Luận án Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long

Thị trường tín dụng nông thôn các nước đang phát triển thường kém hiệu quả bởi tính chia cắt của thị trường và thông tin tín dụng không hoàn hảo làm cho nông hộ khó tiếp cận nguồn vốn một cách tối ưu. Điều này làm cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nông hộ sản xuất lúa. Do đó, để kiểm chứng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL, luận án sử dụng hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 1.017 nông hộ trồng lúa trong năm 2015 và 1.065 nông hộ trồng lúa trong năm 2018 để phục vụ cho nghiên cứu. Thông qua dữ liệu được thu thập từ chín tỉnh/thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (đó là, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long) luận án sử dụng phương pháp điểm xu hướng (PSM – Propensity score matching) để ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ. Theo phương pháp này, trước tiên luận án sử dụng hồi quy Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ. Sau đó, phương pháp so sánh hạt nhân được thực hiện để so sánh nông hộ bị hạn chế tín dụng với nông hộ không bị hạn chế tín dụng trên hai phương diện phân bổ lượng vốn cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa. Ngoài ra, luận án còn chia nông hộ bị hạn chế tín dụng thành nhiều nhóm với mức hạn chế tín dụng giảm dần để xem xét ảnh hưởng phi tuyến của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ. Kết quả ước lượng hồi quy Probit cho thấy, có năm yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở năm 2015. Cụ thể là diện tích đất của nông hộ, thu nhập bình quân của nông hộ, học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ và khoảng cách từ hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất. Bốn yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở năm 2018 là diện tích đất của nông hộ, thu nhập bình quân của nông hộ, học vấn của chủ hộ và khoảng cách từ hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất. Kết quả ước lượng cho hai thời điểm nêu trên là khá đồng nhất.

pdf173 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ---o0o--- CAO VĂN HƠN ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN LƯỢNG VỐN PHÂN BỔ CHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 62340201 Cần Thơ, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ---o0o--- CAO VĂN HƠN ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN LƯỢNG VỐN PHÂN BỔ CHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 62340201 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ KHƯƠNG NINH Cần Thơ, 2022 iii TÓM TẮT Thị trường tín dụng nông thôn các nước đang phát triển thường kém hiệu quả bởi tính chia cắt của thị trường và thông tin tín dụng không hoàn hảo làm cho nông hộ khó tiếp cận nguồn vốn một cách tối ưu. Điều này làm cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nông hộ sản xuất lúa. Do đó, để kiểm chứng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL, luận án sử dụng hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 1.017 nông hộ trồng lúa trong năm 2015 và 1.065 nông hộ trồng lúa trong năm 2018 để phục vụ cho nghiên cứu. Thông qua dữ liệu được thu thập từ chín tỉnh/thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (đó là, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long) luận án sử dụng phương pháp điểm xu hướng (PSM – Propensity score matching) để ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ. Theo phương pháp này, trước tiên luận án sử dụng hồi quy Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ. Sau đó, phương pháp so sánh hạt nhân được thực hiện để so sánh nông hộ bị hạn chế tín dụng với nông hộ không bị hạn chế tín dụng trên hai phương diện phân bổ lượng vốn cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa. Ngoài ra, luận án còn chia nông hộ bị hạn chế tín dụng thành nhiều nhóm với mức hạn chế tín dụng giảm dần để xem xét ảnh hưởng phi tuyến của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ. Kết quả ước lượng hồi quy Probit cho thấy, có năm yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở năm 2015. Cụ thể là diện tích đất của nông hộ, thu nhập bình quân của nông hộ, học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ và khoảng cách từ hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất. Bốn yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở năm 2018 là diện tích đất của nông hộ, thu nhập bình quân của nông hộ, học vấn của chủ hộ và khoảng cách từ hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất. Kết quả ước lượng cho hai thời điểm nêu trên là khá đồng nhất. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào của nông hộ ở ĐBSCL ở năm 2015 và 2018 cho thấy, hạn chế tín dụng ảnh hưởng đến lượng vốn phân bổ cho phân bón và lao động thuê. Nông hộ bị hạn chế tín dụng giảm lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào phân bón và lao động thuê so với nông hộ không bị hạn chế tín dụng. Ngoài ra, khi xem xét mức độ ảnh hưởng khác nhau của hạn chế tín dụng, kết quả cho thấy các cặp so sánh đều có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là khi giảm hạn chế tín dụng, nông hộ tăng lượng vốn phân bổ cho phân bón và lao động thuê trong khi lượng vốn phân bổ cho giống và thuốc bảo vệ thực vật thì không. iv Kết quả ước lượng ảnh hưởng hạn chế tín dụng đến năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL vào hai thời điểm 2015 và 2018 cho thấy, nông hộ bị hạn chế tín dụng có năng suất lúa giảm 100 kg/1.000m2 ở năm 2015 và 84 kg/1.000m2 ở năm 2018 so với nông hộ không bị hạn chế tín dụng. Bên cạnh đó, khi xem xét mức độ ảnh hưởng khác nhau của hạn chế tín dụng, kết quả cho thấy các cặp so sánh đều có ý nghĩa thống kê, nghĩa là khi nông hộ giảm hạn chế tín dụng năng xuất lúa tăng và mức tăng năng suất cao nhất được tìm thấy ở cặp so sánh (nhóm 4) so với (nhóm 3) ở năm 2015 là 110 kg/1.000m2 và cặp so sánh (nhóm 2) so với (nhóm 1) ở năm 2018 là 93 kg/1.000m2. Trên cơ sở kết quả ước lượng kết hợp với kết quả phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, luận án đã đề xuất các hàm ý chính sách giúp sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố đầu vào, hạn chế tín dụng, nông hộ, năng suất lúa, PSM, Việt Nam v ABSTRACT Rural credit markets in developing countries are often inefficient because the market fragmentation and credit information asymmetry both prevent farmers from getting access to capital optimally. Due to limited access to capital, farmer’ agricultural production faces many difficulties, especially rice farmers. Therefore, to test the effects of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and rice yield of farmer in the Mekong river delta, this thesis uses primary data collected from 1,017 rice farmer in 2015 and 1,065 rice farmer in 2018. Based on primary data collected from nine provinces/cities in the Mekong river delta, namely An Giang, Bac Lieu, Ca Mau, Can Tho, Hau Giang, Kien Giang, Soc Trang, Tra Vinh, and Vinh Long, the thesis uses the Propensity score matching method (PSM) to estimate the effects of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and rice yield of farmer. According to this method, the first step is to use the Probit regression to determine the factors affecting credit rationing for the farmers. In the second step, the comparing method is used to examine the difference in the degree of credit rationing between credit-rationed farmers and non-credit rationed ones regarding capital allocated to inputs and rice yields. In addition, the dissertation divides credit-rationed farmers into several groups with decreasing credit rationing levels to examine the nonlinear effects of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs and the rice yield. Probit regression estimation results show that there are five factors affecting credit rationing to farmers in 2015. Specifically, they are land area, average income, level of education of household head, gender of household head, and distance to the nearest credit institution. In 2018, there are four factors affecting credit rationing to farmers, namely land area, average income, level of education of households head, and distance to the nearest credit institution. The estimation results of these two periods are relatively consistent. Estimated results on the effects of credit rationing on the amount of capital allocated to inputs in rice production of farmers in the Mekong River Delta in 2015 and 2018 show that credit rationing impacted the amount of capital allocated to fertilizer and hired labor. The amount of capital allocated to fertilizer and hired labor of Credit- rationed farmers was decreased compared to that of non-credit-rationed farmers in 2015 and in 2018. In addition, when considering the effects of various degrees of credit rationing, all comparison pairs’ results are statistically significant for fertilizer and hired labor. This means that the amount of capital allocated to fertilizers and hired labor increased while that seeds and pesticides remained unchanged. Estimated results on the effects of credit rationing on rice yield of farmers in the Mekong River Delta in 2015 and 2018 show that credit rationing impacted rice yield: vi rice yield of credit-rationed farmers decreases by 100kg/1,000m2 in 2015 and 84kg/1,000m2 in 2018 compared to noncredit-rationed farmers. In addition, when considering the effects of various degrees of credit rationing, all comparison pairs’ results are statistically significant. The highest levels of yields variation are found between group 4 and group 3 in 2015-110 kg/1,000m2, and between group 2 and group 1 in 2018-93 kg/1,000m2. Based on the estimated results combined with the results of analyzing the reality of rice production of farmers in the Mekong river delta, the thesis proposes some solutions to help farmers effectivety utilize the input factors, improve the efficiency of agricultural production activities, and enhance the income of rice farmers in the Mekong river delta. Keywords: Credit rationing, Propensity score matching, Input, Mekong river delta, Rice yield, Rice farmer. vii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii ABSTRACT vi MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG xi DANH MỤC HÌNH xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiv Chương 1. GIỚI THIỆU 1 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 1.2.1. Mục tiêu chung 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 1.3.1. Nội dung của luận án 5 1.3.2. Phạm vi không gian 5 1.3.3. Phạm vi thời gian 5 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin 1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu 6 6 1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 7 1.7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 8 Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9 2.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN LƯỢNG VỐN PHÂN BỔ CHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA NÔNG HỘ 9 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN NĂNG SUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ 17 Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 28 3.1.1. Các khái niệm liên quan 28 3.1.2. Bản chất của thị trường tín dụng nông thôn 30 viii 3.1.3. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào của nông hộ 32 3.1.4. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến năng suất lúa của nông hộ 35 3.1.5. Khung nghiên cứu 40 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 40 3.2.2. Sai số đo lường 42 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 43 3.2.3.1. Tổng quan về phương pháp ước lượng PSM (Propensity matching score) 43 3.2.3.2. Mô hình thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ 46 3.2.3.3. Phương pháp ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào của nông hộ 51 3.2.3.4. Phương pháp ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến năng suất lúa của nông hộ 55 3.2.4. Giả thuyết nghiên cứu 56 Chương 4. THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT SẢN XUẤT LÚA VÀ PHÂN BỔ VỐN TÍN DỤNG CHO CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 58 4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 58 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 59 4.1.2 Đất đai và dân số 60 4.2. THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 62 4.2.1. Diện tích 63 4.2.2. Năng suất 64 4.2.3. Sản lượng 65 4.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 69 4.3.1. Chính sách tín dụng nông thôn ở Việt Nam 69 4.3.2. Hệ thống tín dụng chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long 73 4.3.2.1. Ngân hàng thương mại 76 4.3.2.2. Ngân hàng Chính sách xã hội 80 4.3.2.3. Quỹ tín dụng 81 ix 4.4. THỰC TRẠNG PHÂN BỔ YẾU TỐ ĐẦU VÀO SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 83 4.4.1. Thực trạng sử dụng giống lúa của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long 84 4.4.2. Thực trạng sử dụng phân bón của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long 86 4.4.3. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long 87 4.4.4. Thực trạng lao động trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long 89 Chương 5. ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN LƯỢNG VỐN PHÂN BỔ CHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 92 5.1. MÔ TẢ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA 92 5.1.1. Đặc điểm của nông hộ 92 5.1.2. Thực trạng tín dụng 95 5.1.3. Đặc điểm nông hộ bị hạn chế và không bị hạn chế tín dụng 96 5.1.4. Thực trạng phân bổ vốn cho yếu tố đầu vào 99 5.1.5. Năng suất lúa 100 5.2. ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN LƯỢNG VỐN PHÂN BỔ CHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA 101 5.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ trồng lúa 101 5.2.2. Kết quả so sánh lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào trường hợp nông hộ bị hạn chế so với nông hộ không bị hạn chế tín dụng 107 5.2.3. Kết quả so sánh lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ trường hợp nông hộ bị hạn chế tín dụng ít so với nông hộ bị hạn chế tín dụng nhiều 108 5.3. ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 111 5.3.1. Kết quả so sánh năng suất lúa giữa nông hộ bị hạn chế với nông hộ không bị hạn chế tín dụng 111 5.3.2. Kết quả so sánh năng suất lúa giữa nông hộ bị hạn chế tín dụng ít với nông hộ bị hạn chế tín dụng nhiều 112 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 114 6.1. KẾT LUẬN 114 x 6.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH 115 6.2.1. Giảm hạn chế tín dụng đối với nông hộ 116 6.2.2. Sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý 117 6.3. HẠN CHẾ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 128 Tài liệu tham khảo 119 Phụ lục Phụ lục 1. Bảng câu hỏi Phụ lục 2. Kết quả ước lượng xi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu khảo sát theo địa phương 41 Bảng 4.1. Diện tích và dân số ĐBSCL (2018) 61 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất ở ĐBSCL (2018) 62 Bảng 4.3. Diện tích lúa ở ĐBSCL (2015-2018) 63 Bảng 4.4. Năng suất lúa ở ĐBSCL (2015-2018) 65 Bảng 4.5. Sản lượng lúa của ĐBSCL (2015-2018) 66 Bảng 4.6. Dư nợ và tăng trưởng tín dụng ở ĐBSCL (2015–2018) 72 Bảng 4.7. Dư nợ tín dụng nông thôn theo kỳ hạn ở ĐBSCL (2015–2018) 75 Bảng 4.8. Dư nợ tam nông ở ĐBSCL của các TCTD (2018) 77 Bảng 4.9. Thực trạng hoạt động của NHCSXH ở nông thôn ĐBSCL 80 Bảng 4.10. Quỹ tín dụng nhân dân ở ĐBSCL (2018) 81 Bảng 4.11. Một số tiêu chí về hoạt động của QTDND ở ĐBSCL(2015-2018) 82 Bảng 4.12. Các loại giống lúa được được cung cấp bởi viện lúa ĐBSCL 84 Bảng 4.13. Giá lúa giống ở ĐBSCL 85 Bảng 4.14. Chủng loại phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam 86 Bảng 4.15. Giá phân bón ở ĐBSCL 87 Bảng 4.16. Số lượng các hoạt chất và tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam 88 Bảng 4.17. Giá thuốc BVTV ở ĐBSCL 89 Bảng 4.18. Lao động nông nghiệp ở ĐBSCL 90 Bảng 5.1. Các tiêu chí về nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL 94 Bảng 5.2. Thực trạng hạn chế tín dụng đối với nông hộ 96 Bảng 5.3 Đặc điểm nông hộ bị hạn chế tín dụng và không bị hạn chế tín dụng 98 Bảng 5.4. Chi phí lao động thuê của nông hộ 99 Bảng 5.5. Năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL 101 Bảng 5.6. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ trồng lúa 102 xii Bảng 5.7. Kết quả so sánh lượng vốn phân bổ vốn cho yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ, trường hợp nông hộ bị hạn chế tín dụng so với nông hộ không bị hạn chế tín dụng 106 Bảng 5.8. Phân phối mẫu theo mức độ hạn chế tín dụng 108 Bảng 5.9. Kết quả so sánh lượng vốn phân bổ cho các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ, trường hợp nông hộ bị hạn chế tín dụng ít so với bị hạn chế tín dụng nhiều 110 Bảng 5.10. Kết quả so sánh năng suất lúa của nông hộ (bị hạn chế tín dụng so với không bị hạn chế tín dụng và bị hạn chế tín dụng ít so với bị hạn chế tín dụng nhiều) 112 xiii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Tối ưu hóa của nông hộ bị hạn chế tín dụng 37 Hình 3.2 Khung nghiên cứu 40 Hình 3.3. Vùng hỗ trợ chung 45 Hình 4.1. Suy thoái và ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL 63 Hình 5.1. Kết quả ước lượng điểm xu hướng (2015) 105 Hình 5.2. Kết quả ước lượng điểm xu hướng (2018) 105 xiv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATT : The average treatment effect on the treated BVTV : Bảo vệ thực vật ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations GDP : Gross domestic product HCTD : Hạn chế tín dụng HTX : Hợp tác xã NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn PSM : Propensity score matching SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng VTNN : Vật tư nông nghiệp 1 Chương 1 GIỚI THIỆU Chương này giới thiệu khái quát về lý do nghiên cứu làm cơ sở hình thành mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Đồng thời, chương này nêu ý nghĩa và những đóng góp mới của luận án. 1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở các nước đang phát triển, phần lớn dân số sinh sống ở nông thôn với sinh kế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy sản xuất nông nghiệp rất quan trọng đối với phúc lợi của người dân và tăng trưởng kinh tế nơi đây. Trong đó, sản xuất lúa là ngành trọng yếu bởi có đến một nửa dân số thế giới sử dụng lúa gạo và các chế phẩm từ lúa gạo cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Đặc biệt, Châu Á là nơi sản xuất và tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo thế giới. Ở Việt Nam, trên 75% dân số phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và 100% người dân sử dụng gạo như lương thực chính (FAO, 2015). Sản xuất lúa còn đóng góp 22,1% GDP và gần 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, minh chứng cho vai trò quan trọng của cây lương thực này không chỉ đối với đời sống người dân nông thôn mà còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo. Sản xuất lúa, ngoài việc để đảm bảo lương thực quốc gia, còn xuất khẩu sang nhiều nước thu về nguồn ngoại tệ mạnh nên yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn hạt ngày một nghiêm ngặt, đặc biệt ở thị trường các nước phát triển với thu nhập cao. Do đó, nông hộ phải thường xuyên cải tiến chất lượng giống cũng như cách thức sử dụng phân bón, nông dược và kỹ thuật bảo quản nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa trọng điểm của Việt Nam, mỗi năm đóng góp trên 50% tổng sản lượng lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu (Niên giám thống kê, 2018). Thành tựu đó là kết quả của việc ĐBSCL được bồi đắp bởi một lượng lớn phù sa từ sông Mê-kông khi đổ vào Việt Nam qua hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. ĐBSCL còn được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu với mưa nắng thuận hòa, giúp tưới tiêu và xả rửa mầm bệnh gây hại trên cây trồng. Nhìn chung, ĐBSCL hội tụ đủ các điều kiện tự nhiên để tăng năng suất và sản lượng lúa. Song, thực tế cho thấy phần lớn nông hộ nơi đây chỉ tập trung vào khâu sản xuất (bố trí thời vụ, xuống giống, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh) mà chưa chú trọng đến việc chuẩn bị đủ vốn để mua yếu tố đầu vào (vật tư nông nghiệp) và phát triển thị trường đầu ra nhằm đảm bảo giá tốt cho sản phẩm trong khi các thị trường này biến động rất khó lường. Vì vậy, nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức bởi quy mô sản xuất nhỏ và bị động trong khâu tiêu thụ nên 2 thường phải đối mặt với hiện tượng được mùa – mất giá, trong khi liên kết bốn nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà nông) rất yếu. Hệ quả là nông hộ trồng lúa vẫn còn nghèo bởi thu nhập thấp và bấp bênh, đặc biệt là khi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện diện ngày một rõ nét. Thực tế cho thấy, phần lớn nông hộ trồng lúa có thu nhập thấp do quá lệ thuộc vào giá bán lúa, trong khi yếu tố này rất bất ổn bởi tình trạng độc quyền mua và thao túng của thương lái được trợ giúp đắc lực bởi đội ngũ “cò” lúa len lỏi trên các cánh đồng lúa trải rộng khắp Đồng bằng. Thu nhập thấp dẫn đến khó khăn cho nông hộ trong việc đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất bởi bị xem là đối tượng rủi ro do hạn chế trong năng lực trả nợ mà lại thiếu tài sản thế chấp. Việc thiếu vốn đầu tư cho sản xuất khiến nông hộ không thể khai thác hết tiềm năng của bản thân và lãng phí nguồn lực nên không tạo được sự tăng trưởng như kỳ vọng. Do thiếu vốn nên nông hộ không thể mua các yếu tố đầu vào tối ưu (về chất lượng, thời điểm và giá) và kết hợp chúng một cách chủ động để tăng năng suất lúa. Bên cạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_han_che_tin_dung_den_luong_von_phan_bo.pdf
  • docx2021-09-05_thongtinluanan_tieng anh_cvhon.docx
  • docx2021-09-05_thongtinluanan_tieng viet_cvhon.docx
  • pdf2021-09-21_tom tat luan an_tieng anh_kyten.pdf
  • pdf2021-09-21_tom tat luan an_tieng viet_kyten.pdf
  • pdfQĐCT_Cao Văn Hơn.pdf
Luận văn liên quan