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ TRỰC TIẾP CHO VAY CTTDVM .................................. 161
PHỤ LỤC 4: MÔ HÌNH PROBIT CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN CTTDVM ................................................................................................. 163
PHỤ LỤC 5: MÔ HÌNH PROBIT, PSM TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN
DỤNG VI MÔ ĐẾN THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ ĐBSCL ....................................... 174
PHỤ LỤC 6: MÔ HÌNH PROBIT, PSM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH
GIÁ TRAO QUYỀN KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ TRONG CTTDVM TẠI ĐBSCL .. 182
PHỤ LỤC 7: CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ TẠI NHCSXH ............. 212
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô
của phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long ....................................................... 53
Bảng 3.2: Biến nghiên cứu tác động của chương trình tín dụng vi mô đến thu nhập của
phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................... 60
Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019 ... 89
Bảng 4.2: Doanh số cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019
...................................................................................................................... 90
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019. 92
Bảng 4.4: Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân tại ĐBSCL 2017-2019 .... 94
Bảng 4.5: Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu .......................................... 102
Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến định lượng biên trong mô hình nghiên cứu .............. 103
Bảng 4.7: Thống kê mô tả theo các chương trình tín dụng vi mô ............................... 104
Bảng 4.8: Kiểm định sự phù hợp