Luận án Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.2 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh doanhNguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (2009) cho rằng “việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan là một nội dung then chốt trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.” Lưu ý rằng mỗi bên liên quan có lợi ích đặc thù ở các mức độ khác nhau đối với các trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện. Tương tự, theo Freeman (1984) thì “các bên liên quan là những nhóm người có quyền lợi hay yêu cầu đối với doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau. Cụ thể, họ gồm nhóm nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng địa phương và cả nhà quản lý.”Trong phạm vi nghiên cứu thì những lợi ích kinh doanh được xem xét bao gồm khả năng thu hút, giữ chân nhân viên, danh tiếng của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận các nguồn lực (vốn, con người…); là những lợi ích phi tài chính. Không phải lúc nào mục đích hướng tới của trách nhiệm xã hội CSR đều là tài chính, tiền bạc. TheoSchmidt (2004) thì “trong thời đại kinh tế thị trường, nhà quản trị thường xác định các mục tiêu cho sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng, hình ảnh của tổ chức hoặc một số chỉ tiêu khác.” Tuy nhiên, đa số các nhà quản trị không nhận ra hoặc không công nhận sự đóng góp của các thành phần lợi ích này và chúng thường bị bỏ qua trong các mục đích, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Đôi khi họ cũng nhận thức ở mức sơ bộ nhưng lại không có đủ động lực và tri thức để triển khai nghiên cứu, tìm hiểu, đo lường và đánh giá chúng. Hoặc vì lợi ích tài chính quá to lớn so với những lợi ích này.Sau cùng thì Arlow và Gannon (1982), Quinn (1997), Mintzberg (1983), Peterson (2004) đã sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến lợi ích phi tài chính trong nghiên cứu mối quan hệ với CSR cũng như hiệu quả của doanh nghiệp với các bên liên quan.Giả thuyết H2: CSR có tác động tích cực đến lợi ích kinh doanh .

pdf181 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 TRƯƠNG VĂN KIỆT ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÀ VINH, NĂM 2024 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRƯƠNG VĂN KIỆT ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. HÀ NAM KHÁNH GIAO 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN NGUYỆN TRÀ VINH, NĂM 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin khẳng định luận án này là sản phẩm nỗ lực nghiên cứu độc lập của tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án đều minh bạch, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Những tài liệu tham khảo, các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác được sử dụng trong luận án đều được tuân thủ nghiêm ngặt, phù hợp với các tiêu chuẩn học thuật. Nếu có bất kỳ sự gian lận hay sao chép nào không đúng với những cam kết trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Hà Nam Khánh Giao và PGS. TS. Nguyễn Văn Nguyện, người đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu, giúp tôi hoàn thành luận án này. Sự tận tâm và chỉ dẫn tận tình của thầy/cô là nguồn động lực lớn lao giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và viết luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và giảng viên của ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Trà Vinh nơi đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong suốt quá trình học tập. Những bài giảng và lời khuyên của quý thầy cô đã giúp tôi phát triển cả về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè đã luôn bên cạnh, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Những ý kiến đóng góp và sự động viên của các bạn đã giúp tôi hoàn thiện luận án này một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, những người luôn ở bên cạnh, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung vào việc học tập và nghiên cứu. Sự quan tâm và yêu thương của gia đình là động lực to lớn giúp tôi vượt qua mọi thử thách. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x TÓM TẮT .................................................................................................................. xi ABSTRACT ................................................................................................................. xii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................... 1 1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 1.1.1 Về mặt lý thuyết .......................................................................................... 1 1.1.2 Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 6 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 7 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 8 1.7 Kết cấu nghiên cứu ............................................................................................... 9 Tóm tắt Chương 1 ....................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 10 2.1 Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 10 2.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 10 2.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................................... 11 2.1.3 Sự gắn kết tổ chức ..................................................................................... 19 2.1.4 Hành vi sáng tạo trong công việc .............................................................. 22 iii 2.2 Lý thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 27 2.2.1 Lý thuyết trách nhiệm xã hội truyền thống ............................................... 27 2.2.2 Lý thuyết trách nhiệm xã hội hiện đại ....................................................... 28 2.2.3 Lý thuyết liên quan khác ........................................................................... 30 2.3 Tổng quan tài liệu ............................................................................................... 32 2.3.1 Về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với lợi ích kinh doanh và hiệu quả hoạt động ................................................................................................................ 32 2.3.2 Về mối quan hệ giữa hành vi sáng tạo với hiệu quả hoạt động................. 35 2.3.3 Về mối quan hệ giữa gắn kết tổ chức với hiệu quả hoạt động .................. 37 2.3.4 Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 37 2.4 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 44 2.4.1 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động ................... 44 2.4.2 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh doanh ..................... 45 2.4.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi sáng tạo trong công việc 46 2.4.4 Mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh, sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo 47 2.4.5 Mối quan hệ giữa gắn kết tổ chức, hiệu quả hoạt động và hành vi sáng tạo 47 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 49 2.6 Mô hình nghiên cứu chính thức ......................................................................... 51 Tóm tắt Chương 2 ..................................................................................................... 53 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 54 3.1 Quy trình nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu ................ 54 3.2 Nội dung thang đo .............................................................................................. 57 3.3 Kết quả thảo luận thang đo ................................................................................. 59 3.4 Thiết kế thang đo ................................................................................................ 62 3.5 Mẫu nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................ 64 3.6 Nội dung phân tích thang đo sơ bộ .................................................................... 64 3.6.1 Phân tích độ tin cậy thang đo .................................................................... 64 3.6.2 Phân tích nhân tố khám phá ...................................................................... 65 3.7 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 66 3.7.1 Thống kê mô tả mẫu sơ bộ ........................................................................ 66 iv 3.7.2 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ ............................................. 68 3.7.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo sơ bộ ................................ 70 3.8 Mẫu nghiên cứu chính thức ................................................................................ 73 3.9 Nội dung phân tích thang đo chính thức ............................................................ 76 3.9.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nhân tố ........................................ 76 3.9.2 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính ....................................................... 77 3.9.3 Kiểm định Bootstrap.................................................................................. 78 3.9.4 Kiểm định cấu trúc đa nhóm ..................................................................... 78 Tóm tắt Chương 3 ..................................................................................................... 78 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 80 4.1 Thống kê mô tả mẫu chính thức ......................................................................... 80 4.2 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo ................................................................ 82 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................................. 85 4.4 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nhân tố ................................................ 87 4.5 Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính ................................................................. 91 4.6 Kiểm định vai trò trung gian .............................................................................. 96 4.7 Kết quả kiểm định Bootstrap .............................................................................. 97 4.8 Kết quả kiểm định cấu trúc đa nhóm ................................................................. 98 4.9 Thảo luận kết quả ............................................................................................. 100 4.9.1 Thảo luận về ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội đến Hiệu quả hoạt động ... ................................................................................................................. 100 4.9.2 Thảo luận về ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội đến Lợi ích kinh doanh . ................................................................................................................. 101 4.9.3 Thảo luận về ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội đến hành vi Sáng tạo trong công việc ............................................................................................................ 102 4.9.4 Thảo luận về ảnh hưởng của Lợi ích kinh doanh đến Sự gắn kết của tổ chức và Hành vi sáng tạo ............................................................................................ 104 4.9.5 Thảo luận về tác động của Sự gắn kết tổ chức đến Hành vi sáng tạo và Hiệu quả hoạt động ..................................................................................................... 105 4.9.6 Thảo luận về ảnh hưởng của Lợi ích kinh doanh đến Hiệu quả hoạt động 107 v 4.9.7 Thảo luận về sự khác biệt giữa các DNNVV có quy mô và kinh nghiệm khác nhau 108 Tóm tắt Chương 4 ................................................................................................... 109 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................. 110 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 110 5.2 Hàm ý quản trị .................................................................................................. 111 5.2.1 Hàm ý về Trách nhiệm xã hội ................................................................. 111 5.2.2 Hàm ý về Lợi ích kinh doanh .................................................................. 115 5.2.3 Hàm ý về Hành vi sáng tạo trong công việc ............................................ 117 5.2.4 Hàm ý về mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Hành vi sáng tạo trong công việc ................................................................................ 117 5.2.5 Hàm ý về mối quan hệ giữa Sự gắn kết với tổ chức và Hành vi sáng tạo trong công việc ............................................................................................................ 118 5.2.6 Hàm ý về Sự gắn kết của tổ chức ............................................................ 119 5.2.7 Hàm ý về Hiệu quả hoạt động ................................................................. 120 5.3 Tính mới, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 124 5.3.1 Tính mới của nghiên cứu ......................................................................... 124 5.3.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo “ ............................................... 124 Tóm tắt Chương 5 ................................................................................................... 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 126 PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH CHUYÊN GIA ..................................................................... PHỤ LỤC 2 PHỎNG VẤN MÔ HÌNH VÀ THANG ĐO NHÁP ................................... PHỤ LỤC 3 THANG ĐO SƠ BỘ .................................................................................... PHỤ LỤC 4 THANG ĐO CHÍNH THỨC ....................................................................... PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THANG ĐO CHÍNH THỨC .............................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Số trang Bảng 2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................. 10 Bảng 2.2. Tổng hợp các thành phần CSR ..................................................................... 14 Bảng 2.3. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 38 Bảng 2.4. Tổng hợp các nhân tố thành phần ................................................................. 40 Bảng 2.5. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 49 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ..................................................................................................................... 52 Bảng 3.1. Kết quả điều chỉnh nội dung, văn phong và từ ngữ thang đo ....................... 60 Bảng 3.2. Tổng kết thành phần thang đo sau khi thảo luận .......................................... 62 Bảng 3.3. Thống kê mô tả giới tính của chủ doanh nghiệp .......................................... 67 Bảng 3.4. Thống kê mô tả số lượng lao động chính thức của doanh nghiệp ................ 67 Bảng 3.5. Thống kê mô tả số năm doanh nghiệp hoạt động ......................................... 68 Bảng 3.6. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sơ bộ ................................................................................................................................... 68 Bảng 3.7. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Lợi ích kinh doanh sơ bộ ................. 69 Bảng 3.8. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Sự gắn kết tổ chức sơ bộ .................. 69 Bảng 3.9. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Hành vi sáng tạo sơ bộ .................... 70 Bảng 3.10. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Hiệu quả hoạt động sơ bộ .............. 70 Bảng 3.11. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s thang đo sơ bộ ...................... 71 Bảng 3.12. Kết quả Eigenvalue và phương sai trích thang đo sơ bộ ............................ 71 Bảng 3.13. Kết quả hệ số tải và ma trận nhân tố thang đo sơ bộ .................................. 73 Bảng 3.14. Tính toán kích thước mẫu cho nghiên cứu ................................................. 75 Bảng 4.1. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chính thức ...................................................................................................................... 83 Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Lợi ích kinh doanh chính thức ......... 83 Bảng 4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Sự gắn kết tổ chức chính thức ......... 84 Bảng 4.4. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Hành vi sáng tạo chính thức ............ 84 Bảng 4.5. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Hiệu quả hoạt động chính thức ........ 84 vii Bảng 4.6. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s thang đo chính thức ............... 85 Bảng 4.7. Kết quả Eigenvalue và phương sai trích thang đo chính thức ...................... 86 Bảng 4.8. Kết quả hệ số tải và ma trận nhân tố thang đo chính thức ............................ 87 Bảng 4.9. Đánh giá tính đơn hướng của mô hình nhân tố ............................................ 88 Bảng 4.10. Kết quả độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ........................................ 88 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm ........................... 91 Bảng 4.12. Đánh giá tính đơn hướng của mô hình cấu trúc tuyến tính ........................ 92 Bảng 4.13. Kết quả ước lượng hồi quy ......................................................................... 95 Bảng 4.14. Kết quả tổng tác động các mối quan hệ ...................................................... 96 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định vai trò trung gian .......................................................... 97 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định vai trò trung gian .......................................................... 97 Bảng 4.17. Kết quả kiểm định cấu trúc đa nhóm giới tính ........................................... 98 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định cấu trúc đa nhóm số lượng lao động ............................ 99 Bảng 4.19. Kết quả kiểm định cấu trúc đa nhóm số năm hoạt động ............................ 99 Bảng 5.1. Trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố Trách nhiệm xã hội .............. 111 Bảng 5.2. Trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố Lợi ích kinh doanh ............... 115 Bảng 5.3. Trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố Hành vi sáng tạo .................. 117 Bảng 5.4. Trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố Sự gắn kết của tổ chức ......... 119 viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Tên hình Số trang Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Tp.HCM và cả nước giai đoạn 2011 – 2021 ... 5 Hình 2.1. Các thành phần của trách nhiệm xã hội ........................................................ 13 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 51 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................... 53 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 55 Hình 3.2. Khung phân tích nghiên cứu ......................................................................... 56 Hình 4.1. Thống kê mô tả giới tính của chủ doanh nghiệp ........................................... 80 Hình 4.2. Thống kê mô tả số lượng lao động chính thức của doanh nghiệp ................ 81 Hình 4.3. Thống kê mô tả số năm doanh nghiệp hoạt động ......................................... 82 Hình 4.4. Kết quả trọng số chuẩn hóa mô hình nhân tố khẳng định ............................. 89 Hình 4.5. Kết quả trọng số chưa chuẩn hóa mô hình nhân tố khẳng định .................... 90 Hình 4.6. Kết quả trọng số chuẩn hóa mô hình nhân tố khẳng định ............................. 93 Hình 4.7. Kết quả trọng số chưa chuẩn hóa mô hình nhân tố khẳng định .................... 94 Hình 4.8. Kết quả mô hình nghiên cứu ....................................................................... 108 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai AMOS Analysis of Moment Structures Phân tích cấu trúc mô-men CFA Confirmator Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index Chỉ số CFI CR Critical Ratios Giá trị tới hạn CSR Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp df Degrees of freedom Bậc tự do DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GFI Goodness of Fit Index Chỉ số GFI KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số KMO MI Modification Indices Chỉ số điều chỉnh RMSEA Root Mean Square Error of Chỉ số RMSEA Approximation SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SGB Sự gắn bó SPSS Statistical Package for the Social Phần mềm thống kê khoa học xã hội Sciences TLI Tucker & Lewis Index Chỉ số TLI Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh x TÓM TẮT Luận án “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của luận án là đánh giá mức độ tác động của CSR thông qua các thành phần trung gian như sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, với dữ liệu thu thập từ các chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, giám đốc tài chính và các giám đốc kinh doanh tại các DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho thấy CSR có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường sự gắn kết tổ chức và khuyến khích hành vi sáng tạo trong công việc. Cụ thể, các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR thường có sự cam kết mạnh mẽ từ nhân viên, từ đó cải thiện hiệu quả làm việc và tạo ra môi trường làm việc tích cực. Bên cạnh đó, CSR cũng giúp củng cố hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp, điều này góp phần nuôi dưỡng niềm tin và sự tín nhiệm dành cho doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu này mang lại những đóng góp quan trọng về mặt lý thuyết và thực tiễn. Về lý thuyết, nghiên cứu mở rộng mô hình lý thuyết về CSR bằng cách tích hợp hành vi sáng tạo vào phân tích, cung cấp cái nhìn toàn diện về tác động của CSR. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp các hàm ý quản trị giúp các DNNVV tại Tp.HCM nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc đẩy mạnh CSR và khuyến khích sự gắn kết và sáng tạo của nhân viên. xi ABSTRACT The dissertation “The impact of corporate social responsibility on the performance of small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh city” investigates the impact of corporate social responsibility (CSR) on the performance of small and medium-sized enterprises (SMEs) in Ho Chi Minh City. The study aims to assess the extent of CSR's influence through intermediary components such as organizational commitment and innovative behavior at work. The research employs both qualitative and quantitative methods, with data collected from business owners, executives, CFOs, and business managers at SMEs. The findings reveal that CSR positively affects business performance by enhancing organizational commitment and encouraging innovative behavior. Specifically, companies that effectively implement CSR tend to have strong employee commitment, leading to improved work efficiency and a positive work environment. Additionally, CSR contributes to the enhancement of the company’s image and reputation, creating a competitive advantage in the market. This research provides significant contributions both theoretically and practically. Theoretically, it expands the existing CSR models by integrating innovative behavior into the analysis, offering a comprehensive view of CSR's impact. Practically, the findings offer managerial implications for SMEs in Ho Chi Minh City to improve their performance through the promotion of CSR and the encouragement of employee engagement and creativity. xii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương 1 sẽ trình bày về tính cấp thiết của việc thực hiện nghiên cứu, tiếp đó là các nội dung về mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi, phương pháp và những đóng góp bên cạnh kết cấu 5 chương của luận án. 1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Về mặt lý thuyết “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) từ lâu đã không còn đơn thuần là lợi ích tốt cho cộng đồng mà còn giữ vị trí thiết yếu trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp” (Nguyễn Phạm Tuyết Anh, 2019). Cuộc sống hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải đối mặt và chủ động giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội và môi trường. Việc phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là sự mở rộng của các công ty quốc tế, đã dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu cho môi trường và xã hội. Các vấn đề như lạm dụng quyền lao động, khai thác tài nguyên môi trường hoặc tạo ra ô nhiễm đều trở thành những rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ và các tổ chức xã hội ngày càng giám sát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp quốc gia, tài chính, chính trị, giáo dục và thúc đẩy việc nâng cao văn hóa trách nhiệm xã hội trong các công ty đa quốc gia. Điều này đánh dấu một bước chuyển mình lớn, biến trách nhiệm xã hội từ một yếu tố tùy chọn thành yếu tố bắt buộc trong chiến lược kinh doanh của họ. Các tổ chức và doanh nghiệp ngày nay dần nhận ra giá trị của CSR trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của họ. Những cử chỉ tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội không chỉ giúp cá nhân và cộng đồng mà còn thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của cả doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra một xu hướng nơi mà các doanh nghiệp chủ động mở rộng hoạt động của mình ra khỏi các ranh giới truyền thống và tham gia phần lớn vào các vấn đề xã hội. 1 Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng “tổ chức hoặc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thường có lợi thế cạnh tranh hơn so với những tổ chức không chú trọng tới CSR”. Điều này càng chứng tỏ rằng “CSR không chỉ là một biện pháp giúp giải quyết các vấn đề xã hội mà còn là một cách để tạo ra giá trị gia tăng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” (Châu Thị Lệ Duyên, 2019). Với những vấn đề trên, không chỉ các doanh nghiệp và quốc gia phát triển, mà cả những quốc gia đang phát triển cũng đang có những nỗ lực nhằm quy định và tạo ra các trách nhiệm pháp lý mạnh mẽ hơn để bắt buộc các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất, thương mại và môi trường. Điều này hướng tới việc khắc phục và giải quyết các vấn đề môi trường như khủng hoảng tài nguyên và ô nhiễm hàng loạt. Nói tóm lại, “việc thực hiện CSR không chỉ đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội mà còn tạo nên lợi thế cạnh tranh chắc chắn cho doanh nghiệp. CSR đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào muốn phát triển không chỉ nhanh chóng mà còn bền vững và tạo ra giá trị thực sự cho xã hội.” (Lê Thanh Tiệp, 2018). Thực tế cho thấy các doanh nghiệp gần đây đã có khả năng thích ứng với một thế giới đang thay đổi không chỉ bằng cách phát triển về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và đạo đức. Mục tiêu của doanh nghiệp vẫn dựa trên chiến lược phát triển không chỉ có lợi cho các cổ đông mà còn đáp ứng tất cả các bên có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất. Một doanh nghiệp là một hệ thống mở và để thực hiện mục tiêu chính của nó phải có khả năng kết hợp hai loại lợi ích lớn, đó là lợi nhuận và lợi ích của các bên liên quan. Do một hệ thống trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau được tạo ra giữa các bên liên quan và doanh nghiệp, ban quản lý phải có khả năng phân tích các mục tiêu, nguồn lực và chiến lược của các nhóm bên liên quan chung cũng như khả năng huy động các bên liên quan khác của chính họ. 1.1.2 Về mặt thực tiễn Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có hạn chế về các mặt như vốn, doanh thu hay lao động. Dựa vào những đặc điểm đó, DNNVV được phân loại thành ba loại, đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo Tổng cục Thống kê (2020) và quá trình theo dõi nhiều năm của tác giả, “DNNVV luôn giữ vị thế tối quan trọng trong nền kinh tế với đa phần về số lượng khi chiếm tỷ lệ xấp xỉ 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% vào Tổng sản phẩm quốc 2 nội (GDP), hơn 30% vào tổng thu ngân sách Nhà nước”. Cụ thể, “tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2019 là 668.505, trong đó, tổng số lượng DNNVV là 651.138, tương ứng tỉ lệ 97,4%” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021, trang 84). Cùng với việc DNNVV nhanh số lượng, Chính phủ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thông qua việc thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư vào các thị trường ngách, tập trung thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh và từ đó tạo ra vô số các cơ hội việc làm. Qua đó, DNNVV đã cho thấy vai trò khó có thể thay thế của mình và những đóng góp mang tính thúc đẩy cả nền kinh tế. Hòa mình vào bối cảnh hội nhập quốc tế, DNNVV tại Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh khủng khiếp từ cả phía trong và phía ngoài. Những đối thủ của họ không chỉ đến từ trong nước mà còn từ quốc tế, với quy mô và nguồn lực lớn hơn nhiều, mang lại nhiều thách thức cho DNNVV. Trên con đường mở rộng mối quan hệ giao thương với thị trường quốc tế, hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng tập trung vào việc thúc đẩy sự tuân thủ các quy định về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. Họ cũng đang tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Tất cả những yếu tố này có tác động đáng kể đến DNNVV. Trải qua thời gian, các yêu cầu về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội đã trở nên trong sáng hơn và cụ thể hơn. Nhiều DNNVV đã bắt đầu chú trọng đến việc thực thi các quy định này nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn có một phần lớn các DNNVV không thể hoặc không muốn đáp ứng những yêu cầu này, dẫn đến việc họ không dành sự quan tâm cần thiết đến những điều quan trọng như vừa được đề cập. Thêm vào đó, các hoạt động CSR lại mới chỉ nhận được sự quan tâm và chú trọng thực hiện của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, còn các DNNVV lại chưa có nhiều sự chú ý đến. Dựa trên một cuộc khảo sát trên toàn thế giới về các công ty, báo cáo xã hội của doanh nghiệp dường như là một công cụ truyền thông hàng đầu, vì “93% các công ty lớn nhất trên thế giới và 71% trong tổng số 4.100 doanh nghiệp được phân tích đều áp dụng báo cáo CSR” (KPMG, 2022). Tuy nhiên, việc một công ty chỉ tập trung vào báo cáo CSR cho mục đích quan hệ công chúng là chưa đủ, vì các 3 hoạt động quan hệ công chúng được cho là bị lạm dụng để đánh bóng hình ảnh của doanh nghiệp. Cùng với việc có nhiều hạn chế về những nghiên cứu liên quan đến CSR được thực hiện hướng đến đối tượng là các DNNVV. Hơn nữa, các nghiên cứu trước về CSR mới chỉ quan tâm quá trình tác động đến hiệu quả hoạt động, mà chưa có sự xem xét, đánh giá thông qua thành phần gắn kết nhân viên và hành vi sáng tạo trong công việc, trong khi đây là hai trong những thành phần được xác định là quan trọng, mang tính then chốt giúp DNNVV đem đến khả năng đột phá để phát triển. Trong một nền kinh tế định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ, việc sáng tạo, đột phá lại rất cần thiết để có thể giúp doanh nghiệp có được những ý tưởng, tư duy mới mẻ, tăng trưởng lợi nhuận. Trong thời gian qua, CSR được thực hiện tại phần lớn các doanh nghiệp sở hữu quy mô và nguồn lực vượt trội, tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp cổ phần hoặc thuê các quản lý người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) nổi tiếng với hoạt động doanh nghiệp nhộn nhịp và sôi nổi bậc nhất Việt Nam, đa phần còn chưa tiếp cận mà cũng rất hạn chế về ý niệm, sự quan tâm đến CSR. “Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2019 trên địa bàn Tp.HCM là 218.588, sử dụng tỉ lệ DNNVV 97,4% trên phạm vi cả nước áp dụng cho thị trường Tp.HCM được số lượng DNNVV trên địa bàn vào khoảng 213.000” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021, trang 84). Điều đặc biệt quan trọng thể hiện tầm quan trọng của Tp.HCM trong nền kinh tế quốc gia là tốc độ tăng trưởng GDP, điều này được thể hiện rõ ràng trong giai đoạn 2011-2019 (Hình 1.1), theo đó, tốc độ tăng trưởng của Tp.HCM luôn bám sát xu hướng cả quốc gia nhưng cao vượt trội hơn mức trung bình, trước khi lao dốc vào thời điểm 2020 và 2021 do dịch bệnh. 4 Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Tp.HCM và cả nước giai đoạn 2011 – 2021 (Nguồn: Phạm Thanh Vân, 2023) Cũng theo Phạm Thanh Vân (2023), “đóng góp của DNNVV trong tăng trưởng kinh tế Tp.HCM giai đoạn 2011 – 2021 ở mức trung bình 23,0%, duy trì trong khoảng 18,7 đến 26,7%, góp phần tạo ra khoảng 60% lực lượng lao động cho Tp.HCM”. “Kết thúc năm 2023, DNNVV ở Tp.HCM tăng lên cả về số lượng và tỉ trọng với lần lượt các con số là 560.000 và 99%” (Tú Viên, 2024). Ở chiều hướng ngược lại, Tp.HCM cũng dành sự quan tâm lớn đối với hệ thống DNNVV, cụ thể là Tp.HCM đã dành ra khoảng 77% cơ cấu đầu tư cho các DNNVV trên tổng cộng 300.000 tỷ đồng. Chính vì những lý do đã được đề cập ở trên, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu tác động của CSR đến hiệu quả doanh nghiệp, mang tên “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”, để thông qua sự gắn kết và hành vi sáng tạo để phát triển một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất những hàm ý chính sách giúp cho các DNNVV có thể gia tăng hiệu quả hoạt động trong tương lai. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá mức độ ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CSR đến hiệu quả hoạt động thông qua thành phần trung gian sự gắn kết tổ chức và hành vi 5 sáng tạo trong công việc, nghiên cứu cụ thể đối với các DNNVV tại Tp.HCM. Từ đó, tác giả có cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị cho các DNNVV tại Tp.HCM trong việc đẩy mạnh sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu xác định các mục tiêu cụ thể như sau. Thứ nhất, xác định mô hình thể hiện mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội CSR và hiệu quả hoạt động thông qua sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc. Thứ hai, xác định mức độ tác động của trách nhiệm xã hội CSR đối với hiệu quả hoạt động thông qua sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc tại các DNNVV tại khu vực Tp.HCM. Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị để cải thiện sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại Tp.HCM trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Từ mục tiêu, nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau đây. Thứ nhất, mô hình thể hiện mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội CSR và hiệu quả hoạt động thông qua sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc được biểu diễn như thế nào? Thứ hai, mức độ tác động của trách nhiệm xã hội CSR đối với hiệu quả hoạt động thông qua sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc tại các DNNVV tại khu vực Tp.HCM ra sao? Thứ ba, các hàm ý quản trị nào giúp cải thiện sự gắn kết tổ chức và hành vi sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại Tp.HCM trong thời gian tới? 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_trach_nhiem_xa_hoi_den_hieu_qua_hoat_d.pdf
  • pdfCV 2330_ DANG THONG TIN LUAN AN_NCS TRUONG VAN KIET.pdf
  • pdfENG _ TOM TAT LUAN AN CAP TRUONG _ TRUONG VAN KIET _ 101021805.pdf
  • pdfLACT.7.12_PAGE OF NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS.pdf
  • pdfLACT.7.12_TRANG THONG TIN LUAN AN.pdf
  • pdfVN _ TOM TAT LUAN AN CAP TRUONG _ TRUONG VAN KIET _ 101021805.pdf
Luận văn liên quan