Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với
nhiều thách thức rất lớn bởi những đối thủ cạnh tranh đến từ cả trong nước và quốc tế.
Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng để cải
thiện năng lực cạnh tranh của mình bằng cách tận dụng nguồn lực để đổi mới sáng tạo,
nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc làm hài lòng các bên liên quan của họ để duy trì lợi
thế cạnh tranh (Metcalfe và Miles, 2012). Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sản xuất
trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện này thì việc đảm bảo các trách nhiệm về xã hội
cũng là một trong những yếu tố cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) có thể là hoạt động, cam kết, chiến lược
của các tổ chức hướng tới những vấn đề về đạo đức và trách nhiệm đối với các bên liên
quan. CSR cũng được coi là một cách tiếp cận chiến lược nhằm khắc phục những tác
động tiêu cực từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, từ đó hướng tới mục tiêu tăng
lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng và đặc biệt là danh tiếng của doanh nghiệp
(Calabrese và cộng sự, 2016).
Danh tiếng là một yếu tố tạo ra sự khác biệt rất lớn trong hầu hết các lĩnh vực,
đặc biệt là lĩnh vực sản xuất vì nó phải chịu áp lực lớn về cạnh tranh cả về thị trường
đầu vào lẫn đầu ra. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng Công nghệ thông tin, dù
là sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ thì việc gia tăng áp lực cạnh tranh cũng buộc
cho các doanh nghiệp phải xem xét các lợi ích mà việc xây dựng danh tiếng đem lại.
Việc đánh mất danh tiếng có những tác động tiêu cực lớn trong bất kỳ ngành nào và nó
có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp mất đi uy tín và không thể hợp tác với bất kỳ đối
tác nào nữa
186 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới danh tiếng của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
GIAO THỊ KHÁNH NGỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
GIAO THỊ KHÁNH NGỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 9310105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Giao Thị Khánh Ngọc
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 8
1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới
danh tiếng doanh nghiệp ........................................................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp ......................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp ....................................................................... 12
1.1.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng hỗn hợp/ không có ý nghĩa thống kê của trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp ................................ 13
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện
trong đề tài ................................................................................................................ 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 17
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............... 18
2.1. Cở sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ........................................ 18
2.1.1. Khái quát về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ............................................ 18
2.1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ........................................... 21
2.1.3. Đo lường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ................................................. 24
2.2. Cở sở lý luận về danh tiếng doanh nghiệp ...................................................... 25
2.2.1. Khái niệm về danh tiếng ............................................................................... 25
2.2.2. Tầm quan trọng của danh tiếng doanh nghiệp ............................................. 28
2.2.3. Các nhân tố tác động đến danh tiếng ............................................................ 29
2.2.4. Đo lường danh tiếng doanh nghiệp .............................................................. 31
2.3. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .................................. 33
2.3.1. Năng lực đổi mới sáng tạo ............................................................................ 34
2.3.2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ....................................................... 36
2.3.3. Sự hài lòng của khách hàng .......................................................................... 38
2.4. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu ............................................... 40
2.4.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực ....................................................................... 40
iii
2.4.2. Lý thuyết đổi mới sáng tạo ........................................................................... 42
2.4.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh ........................................................................... 43
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 46
2.5.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng
doanh nghiệp........................................................................................................... 46
2.5.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và năng lực đổi mới sáng tạo ................. 46
2.5.3. Năng lực đổi mới sáng tạo và danh tiếng doanh nghiệp .............................. 47
2.5.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm ......................... 48
2.5.5. Chất lượng sản phẩm và danh tiếng doanh nghiệp ....................................... 48
2.5.6. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng ............... 49
2.5.7. Sự hài lòng của khách hàng và danh tiếng doanh nghiệp ............................ 49
2.5.8. Vai trò trung gian của năng lực đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm và sự
hài lòng của khách hàng ......................................................................................... 50
2.5.9. Vai trò của các biến trung gian trong từng nhóm ngành .............................. 51
2.5.10. Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp ................................................ 53
2.5.11. Đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 57
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 58
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 58
3.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 59
3.2.1. Thiết kế và mẫu nghiên cứu ......................................................................... 59
3.2.2. Thu thập và phân tích dữ liệu ....................................................................... 60
3.2.3. Kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp về CSR ............................................. 61
3.2.4. Kết quả hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát ............................................. 66
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................... 69
3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ ......................................................... 69
3.3.2. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................... 69
3.3.3. Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ ....................................................... 70
3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................. 73
3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng chính thức .......................................... 73
3.4.2. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................... 73
3.4.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 74
3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng .................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 77
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 78
4.1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................... 78
iv
4.1.1. Bối cảnh các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam ................................... 78
4.1.2. Bối cảnh các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam ....................................... 80
4.1.3. Bối cảnh các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam .......................................... 81
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................... 82
4.2.1. Tỷ lệ phản hồi ............................................................................................... 82
4.2.2. Đánh giá mô hình đo lường .......................................................................... 83
4.2.3. Đánh giá mô hình cấu trúc ............................................................................ 88
4.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của CSR tới danh tiếng doanh nghiệp khi chưa có biến
trung gian ................................................................................................................ 91
4.2.5. Đánh giá các mối quan hệ trong mô hình khi có biến trung gian ................ 92
4.2.6. Phân tích đa nhóm ........................................................................................ 95
4.2.7. Đánh giá vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp .................................... 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 98
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ..... 99
5.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Nhà nước ............................................ 99
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 101
5.3. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp trên thế giới ......... 107
5.3.1. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp thực phẩm trên
thế giới ..................................................................................................... 107
5.3.2. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp CNTT trên thế giới .... 112
5.3.3. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp dệt may trên thế giới .. 115
5.4. Khuyến nghị..................................................................................................... 117
5.4.1. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam ........................................... 117
5.4.2. Khuyến nghị cho Chính phủ, Bộ Công thương .......................................... 125
5.5. Hạn chế và định hướng các nghiên cứu trong tương lai ............................. 126
5.5.1. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................. 126
5.5.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................................... 127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 128
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 132
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 152
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Nội dung
CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CLSP Chất lượng sản phẩm
CNG Công nghệ thông tin
DMA Dệt May
DMST Đổi mới sáng tạo
DN Doanh nghiệp
DTDN Danh tiếng doanh nghiệp
NLDMST Năng lực đổi mới sáng tạo
SHL Sự hài lòng
TPH Thực phẩm
PTBV Phát triển bền vững
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp biến nghiên cứu, chỉ báo, thang đo và nguồn gốc ........................ 68
Bảng 3.2. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 71
Bảng 3.3. Mã hóa các biến nghiên cứu ......................................................................... 72
Bảng 4.1. Thống kê theo quy mô doanh nghiệp ............................................................ 83
Bảng 4.2. Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp ...................................................... 84
Bảng 4.3. Hệ số tải ngoài ............................................................................................... 84
Bảng 4.4. Phương sai trung bình được trích (AVE) ...................................................... 86
Bảng 4.5. Bảng hệ số Heterotrait-monotrait Ratio ........................................................ 86
Bảng 4.6. Outer VIF ...................................................................................................... 87
Bảng 4.7. Inner VIF ....................................................................................................... 88
Bảng 4.8. Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu .............................. 89
Bảng 4.9. Hệ số R-square hiệu chỉnh ............................................................................ 89
Bảng 4.10. Bảng giá trị hệ số f-square .......................................................................... 90
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................................... 93
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định vai trò trung gian .......................................................... 95
Bảng 4.13. Kết quả phân tích đa nhóm ......................................................................... 95
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình các bên liên quan của doanh nghiệp ............................................... 19
Hình 2.2. Mô hình tiếp cận CSR theo quan điểm bền vững .......................................... 20
Hình 2.3. Các tiêu chí sử dụng để đo lường NLDMST của Vincente .......................... 35
Hình 2.4. Mô hình nón cát về lợi thế cạnh tranh ........................................................... 44
Hình 2.5. Khung năng lực cạnh tranh ............................................................................ 45
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu dự kiến.......................................................................... 54
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ................................................................. 70
Hình 4.1. Mô hình đánh giá mô hình đo lường trên Smart PLS ................................... 83
Hình 4.2. Kết quả kiểm định mô hình khi chưa có biến trung gian .............................. 91
Hình 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết......................................................................... 92
Hình 4.5. Kết quả kiểm định vai trò điều tiết ................................................................ 96
Hình 4.6. Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa CSR và
danh tiếng của doanh nghiệp ........................................................................ 97
Hình 5.1. Chiến lược CSR của Coca Cola .................................................................. 110
Hình 5.2. Mười bảy mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc ...................... 119
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phần mở đầu, nghiên cứu sẽ giới thiệu về (1) Tính cấp thiết của đề tài; (2)
Mục tiêu nghiên cứu; (3) Câu hỏi nghiên cứu; (4) Phạm vi nghiên cứu; (5) Đóng góp
mới của đề tài; (6) Kết cấu của nghiên cứu.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với
nhiều thách thức rất lớn bởi những đối thủ cạnh tranh đến từ cả trong nước và quốc tế.
Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng để cải
thiện năng lực cạnh tranh của mình bằng cách tận dụng nguồn lực để đổi mới sáng tạo,
nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc làm hài lòng các bên liên quan của họ để duy trì lợi
thế cạnh tranh (Metcalfe và Miles, 2012). Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sản xuất
trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện này thì việc đảm bảo các trách nhiệm về xã hội
cũng là một trong những yếu tố cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) có thể là hoạt động, cam kết, chiến lược
của các tổ chức hướng tới những vấn đề về đạo đức và trách nhiệm đối với các bên liên
quan. CSR cũng được coi là một cách tiếp cận chiến lược nhằm khắc phục những tác
động tiêu cực từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, từ đó hướng tới mục tiêu tăng
lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng và đặc biệt là danh tiếng của doanh nghiệp
(Calabrese và cộng sự, 2016).
Danh tiếng là một yếu tố tạo ra sự khác biệt rất lớn trong hầu hết các lĩnh vực,
đặc biệt là lĩnh vực sản xuất vì nó phải chịu áp lực lớn về cạnh tranh cả về thị trường
đầu vào lẫn đầu ra. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng Công nghệ thông tin, dù
là sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ thì việc gia tăng áp lực cạnh tranh cũng buộc
cho các doanh nghiệp phải xem xét các lợi ích mà việc xây dựng danh tiếng đem lại.
Việc đánh mất danh tiếng có những tác động tiêu cực lớn trong bất kỳ ngành nào và nó
có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp mất đi uy tín và không thể hợp tác với bất kỳ đối
tác nào nữa.
CSR bao gồm các trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường, cùng với các
khía cạnh thương mại và kinh doanh khác mà tạo nên danh tiếng của công ty. Theo lý
thuyết dựa trên nguồn lực, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một bổ sung
có giá trị cho chiến lược khác biệt hóa hay tựu chung lại là năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, và cũng gắn liền với việc nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp
(McWilliams và Siegel, 2011). Do đó, trên thực tế, tất cả các nghiên cứu có liên quan
2
nhất về danh tiếng doanh nghiệp đều coi các khía cạnh của CSR là một động lực thúc
đẩy danh tiếng doanh nghiệp (Famiyeh và cộng sự, 2016).
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và mức độ cạnh tranh cao như hiện
nay, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm cách để khác biệt hóa sản phẩm và xây dựng mối
quan hệ thuận lợi với các bên liên quan. Nghiên cứu luôn cho thấy rằng danh tiếng là tài
sản hiếm, khó có thể bắt chước, có giá trị và có quan hệ nhân quả không rõ ràng. Do tầm
quan trọng của danh tiếng như một tài sản vô hình có giá trị mà các doanh nghiệp phải
quản lý một cách cẩn thận, hiểu biết được các yếu tố tiềm năng có thể tăng cường danh
tiếng cũng như kết quả của danh tiếng có tầm quan trọng chiến lược. Một trong những
yếu tố có mối quan hệ với danh tiếng đã được nghiên cứu trong học thuật là trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng có
mối quan hệ nhân quả không rõ ràng. Pérez (2015) cho rằng mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng có thể là mối quan hệ hai chiều, trong đó trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng mà ngược lại, danh
tiếng cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của khách
hàng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng doanh nghiệp đã thu hút rất
nhiều nhà nghiên cứu ở mọi lĩnh vực, cũng như đánh giá ảnh hưởng của CSR tới danh
tiếng doanh nghiệp ở các ngành khác nhau. Mối liên hệ tích cực giữa CSR và danh tiếng
là kết quả mà hầu hết các nghiên cứu trước đây khẳng định như Lai và cộng sự (2010),
Famiyeh và cộng sự (2016), Kowalczyk & Kucharska (2019). Mặc dù vậy thì cũng có
một số các nghiên cứu khác cho rằng CSR theo một số khía cạnh cụ thể lại ảnh hưởng
tiêu cực tới danh tiếng doanh nghiệp (như Kim, 2017). Một số khác lại cho rằng kh