Đại dịch COVID-19 làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng
trầm trọng nhất kể từ năm 1930 tới nay. Covid-19 làm cho tăng trưởng kinh tế thế giới bị
thiệt hại nghiêm trọng do gián đoạn chuỗi cung ứng. Đứng trước bối cảnh đó, các quốc gia
đã có những nỗ lực để phục hồi nền kinh tế và bảo đảm sức khỏe, an sinh xã hội đối với
người dân. Năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực duy trì, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế
với nhiều điểm sáng tích cực. Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế
phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tăng trưởng
kinh tế quý III/2021 âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ tư, nhưng sang quý IV/2021 đã
đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (4,61%), và cả năm ước tăng 2,58%. Thu
ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so
với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới
về thương mại); cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ
USD. Theo Tổng cục thống kê, năm 2021, ngành dệt may đã về đích với 39 tỷ USD kim
ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước. Nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam
không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm
2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập
khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi
thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Như vậy, ngành dệt may Việt Nam đóng góp rất lớn
vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
90 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
NGUYỄN ĐỨC HÒA
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC
TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
NGUYỄN ĐỨC HÒA
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC
TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THÀNH ĐỘ
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm qui định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, tôi cam đoan rằng, với những phát
hiện trong luận án này, một phần là củng cố, khẳng định lại các nghiên cứu trước, một
phần là mới.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Đức Hòa
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 7
1.1. Văn hoá tổ chức ................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm văn hoá tổ chức ............................................................................. 7
1.1.2. Phân loại văn hoá tổ chức ............................................................................. 11
1.1.3. Vai trò của văn hoá tổ chức .......................................................................... 13
1.1.4. Một số mô hình về văn hoá tổ chức ............................................................. 17
1.2. Môi trường đổi mới ........................................................................................... 36
1.2.1. Khái niệm môi trường đổi mới ..................................................................... 36
1.2.2. Đổi mới môi trường với văn hoá tổ chức ..................................................... 38
1.2.3. Đổi mới môi trường với kết quả hoạt động của doanh nghiệp ..................... 39
1.3. Năng lực động của doanh nghiệp ........................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Lý thuyết năng lực động ............................................................................... 29
1.3.2. Các thành phần cơ bản của năng lực động ................................................... 32
1.3.3. Vai trò của năng lực động đối với hiệu quả doanh nghiệp ........................... 35
1.4. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp .............................................................. 21
1.4.1. Khái niệm hiệu quả ....................................................................................... 21
1.4.2. Khái niệm và thước đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp ...................... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 42
iii
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 43
2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 43
2.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa tổ chức .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Các nghiên cứu về đổi mới môi trường ........ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các nghiên cứu về năng lực động ................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Các nghiên cứu về kết quả hoạt động ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Một số mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức, đổi mới môi
trường, năng lực động và kết quả hoạt động .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Một số nhận xét từ kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu ................ 52
2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .............................. 61
2.2.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 61
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 69
CHƯƠNG 3 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 70
3.1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................... 70
3.1.1. Quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam ............................................. 70
3.1.2. Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............... 73
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 79
3.2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 79
3.2.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 82
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 103
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 104
4.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................. 104
4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................... 107
4.3. Kết quả đánh giá mô hình đo lường .............................................................. 108
4.3.1. Độ tin cậy nhất quán nội tại ........................................................................ 109
4.3.2. Độ giá trị hội tụ ........................................................................................... 110
4.3.3. Độ giá trị phân biệt ..................................................................................... 112
4.3.4. Vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình đo lường .......................................... 113
iv
4.4. Đánh giá mô hình cấu trúc ............................................................................. 114
4.4.1. Vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc ............................................ 115
4.4.2. Sự phù hợp của mô hình ............................................................................. 116
4.4.3. Hệ số r-square ............................................................................................. 116
4.4.4. Hệ số f-square ............................................................................................. 116
4.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 117
4.5.1. Tác động trực tiếp ....................................................................................... 117
4.5.2. Kiểm định vai trò trung gian ...................................................................... 119
4.5.3. Kiểm định vai trò điều tiết .......................................................................... 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 123
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN
NGHỊ NÂNG CAO VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT
MAY TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 124
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 124
5.1.1. Phân tích kết quả nghiên cứu ...................................................................... 124
5.1.2. Thảo luận từ kết quả nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ văn hoá doanh
nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam ..................... 127
5.2. Đề xuất khuyến nghị nâng cao văn hóa tổ chức của các doanh nghiệp dệt
may tại Việt Nam .................................................................................................... 130
5.2.1. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ....................... 130
5.2.2. Khuyến nghị đối với các quản lý cấp trên .................................................. 134
5.2.3. Khuyến nghị đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam ...................................... 135
5.3. Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................... 136
5.3.1. Các hạn chế trong nghiên cứu .................................................................... 136
5.3.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................................... 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 142
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 164
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng việt
CTCP Công ty cổ phần
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
VHTC Văn hóa tố thức
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tần suất xuất hiện các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính ................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.2: Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 89
Bảng 3.3: Bảng nguồn gốc thang đo ............................................................................. 90
Bảng 3.4: Mã hóa các biến nghiên cứu ......................................................................... 97
Bảng 4.1: độ tin cậy nhất quán nội tại ......................................................................... 110
Bảng 4.2: hệ số ave và outer loading ........................................................................... 111
Bảng 4.3: Hệ số htmt ................................................................................................... 113
Bảng 4.4: hệ số outer vif .............................................................................................. 113
Bảng 4.5: Hệ số inner VIF ........................................................................................... 115
Bảng 4.6: Hệ số R-square ............................................................................................ 116
Bảng 4.7: Hệ số f-square ............................................................................................. 117
Bảng 4.8: Kiểm định mối quan hệ chi tiết ................................................................... 119
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giới thiệu chương 1 ......................................................................................... 7
Hình 1.2: Mô hình văn hóa tổ chức của schein ............................................................. 17
Hình 1.3: Mô hình văn hoá tổ chức của Hofstede ......................................................... 18
Hình 1.4: mô hình văn hóa tổ chức của denison ........................................................... 19
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................................... 62
Hình 3.1: Giới thiệu chương 3 ....................................................................................... 70
Hình 3.2: Mười quốc gia có kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may lớn nhất thế giới
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3: Mười nhóm hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2019
tại Việt Nam ................................................................................................. 74
Hình 3.4: Thống kê trình độ lao động toàn ngành ......................................................... 75
Hình 3.5: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 80
Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ................................................................. 88
Hình 3.7: Quy trình xây dựng phiếu khảo sát ............................................................... 95
Hình 4.1: Giới thiệu chương 4 ..................................................................................... 104
Hình 4.2: Thống kê mô tả theo quy mô doanh nghiệp ................................................ 105
Hình 4.3: Thống kê mô tả theo khu vực hoạt động ..................................................... 106
Hình 4.4: Thống kê mô tả theo tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu ........................................... 106
Hình 4.5: Mô hình đo lường trong smartpls ................................................................ 109
Hình 4.6: Mô hình cấu trúc trong SmartPLS ............................................................... 115
Hình 4.7: Kết quả kiểm định các tác động trực tiếp .................................................... 117
Hình 4.8: Mô hình kiểm định vai trò điều tiết ............................................................. 120
Hình 4.9: Kết quả kiểm định vai trò điều tiết .............................................................. 121
Hình 4.10: Vai trò điều tiết chi tiết .............................................................................. 121
Hình 5.1. Giới thiệu chương 5 ..................................................................................... 124
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch COVID-19 làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng
trầm trọng nhất kể từ năm 1930 tới nay. Covid-19 làm cho tăng trưởng kinh tế thế giới bị
thiệt hại nghiêm trọng do gián đoạn chuỗi cung ứng. Đứng trước bối cảnh đó, các quốc gia
đã có những nỗ lực để phục hồi nền kinh tế và bảo đảm sức khỏe, an sinh xã hội đối với
người dân. Năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực duy trì, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế
với nhiều điểm sáng tích cực. Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế
phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tăng trưởng
kinh tế quý III/2021 âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ tư, nhưng sang quý IV/2021 đã
đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (4,61%), và cả năm ước tăng 2,58%. Thu
ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so
với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới
về thương mại); cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ
USD. Theo Tổng cục thống kê, năm 2021, ngành dệt may đã về đích với 39 tỷ USD kim
ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước. Nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam
không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm
2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập
khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi
thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Như vậy, ngành dệt may Việt Nam đóng góp rất lớn
vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hiện nay, Việt Nam luôn có thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia sản xuất
và xuất khẩu hàng dệt may đứng đầu thế giới. Giai đoạn gần đây ghi nhận các sản phẩm
dệt may của Việt Nam được quan tâm và trở thành sự lựa chọn thay thế cho sản phẩm
của Trung Quốc nhờ chi phí nhân công thấp, việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự
do đa phương mới, v.v. Điều đó đã giúp ngành dệt may có nhiều hy vọng sau khi nền
kinh tế phục hồi khỏi khủng hoảng từ dịch bệnh. Tại nước ta, với nỗ lực vượt qua nhiều
biến động của đại dịch Covid - 19, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn ngành dệt may có
những bước chuyển mình mạnh mẽ, linh hoạt và bắt kịp nhu cầu thời đại chuyển từ sản
xuất quần áo thường sang quần áo bảo hộ, gia tăng năng suất lao động và tạo lợi thế
cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Lợi thế cạnh tranh là mục tiêu
của các tổ chức doanh nghiệp đồng thời là kết quả tích cực của mối quan hệ giữa VHTC
2
và kết quả hoạt động. Việc nghiên cứu sâu về văn hóa tổ chức tại nhiều quốc gia là động
lực giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án thích hợp trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Ngày nay, các tổ chức, doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh, cải tiến liên tục, chuẩn bị cho sự hội nhập toàn cầu trong tương lai. Hơn
nữa, việc môi trường làm việc liên tục thay đổi và rất khó để dự đoán sự thay đổi đã đặt
ra rất nhiều thách thức đến các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng. Mô hình quản lý truyền thống không thể giúp doanh
nghiệp có được hiệu quả làm việc cao, điều đó đã thúc đẩy các tổ chức đưa ra nhiều
phương pháp quản lý mới và phù hợp hơn (Com & Nikpour, 2017). Do đó, để đạt được
kết quả hoạt động tốt, doanh nghiệp cần xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động của tổ chức. Về vấn đề này, các nghiên cứu tiền nhiệm đã chỉ ra rằng trong
số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức, VHTC là yếu tố quan
trọng tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Irefin & Mechanic, 2014).
Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng thuận chiều tới kết quả hoạt động đồng thời gián
tiếp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường (Chen Rose và cộng
sự, 2008). Văn hóa có thể là một yếu tố quan trọng nâng cao kết quả hoạt động và xác
định sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Trong môi trường kinh doanh
cạnh tranh ngày nay, sự khác biệt hóa đang chuyển từ sản phẩm và dịch vụ sang văn hóa
và nguồn lực của doanh nghiệp. Nguồn lực đặc biệt này giúp các tổ chức đạt được lợi
thế cạnh tranh thông qua các nguồn lực bên trong, chứ không phải là quảng cáo hoặc
định giá như trước đây. Gần đây, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm xác nhận mối tương
quan giữa văn hóa tổ chức và kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sadri & Lees, 2001;
Yilmaz & Ergun, 2008; Zhang và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu này không
phù hợp với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, các nghiên cứu đều hướng đến mục
tiêu là hoàn thiện và phát triển một tổ chức nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua
cách sử dụng VHTC để hỗ trợ hoạt động của tổ chức. De Waal và cộng sự, (2015) cho
thấy rằng các công ty phát triển hiệu quả VHTC của họ rất có thể sẽ được hưởng lợi từ
việc tăng năng suất và chất lượng từ lực lượng lao động của họ và làm cho khách hàng
của họ trung thành với họ hơn từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả hoạt động. Mặc
dù, văn hóa tổ chức đã được nhiều nghiên cứu đi trước quan tâm và xem xét trong mối
quan hệ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đánh giá các tác động
của văn hóa tổ chức đến kết quả hoạt động của tổ chức thông qua các yếu tố trung gian
và biến điều tiết còn rất hạn chế. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung
vào v