Đề tài “Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất
và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng
sông Cửu Long” được thực hiện nhằm: (i) Đánh giá đặc tính sinh trưởng, đa
dạng di truyền, năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím
(KLT) tại Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số dòng/giống khoai lang
có năng suất và phẩm chất tốt; (ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật
canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm chất các dòng/giống được chọn và
(iii) Xây dựng mô hình canh tác đạt năng suất trên 30 tấn/ha cho các
dòng/giống này. Kết quả các thí nghiệm cho thấy 10 dòng/giống khoai lang
tím có quan hệ di truyền nằm trong khoảng từ 42-100%, trong đó giống KLT
Nhật Lord, KLT Malaysia và KTL HL491 được chọn để tiếp tục đánh giá.
Giống KLT Malaysia có năng suất tổng và thương phẩm cao nhất, KLT Nhật
Lord có hàm lượng chất khô và tinh bột cao và KLT HL491 có hàm lượng
anthocyanins và flavonoids cao nhất. Năng suất thương phẩm của cả 03 giống
khoai lang tím khảo sát đạt cao nhất tại 140 ngày sau khi trồng. Hàm lượng
tinh bột và chất khô gia tăng theo thời gian thu hoạch, hàm lượng
anthocyanins đạt cao nhất ở thời điểm 160 ngày sau khi trồng. Bổ sung kali ở
mức 200 và 250 kg K2O/ha kết hợp với bổ sung phân hữu cơ (phân Đại Hùng,
1,1 tấn/ha) cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm cao nhất, đồng thời
giúp gia tăng hàm lượng đường tổng số, anthocyanins và flavonoids. Sử dụng
liều lượng NPK 100-80-200 kg/ha giúp gia tăng năng suất khoai lang, gia tăng
hàm lượng NPK trong thịt củ, thân lá và cải thiện một số đặc tính phẩm chất.
Sử dụng màng phủ đen cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm, hàm
lượng chất khô và tinh bột cao hơn so với không sử dụng màng phủ. Bổ sung
hexaconazole có hiệu quả trong việc gia tăng số lượng củ, năng suất và một số
chỉ tiêu về phẩm chất của ba giống khoai lang tím. Bổ sung hexaconazole với
nồng độ 15 mg/L ở dạng Hexaconazole nguyên chất hoặc 100 mg/L ở dạng
Anvil ở thời điểm 40, 55 và 70 ngày sau khi trồng cho số lượng củ cao, năng
suất thương phẩm đạt trên 26 tấn/ha, tổng năng suất đạt trên 30 tấn/ha, gia
tăng hàm lượng anthocyanins và flavonoids. Canh tác trong mùa khô giúp tăng
năng suất khoai lang tím hơn so với mùa mưa. Ứng dụng các kỹ thuật đã
nghiên cứu cho mô hình 1.000 m2 cho mỗi giống vào mùa khô cho thấy, KLT
Malaysia đã đạt năng suất trên 60 tấn/ha và hai giống còn lại đều đạt trên 30
tấn/ha. Các kết quả này cho thấy cả 03 giống khoai lang tím khảo sát, đặc biệt
KLT Malaysia, đều phù hợp cho Đồng bằng sông Cửu Long và các biện pháp
canh tác thử nghiệm giúp gia tăng năng suất và phẩm chất củ.
248 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
KHOAI LANG TÍM (Ipomoea batatas (L.) Lam.)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9 62 01 10
2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
KHOAI LANG TÍM (Ipomoea batatas (L.) Lam.)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9 62 01 10
2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
KHOAI LANG TÍM (Ipomoea batatas (L.) Lam.)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9 62 01 10
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. GS. TS. LÊ VĂN HÒA
2. PGS. TS. PHẠM PHƯỚC NHẪN
2018
Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018 Trường Đại học Cần Thơ
ii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
LỜI CẢM TẠ
Xin thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến
GS. TS. Lê Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu,
truyền đạt nhiều tri thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
làm việc, học tập và nghiên cứu tại trường.
PGS. TS. Phạm Phước Nhẫn đã động viên, hướng dẫn và nhiệt tình hỗ
trợ hoàn thiện luận án tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Khoa Sau đại học và các đơn vị phòng ban.
Quý thầy cô giảng dạy các môn học nghiên cứu sinh; quý thầy cô tham
dự các hội đồng bảo vệ đề cương, tiểu luận và các chuyên đề Nghiên cứu sinh
đã tư vấn và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Quý thầy cô, các anh chị và các em đang công tác tại Khoa Nông nghiệp
& Sinh học Ứng dụng, Bộ môn Sinh lý Sinh hóa đã động viên và nhiệt tình
giúp đỡ.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang, PGS.TS Lê Văn Vàng và TS. Huỳnh Kỳ đã
giúp đỡ tôi sưu tập các giống khoai lang. Các em Phan Hữu Nghĩa, Lê Thị
Hoàng Yến, Trần Nguyễn, Lê Anh Duy, Phòng Ngọc Hải Triều, các sinh viên
lớp Hoa viên cây cảnh khóa 36, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan khóa 37,
38, 39 và 40, một số cán bộ và sinh viên trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ
và Viện lúa ĐBSCL đã đồng hành cùng tôi thực hiện và phân tích các chỉ tiêu
thí nghiệm.
Phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; Gia đình chú Trần
Văn Chính tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long; gia đình chú Sáu Thành tại huyện
Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ thực hiện các thí nghiệm
ngoài đồng và mô hình canh tác.
Xin trân trọng ghi nhớ công ơn của gia đình và người thân đã luôn tạo
điều kiện giúp đỡ tôi yên tâm trong học tập và công tác.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên, chia sẻ, hỗ trợ của thầy cô, các anh
chị, các em và bạn bè đã luôn bên tôi trong những lúc khó khăn, dành tình cảm
tốt đẹp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
Phạm Thị Phương Thảo
Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018 Trường Đại học Cần Thơ
iii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất
và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng
sông Cửu Long” được thực hiện nhằm: (i) Đánh giá đặc tính sinh trưởng, đa
dạng di truyền, năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím
(KLT) tại Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số dòng/giống khoai lang
có năng suất và phẩm chất tốt; (ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật
canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm chất các dòng/giống được chọn và
(iii) Xây dựng mô hình canh tác đạt năng suất trên 30 tấn/ha cho các
dòng/giống này. Kết quả các thí nghiệm cho thấy 10 dòng/giống khoai lang
tím có quan hệ di truyền nằm trong khoảng từ 42-100%, trong đó giống KLT
Nhật Lord, KLT Malaysia và KTL HL491 được chọn để tiếp tục đánh giá.
Giống KLT Malaysia có năng suất tổng và thương phẩm cao nhất, KLT Nhật
Lord có hàm lượng chất khô và tinh bột cao và KLT HL491 có hàm lượng
anthocyanins và flavonoids cao nhất. Năng suất thương phẩm của cả 03 giống
khoai lang tím khảo sát đạt cao nhất tại 140 ngày sau khi trồng. Hàm lượng
tinh bột và chất khô gia tăng theo thời gian thu hoạch, hàm lượng
anthocyanins đạt cao nhất ở thời điểm 160 ngày sau khi trồng. Bổ sung kali ở
mức 200 và 250 kg K2O/ha kết hợp với bổ sung phân hữu cơ (phân Đại Hùng,
1,1 tấn/ha) cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm cao nhất, đồng thời
giúp gia tăng hàm lượng đường tổng số, anthocyanins và flavonoids. Sử dụng
liều lượng NPK 100-80-200 kg/ha giúp gia tăng năng suất khoai lang, gia tăng
hàm lượng NPK trong thịt củ, thân lá và cải thiện một số đặc tính phẩm chất.
Sử dụng màng phủ đen cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm, hàm
lượng chất khô và tinh bột cao hơn so với không sử dụng màng phủ. Bổ sung
hexaconazole có hiệu quả trong việc gia tăng số lượng củ, năng suất và một số
chỉ tiêu về phẩm chất của ba giống khoai lang tím. Bổ sung hexaconazole với
nồng độ 15 mg/L ở dạng Hexaconazole nguyên chất hoặc 100 mg/L ở dạng
Anvil ở thời điểm 40, 55 và 70 ngày sau khi trồng cho số lượng củ cao, năng
suất thương phẩm đạt trên 26 tấn/ha, tổng năng suất đạt trên 30 tấn/ha, gia
tăng hàm lượng anthocyanins và flavonoids. Canh tác trong mùa khô giúp tăng
năng suất khoai lang tím hơn so với mùa mưa. Ứng dụng các kỹ thuật đã
nghiên cứu cho mô hình 1.000 m2 cho mỗi giống vào mùa khô cho thấy, KLT
Malaysia đã đạt năng suất trên 60 tấn/ha và hai giống còn lại đều đạt trên 30
tấn/ha. Các kết quả này cho thấy cả 03 giống khoai lang tím khảo sát, đặc biệt
KLT Malaysia, đều phù hợp cho Đồng bằng sông Cửu Long và các biện pháp
canh tác thử nghiệm giúp gia tăng năng suất và phẩm chất củ.
Từ khóa: Ipomoea batatas (L.) Lam., khoai lang tím, kỹ thuật canh tác, năng
suất, phẩm chất.
Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018 Trường Đại học Cần Thơ
iv
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
ABSTRACT
The PhD thesis “Effects of varieties and cultivation practices on yield
and quality of purple sweet potato (Ipomoea batatas (L.) Lam.) in the
Mekong Delta” was conducted: (i) to compare morphological characteristics,
genetic diversity, yield and quality of ten collected purple sweet potato (PSP)
varieties in the Mekong Delta for further studies; (ii) to evaluate the effectiveness
of some cultivation practices on yield and quality of the selected PSP varieties
and (iii) to carry out the demonstration plot of 1.000 m2 for each of selected PSP
varieties with the target yield more than 30 tons/ha. The results showed that 10
PSP varieties showed highly genetic diversity with the genetic coefficient of 42%
to 100% and three PSP varieties, namely PSP HL491, PSP Lord from Japan and
PSP Malaysia, were used for further studies. The highest number of roots,
marketable yield and total yield were obtained from PSP Malaysia. Meanwhile
the highest root dry weight and starch were obtained from PSP Lord. The
anthocyanins and flavonoids contents extracted from the tubers of HL491 variety
were higher than the others. The highest marketable yield of all three PSP was
achieved at 140 days after planting (DAP). In tubers of all three cultivars, the dry
biomass and starch content increased with harvested time, while anthocyanins
were highest at 160 DAP. Applying potassium (200 to 250 kg K2O/ha) together
with organic fertilizer (Dai Hung, 1.1 tons/ha) increased the total and marketable
yield, total sugar, anthocyanins and flavonoids of three selected PSP varieties.
Using NPK at rates of 100-80-200 kg/ha enhanced yield, quality and NPK
content in tubers and shoots. Covering soil surface with the black mulching
enhanced the total and marketable yield, dry weight and starch of three selected
PSP varieties than control. Spraying hexaconazole at 40, 55 and 70 days after
planting increased the number of tubers and tuber yield of three different PSP
varieties. Applying 15 mg /L hexaconazole in the form of Hexaconazole (Sigma)
or 100 mg /L in the form of of Anvil 5 SC (Syngenta) showed the highest
marketable yield (over 26 tons/ha), total yield (over 30 tons/ha), and increased the
anthocyanins and flavonoids contents. The yield of three PSP varieties were
higher in the dry season than those of the wet season. Applying all the tested
cultivation practices in the demonstration plot of 1.000 m2/variety in the dry
season could increase the yield with over 60 tons/ha for PSP Malaysia and over
30 tons/ha for the others. All the obtained results confirmed that all the three PSP
varieties, especially PSP Malaysia, are very promising and the tested cultivation
practices could help increasing yield and quality of PSP in the Mekong Delta.
Keywords: cultivation techniques, Ipomoea batatas (L.) Lam., purple sweet
potato, quality, root yield.
Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018 Trường Đại học Cần Thơ
vi
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
MỤC LỤC
Nội dung Trang
TRANG XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC .................... i
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ xi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. xv
Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5 Các nội dung chính của đề tài ......................................................................... 4
1.5.1 So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số
dòng/giống khoai lang tím tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long ..... 4
1.5.2 Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm
chất ba giống khoai lang tím được chọn tại huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long ................................................................................................ 4
1.5.3 Xây dựng mô hình canh tác cho ba giống khoai lang tím tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ........................................................................ 4
1.6 Ý nghĩa khoa học của luận án ......................................................................... 5
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án.......................................................................... 5
1.8 Những điểm mới của luận án .......................................................................... 6
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 7
2.1 Nguồn gốc, phân loại và đặc tính sinh trưởng của cây khoai lang
(Impomoea batatas (L.) Lam.)................................................................. 7
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.)
Lam.) ........................................................................................................ 7
Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018 Trường Đại học Cần Thơ
vii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
2.1.2 Phân loại và đặc tính thực vật khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) .... 7
2.1.3 Đặc tính sinh trưởng, phát triển và thời điểm thu hoạch củ khoai lang .... 11
2.1.4 Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây khoai
lang ......................................................................................................... 12
2.2 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây khoai lang ......................................... 13
2.3 Các nghiên cứu về di truyền và chọn giống khoai lang được công bố
trên thế giới và Việt Nam....................................................................... 16
2.3.1 Những nghiên cứu về di truyền và chọn giống khoai lang được công
bố trên thế giới ....................................................................................... 16
2.3.2 Các nghiên cứu về di truyền và chọn giống khoai lang được công bố
tại Việt Nam ........................................................................................... 17
2.3.3 Một số giống khoai lang có triển vọng tại Việt Nam ................................ 19
2.4 Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm
chất thịt củ khoai lang ............................................................................ 20
2.4.1 Các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và mật độ trồng .......................... 20
2.4.2 Các nghiên cứu về quản lý sâu bệnh, cỏ dại và che màng phủ trong
canh tác khoai lang................................................................................. 22
2.4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung phân bón và hóa chất đến năng suất,
phẩm chất của cây khoai lang ................................................................ 23
2.4.4 Các nghiên cứu về vai trò của hợp chất triazoles đối với cây trồng ......... 25
2.4.5 Nghiên cứu về anthocyanins và biện pháp gia tăng hàm lượng
anthocyanins trong thịt củ khoai lang tím ............................................. 28
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 32
3.1 Phương tiện.................................................................................................... 32
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long ....................................................................................................... 32
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu tại thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng ........................................................................................ 33
3.1.3 Địa điểm phân tích mẫu ............................................................................. 35
3.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 35
3.1.5 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................... 36
Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018 Trường Đại học Cần Thơ
viii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
3.1.6 Hóa chất và vật tư thí nghiệm .................................................................... 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 38
3.2.1 So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số
dòng/giống khoai lang tím tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long ... 38
3.2.1.1 Thí nghiệm 1: So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
của 10 dòng/giống khoai lang tím tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long ....................................................................................................... 38
3.2.1.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến
năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím được chọn tại
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ........................................................... 39
3.2.1.3 Thí nghiệm 3: So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
ba giống khoai lang tím tại hai địa điểm trồng khác nhau tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thị trấn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng ... 39
3.2.2.1 Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân kali
đến năng suất, phẩm chất và hàm lượng anthocyanins của ba giống
khoai lang tím......................................................................................... 40
3.2.2.2 Thí nghiệm 5: Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến
năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím ............................ 40
3.2.2.3 Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của hexaconazole đến khả
năng hình thành củ của ba giống khoai lang tím ................................... 41
3.2.3 Xây dựng mô hình canh tác cho ba giống khoai lang tím tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng
mưa đến năng suất của ba giống khoai lang tím trong các thí
nghiệm .................................................................................................... 41
3.2.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc trong quá trình thí nghiệm ............................ 42
3.2.5 Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu thí nghiệm ...... 43
3.2.6 Xử lý số liệu ............................................................................................... 51
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 53
4.1 Đặc tính sinh trưởng, đặc tính di truyền, năng suất và phẩm chất của 10
dòng/giống khoai lang tím ..................................................................... 53
4.1.1. Đặc điểm hình thái của các dòng/giống khoai lang tím ........................... 53
4.1.2. Tính đa dạng di truyền của 10 dòng/giống khoai lang tím....................... 56
4.1.3 Đặc tính sinh trưởng của 10 dòng/giống khoai lang tím ........................... 58
Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018 Trường Đại học Cần Thơ
ix
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
4.1.4 Chỉ tiêu năng suất của của các dòng/giống khoai lang tím ....................... 65
4.1.5. Phẩm chất thịt củ của các dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu
hoạch ...................................................................................................... 67
4.2 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và phẩm chất ba
giống khoai lang tím .............................................................................. 71
4.2.1 Khối lượng thân lá ...................................................................................... 71
4.2.2 Sự thay đổi tổng số củ trung bình/m2 và số củ thương phẩm/m2 của ba
giống khoai lang tím theo thời điểm thu hoạch ..................................... 72
4.2.3 Năng suất thương phẩm và năng suất tổng ................................................ 74
4.2.4 Hàm lượng chất khô và hàm lượng đường tổng số ................................... 76
4.2.5 Hàm lượng anthocyanins và hàm lượng tinh bột ...................................... 78
4.3 Đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất ba giống khoai lang tím
tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thị trấn Cù Lao Dung, tỉnh
Sóc Trăng ............................................................................................... 81
4.3.1 Sự phát triển chiều dài dây, số lá và số nhánh ........................................... 81
4.3.2 Chỉ số Spad và diện tích lá ......................................................................... 83
4.3.3 Tổng số củ và số củ thương phẩm ............................................................. 84
4.3.4 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm ................................................ 86
4.3.5 Hàm lượng tinh bột ..................................