2.3.2.2. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh quy trình nội bộVai trò của KTQT như một ngôn ngữ tập hợp các đối tượng nguồn lực giúp phát triển quy trình hoạt động trong doanh nghiệp (Nixon, 1998). Nó cung cấp cho nhà quản lý thông tin phù hợp để thiết lập các mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá và phản hồi về hiệu suất nhằm nâng cao thành quả quy trình nội bộ. Điều này được lý thuyết năng lực động giải thích dựa trên khả năng thích ứng và khả năng đổi mới. Trong đó, khả năng thích ứng liên quan đến việc cấu trúc lại nguồn lực trong doanh nghiệp để tạo ra giá trị kinh tế, và khả năng đổi mới liên quan đến việc ứng dụng các phương pháp quản lý mới, kỹ thuật hoặc công nghệ mới trong hoạt động. Ví dụ, để sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ có nhiều tính năng độc đáo hơn hoặc chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải khai thác và kết hợp nguồn lực tạo ra giá trị lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh (Newbert, 2008). Lúc này, KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ các quyết định phân bổ nguồn lực, đảm bảo rằng các nguồn lực được hướng tới các hoạt động tạo ra giá trị cao nhất cho tổ chức (Ahrens và Chapman, 2007).Tương tự như những khía cạnh thành quả khác, các bằng chứng về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả quy trình nội bộ cũng cho thấy những kết quả nghiên cứu trái chiều. Về khía cạnh tích cực, nhiều học giả nhận thấy rằng việc vận dụng KTQT giúp cải thiện thành quả quy trình nội bộ thông qua xác định những yếu tố thiết yếu về sản phẩm và quy trình sản xuất, để từ đó loại bỏ những yếu tố không mang lại giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động hiện có (Ittner và cộng sự, 2002; Đinh Thái Hoàng và cộng sự, 2006; Elyazid, 2016; Firk, 2016; Nguyễn Thị Kim Ngọc, 2023). Một số bằng chứng còn cho thấy sự kết hợp của những kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT đương đại mang lại kết quả tích cực trong cải thiện thành quả về quy trình nội bộ (Anderson và Sedatole, 1998; Abu Mansor và cộng sự, 2012).
255 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM ĐÌNH TUẤN
ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đà Nẵng, năm 2024
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM ĐÌNH TUẤN
ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
Ngành: Kế toán
Mã số: 934 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
2. TS. Nguyễn Thành Cường
Đà Nẵng, năm 2024
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 5
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 6
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 7
8. Bố cục đề tài ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH
QUẢ DOANH NGHIỆP ................................................................................... 11
1.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của kế toán quản trị ....................................... 11
1.1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị ................................................................. 11
1.1.1.2. Sự phát triển của kế toán quản trị ........................................................... 12
1.1.1.3. Kế toán quản trị truyền thống và kế toán quản trị đương đại ................. 15
1.1.2. Khái niệm thành quả và đo lường thành quả doanh nghiệp ..................... 22
1.1.2.1. Khái niệm thành quả ............................................................................... 22
1.1.2.2. Đo lường thành quả doanh nghiệp ......................................................... 23
1.1.3. Các lý thuyết liên quan .............................................................................. 30
1.1.3.1. Lý thuyết ngữ cảnh (Contingency Theory) ............................................ 30
1.1.3.2. Lý thuyết năng lực động (Dynamic Capabilities) .................................. 32
i
1.1.3.3. Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Diffusion of Innovations) ..................... 34
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ................................................ 36
1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................. 36
1.2.1.1. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả tài chính ..................... 36
1.2.1.2. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ............... 38
1.2.1.3. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp (kết hợp
khía cạnh tài chính và phi tài chính) ................................................................... 44
1.2.1.4. Ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT truyền thống đến thành quả
doanh nghiệp thông qua trung gian là vận dụng KTQT đương đại .................... 47
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................. 50
1.2.2.1. Tình hình vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp Việt Nam .................. 50
1.2.2.2. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................... 52
1.3. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu ........................................... 55
1.3.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu trước đây .................................... 55
1.3.1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài .............................................. 55
1.3.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................ 56
1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu ........................................................... 57
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................... 62
2.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................................. 62
2.1.1. Khung nghiên cứu ..................................................................................... 62
2.1.2. Quy trình nghiên cứu................................................................................. 63
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 64
2.2.1. Vận dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng
phần (PLS-SEM) ................................................................................................. 64
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................... 66
2.2.2.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu và thang đo .............................................. 66
2.2.2.2. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thang đo .......................................... 66
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng........................................................ 68
2.2.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................. 68
2.2.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ......................................................... 70
ii
2.3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 76
2.3.1. Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả tài chính trong
doanh nghiệp ....................................................................................................... 76
2.3.2. Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả phi tài chính
trong doanh nghiệp ............................................................................................. 78
2.3.2.1. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh
khách hàng ........................................................................................................... 78
2.3.2.2. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh
quy trình nội bộ ................................................................................................... 80
2.3.2.3. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh
học hỏi và phát triển ............................................................................................ 82
2.3.3. Ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT đến thành quả tài chính thông
qua trung gian là thành quả phi tài chính .......................................................... 84
2.3.4. Ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT truyền thống đến thành quả
doanh nghiệp thông qua trung gian là vận dụng KTQT đương đại ................... 86
2.4. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 87
2.5. Đo lường các biến nghiên cứu và xây dựng phiếu khảo sát ........................ 89
2.5.1. Thiết kế thang đo các biến nghiên cứu...................................................... 89
2.5.1.1. Đo lường biến vận dụng KTQT.............................................................. 89
2.5.1.2. Đo lường biến thành quả doanh nghiệp .................................................. 90
2.5.2. Xây dựng phiếu khảo sát ........................................................................... 92
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 96
3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 96
3.1.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức.............................. 96
3.1.2. Kết quả vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp ........................... 99
3.1.2.1. Tỷ lệ vận dụng các kỹ thuật KTQT trong doanh nghiệp ........................ 99
3.1.2.2. Mức độ vận dụng các kỹ thuật KTQT theo từng nhóm chức năng trong
doanh nghiệp ..................................................................................................... 102
3.1.2.3. Mức độ vận dụng KTQT theo quy mô doanh nghiệp .......................... 105
3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 106
iii
3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................ 111
3.3.1. Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................ 111
3.3.2. Kết quả kiểm định sơ bộ .......................................................................... 111
3.4. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ................................................ 112
3.4.1. Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng chính thức ........................ 112
3.4.2. Kiểm định mô hình đo lường ................................................................... 114
3.4.3. Kiểm định mô hình cấu trúc .................................................................... 119
3.4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................... 119
3.4.3.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ..................................... 119
3.4.3.3. Đánh giá hệ số xác định R2 ................................................................... 120
3.4.3.4. Đánh giá mức ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu ................................ 120
3.4.3.5. Đánh giá sự phù hợp của tác động và sức mạnh dự báo của mô hình
nghiên cứu ......................................................................................................... 127
3.5. Phân tích sâu ảnh hưởng của từng nhóm kỹ thuật KTQT đến thành quả
doanh nghiệp ..................................................................................................... 129
3.5.1. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT chi phí và tính giá thành ............. 130
3.5.2. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT lập dự toán và kế hoạch .............. 130
3.5.3. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT hỗ trợ ra quyết định .................... 131
3.5.4. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT đánh giá thành quả ..................... 132
3.5.5. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT phân tích chiến lược ................... 132
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH
SÁCH . .............................................................................................................. 134
4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 134
4.1.1. Tình hình vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ............................... 134
4.1.2. Ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp .............. 136
4.2. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 146
4.2.1. Hàm ý lý thuyết ........................................................................................ 146
4.2.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................... 146
4.3. Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................. 152
4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 152
iv
4.3.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................. 153
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 157
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 188
v
DANH MỤC BẢNG
SỐ
NỘI DUNG TRANG
HIỆU
1.1 Các nhóm tiêu chí đo lường thành quả tài chính 24
1.2 Các nhóm tiêu chí đo lường thành quả phi tài chính 26
2.1 Cỡ mẫu đề nghị trong PLS-SEM với sức mạnh dự báo 80% 71
3.1 Thống kê lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 96
3.2 Thống kê theo quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp 97
3.3 Thống kê theo chức danh người trả lời khảo sát 99
3.4 Tỷ lệ vận dụng KTQT trong doanh nghiệp khảo sát 101
3.5 Mức độ vận dụng kỹ thuật kế toán chi phí và tính giá thành 102
3.6 Mức độ vận dụng kỹ thuật lập dự toán và kế hoạch 103
3.7 Mức độ vận dụng kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định 104
3.8 Mức độ vận dụng kỹ thuật đánh giá thành quả 104
3.9 Mức độ vận dụng kỹ thuật phân tích chiến lược 105
3.10 Mức độ vận dụng KTQT theo quy mô doanh nghiệp 106
3.11 Tổng hợp thang đo vận dụng KTQT sau phỏng vấn chuyên gia 107
3.12 Tổng hợp thang đo thành quả sau phỏng vấn chuyên gia 109
3.13 Phát triển mẫu nghiên cứu chính thức 113
3.14 Kết quả kiểm định mô hình đo lường 115
3.15 Kết quả Bootstrap khoảng tin cậy cho HTMT 118
3.16 Kết quả giá trị Inner VIF value 119
3.17 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình 119
3.18 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình cấu trúc 121
Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT đến thành
3.19 126
quả tài chính
Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của KTQT truyền thống đến
3.20 127
thành quả thông qua trung gian là KTQT đương đại
3.21 Giá trị hệ số tác động f2 128
3.22 Kiểm định sức mạnh dự báo của mô hình 129
4.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu 137
vi
DANH MỤC HÌNH
SỐ HIỆU NỘI DUNG TRANG
2.1 Khung nghiên cứu 62
2.2 Quy trình nghiên cứu 64
2.3 Tính toán mẫu dựa trên chương trình G*Power 3.1.9.7 72
2.4 Mô hình nghiên cứu 87
3.1 Số lượng doanh nghiệp theo quy mô 98
3.2 Kết quả mô hình cấu trúc PLS-SEM 121
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
Tiếng Việt
DN Doanh Nghiệp
KTQT Kế Toán Quản Trị
TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
Tiếng Anh
ABC Activity Based Costing
ABM Activity Based Management
ABB Activity Based Budgeting
BSC Balanced Scorecard
CIMA Chartered Institute of Management Accountants
CMAP Contemporary Management Accounting Practice
CVP Cost Volume Profit
EVA Economic Value Added
IFAC International Federation of Accountant
vii
IMA Institute of Management Accountants
IRR Internal Rate of Return
JIT Just In Time
MAP Management Accounting Practice
MAS Management Accounting System
NPV Net Present Value,
SMA Strategic Management Accounting
TMAP Traditional Management Accounting Practice
TQM Total Quality Management
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bối cảnh toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng đặt doanh
nghiệp vào môi trường kinh doanh cạnh tranh nhiều biến động và phải thường
xuyên đưa ra những quyết định kinh doanh không chắc chắn. Vì vậy, thông tin hỗ
trợ cho việc ra quyết định dần trở thành một nguồn lực quan trọng đối với doanh
nghiệp nhằm mục đích giảm thiểu sự không chắc chắn trong việc ra quyết định
(Frishammar, 2003). Trong bối cảnh đó, vai trò của kế toán quản trị (KTQT) trở nên
đặc biệt quan trọng khi là trung tâm cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho nhà quản lý đưa ra
các quyết định thực hiện mục tiêu chiến lược và đánh giá các chiến lược của doanh
nghiệp (Johnson và Kaplan, 1987; Kaplan và Atkinson, 1998).
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều thành tựu phát
triển vượt bậc và là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á. Tuy
nhiên, với đặc thù là một quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam
mang trong mình những đặc điểm riêng biệt so với những quốc gia khác. Các doanh
nghiệp dù đang hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung trước đây (Thái Anh Tuấn, 2019).
Điều này dẫn đến sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong môi
trường kinh tế thị trường, cơ chế quản lý còn mang nặng tính chất báo cáo, hệ thống
kế toán của nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung cho kế toán tài chính và thuế mà chưa
quan tâm đến KTQT. Các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp vẫn chủ
yếu ra quyết định dựa trên thông tin kế toán tài chính bởi vì sự quen thuộc, dễ tiếp
cận và được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh. (Nguyễn Thị Huyền
Trâm và cộng sự, 2021). Ngược lại, việc áp dụng các kỹ thuật KTQT phục vụ cho
hoạt động quản lý trong doanh nghiệp vẫn chưa được xem trọng (Nguyễn Thị
Phương Dung và cộng sự, 2021), đồng thời lĩnh vực nghiên cứu KTQT được xếp
1
vào nhóm các lĩnh vực chưa nhận được nhiều sự quan tâm (Nguyễn Công Phương
và cộng sự, 2022). Thực trạng này cũng tồn tại ở nhiều nước đang phát triển bao
gồm cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, việc mở rộng nghiên cứu về lĩnh
vực KTQT nói chung và dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến
thành quả trong bối cảnh quốc gia đặc thù như Việt Nam là thật sự cần thiết.
Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
thường sẽ có mức độ vận dụng KTQT truyền thống cao và việc áp dụng các kỹ
thuật KTQT đương đại còn hạn chế (Waweru, 2005). Nhiều nghiên cứu cho thấy
phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng các kỹ thuật KTQT
truyền thống và khả năng vận dụng KTQT đương đại vẫn còn thấp (Nguyễn Quốc
Hùng và Lê Thị Tú Oanh, 2020; Nguyễn Thị Phương Dung và cộng sự, 2021).
Nhưng trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc vận dụng những kỹ thuật KTQT
truyền thống đã dần không thể giải quyết những thách thức mà doanh nghiệp gặp
phải và không thể giúp doanh nghiệp cải thiện thành quả hoạt động (Johnson và
Kaplan, 1987; Kamal, 2015; Sarchah và cộng sự, 2019). Vì vậy, việc phát triển và
ứng dụng những kỹ thuật KTQT đương đại được nhiều học giả ủng hộ vì nó tạo ra
những thay đổi đột phá trong doanh nghiệp và mang lại những thành quả tốt hơn
(Sulaiman và cộng sự, 2004; Cleary, 2015; Nuhu và cộng sự, 2016; Đoàn Ngọc Phi
Anh, 2016). Thực trạng trên đặt ra những thách thức buộc các doanh nghiệp tại các
quốc đang phát triển phải đối mặt với vấn đề tiếp tục hệ thống KTQT truyền thống
hay phải chuyển đổi sang áp dụng các kỹ thuật KTQT đương đại. Quan điểm thay
thế KTQT truyền thống bằng KTQT đương đại và những câu hỏi về tác động của
chúng đến thành quả doanh nghiệp vẫn còn nhiều tranh cãi và cần xem xét kỹ lưỡng
(Chenhall và Langfield Smith, 1998b; Vărzaru và cộng sự, 2022). Vì vậy, cần tăng
cường nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam để có thể đưa ra những giải pháp triển khai KTQT tại các doanh nghiệp
hiện nay là thật sự cấp thiết.
Ngoài ra, vai trò trung gian của KTQT đương đại trong tác động của KTQT
truyền thống đến thành quả đã được chỉ ra trong nghiên cứu trước đây (Đoàn Ngọc
2
Phi Anh, 2016), nhưng nội dung này chưa được quan tâm trong khi nhiều nghiên
cứu trước đây đã chỉ ra vai trò trung gian của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT
đương đại trong tác động của những nhân tố ngữ cảnh đến thành quả như môi
trường cạnh tranh, cơ cấu tổ chức, công nghệ kỹ thuật và chiến lược (Cadez và
Guilding, 2012; Lay và Jusoh, 2017; Bùi Thị Trúc Quy 2020; Lê Thị Mỹ Nương,
2020; Trần Thị Phương Lan, 2023). Vì vậy, đây là khoảng trống rất lớn cần được
lấp đầy, đặc biệt là tác động gián tiếp của việc sử dụng các kỹ thuật KTQT truyền
thống đến thành quả phi tài chính thông quan trung gian áp dụng các kỹ thuật
KTQT đương đại, hầu như chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Kết quả này
cũng mang hàm ý về cơ chế tác động của vận dụng KTQT truyền thống và KTQT
đương đại đến thành quả doanh nghiệp, giúp giải quyết vấn đề cấp thiết về lợi ích
và hiệu quả của việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc đánh giá và đo lường các khía cạnh cụ thể về thành quả
phi tài chính trong vận dụng KTQT vẫn còn hạn chế trong khi phần lớn lợi ích từ
vận dụng KTQT là định tính và vô hình (Macinati và Anessi-Pessina, 2014). Đặc
biệt là khía cạnh thành quả về con người trong tổ chức rất ít được quan tâm và chủ
yếu tập trung vào thành quả tài chính, khách hàng và quy trình nội bộ, đặc biệt là ở
những quốc gia đang phát triển (Kihn, 2005; Ahmad, 2017, Bawaneh, 2018; Rashid
và cộng sự, 2020b). Tại Việt Nam, hệ thống đánh giá thành quả không có nhiều
thay đổi trong hơn 40 năm qua và chủ yếu vẫn dựa trên các thước đo tài chính, các
doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến thành quả phi tài chính (Ngô Thị Trà,
2021; Nguyễn Thị Thúy, 2022). Trong khi đó, xu thế của các doanh nghiệp trên thế
giới hiện nay là cải thiện thành quả tài chính thông qua tối đa hóa giá trị khách
hàng, tối ưu hóa quy trình hoạt động nhằm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,
đặc biệt là khi các giá trị vô hình dần trở thành nguồn lực độc đáo riêng và tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đối với các
doanh nghiệp tại Việt Nam là cần phải quan tâm và đo lường về các khía cạnh thành
quả phi tài chính, đặc biệt là về con người, môi trường vì nhận thấy các kết quả này
vẫn còn hạn chế và chưa rõ ràng (Kihn, 2010).
3
Tóm lại, mặc dù thực tiễn cho thấy KTQT luôn giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong quản lý doanh nghiệp và nhận được nhiều đánh giá cao từ các nghiên
cứu trên thế giới và tại Việt Nam (Chenhall và Langfield-Smith, 1998b; Baines và
Langfield-Smith, 2003; Ahmad, 2017; Alvarez và cộng sự, 2021, Nuhu và cộng sự,
2023; Nguyễn Thị Huyền Trâm và cộng sự, 2021; Nguyễn Thị Kim Ngọc, 2023).
Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả
doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn và chưa cung cấp được câu trả lời
thỏa đáng về hiệu quả vận dụng KTQT cho các nhà quản lý. Đồng thời, đo lường
thành quả về con người trong tổ chức chưa được quan tâm đúng mức trong những
nghiên cứu trước (Ahmad, 2014). Bên cạnh đó, quan điểm ủng hộ vận dụng KTQT
đương đại và phê phán KTQT truyền thống là một vấn đề lớn còn nhiều tranh cãi và
cần được xem xét, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển vì mức độ
vận dụng KTQT truyền thống tại các quốc gia này rất cao. Hơn nữa, việc vận dụng
những kỹ thuật KTQT đương đại tại những quốc gia đang phát triển có thể không
hiệu quả do văn hóa tổ chức và môi trường hoạt động kinh doanh khác nhau
(Etemadi và cộng sự, 2009), và những kết quả thu được từ một quốc gia không thể
khái quát cho những các quốc gia khác, kể cả là những quốc gia trong cùng một khu
vực (Phadoongsitthi, 2003). Vì vậy, vai trò và ảnh hưởng của vận dụng KTQT
truyền thống và KTQT đương đại đến thành quả doanh nghiệp cần được nghiên cứu
sâu hơn (Angelakis và cộng sự, 2015), đặc biệt là quốc gia Việt Nam với đặc thù là
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, tác giả nhận thấy cần phải mở rộng nghiên cứu về ảnh hưởng của vận
dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề về
mặt lý luận và thực tiễn trong vận dụng KTQT, góp phần giúp nhà quản lý nhận
thức đúng về vai trò và hiệu quả của vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Từ thực
tiễn nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn nội dung nghiên cứu “Ảnh hưởng của
vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp Việt Nam”.
4
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu kiểm định mức độ ảnh hưởng của vận dụng
các kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT đương đại đến thành quả tài chính và phi
tài chính trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất
các hàm ý và chính sách về vận dụng KTQT hiệu quả giúp nâng cao các khía cạnh
thành quả trong doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá ảnh hưởng của vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và
KTQT đương đại đến thành quả tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và
phát triển trong doanh nghiệp Việt Nam.
Đánh giá tác động gián tiếp của vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống
đến thành quả tài chính và thành quả phi tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam,
thông qua trung gian của việc vận dụng các kỹ thuật KTQT đương đại.
Đánh giá tác động gián tiếp của vận dụng các kỹ thuật KTQT đến thành
quả tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam, thông qua vai trò trung gian của thành
quả phi tài chính.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, các câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra như sau:
Việc vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT đương đại có
ảnh hưởng như thế nào đến thành quả tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học
hỏi và phát triển trong doanh nghiệp Việt Nam?
Việc vận dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống tác động gián tiếp đến
thành quả tài chính và phi tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam thông qua vai trò
trung gian của các kỹ thuật KTQT đương đại như thế nào?
Việc vận dụng các kỹ thuật KTQT tại các doanh nghiệp Việt Nam tác
động gián tiếp đến thành quả tài chính thông qua vai trò trung gian của thành quả
phi tài chính như thế nào?
5
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hưởng của vận dụng KTQT truyền
thống và KTQT đương đại đến thành quả doanh nghiệp. Trong đó, thành quả doanh
nghiệp được xem xét ở cả hai khía cạnh tài chính và phi tài chính (gồm thành quả
khách hàng, thành quả quy trình nội bộ, thành quả học hỏi và phát triển).
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp có
quy mô vừa và lớn theo quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP, và khảo sát đồng
thời tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam. Doanh nghiệp được lựa chọn để thực hiện
khảo sát hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ, không bao gồm
các doanh nghiệp tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận. Lý
do lựa chọn doanh nghiệp vừa và lớn bởi vì những doanh nghiệp ở quy mô này mới
có khả năng vận dụng KTQT một cách rộng rãi.
Phạm vi về mặt thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu trong phạm vi nghiên
cứu là giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Lý do là tại thời điểm này hoạt động
của doanh nghiệp chưa chịu quá nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid 19.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng là chủ đạo kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia là những học giả và
những nhà quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nghiên cứu và vận dụng
KTQT. Quá trình phỏng vấn sâu nhằm mục tiêu nhận diện những kỹ thuật KTQT đã
và đang được vận dụng tại các doanh nghiệp và những tiêu chí đo lường thành quả
phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua phỏng vấn sâu
để điều chỉnh về mặt nội dung khảo sát, mô hình nghiên cứu, biến nghiên cứu và
thang đo của các biến trong mô hình.
6
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nhằm mục đích kiểm định độ tin cậy thang đo và mô hình đánh giá ảnh
hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả trong doanh nghiệp. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu
định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được sử dụng nhằm đánh giá độ tin cậy của
các các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sơ bộ được thu thập bằng bản
câu hỏi khảo sát cho một mẫu nhỏ (tối thiếu 50 doanh nghiệp). Kết quả nghiên cứu
định lượng sơ bộ là cơ sở giúp hiệu chỉnh và hoàn thiện bản khảo sát bản khảo sát
trước khi đưa vào khảo sát chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức được sử dụng nhằm kiểm định mô
hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát chính thức. Do
sự phức tạp của mô hình nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu, tác giả phân tích dữ
liệu bằng kỹ thuật mô hình cấu trúc bình phương bé nhất từng phần (PLS-SEM) với
sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS 3.
7. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý thuyết:
Thứ nhất, đề tài đóng góp vào dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng
KTQT đến thành quả bằng mô hình nghiên cứu với hai nhân tố độc lập là vận dụng
KTQT truyền thống và KTQT đương đại, cùng với bốn nhân tố thành quả phụ thuộc
gồm thành quả tài chính, thành quả khách hàng, thành quả quy trình nội bộ, thành
quả học hỏi và phát triển. Bên cạnh đó, đề tài còn khám phá vai trò trung gian tích
cực của KTQT đương đại trong tác động gián tiếp của vận dụng KTQT truyền
thống đến các khía cạnh thành quả phi tài chính. Đây có thể xem là một khám phá
mới chưa được nhiều học giả nghiên cứu và có thể tiếp tục được nghiên cứu trong
tương lai.
Thứ hai, đề tài đã sử dụng lý thuyết ngữ cảnh, lý thuyết năng lực động và lý
thuyết khuếch tán đổi mới để lý giải cho ảnh hưởng của vận dụng KTQT đương đại
7
đến thành quả phi tài chính ở các khía cạnh khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và
phát triển. Vì vậy, kết quả nghiên cứu đã làm phong phú và đóng góp vào dòng
nghiên cứu cơ sở lý thuyết lý giải cho tác động của vận dụng KTQT đến thành quả,
đặc biệt là các khía cạnh thành quả phi tài chính.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, đề tài đã chỉ ra một số hạn chế về đo lường thành quả phi tài chính,
đặc biệt là khía cạnh thành quả con người trong tổ chức. Từ đó đề xuất đo lường
thành quả doanh nghiệp một cách toàn diện hơn dựa trên cơ sở của Thẻ điểm cân
bằng gồm các khía cạnh thành quả tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi
và phát triển, đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh
thành quả phi tài chính giúp thúc đẩy thành quả tài chính doanh nghiệp.
Thứ hai, đề tài là một trong những công trình nghiên cứu khá toàn diện về
ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam khi xem
xét đồng thời cả KTQT truyền thống và KTQT đương đại ảnh hưởng đến cả hai
khía cạnh thành quả tài chính và phi tài chính. Kết quả nghiên cứu này giúp doanh
nghiệp có cái nhìn sâu sắc về vấn đề lợi ích và thành quả trong thực tiễn vận dụng
KTQT, đặc biệt là trong bối cảnh đặc thù tại Việt Nam khi các doanh nghiệp chủ
yếu là áp dụng KTQT truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc vận
dụng KTQT truyền thống vẫn còn hữu ích đối với doanh nghiệp Việt Nam, đồng
thời việc vận dụng những kỹ thuật KTQT đương đại giúp các doanh nghiệp cải
thiện thành quả phi tài chính và tài chính trong dài hạn. Kết quả trên giúp cho các
nhà quản lý có cơ sở ra quyết định trong tổ chức vận dụng hệ thống KTQT hiện có
nhằm nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh và thành quả doanh nghiệp.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc ứng
dụng một cách rộng rãi các kỹ thuật KTQT truyền thống trong doanh nghiệp. Vì nó
sẽ tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp có thể ứng dụng các kỹ thuật KTQT
đương đại một cách hiệu quả, và gián tiếp cải thiện các khía cạnh thành quả phi tài
chính trong doanh nghiệp. Dựa trên lý thuyết khuếch tán đổi mới, khi một người có
kiến thức về KTQT và nhận thấy lợi ích tương đối từ việc vận dụng rộng rãi những
8
kỹ thuật KTQT truyền thống trước đó thì khả năng cao là người đó sẽ chấp nhận áp
dụng những kỹ thuật KTQT đương đại vào doanh nghiệp và việc vận dụng sẽ mang
lại hiệu quả tốt hơn.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được viết theo bố cục gồm 4
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của
vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách.
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của kế toán quản trị
1.1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị
Theo Scapens (1991), kế toán quản trị (KTQT) chưa có một khái niệm thống
nhất chung mà tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau. Các quan điểm về KTQT có
từ phía các học giả nghiên cứu và cũng có từ phía các tổ chức nghề nghiệp.
Về phía các học giả, Drury (2015) xem KTQT như một hệ thống thông tin kế
toán được sử dụng để kiểm soát, lập kế hoạch và cung cấp những thông tin tài chính
và phi tài chính cho người quản lý để đưa ra quyết định chính xác hơn và nâng cao
hiệu quả của các hoạt động. Mặt khác, Armitage (2016) nhìn nhận KTQT dưới lăng
kính kỹ thuật quản lý liên quan đến nhiều loại kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin
(như lập dự toán, đo lường hiệu quả), hệ thống (ví dụ, hệ thống hạch toán chi phí)
và các kỹ thuật phân tích được sử dụng cho mục đích lập kế hoạch và kiểm soát.
Về phía các tổ chức nghề nghiệp, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC, 1998)
nhìn nhận “KTQT là các kỹ thuật và quy trình tập trung vào việc sử dụng có hiệu
quả những nguồn lực của tổ chức, hỗ trợ các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ gia
tăng giá trị cho các bên liên quan”. Cách tiếp cận của IFAC tiến gần với nhu cầu
của nhà quản lý nhấn mạnh tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực và tạo ra giá trị.
Hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA, 2008) xem “KTQT là một công việc
chuyên nghiệp liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định, lập kế
hoạch và quản lý thành quả, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính và kiểm
soát nhằm hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của
doanh nghiệp”. Cách tiếp cận của IMA nhấn mạnh vào chức năng của KTQT trong
việc hỗ trợ nhà quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
11