Luận án Ảnh hưởng của một số tính cách đến dự định đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò trung gian của nhận thức rủi ro, nhận thức không chắc chắn và kết quả đầu tư

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các mối quan hệ giữa đặc điểm các tính cách cá nhân của nhà đầu tư,”nhận thức rủi ro, nhận thức sự không chắc chắn, kết quả đầu tư và dự định tiếp tục đầu tư cổ phiếu trong tương lai tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Kết quả cho thấy các thang đo đạt độ tin cậy, đạt giá trị thích hợp, mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế, và các mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp như sau: (i) tính hướng ngoại ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến dự định đầu tư. (ii) Tính hướng ngoại ảnh hưởng cùng chiều và tính dễ chịu ảnh hưởng ngược chiều đến nhận thức rủi ro. (iii) Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm, tính hướng ngoại, tính dễ chịu ảnh hưởng cùng chiều và tính nhạy cảm ảnh hưởng ngược chiều đến nhận thức sự không chắc chắn, (iv) nhận thức rủi ro và sự không chắc chắn ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả đầu tư, (v) kết quả đầu tư ảnh hưởng cùng chiều đến dự định đầu tư, (vi) bốn trong năm tính cách: tính hướng ngoại, cởi mở, dễ chịu và nhạy cảm ảnh hưởng gián tiếp đến dự định đầu tư thông qua nhận thức rủi ro, nhận thức sự không chắc chắn và kết quả đầu tư. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình với sự kết hợp của cả ba lý thuyết nền tảng: tính cách, tài chính và dự định hành vi; trong đó, lý thuyết tài chính là trung gian kết nối mối quan hệ giữa lý thuyết tính cách và dự định đầu tư. Ngoài ra, nghiên cứu phát triển thang đo nhận thức rủi ro, nhận thức không chắc chắn về việc đầu tư các loại cổ phiếu đang giao dịch trên TTCK Việt Nam và giúp các nhà đầu tư cá nhân hiểu rõ hơn tính cách của mình, hiểu rõ tầm quan trọng của nhận thức rủi ro, nhận thức không chắc chắn và hài lòng kết quả đầu tư để dự định tiếp tục đầu tư cổ phiếu trong tương lai.

docx210 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của một số tính cách đến dự định đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò trung gian của nhận thức rủi ro, nhận thức không chắc chắn và kết quả đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---ooo0ooo--- NGUYỄN HỮU THỌ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TÍNH CÁCH ĐẾN DỰ ĐỊNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA NHẬN THỨC RỦI RO, NHẬN THỨC KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 Oilamchi99 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---ooo0ooo--- NGUYỄN HỮU THỌ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TÍNH CÁCH ĐẾN DỰ ĐỊNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA NHẬN THỨC RỦI RO, NHẬN THỨC KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ Chuyên Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN TS. NGÔ QUANG HUÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Quý Thầy, Cô, tất cả những nội dung kế thừa, tham khảo từ những tài liệu khác được trích dẫn đầy đủ, chính xác và ghi nguồn cụ thể trong mục tài liệu tham khảo và các thông tin, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận án. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Thọ LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án, Tôi nhận được nhiều sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, động viên từ Người hướng dẫn khoa học, các Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đầu tiên, Tôi gởi lời cảm ơn đến những người hướng dẫn khoa học Thầy PGS.TS Trần Hà Minh Quân, Thầy TS. Ngô Quang Huân, đã tận tình hướng dẫn, động viên, hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện luận án, Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và tạo điều kiện về thời gian và kinh phí học tập tại trường. Tôi cám ơn Cô Nguyễn Quang Thu bộ môn Tài chính Dự án - Khoa Quản Trị, trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh đã tận tình chia sẻ, trao đổi, để tôi hoàn thành luận án. Tôi cám ơn đến các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và các anh chị khoa Quản trị, Viện Đào tạo sau đại học của trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh đã chia sẽ, động viên để Tôi vượt qua những khó khăn trong học tập, nghiên cứu và Tôi cám ơn những nhà đầu tư cá nhân đã dành thời gian trả lời bảng câu hỏi, là nguồn dữ liệu cho nghiên cứu. Cuối cùng, Tôi gửi lời cám ơn đến gia đình, vợ và hai con đã thấu hiểu, động viên và hỗ trợ để luận án này được hoàn thành. Xin trân trọng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix DANH SÁCH CÁC BẢNG x DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ xiii TÓM TẮT LUẬN ÁN xiv ABSTRACT xv CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1 1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 1 1.1.1 Giá trị vốn hóa thị trường 1 1.1.2 Chỉ số chứng khoán 1 1.1.3 Số doanh nghiệp niêm yết 2 1.1.4 Số tài khoản  2 1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu 3 1.2.1 Thực trạng nhà đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân 3 1.2.2 Khoảng trống lý thuyết qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và thế giới 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 8 1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 8 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 9 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 1.6 Phương pháp nghiên cứu 9 1.7 Điểm mới của luận án 10 1.8 Cấu trúc của luận án 11 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu 13 2.2 Lý thuyết tính cách 13 2.2.1 Tính cởi mở (Openness) 14 2.2.2 Tính tận tâm (Conscientiousness) 15 2.2.3 Tính hướng ngoại (Extraversion) 15 2.2.4 Tính dễ chịu (Agreeableness) 15 2.2.5 Tính nhạy cảm (Neuroticism) 16 2.3 Lý thuyết tài chính 16 2.3.1 Lý thuyết tài chính truyền thống (cổ điển) 16 2.3.1.1 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại 16 2.3.1.2 Mô hình CAPM - định giá tài sản vốn 17 2.3.2 Lý thuyết tài chính hiện đại - hành vi (behavioral finance) 19 2.4 Lý thuyết dự định hành vi 24 2.5 Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu 25 2.5.1 Nhận thức rủi ro 25 2.5.2 Nhận thức sự không chắc chắn 27 2.5.3 Kết quả đầu tư 27 2.5.4 Dự định đầu tư 28 2.6 Xây dựng, phát triển các giả thiết nghiên cứu 28 2.6.1 Đặc điểm tính cách và dự định đầu tư 28 2.6.1.1 Tính cởi mở và dự định đầu tư 30 2.6.1.2 Tính tận tâm và dự định đầu tư 31 2.6.1.3 Tính hướng ngoại và dự định đầu tư 32 2.6.1.4 Tính dễ chịu và dự định đầu tư 33 2.6.1.5 Tính nhạy cảm và dự định đầu tư 34 2.6.2 Tính cách và nhận thức rủi ro, không chắc chắn 35 2.6.3 Nhận thức rủi ro, nhận thức không chắc chắn với kết quả đầu tư 37 2.6.4 Kết quả đầu tư và dự định đầu tư 39 2.6.5 Ảnh hưởng gián tiếp giữa đặc điểm tính cách đến dự định đầu tư 40 2.7 Mô hình nghiên cứu và tổng hợp các giả thuyết 41 2.8 Tóm tắt chương 2 42 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu 45 3.2 Thiết kế nghiên cứu 45 3.2.1 Quy trình nghiên cứu 45 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính và mẫu điều tra 47 3.2.2.1 Nghiên cứu định tính 47 3.2.2.2 Số lượng mẫu cho phỏng vấn định tính 48 3.2.2.3 Mẫu nghiên cứu định tính 48 3.2.2.4 Quá trình phỏng vấn 49 3.2.2.5 Thiết kế nghiên cứu định tính 49 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng và mẫu điều tra 59 3.2.3.1 Nghiên cứu định lượng 59 3.2.3.2 Số lượng mẫu khảo sát nghiên cứu định lượng 64 3.2.4 Phân tích dữ liệu và kiểm định Bootstrap 65 3.3 Xây dựng và phát triển thang đo nghiên cứu sơ bộ (nháp) 65 3.3.1 Thang đo đặc điểm tính cách 65 3.3.2 Thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn 65 3.3.3 Thang đo kết quả đầu tư 68 3.3.4 Thang đo dự định đầu tư 68 3.4 Phân tích nghiên cứu sơ bộ 69 3.4.1 Đặc điểm nhà đầu tư 70 3.4.2 Phân tích Cronbach’s alpha 72 3.4.2.1 Cronbach’s alpha thang đo đặc điểm tính cách 72 3.4.2.2 Cronbach’s alpha thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn. 75 3.4.2.3 Cronbach’s alpha thang đo kết quả đầu tư. 77 3.4.2.4 Cronbach’s alpha thang đo dự định đầu tư. 77 3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 78 3.4.3.1 Phân tích EFA đặc điểm năm tính cách 79 3.4.3.2 Phân tích EFA thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn 82 3.4.3.3 Phân tích EFA thang đo kết quả đầu tư và dự định đầu tư 82 3.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức 84 3.5.1 Thang đo và các biến quan sát nghiên cứu chính thức 84 3.5.2 Tổng hợp các giả thiết nghiên cứu chính thức 87 3.5.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức 88 3.6 Tóm tắt chương 3 88 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu 90 4.2 Mẫu khảo sát và đặc điểm nhà đầu tư trong nghiên cứu chính thức 90 4.2.1 Mẫu khảo sát nghiên cứu chính thức 90 4.2.2 Thống kê đặc điểm NĐT cá nhân nghiên cứu chính thức 91 4.3 Kết quả nghiên cứu chính thức (N=465) 93 4.3.1 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s alpha 93 4.3.1.1 Cronbach’s alpha thang đo đặc điểm tính cách 93 4.3.1.2 Cronbach’s alpha thang đo nhận thức rủi ro, không chắc chắn 95 4.3.1.3 Cronbach’s alpha thang đo kết quả đầu tư 96 4.3.1.4 Cronbach’s alpha thang đo dự định đầu tư 96 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 97 4.3.2.1 Phân tích EFA đặc điểm tính cách. 97 4.3.2.2 Phân tích EFA thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn 99 4.3.2.3 Phân tích EFA kết quả đầu tư và dự định đầu tư. 100 4.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 101 4.3.3.1 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) đặc điểm tính cách. 101 4.3.3.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo RISK và UNCE. 103 4.3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo RETU và INTE 105 4.3.3.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình đo lường tới hạn 107 4.4 Phân tích mô hình bằng phương pháp cấu trúc tuyến tính (SEM) 111 4.4.1 Kết quả ảnh hưởng trực tiếp và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 112 4.4.1.1 Mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách với dự định đầu tư - giả thuyết H1.1 - H1.5 112 4.4.1.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách với nhận thức rủi ro - giả thuyết H2.1 - H2.5 115 4.4.1.3 Mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách với nhận thức không chắc chắn - giả thuyết H3.1 - H3.5 117 4.4.1.4 Mối quan hệ của nhận thức rủi ro và kết quả đầu tư 118 4.4.1.5 Mối quan hệ của nhận thức không chắc chắn và kết quả đầu tư 118 4.4.1.6 Mối quan hệ kết quả đầu tư và dự định đầu tư 118 4.4.2 Kết quả ảnh hưởng gián tiếp và kiểm định giả thuyết 120 4.5 Phân tích mô hình bằng phương pháp Bootstrap 122 4.6 Tóm tắt chương 4: 123 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH, QUẢN TRỊ 5.1 Giới thiệu 124 5.2 Kết luận 124 5.2.1 Kết quả đạt được mục tiêu nghiên cứu 125 5.2.2 Kết quả nghiên cứu 125 5.2.3 Đóng góp của nghiên cứu 128 5.2.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết 128 5.2.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 129 5.3 Hàm ý chính sách, quản trị 130 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. 132 5.4.1 Hạn chế nghiên cứu 132 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 133 Các công trình nghiên cứu -1- Tài liệu tham khảo -2- Phụ lục 1. Câu hỏi nhận thức rủi ro -15- Phụ lục 2. Câu hỏi nhận thức không chắc chắn -15- Phụ lục 3. Bảng câu hỏi của các tác giả (bản gốc) -16- Phụ lục 4. Bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu -18- Phụ lục 5. Danh sách chuyên gia phỏng vấn sâu -23- Phụ lục 6. Tổng hợp các thang đo và biến quan sát nghiên cứu chính thức -24- Phụ lục 7. Kết quả phân tích nghiên cứu sơ bộ -26- Phụ lục 8. Kết quả phân tích nghiên cứu chính thức -35- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung AGR Tính dễ chịu CAPM Mô hình định giá tài sản vốn CFA Phân tích nhân tố khẳng định CON Tính tận tâm DEC Quyết định đầu tư EFA Phân tích nhân tố khám phá EHM Giả thiết thị trường hiệu quả EXT Tính hướng ngoại EUT Lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng GDP Tổng sản phẩm nội địa HAX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh INTE Dự định đầu tư tương lai KMO Kiểm định KMO NĐT Nhà đầu tư cá nhân NEU Tính nhạy cảm OPEN Tính cởi mở - sẵn sàng trải nghiệm PBC Nhận thức kiểm soát hành vi RETU Kết quả đầu tư RISK Nhận thức rủi ro SEM Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính TPB Lý thuyết dự định hành vi TRA Lý thuyết hành động hợp lý TTCK Thị trường chứng khoán UNCE Nhận thức sự không chắc chắn UPCOM Thị trường Công ty đại chúng chưa niêm yết DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tài khoản nhà đầu tư đăng ký giao dịch cuối năm 2015 và 2020 2 Bảng 2.1. Mô tả đặc điểm năm tính cách 14 Bảng 2.2. Tổng hợp các giả thuyết đề xuất nghiên cứu 43 Bảng 3.1. Thang đo nhận thức rủi ro 51 Bảng 3.2. Thang đo nhận thức không chắc chắn 52 Bảng 3.3. Thang đo tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm 54 Bảng 3.4. Thang đo tính tận tâm 55 Bảng 3.5. Thang đo tính hướng ngoại 55 Bảng 3.6. Thang đo tính dễ chịu 56 Bảng 3.7. Thang đo tính nhạy cảm 57 Bảng 3.8. Thang đo kết quả đầu tư 58 Bảng 3.9. Thang đo dự định đầu tư 59 Bảng 3.10. Thang đo đặc điểm tính cách sơ bộ 66 Bảng 3.11. Thang đo nhận thức rủi ro, không chắc chắn sơ bộ 67 Bảng 3.12. Thang đo kết quả đầu tư sơ bộ 68 Bảng 3.13. Thang đo dự định đầu tư sơ bộ 68 Bảng 3.14. Tổng hợp thang đo, ký hiệu, biến quan sát và tác giả 70 Bảng 3.15. Thống kê đặc điểm nhà đầu tư nghiên cứu sơ bộ n=265 71 Bảng 3.16. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo đặc điểm tính cách 73 Bảng 3.17. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn 76 Bảng 3.18. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kết quả đầu tư 77 Bảng 3.19. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo dự định đầu tư 78 Bảng 3.20. Phân tích các nhân tố đặc điểm năm tính cách lần 1 80 Bảng 3.21. Phân tích các nhân tố đặc điểm năm tính cách lần 2 81 Bảng 3.22. Phân tích nhân tố thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn 82 Bảng 3.23. Phân tích nhân tố thang đo kết quả đầu tư và dự định đầu tư 83 Bảng 3.24. Tổng hợp thang đo và các biến quan sát nghiên cứu chính thức 84 Bảng 3.25. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu chính thức 87 Bảng 4.1. Số lượng bảng câu hỏi gửi đến các nhà đầu tư cá nhân 90 Bảng 4.2. Thống kê đặc điểm nhà đầu tư nghiên cứu chính thức 92 Bảng 4.3. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha đặc điểm tính cách 94 Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn 95 Bảng 4.5. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo kết quả đâu tư 96 Bảng 4.6. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo dự định đầu tư 97 Bảng 4.7. Phân tích nhân tố đặc điểm tính cách 98 Bảng 4.8. Phân tích nhân tố thang đo nhận thức rủi ro, không chắc chắn 99 Bảng 4.9. Phân tích nhân tố kết quả đầu tư và dự định đầu tư 100 Bảng 4.10. Kết quả giá trị phân biệt của đặc điểm năm tính cách 102 Bảng 4.11. Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp pc, phương sai trích pvc. Đặc điểm tính cách 103 Bảng 4.12. Kết quả giá trị phân biệt của thang đo nhận thức rủi ro, không chắc chắn 105 Bảng 4.13. Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp pc, phương sai trích pvc nhận thức rủi ro, không chắc chắn 105 Bảng 4.14. Kết quả giá trị phân biệt của thang đo kết quả đầu tư và dự định đầu tư 107 Bảng 4.15. Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp pc, phương sai trích pvc. kết quả đầu tư và dự định đầu tư 107 Bảng 4.16. Kết quả giá trị phân biệt của mô hình tới hạn 109 Bảng 4.17. Kết quả về độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích mô hình tới hạn 111 Bảng 4.18. Kết quả ảnh hưởng trực tiếp 114 Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả trực tiếp và các giả thuyết nghiên cứu 119 Bảng 4.20. Ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và tổng ảnh hưởng 120 Bảng 4.21. Giá trị tương quan trực tiếp giữa các thang đo 122 DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình: 1.1. Khung nghiên cứu tổng quát 8 Hình: 2.1. Danh mục đầu tư hiện đại 17 Hình: 2.2. Mối quan hệ rủi ro và lợi nhận 19 Hình: 2.3. Kết hợp các lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu 25 Hình: 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 42 Hình: 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 46 Hình: 3.2. Mô hình ảnh hưởng trực tiếp và trung gian 63 Hình: 3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức 88 Hình: 4.1. Mô hình CFA đặc điểm tính cách 102 Hình: 4.2. Mô hình CFA thang đo nhận thức rủi ro và không chắc chắn 104 Hình: 4.3. Mô hình CFA thang đo kết quả đầu tư và dự định đầu tư 106 Hình: 4.4. Mô hình CFA tới hạn 108 Hình: 4.5. Mô hình chuẩn hóa 113 TÓM TẮT LUẬN ÁN Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các mối quan hệ giữa đặc điểm các tính cách cá nhân của nhà đầu tư,”nhận thức rủi ro, nhận thức sự không chắc chắn, kết quả đầu tư và dự định tiếp tục đầu tư cổ phiếu trong tương lai tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Kết quả cho thấy các thang đo đạt độ tin cậy, đạt giá trị thích hợp, mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế, và các mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp như sau: (i) tính hướng ngoại ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến dự định đầu tư. (ii) Tính hướng ngoại ảnh hưởng cùng chiều và tính dễ chịu ảnh hưởng ngược chiều đến nhận thức rủi ro. (iii) Tính cởi mở sẵn sàng trải nghiệm, tính hướng ngoại, tính dễ chịu ảnh hưởng cùng chiều và tính nhạy cảm ảnh hưởng ngược chiều đến nhận thức sự không chắc chắn, (iv) nhận thức rủi ro và sự không chắc chắn ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả đầu tư, (v) kết quả đầu tư ảnh hưởng cùng chiều đến dự định đầu tư, (vi) bốn trong năm tính cách: tính hướng ngoại, cởi mở, dễ chịu và nhạy cảm ảnh hưởng gián tiếp đến dự định đầu tư thông qua nhận thức rủi ro, nhận thức sự không chắc chắn và kết quả đầu tư. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình với sự kết hợp của cả ba lý thuyết nền tảng: tính cách, tài chính và dự định hành vi; trong đó, lý thuyết tài chính là trung gian kết nối mối quan hệ giữa lý thuyết tính cách và dự định đầu tư. Ngoài ra, nghiên cứu phát triển thang đo nhận thức rủi ro, nhận thức không chắc chắn về việc đầu tư các loại cổ phiếu đang giao dịch trên TTCK Việt Nam và giúp các nhà đầu tư cá nhân hiểu rõ hơn tính cách của mình, hiểu rõ tầm quan trọng của nhận thức rủi ro, nhận thức không chắc chắn và hài lòng kết quả đầu tư để dự định tiếp tục đầu tư cổ phiếu trong tương lai. Từ khóa: Dự định đầu tư tương lai, đặc điểm tính cách, kết quả đầu tư, rủi ro, sự không chắc chắn. ABSTRACT The study examined the effect of the Big Five traits, risk perception, uncertainty perception, investment performance and investment intentions in the Vietnamese stock market. This study employed qualitative and quantitative approaches. The results show that the scales are reliable, have appropriate values, the model is suitable for the actual situation and the study found the following direct and indirect impacts: (i) Extraversion has a positive impact on investment intentions. (ii) Extraversion has a positive, and Agreeableness has a negative impact on risk perception. (iii) Openness, Extraversion and Agreeableness have a positive, and Neuroticism has a negative effect on uncertainty perception. (iv) Risk and Uncertainty perception both have a positive influence on investment results. (v) Investment results positively affect investment intentions. (vi) Four out of the Five traits: Extraversion, Openness, Agreeableness and Neuroticism have an indirect impact on investment intentions through risk perception, uncertainty perception and investment results. This study built the research model combines three theoretical background: traits theory, finance theory, and theory of planned behavior (TPB), and finance theory is a mediator between traits theory and TPB. In addition, the study develops scales of risk and uncertainty perception of investing in stocks in the Vietnamese stock market and help individual investors better understanding their traits and of the importance of risk and uncertainty perception and the satisfaction with investment results in order to decide to continue investing in stocks in the future. Key words: Big Five traits, investment performance, investment intention, risk perception, uncertainty perception. CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Nội dung chương 1 đề cập đến tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam, giới thiệu đối tượng giao dịch cổ phiếu là các nhà đầu tư cá nhân, họ đã và đang đóng góp đáng kể vào sự duy trì, phát triển của thị trường, Chương này cũng trình bày lý do thực hiện luận án với mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Qua đó, luận án mong được đóng góp mới về mặt lý thuyết, các mối quan hệ trong nghiên cứu, về mặt thực tiễn, hàm ý chính sách, quản trị và cấu trúc luận án. 1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động tháng 7/2000 theo Nghị định số 48/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Chính phủ ngày 11/07/1998. Đến nay, nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán.Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE/HSX), Sở giao dịch.chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thị trường Cổ phiếu chưa niêm yết (Upcom). Theo số liệu.thống kê của Ủy ban chứng.khoán nhà nước, TTCK Việt Nam đã đạt.được những.thành tựu nhất định sau: 1.1.1 Giá trị vốn.hóa thị trường: Giá trị vốn hóa thị trường cuối năm 2020 đạt 4.080.757 nghìn tỷ (HOSE), 212.320 nghìn tỷ (HNX) và 1.000.696 nghìn tỷ (Upcom), toàn thị trường đạt 6.679.640 nghìn tỷ (bao gồm trái.phiếu chính phủ.và trái.phiếu Doanh nghiệp) cao gấp 3,07 lần so với cuối năm 2015 (đạt 2.174.050 nghìn tỷ). Giá trị vốn hóa so với GDP đạt 110.64%. 1.1.2 Chỉ số.chứng khoán: Chỉ số chứng.khoán trên thị trường cuối năm 2020 có xu hướng tăng so với cuối năm trước 2019, cụ thể: Chỉ số VNIndex đạt mức 1.103,87 điểm so với cuối năm 2019 là 960,99 điểm, tốc độ tăng trưởng tại HOSE là 15%. Trong khi đó, Chỉ số HNXIndex tăng 98% so với cuối năm 2019 từ 102,51 điểm, tăng lên 203,12 điểm tại cuối năm 2020. Chỉ số UpComIndex: Biên độ dao động của chỉ số này so với năm 2019 là 131%. Nhìn chung các chỉ số đều tăng so với năm 2019 nhưng tăng mạnh nhất là HNX, kế đến Upcom và HOSE. 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_anh_huong_cua_mot_so_tinh_cach_den_du_dinh_dau_tu_co.docx
  • docDong gop moi EN.doc
  • pdfDong gop moi EN.pdf
  • docDong gop moi VN.doc
  • pdfDong gop moi VN.pdf
  • pdfNguyen Huu Tho_Luan an 1501.pdf
  • docxtom tat Luan an EN.docx
  • pdftom tat Luan an EN.pdf
  • docxtom tat Luan an VN.docx
  • pdftom tat Luan an VN.pdf
Luận văn liên quan