Từ sau Đổi mới (1986), sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc và trở thành một trong những lĩnh vực thành công nhất của nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp là nguồn cung nông sản – thực phẩm dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, dinh dưỡng cho người dân và yếu tố đầu vào cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản xuất lúa và xuất khẩu gạo. Sản lượng gạo xuất khẩu tăng đều qua các năm mà đỉnh điểm là năm 2012 đạt 8,1 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 3,7 tỷ đô-la Mỹ. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đổi mới diện mạo của khu vực nông thôn, đảm bảo thu nhập và an sinh xã hội. Thành tựu trên của sản xuất nông nghiệp đạt được nhờ sự đóng góp quan trọng của nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp (Ngô Thị Thuận, 2004). Doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đưa nông sản nước ta tiếp cận thị trường thế giới để làm tăng giá trị và thu hút nguồn ngoại tệ mạnh cho phát triển kinh tế, bên cạnh tạo việc làm và thu nhập cho số đông người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Để tiếp tục đảm đương trọng trách trên, các doanh nghiệp nông nghiệp rất cần vốn, bởi vốn – cùng với lao động và công nghệ – là yếu tố then chốt đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất – kinh doanh (Aghion & Howitt, 2007; Rahaman, 2011). Giống như ở nhiều nước, bên cạnh vốn tự có được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại, các doanh nghiệp nông nghiệp nước ta còn sử dụng vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại để tài trợ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển dài hạn. Kết quả nghiên cứu về doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy, tín dụng ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp trên nhiều phương diện, đặc biệt là giúp doanh nghiệp khởi sự kinh doanh và tiếp cận thị trường mới nhằm làm tăng thị phần. Theo Trần Quang Tuyến (2009) và Võ Đức Toàn (2012), tín dụng ngân hàng còn giúp doanh nghiệp đổi mới công2 nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại cũng là nguồn tài trợ quan trọng đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, bởi đây là loại hình tín dụng có truyền thống lịch sử lâu đời và rất tiện lợi trong hoạt động tài trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhất là khi hiện tượng hạn chế tín dụng hiện diện phổ biến ở nước ta như là hệ quả tất yếu của thông tin bất đối xứng, trách nhiệm hữu hạn và chi phí giao dịch.
193 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng và hiệu quả của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
BÙI TUẤN ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
LUÂṆ ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIÊP̣
MÃ NGÀNH: 62 62 01 15
Cần Thơ, tháng 6 năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
BÙI TUẤN ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
LUÂṆ ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIÊP̣
MÃ NGÀNH: 62 62 01 15
HƯỚNG DẪN KHOA HOC̣
PGS.TS. LÊ KHƯƠNG NINH
Cần Thơ, tháng 6 năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ
trợ và động viên chân thành và quý báu của rất nhiều người. Tôi xin chân
thành cảm ơn tất cả.
PGS.TS. Lê Khương Ninh đã tận tình hướng dẫn, động viên và truyền
đạt nhiều kiến thức hữu ích cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Khoa Sau đại học, các Khoa, Trung tâm và
Viện của Trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập.
Các bạn học viên Lớp Nghiên cứu sinh Kinh tế Nông nghiệp Khóa 2
(2012–2016) đã ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án này.
Cuối cùng là gia đình đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này.
Kính chúc tất cả nhiều sức khỏe và thành công.
Cần Thơ, ngày tháng 6 năm 2017
Người thực hiện
Bùi Tuấn Anh
ii
TÓM TẮT
Luận án sử dụng dữ liệu của 130 doanh nghiệp nông nghiệp niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) để xác định ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương
mại đến tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Luận án
sử dụng phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định (FE) và hiệu ứng ngẫu
nhiên (RE) để ước lượng ảnh hưởng của tín dụng tín dụng ngân hàng và tín
dụng thương mại đến tăng trưởng doanh thu và hiệu quả hoạt động (ROE) của
các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, phương pháp ước
lượng hiệu ứng cố định (FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) không khắc phục
được hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu, do vậy luận án sử dụng
phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments) được phát
triển bởi Arellano & Bond (1991) và được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên
cứu thực nghiệm.
Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng
trưởng doanh thu
Bằng phương pháp GMM, luận án ghi nhận mối quan hệ phi tuyến có
dạng ∩ giữa tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại với tốc độ tăng trưởng
doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Nếu tỷ lệ lượng
tiền vay ngân hàng trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn 0,4804
(ngưỡng tối ưu) thì lượng tiền vay ngân hàng tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng
doanh thu cho doanh nghiệp và ngược lại. Mối quan hệ tích cực giữa tín dụng
ngân hàng và tăng trưởng doanh nghiệp xuất hiện là do tín dụng ngân hàng –
với ưu điểm bắt nguồn từ tính linh động của số lượng, kỳ hạn và điều khoản
cho vay – giúp kịp thời bổ sung vốn cho doanh nghiệp để khai thác các cơ hội
thị trường. Đặc biệt, khi chỉ có thể vay được lượng tín dụng ngân hàng ít,
doanh nghiệp sẽ có xu hướng sử dụng vào các kế hoạch kinh doanh hay đầu tư
vào các dự án có triển vọng và rủi ro thấp nhất. Kết quả là doanh nghiệp có thể
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, khi dễ tiếp cận nguồn vốn
tín dụng ngân hàng và nắm giữ lượng tín dụng ngân hàng tương đối lớn, doanh
nghiệp có xu hướng sử dụng dễ dãi vào các kế hoạch kinh doanh hay các dự
án ít triển vọng nhưng có thể rủi ro cao (bởi các dự án có triển vọng và ít rủi ro
đã được khai thác hết). Đó là nguyên nhân lý giải tốc độ tăng trưởng doanh thu
iii
của các doanh nghiệp được khảo sát lại giảm nếu doanh nghiệp lạm dụng quá
mức tín dụng ngân hàng.
Tương tự, nếu tỷ lệ tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản thấp
hơn 0,1853 thì tín dụng thương mại cũng giúp làm tăng tốc độ tăng trưởng
doanh thu của doanh nghiệp và ngược lại. Kết quả này là do nhiều doanh
nghiệp sử dụng hợp lý tín dụng thương mại nên duy trì được nguồn nguyên
liệu đầu vào và tận dụng được cơ hội của thị trường để tăng doanh thu. Ngược
lại, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng quá mức tín dụng thương mại nên không
kịp thời phản ứng khi người cung cấp tín dụng thương mại yêu cầu thanh toán
ngay hoặc ngưng cấp tín dụng thương mại. Hệ quả là khả năng tăng trưởng
của doanh nghiệp nhận tín dụng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Luận án cũng cho thấy năng suất lao động có tác động tích cực đến tốc
độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
doanh thu trong năm trước dường như có những tác động tiêu cực đến tốc độ
tăng trưởng doanh thu, nghĩa là sự tăng trưởng không bền vững của các công
ty theo thời gian có thể là hậu quả của sự không chắc chắn về thị trường đầu ra
và sự cạnh tranh từ các đối thủ.
Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp (ROE)
Bằng phương pháp GMM, luận án ghi nhận quan hệ phi tuyến có dạng
∩ giữa tín dụng ngân hàng với hiệu quả hoạt động (ROE) của doanh nghiệp
nông nghiệp. Nếu tỷ lệ lượng tiền vay ngân hàng trên tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp nhỏ hơn 0,4173 (ngưỡng tối ưu) thì lượng tiền vay ngân hàng
tăng sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động (hay làm tăng ROE )
và ngược lại. Mối quan hệ phi tuyến giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp được lý giải dựa trên lợi ích tấm chắn thuế và các luận
điểm về quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện không chắc chắn
của thị trường đầu ra. Nhờ đảm bảo mức tín dụng ngân hàng hợp lý, doanh
nghiệp có thể đạt được lợi ích từ lá chắn thuế của tín dụng ngân hàng do vậy
có được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ vay trên tổng giá trị tài sản
vượt mức 0,4173 thì mỗi đơn vị tỷ lệ nợ tăng thêm sẽ khiến cho hiện giá lợi
ích từ tấm chắn thuế thấp dần so với chi phí kiệt quệ tài chính, do đó việc vay
nợ không còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Luận án cũng ghi nhận quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa tín dụng
thương mại với hiệu quả hoạt động (ROE) của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lượng
tín dụng thương mại (giá trị hàng hóa mua chịu) trên tổng giá trị tài sản của
iv
doanh nghiệp nhỏ hơn 0,2425 (ngưỡng tối ưu) thì lượng tín dụng thương mại
tăng sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động (hay làm tăng ROE )
và ngược lại. Kết quả này khẳng định lập luận về chức năng là công cu ̣tài trơ ̣
vốn của tín dụng thương mại, tối thiểu hóa chi phí giao dic̣h, v.v. để giúp nâng
cao hiêụ quả hoaṭ đôṇg của doanh nghiêp̣. Ngược lại nếu doanh nghiệp lạm
dụng quá mức tín dụng thương mại sẽ không phản ứng linh hoạt trước những
biến động không chắc chắn của thị trường về nhu cầu và giá cả, là nguyên
nhân làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cùng với vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, doanh nghiệp
đồng thời sử dụng vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu của luận án còn khẳng
định vai trò tích cực của vốn chủ sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Rõ ràng, vốn chủ sở hữu với lợi thế chi phí vốn thấp đã giúp doanh
nghiệp cải thiện được hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thâm niên hoạt động lại
tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được khảo sát. Đó
là do nhiều doanh nghiệp đã hoạt động quá lâu mà lại chậm đổi mới phương
thức quản lý và công nghệ sản xuất nên khó cải thiện được hiệu quả hoạt
động, nhất là trong các ngành dễ bị bão hòa và mang tính thời vụ như kinh
doanh nông nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp
sử dụng hợp lý tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại nhằm cải thiện tốc
độ tăng trưởng và đạt hiệu quả hoạt động bền vững. Các doanh nghiệp khác có
thể tham khảo và vận dụng phù hợp với điều kiện của mình để hỗ trợ tăng
trưởng và đạt hiệu quả.
v
ABSTRACT
This dissertation uses the data of 130 agricultural enterprises listed on
Hanoi Stock Exchange (HNX) and on Ho Chi Minh City Stock Exchange
(HOSE) to detect the impact of bank credit and trade credit on their growth
and performance (measured by return on equity ratio). The dissertation used
fixed effects (Fixed Effects – FE) and random effects (Random Effects – RE)
methods to estimate the impact of bank credit and trade credit on the growth
rate of the agricultural enterprises. Since the fixed–effect (FE) and random–
effects (RE) models are unable to tackle the endogenous problems in the
estimated regression equation, the dissertation applies the Generalized Method
of Moments (GMM) developed by Arellano & Bond (1991) and widely
applied by a number of empirical studies to estimate.
The impacts of bank credit and trade credit on firm growth
By GMM estimation method, the dissertation shows an inverted U-shape
(∩) relationship between bank credit and trade credit with growths in sales of
enterprises. More specifically, if the ratio of bank credit over total asset is
lower than 0.4804, the bank credit boost growth in sales of the enterprises and
vice versa. Positive relationship between bank credit and growths in sales of
agricultural enterprises, which could be explained by bank credit – with the
advantages derived from the flexibility of the amount and loan terms –
supplement promptly capital for enterprises to exploit the market
opportunities. If enterprises can only hold a small amount of loan, they will
tend to use in the business plans or investment in projects which has prospects
and lowest risk. As a result, enterprises can boost revenue growth quickly.
However, these firms can use loans to the business plans or projects may be
less promising but risky if they hold a larger of loans. This is the reason why
revenue growth may decrease.
Similarly, if the ratio of trade credit over total assets is lower than
0.1853, the trade credit helps to boost growth in sales of the enterprises and
vice versa. This means that if the ratio of trade credit to total assets is below
0.1853, trade credit will boost the growth rate of sales of the firms and the
effect reverses if the ratio goes beyond that benchmark. The reasons are that
many agricultural enterprises use reasonably trade credit should maintain the
vi
input material and take advantage of market opportunities to increase sales.
Agricultural enterprises had trade credit that exceeds benchmark (0.1853),
they do not respond promptly when trade suppliers immediately request
payment or stop granting trade credits. As a result, trade credit has adverse
impacts on the growth rate of sales of the firms.
The dissertation shows that labour productivity has a positive impact on
the growth rate of sales of the firms. However, the growth rate of sales in the
previous year seems to have adverse impacts on those of the present year,
implying an unstable growth of the firms over time that may be a consequence
of output market uncertainty and competition from rivals, among others. All
the remaining variables do not have statistically significant coefficients.
The impacts of bank credit and trade credit on firm performance
By GMM method , the dissertation recorded nonlinear relationship in the
form ∩ between bank credit and performance (ROE) of agricultural
enterprises. If the rate of bank loan on the total value of assets of enterprise is
less than 0.4173 (optimal level), the amount of the bank loan increase will
help enterprises improve performance (or increase ROE) and opposite.
Nonlinear relationship between bank credit and performance of enterprises be
handled based on the tax shield benefits and the point of for investment
decisions of enterprises in uncertain conditions of market output. Thanks to
ensure a reasonable level of bank credit, enterprises can achieve the benefits
from the bank credit’s tax shield therefore have higher profits. However, when
the rate of the loan debt on total value of assets exceed 0.4173, the loan debt
ratio per unit increase will cause the present value of benefits from the tax
shield is lower than bankruptcy cost, so the debt is no longer beneficial for
enterprises.
The dissertation also noted the nonlinear relationship in the form ∩
between trade credit and performance (ROE) of enterprises. If the rate of trade
credit on the enterprise’s total value of assets of less than 0.2425 (optimal
level), the amount of the trade credit increase will help enterprises improve
performance (or increase ROE) and vice versa. This result confirms the
argument of the function is funding tool of trade credit, minimize transaction
costs, etc. to help improve the performance of enterprise and the opposite
effect if the enterprise abuse of trade credit excessively.
The research results show a positive relationship between owner’s equity
and the performance of enterprises. These findings could be explained by the
vii
fact that the owner’s equity with low cost helps enterprises enhancing the
working efficiency. In constrast, enterprise age has a negative impact on its
performance, which could be explained by the obsolescence in production and
management technology of these enterprises. Therefore, the performance is
hard to achieve, especially in such seasonal and highly competitive sectors as
agricultural businesses.
Based on the research findings, the dissertation provides a number of
recommendations to support agricultural enterprises in Vietnam rationally use
these two important funds to achieve sustainable growth and enhancing their
business performance. Other enterprises should either take these solutions into
consideration as references or apply them in flexible ways that fit their own
situations and contexts.
viii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ luận án cùng cấp nào trước đây.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 6 năm 2017
Người thực hiện
Bùi Tuấn Anh
ix
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Abstract v
Lời cam đoan viii
Mục lục ix
Danh mục biểu bảng xiii
Danh mục biểu đồ xiii
Danh mục hình xiii
Danh mục từ viết tắt xiv
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................. 01
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 04
1.2.1. Mục tiêu chung..... 04
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 04
1.3. Phạm vi nghiên cứu. 04
1.3.1. Nội dung nghiên cứu.... 04
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu... 05
1.3.3. Phạm vi không gian.. 05
1.3.4. Phạm vi thời gian.. 05
1.4. Cấu trúc của luận án 06
1.5. Đóng góp của luận án.. 07
1.6. Hạn chế của luận án..... 07
Chương 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến tăng
trưởng của doanh nghiệp.......................................
8
2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến tăng
trưởng của doanh nghiệp nhận tín dụng thương mại.....
11
2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp..............................................
15
2.4. Các nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp..
18
2.5. Kết luận..... 21
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp.. 23
3.1.1. Công nghệ cho vay và tín chấp... 24
x
3.1.2. Môi trường kinh doanh của các tổ chức tín dụng... 27
3.1.3. Phương thức cho vay và thông tin tín dụng 29
3.2. Tổng quan về tín dụng thương mại đối với doanh nghiệp nhận tín
dụng thương mại...
33
3.3. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng
thương mại đến tăng trưởng của doanh nghiệp.....
35
3.3.1. Mô hình lý thuyết cơ sở...... 35
3.3.2. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng của
doanh nghiệp...
36
3.3.3. Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến tăng trưởng của
doanh nghiệp nhận tín dụng thương mại.......
40
3.3.4. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của tín
dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng
của doanh nghiệp.... 43
3.4. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng
thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..... 48
3.4.1. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp....... 48
3.4.2. Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhận tín dụng tương mại... 51
3.4.3. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng
và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.................................................................................. 54
3.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 57
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................. 57
3.5.2. Phương pháp phân tích số liệu............................................ 58
Chương 4. THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
4.1. Tổng quan về doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta...... 60
4.1.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và của doanh nghiệp
nông nghiệp.....
60
4.1.2. Tổng quan về doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta....... 65
4.2. Tổng quan về các doanh nghiệp nông nghiệp trong mẫu khảo sát 71
4.2.1. Phân loại doanh nghiệp nông nghiệp trong mẫu khảo sát
theo phương thức sản xuất – kinh doanh và vùng kinh tế..
72
4.2.2. Thâm niên hoạt động.. 76
4.2.3. Lao động và năng suất lao động..... 77
4.2.4. Tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản.... 80
4.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh....... 83
4.2.6. Tín dụng ngân hàng và khả năng thanh toán lãi vay... 87
4.2.7. Tín dụng thương mại (khoản phải trả) và kỳ hạn sử dụng.. 91
4.2.8. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp 95
4.2.9. Kết luận...... 100
xi
Chương 5. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
5.1. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến
tăng trưởng của các doanh nghiệp nông nghiệp.... 102
5.1.1. Thông tin tổng quát về các doanh nghiệp nông nghiệp
được khảo sát...... 103
5.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu.... 103
5.1.1.2. Tín dụng ngân hàng và tăng trưởng doanh thu... 105
5.1.1.3. Tín dụng thương mại và tăng trưởng doanh thu. 106
5.1.2. Ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng
thương mại đến tăng trưởng của các doanh nghiệp nông
nghiệp.. 108
5.1.2.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm...... 108
5.1.2.2. Thống kê mô tả các biến của mô hình nghiên
cứu...... 108
5.1.2.3. Phương pháp ước lượng khắc phục hiện tượng
nội sinh trong mô hình nghiên cứu..... 110
5.1.2.4. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của tín dụng
ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng
trưởng của doanh nghiệp nông nghiệp... 112
5.1.3. Kết luận... 121
5.2. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp... 121
5.2.1. Thông tin tổng quát về các doanh nghiệp nông nghiệp
được khảo sát.. 122
5.2.1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 122
5.2.1.2.
Tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.. 126
5.2.1.3.
Tín dụng thương mại và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp 127
5.2.2. Ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng
thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nông nghiệp......................................................................... 128
5.2.2.1. Mô hình ước lượng. 128
5.2.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên
cứu............