Với xu hướng phát triển của các lý thuyết quản trị hiện đại, hoạt động của doanh nghiệp được đặt trong một môi trường mở, với nhiều đối tượng liên quan chi phối. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần được tái định nghĩa để phù hợp hơn. Mở rộng phạm trù đánh giá, vượt ra khỏi nội hàm về các chỉ tiêu giới hạn bên trong tổ chức, khái niệm kết quả hoạt động được Torres và cộng sự (2019) thêm vào các yếu tố bên ngoài, hướng đến các đối tượng hữu quan. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh là một loạt các chỉ số tập trung vào việc đánh giá lợi nhuận, tăng trưởng (nội bộ) hoặc kết quả xã hội của các công ty.
Cùng định hướng đánh giá kết quả hoạt động, Perez và Canino (2009) đề xuất xuất việc đo lường kết quả kinh doanh nên nhấn mạnh đến các chỉ tiêu như sự thỏa mãn của người lao động và sự thỏa mãn của khách hàng. Như vậy, ngoài lợi ích của doanh nghiệp, Perez và Canino (2009) hướng đến các đối tượng hữu quan khác, cụ thể là khách hàng và người lao động.
Kruja và Berberi (2020) thực hiện cách tiếp cận tương tự, mở rộng các khía cạnh đánh giá kết quả ra khỏi giới hạn phạm vi của doanh nghiệp, cho rằng kết quả hoạt động cũng cần quan tâm đến các cổ đông, một nhóm đối tượng quan trọng khác của tổ chức. Kruja và Berberi (2020) cho rằng việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải chú ý đến các khía cạnh đầu ra như hiệu quả tài chính, hiệu quả thị trường sản phẩm và lợi tức đối với cổ đông. Như vậy, lợi ích của các nhà đầu tư cũng trở thành một chuẩn mực để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo xu hướng này, các đối tượng hữu quan dần được đề cập, lợi ích của các đối tượng hữu quan dần được gắn chặt vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tạo nên các tiêu chí đánh giá kết quả cụ thể và tương ứng. Tuy nhiên, quan điểm đánh giá kết quả kinh doanh này vẫn mang những hạn chế nhất định và chưa phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại. Với cách đánh giá này, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu hướng đến các lợi ích ở góc độ tài chính nhằm tạo nên sự thỏa mãn của các bên liên quan mà bỏ qua các vấn đề về môi trường sinh thái. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn là quan điểm mang tính cấp tiến và tiệm cận đến khái niệm kết quả kinh doanh bền vững.
318 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của marketing xanh đến năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
---------------------
NGÔ TẤN HIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA MARKETING XANH ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đồng Nai, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
-----------------------
NGÔ TẤN HIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA MARKETING XANH ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Bản luận án bảo vệ cấp Trường)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Đăng Khoa
TS. Nguyễn Văn Nam
Đồng Nai, 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Ngô Tấn Hiệp, tôi cam đoan luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh
doanh “Ảnh hưởng của Marketing xanh đến năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành Phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và các thầy tham gia hướng dẫn: PGS.TS.
Trần Đăng Khoa và TS. Nguyễn Văn Nam. Nội dung công bố trong luận án này là đúng
sự thật và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào.
Những nội dung trong luận án được trích dẫn, tham khảo và kế thừa đều được dẫn
nguồn một cách rõ ràng, trung thực và đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo./.
Đồng Nai, ngày 24 tháng 11 năm 2023
Ngô Tấn Hiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã nhận được
rất nhiều sự động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần, cũng như sự góp ý chân thành về lĩnh
vực khoa học từ Quý thầy, cô của Trường Đại học Lạc Hồng và Quý thầy/cô, các nhà
khoa học trong Hội đồng về mọi sự trao đổi, góp ý về vấn đề nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, bài báo khoa học và những vấn đề học thuật khác. Tác giả cũng đã nhận
được nhiều sự hỗ trợ nhiệt tình từ giảng viên, các doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ cho
công tác nghiên cứu của tác giả.
Tác giả chân thành cảm ơn sự quan tâm, các định hướng nghiên cứu, sự theo dõi,
động viên và hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Trần Đăng Khoa và TS. Nguyễn Văn
Nam. Tôi vô cùng may mắn vì có được người hướng dẫn hai thầy. Quý Thầy đã cho tôi
sự chỉ dẫn và khi cần thiết đã giải quyết nhiều khó khăn của tôi. Quý Thầy đã luôn theo
sát, đôn đốc, và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận án. Có thể nói, năng
lực khoa học, kiến thức chuyên môn sâu sắc và tâm huyết của Quý Thầy đã giúp đỡ tôi
rất nhiều để hoàn thành luận án này
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn các chuyên gia đã dành thời gian thực hiện
phỏng vấn, đánh giá, góp ý cho nghiên cứu, xây dựng mô hình, xây dựng thang đo và
bảng câu hỏi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Văn Hiến và các đồng
nghiệp đã tạo điều kiện và ủng hộ tôi thực hiện luận án, hỗ trợ tôi thu thập dữ liệu trong
quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới gia đình, những người đã luôn bên cạnh tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận án tiến sĩ. Tôi luôn biết ơn gia đình tôi vì sự ủng hộ, động viên và yêu thương. Tôi
thậm chí không thể bắt đầu cuộc hành trình của mình nếu không có sự hỗ trợ và tình yêu
của họ.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn
thể thầy cô, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình../.
Đồng Nai, ngày 24 tháng 11 năm 2023
Ngô Tấn Hiệp
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Đề tài luận án này tập trung vào ảnh hưởng của marketing xanh đến năng lực cạnh
tranh và kết quả kinh doanh của các DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh. Trước khi tiến hành
nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và khảo sát các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này
để phát hiện ra những khoảng trống nghiên cứu.
Mục tiêu chính của luận án là tìm hiểu, đề xuất và kiểm định tác động của
marketing xanh đến năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để
đạt được mục tiêu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tức là sự kết
hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Quá trình nghiên
cứu được tiến hành theo các bước tuần tự như sau:
Nghiên cứu định tính: Tác giả đã tiến hành cuộc thảo luận với 8 chuyên gia để
đánh giá tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu trong ngữ cảnh tại Tp. Hồ Chí Minh. Cuộc
thảo luận này giúp điều chỉnh và bổ sung thang đo cho các khái niệm nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng
ban đầu để thu thập dữ liệu cho việc kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất.
Phương pháp khảo sát qua bảng câu hỏi được sử dụng với một mẫu quy mô 92 DNNVV.
Nghiên cứu định lượng chính thức: Cuối cùng, tác giả tiến hành nghiên cứu định
lượng chính thức với một mẫu quy mô lớn hơn, gồm 526 DNNVV. Phương pháp khảo
sát qua bảng câu hỏi vẫn được sử dụng để thu thập dữ liệu cho việc kiểm định mô hình
nghiên cứu lý thuyết đề xuất.
Qua quá trình nghiên cứu, luận án này nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối quan
hệ giữa marketing xanh, năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các DNNVV tại
Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp có cái nhìn
rõ hơn về tầm quan trọng của marketing xanh và ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh
doanh và năng lực cạnh tranh của họ.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy mô hình lý thuyết đã phù hợp với dữ liệu thị
trường, và việc chấp nhận hoặc từ chối các giả thuyết trong mô hình đều mang ý nghĩa
thực tiễn. Trong mô hình nghiên cứu này, có tổng cộng 9 giả thuyết, trong đó một giả
thuyết bị bác bỏ (giả thuyết H2c) và 8 giả thuyết được chấp nhận (giả thuyết H1, H2a,
H2b, H3a, H3b, H3c, H4a và H4b).
Trong mô hình, yếu tố năng lực cạnh tranh đóng vai trò là biến trung gian giữa
marketing xanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã đề xuất một số
hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp, nhà cung cấp và nhà tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí
Minh dựa trên kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng năng lực cạnh tranh có thể được đo
lường thông qua 3 thang đo: năng lực công nghệ thông tin, năng lực quản lý trách nhiệm,
và năng lực động. Các năng lực này có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp khi thực hiện marketing xanh. Trong số đó, có 2 giả thuyết (H5a và H5b) được
chấp nhận, trong khi giả thuyết H5c bị bác bỏ.
Tóm lại, nghiên cứu này đã phân tích và xác định được các giả thuyết quan trọng
và có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa marketing xanh, năng lực cạnh tranh và kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho
quản lý và định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh.
Từ khóa: marketing xanh, năng lực cạnh tranh, kết quả kinh doanh, DNNVV.
MỤC LỤC
Bìa chính
Bìa lót
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận án
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục từ viết tắt
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn ........................................................................................ 1
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết ........................................................................................ 9
1.1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu ........................................................... 15
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 17
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ................................................................. 17
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ....................................................................... 17
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 18
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 18
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 18
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 18
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
1.6 Đóng góp mới của nghiên cứu ......................................................................... 20
1.6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ......................................................................... 20
1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ......................................................................... 21
1.7 Bố cục của luận án ........................................................................................... 21
Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1 Một số khái niệm nghiên cứu .......................................................................... 23
2.1.1 Marketing xanh.......................................................................................... 23
2.1.1.1 Khái niệm marketing xanh ................................................................... 23
2.1.1.2 Sự khác biệt giữa marketing truyền thống và marketing xanh .............. 25
2.1.1.3 Lý do các doanh nghiệp thực hiện marketing xanh .............................. 25
2.1.1.4 Các quan điểm về marketing xanh ....................................................... 27
2.1.1.5 Quan điểm của luận án về marketing xanh ........................................... 30
2.1.1.6 Các thành phần của marketing xanh .................................................... 31
2.1.2 Năng lực cạnh tranh .................................................................................. 33
2.1.2.1 Nguồn lực ............................................................................................ 33
2.1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................ 34
2.1.2.3 Các quan điểm về năng lực cạnh tranh ................................................. 37
2.1.2.4 Quan điểm của luận án về năng lực cạnh tranh .................................... 39
2.1.2.5 Các thành phần của năng lực cạnh tranh .............................................. 40
2.1.3 Kết quả kinh doanh ................................................................................... 44
2.1.3.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh ......................................................... 44
2.1.3.2 Các quan điểm về kết quả kinh doanh .................................................. 45
2.1.3.3 Quan điểm của luận án về kết quả kinh doanh ..................................... 48
2.1.3.4 Các thành phần kết quả kinh doanh của luận án ................................... 49
2.2 Khung lý thuyết ................................................................................................ 51
2.2.1 Lý thuyết các bên liên quan ....................................................................... 51
2.2.2 Lý thuyết mô hình tháp trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ...................... 52
2.2.3 Lý thuyết cạnh tranh ................................................................................. 54
2.2.4 Lý thuyết dựa vào nguồn lực ..................................................................... 56
2.2.5 Lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững ............................................................... 58
2.2.6 Khung phân tích luận án ........................................................................... 62
2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................ 65
2.4 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 68
2.4.1 Marketing xanh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh............................... 68
2.4.2 Marketing xanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ............................. 70
2.4.2.1 Marketing xanh ảnh hưởng đến năng lực quản lý trách nhiệm ............. 70
2.4.2.2 Marketing xanh ảnh hưởng đến năng lực công nghệ thông tin ............. 71
2.4.2.3 Marketing xanh ảnh hưởng đến năng lực động .................................... 72
2.4.3 Năng lực cạnh tranh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ....................... 73
2.4.3.1 Năng lực quản lý trách nhiệm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ....... 73
2.4.3.2 Năng lực công nghệ thông tin ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ....... 74
2.4.3.3 Năng lực động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh............................... 76
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 79
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 82
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 83
3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 83
3.2 Thang đo ........................................................................................................... 86
3.2.1 Các thang đo gốc ........................................................................................ 86
3.2.1.1 Thang đo marketing xanh .................................................................... 86
3.2.1.2 Thang đo năng lực cạnh tranh .............................................................. 88
3.2.1.3 Thang đo kết quả kinh doanh ............................................................... 91
3.2.2 Điều chỉnh các thang đo ............................................................................ 92
3.2.2.1 Thang đo marketing xanh .................................................................... 92
3.2.2.2 Thang đo năng lực cạnh tranh .............................................................. 94
3.2.2.3 Thang đo kết quả kinh doanh ............................................................... 96
3.2.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ ................................................... 97
3.2.3 Mã hóa thang đo ........................................................................................ 98
3.2.3.1 Thang đo marketing xanh .................................................................... 98
3.2.3.2 Thang đo năng lực cạnh tranh .............................................................. 99
3.2.3.3 Thang đo kết quả kinh doanh ............................................................. 101
3.2.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức ......................................... 102
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 103
3.3.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................... 103
3.3.1.1 Giới thiệu nghiên cứu định tính ......................................................... 103
3.3.1.2 Mục tiêu nghiên cứu định tính ........................................................... 104
3.3.1.3 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................... 104
3.3.1.4 Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................ 104
3.3.1.5 Thảo luận với các chuyên gia ............................................................ 105
3.3.1.6 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................. 105
3.3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ................................................................... 106
3.3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................... 106
3.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................ 106
3.3.2.3 Mô tả chương trình điều tra và mẫu điều tra ...................................... 107
3.3.2.4 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo .............................................. 107
3.3.2.5 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................... 110
3.3.2.6 Kết luận về kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................. 114
3.3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức.......................................................... 114
3.3.3.1 Mô tả chương trình điều tra và mẫu nghiên cứu ................................. 115
3.3.3.2 Thống kê mô tả .................................................................................. 116
3.3.3.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................... 116
3.3.3.4 Đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá .................. 116
3.3.3.5 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định ....................................... 117
3.3.3.6 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính ................................................ 118
3.3.3.7 Kiểm tra vai trò của biến trung gian ................................................... 119
3.3.3.8 Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap .................................. 120
3.3.3.9 Phân tích đa nhóm ............................................................................. 121
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 121
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 122
4.1 Tổng quan các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh ...... 122
4.1.1 Tổng quan các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh ................... 122
4.1.2 Thách thức cho các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh ........... 123
4.2 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 124
4.2.1 Thống kê mô tả ........................................................................................ 124
4.2.1.1 Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức ................................................ 124
4.2.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát ...................................................... 126
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................ 129
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá cho thang đo marketing xanh, năng lực cạnh
tranh và kết quả kinh doanh ............................................................................ 131
4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định ................................................................. 132
4.2.4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định biến marketing xanh ............... 133
4.2.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định biến năng lực cạnh tranh ......... 134
4.2.4.3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định biến kết quả kinh doanh .......... 135
4.2.4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định ................................................ 136
4.2.4.5 Kiểm định độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt ............................ 140
4.2.5 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính .......... 142
4.2.5.1 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính ................................... 142
4.2.5.2 Kiểm định Bootstrap mô hình lý thuyết điều chỉnh ............................ 146
4.2.6 Kiểm định vai trò trung gian ................................................................... 147
4.2.7 Kiểm định giả thuyết ............................................................................... 149
4.2.8 Phân tích cấu trúc đa nhóm .................................................................... 151
4.2.8.1 Kiểm định mô hình đa nhóm th