Luận án Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng

Hội nhập và toàn cầu hóa đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, công đoàn, khách hàng và người lao động càng coi trọng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Bản chất của CSR, những khía cạnh chính của CSR, những lợi ích của thực hiện CSR, và tác động của CSR đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cộng đồng đã được thảo luận ở nhiều diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên, các quan điểm và thảo luận về chủ đề CSR tập trung chủ yếu vào các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ những nhóm yếu thế, và bảo vệ môi trường. Những vấn đề về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân viên (NV) và thực hành đối xử công bằng đối với NV chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức và chưa được doanh nghiệp lồng ghép vào hoạt động điều hành hàng ngày của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy khủng hoảng kinh tế và các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch Covid 19 đã tác động rất lớn đến nhiều nhóm người khác nhau trong xã hội (ví dụ như NV) khiến cho doanh nghiệp cần phải lồng ghép và tìm kiếm cách thức thúc đẩy thực hiện CSR đối với NV. Vì vậy, các nhà quản trị cần tích hợp các tác động của môi trường kinh doanh cũng như khủng hoảng vào việc ban hành các chính sách quản lý nhân sự phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (Thang & Fassin, 2017). Việc thực hiện CSR không chỉ tạo ra sự uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đối với các ứng viên tìm việc mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Tại các nền kinh tế mới nổi, tỉ lệ nghỉ việc là khá cao. Ví dụ như Ấn Độ với tỉ lệ nghỉ việc là từ 20-30% hay Trung Quốc với tỉ lệ nghỉ việc là 19% (Dögl & Holtbrügge, 2014). Tỉ lệ lao động nghỉ việc cao dẫn đến nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp như mất bí quyết công nghệ, mất thông tin quan trọng, mất khách hàng, hay giảm doanh thu và năng suất. Chính điều này khiến cho các nhà quản trị xem việc giữ chân nhân viên và cải thiện cam kết (CK) của NV với tổ chức là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu nhấn mạnh việc để giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách đãi ngộ tài chính. Thêm nữa các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện CSR cũng là một trong những cách thức để cải thiện sự CK của NV với tổ chức (Perrini et al., 2011; Dögl & Holtbrügge, 2014; Benraïss-Noaillesa & Viot, 2020). Cụ thể, khi doanh nghiệp thực hiện CSR thì sẽ tạo ra sự hấp dẫn, uy tín, thương hiệu doanh nghiệp trong mắt nhân viên. Từ đó khiến cho người lao động cảm thấy tự hào và sẽ yêu quý doanh nghiệp nơi mình làm việc hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR đối với NV đến CK của NV với tổ chức chưa được thực hiện thỏa đáng.

pdf129 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN NGỌC PHÚ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN NGỌC PHÚ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN THỊ VÂN HOA Hà Nội – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Phú ii LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Quản trị Kinh doanh và Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô giáo trong trường đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ làm luận án tiến sĩ. Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến GS. TS. Trần Thị Vân Hoa, là giảng viên hướng dẫn, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tôi cũng xin được cám ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ và góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài tiến sĩ. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án tiến sĩ này. Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Phú iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 11 1.1. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ........................ 11 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến cam kết của NV với tổ chức ......................... 12 1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và kết quả của tổ chức .......................... 14 1.4. Nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa CSR và cam kết của nhân viên với tổ chức ................................................................................................................. 18 1.5. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 21 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN ..................................................... 25 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của CSR của doanh nghiệp ........................ 25 2.2. Nội dung CSR của doanh nghiệp đối với nhân viên ...................................... 28 2.2.1. Quan hệ lao động ......................................................................................... 29 2.2.2. Tạo sự cân bằng công việc và cuộc sống ..................................................... 29 2.2.3. Đối thoại xã hội ............................................................................................ 30 2.2.4. Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc ........................................................... 31 2.2.5. Đào tạo và phát triển .................................................................................... 32 2.3. Sự cam kết của nhân viên và sự hấp dẫn của doanh nghiệp ......................... 33 2.4. Mối quan hệ giữa CSR và cam kết của nhân viên ......................................... 37 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 40 3.1. Bối cảnh nghiên cứu và đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng .................... 40 3.1.1. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam ............ 40 3.1.2. Triển vọng thị trường phát triển của các doanh nghiệp xây dựng ............... 41 3.1.3. Đặc điểm nhân lực của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam ........ 44 iv 3.2. Quy trình và thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 45 3.2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................... 45 3.2.2. Khung phân tích ........................................................................................... 49 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 50 3.2.4. Phát triển thang đo ....................................................................................... 51 3.3. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 57 3.3.1. Thu thập dữ liệu tại bàn ............................................................................... 57 3.3.2. Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát ...................................... 57 3.3.3. Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu .................................................. 58 3.3.4. Chọn mẫu khảo sát và phỏng vấn ................................................................ 60 3.4. Phương pháp phân tích số liệu và kiểm định thang đo ................................. 61 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 65 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CSR ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............................................................................................................... 66 4.1. Thực trạng thực hiện CSR và CK của NV trong các DNXD đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2020 ..................................................................................... 66 4.1.1. Các trách nhiệm pháp lý đối với an toàn lao động ngành xây dựng ............ 66 4.1.2. CSR đối với NV trong DNXD ở đồng bằng sông Hồng.............................. 67 4.2. Phân tích tác động việc thực hiện CSR đến CK của NV trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng .............................................................................................. 71 4.2.1. Tác động của CSR đối với NV đến CKTC của NV trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng...................................................................................................... 74 4.2.2. Tác động của CSR đối với NV đến CKLI của NV trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng...................................................................................................... 75 4.2.3. Tác động của CSR đối với NV đến CKĐĐ của NV trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng...................................................................................................... 76 4.2.4. Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với NV và CK của NV trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng ................. 82 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 90 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG .... 91 5.1. Thảo luận kết quả phân tích tác động việc thực hiện CSR đối với cam kết của nhân viên trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng ..................................... 91 v 5.2. Hàm ý chính sách và các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, và công đoàn ............................................................................................. 95 5.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng .............................. 97 5.3.1. Đối với người lao động trong doanh nghiệp ngành xây dựng ..................... 99 5.4. Những gợi ý các nghiên cứu trong tương lai ................................................ 100 Tiểu kết chương 5 ...................................................................................................... 102 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 103 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 106 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 114 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ATSK An toàn và sức khỏe 2 CK Cam kết 3 CKLI Cam kết liên quan đến lợi ích 4 CKTC Cam kết liên quan đến tình cảm 5 CKĐĐ Cam kết liên quan đến đạo đức nghề nghiệp 6 CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 7 CVCS Cân bằng công việc và cuộc sống 8 ĐT Đối thoại 9 ĐTPT Đào tạo và phát triển 10 EB Employer Brand 11 HDTC Hấp dẫn của tổ chức 12 ISO International Organization for Standardization 13 NV Nhân viên 14 PDCA Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, và điều chỉnh 15 QHLĐ Quan hệ lao động vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo CSR đối với NV ............................................................................ 52 Bảng 3.2: Thang đo mức độ hấp dẫn của tổ chức ......................................................... 54 Bảng 3.3: Thang đo cam kết của nhân viên đối với doanh nghiệp ............................... 55 Bảng 3.4: Thông tin về người được phỏng vấn ............................................................. 61 Bảng 3.5: Hệ số Cronbach alpha của thang đo .............................................................. 62 Bảng 3.6: Thông tin về mẫu khảo sát ............................................................................ 63 Bảng 4.1: Mối quan hệ tương quan giữa các biến ......................................................... 73 Bảng 4.2: Kết quả phân tích hồi quy biến phụ thuộc CKTC......................................... 74 Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy biến phụ thuộc CKLI .......................................... 75 Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy biến phụ thuộc CKĐĐ ........................................ 76 Bảng 4.5: Kết quả hồi qui mối quan hệ giữa CSR đối với NV, hấp dẫn của tổ chức, CK của NV với tổ chức ........................................................................................................ 79 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 46 Hình 3.2: Khung phân tích mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức ..... 50 Hình 4.1: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyển tính mối quan hệ giữa CSR đối với NV, sự hấp dẫn của tổ chức, CK của NV đối với tổ chức ............................................ 81 1 PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của nghiên cứu Hội nhập và toàn cầu hóa đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, công đoàn, khách hàng và người lao động càng coi trọng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Bản chất của CSR, những khía cạnh chính của CSR, những lợi ích của thực hiện CSR, và tác động của CSR đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cộng đồng đã được thảo luận ở nhiều diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên, các quan điểm và thảo luận về chủ đề CSR tập trung chủ yếu vào các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ những nhóm yếu thế, và bảo vệ môi trường. Những vấn đề về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân viên (NV) và thực hành đối xử công bằng đối với NV chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức và chưa được doanh nghiệp lồng ghép vào hoạt động điều hành hàng ngày của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy khủng hoảng kinh tế và các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch Covid 19 đã tác động rất lớn đến nhiều nhóm người khác nhau trong xã hội (ví dụ như NV) khiến cho doanh nghiệp cần phải lồng ghép và tìm kiếm cách thức thúc đẩy thực hiện CSR đối với NV. Vì vậy, các nhà quản trị cần tích hợp các tác động của môi trường kinh doanh cũng như khủng hoảng vào việc ban hành các chính sách quản lý nhân sự phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (Thang & Fassin, 2017). Việc thực hiện CSR không chỉ tạo ra sự uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đối với các ứng viên tìm việc mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Tại các nền kinh tế mới nổi, tỉ lệ nghỉ việc là khá cao. Ví dụ như Ấn Độ với tỉ lệ nghỉ việc là từ 20-30% hay Trung Quốc với tỉ lệ nghỉ việc là 19% (Dögl & Holtbrügge, 2014). Tỉ lệ lao động nghỉ việc cao dẫn đến nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp như mất bí quyết công nghệ, mất thông tin quan trọng, mất khách hàng, hay giảm doanh thu và năng suất. Chính điều này khiến cho các nhà quản trị xem việc giữ chân nhân viên và cải thiện cam kết (CK) của NV với tổ chức là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu nhấn mạnh việc để giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách đãi ngộ tài chính. Thêm nữa các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện CSR cũng là một trong những cách thức để cải thiện sự CK của NV với tổ chức (Perrini et al., 2011; Dögl & Holtbrügge, 2014; Benraïss-Noaillesa & Viot, 2020). Cụ thể, khi doanh nghiệp thực hiện CSR thì sẽ tạo ra sự hấp dẫn, uy tín, thương hiệu doanh nghiệp trong mắt nhân viên. Từ đó khiến cho người lao động cảm thấy tự hào và sẽ yêu quý doanh nghiệp nơi mình làm việc hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR đối với NV đến CK của NV với tổ chức chưa được thực hiện thỏa đáng. 2 Tại Việt Nam, CSR đã được một số doanh nghiệp quan tâm và tích hợp vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong các ngành dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, ... Tuy nhiên, ngành xây dựng là ngành sử dụng nhiều lao động với hơn 7 triệu NV. Đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh về quy mô lao động và được dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 12 - 13 triệu người nhưng việc thực hiện CSR đối với NV ngành xây dựng lại ít được quan tâm trong khi công việc thi công, xây dựng có nhiều rủi ro và các bệnh nghề nghiệp. Trong quá trình thi công xây dựng, một số tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra cho NV và người đi đường, gây ra nỗi sợ hãi và tâm lý tiêu cực đối với NV muốn gia nhập ngành. Vì vậy, CSR đối với nhân viên trong DNXD nhằm đảm bảo an toàn lao động và chính sách đối với NV là rất cần thiết nhằm đảm bảo môi trường làm việc tốt hơn cho NV. Đứng trước thực trạng và quan tâm của các nhà quản trị, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng đối với CSR, giới học giả và nghiên cứu cũng không đứng ngoài cuộc. Thực tế cho thấy vấn đề CSR nói chung đã và đang được nhiều học giả trong nước (Đào Quang Vinh, 2003; Lê Minh Tiến & Phạm Như Hồ, 2009; Nguyễn Ngọc Thắng, 2010; Phạm Văn Đức, 2011; Nguyễn Phương Mai, 2013; Thang et al., 2016; Nguyễn Ngọc Thắng, 2017) và ngoài nước (Moerman & Van Der Laan, 2005; Forest và cộng sự, 2008; Xudong, 2009; Shen & Zhu, 2011; Dögl & Holtbrügge, 2014; Kundu & Gahlawat, 2015; Mory và cộng sự, 2016; Klimkiewicz & Oltra, 2017; Ren et al., 2018; Waples & Brachle, 2019) quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các học giả trong nước và quốc tế hay xem xét chủ đề CSR theo hướng tổng thể thay vì đi vào những từng khía cạnh chi tiết của CSR, đặc biệt là CSR đối với NV trong ngành xây dựng. Ví dụ, các học giả nước ngoài khi nghiên cứu về CSR thường có các cách tiếp cận đa dạng với các phương pháp nghiên cứu khác nhau và các thang đo không đồng nhất. Một số học giả tại các quốc gia phát triển (ví dụ như Hoa Kỳ) cũng đã có những gợi ý và hướng dẫn cho các nhà quản trị thực hiện trong việc lồng ghép CSR vào các hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Còn tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực hiện CSR đã được một số học giả công bố. Tuy nhiên, CSR nói chung khá rộng và bao gồm 7 nội dung: (i) Bảo vệ môi trường; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Thực hành kinh doanh trung thực; (iv) Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; (v) Thực hành quản lý người lao động; (vi) Đảm bảo quyền con người; (vii) Thực hành quản trị công ty tốt và minh bạch (ISO 26000, 2010). Trong khi các nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR đối với nhân viên và sự hấp dẫn của tổ chức cũng như mối quan hệ giữa CSR đối với nhân viên và CK của NV với tổ chức còn khá ít, đặc biệt là nghiên cứu trong phạm vi ngành 3 xây dựng. Chính vì vậy mà nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề: “Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng” cho luận án tiến sĩ của mình. Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích: (i) các nội dung chính của hoạt động CSR đối với nhân viên; (ii) ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đối với NV đến sự hấp dẫn của doanh nghiệp trong ngành xây dựng; (iii) vai trò trung gian của mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức. Kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ góp phần bổ sung vào khoảng trống lý thuyết về CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức tại một quốc gia đang phát triển nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng mà còn đưa ra các gợi ý và khuyến nghị nhằm giúp cho các doanh nghiệp xây dựng (DNXD) thực hiện hiệu quả hoạt động CSR đối với nhân viên nhằm gia tăng sự hấp dẫn của tổ chức và CK của NV với tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh hy vọng luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp trong việc hoạch định, điều hành và thực thi chiến lược CSR đối với NV trong doanh nghiệp xây dựng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, cộng đồng và quốc gia. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là làm rõ tác động trực tiếp và gián tiếp của việc thực hiện CSR đến cam kết của NV với tổ chức. Qua đó, nghiên cứu này sẽ luận giải vì sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR đối với NV và gợi ý cách thức doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện cam kết của NV với doanh nghiệp ngành xây dựng. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau đây: - Tổng quan các công trình nghiên cứu và luận giải các quan điểm về CSR, sự phát triển của CSR, những lợi ích từ CSR nói chung và CSR đối với NV trong doanh nghiệp ngành xây dựng trên thế giới. - Xác định các khía cạnh và sự cần thiết của hoạt động CSR đối với NV trong DNXD. Qua đó, phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp của thực hiện CSR đối với NV đến CK của NV với tổ chức trong c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_viec_thuc_hien_trach_nhiem_xa_hoi_cua.pdf
  • pdfcong van dang Ngoc phu.pdf
  • docxLA_NguyenNgocPhu_E.docx
  • pdfLA_NguyenNgocPhu_sum.pdf
  • pdfLA_NguyenNgocPhu_TT.pdf
  • docxLA_NguyenNgocPhu_V.docx
  • pdfQD co so Nguyen Ngoc Phu.pdf
Luận văn liên quan