Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta, dân chủ đã được xác
định là một trong hệ mục tiêu của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đến đại hội lần thứ XI, hệ mục tiêu đổi mới của Việt Nam được Đảng ta
xác định là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như vậy dân chủ
đã được đặt lên trước mục tiêu công bằng. Điều này thể hiện sự phát triển nhận thức
của Đảng về dân chủ, dân chủ là mục tiêu, là yếu tố thể hiện bản chất của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với đó, dân chủ còn được xác định là động lực của
công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, dân chủ có trở thành động lực thực sự cho sự phát
triển đất nước hay không, bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là chế độ
của dân, do dân và vì dân có được thể hiện hay không tùy thuộc vào mức độ dân
chủ hóa, mức độ thực hành dân chủ trong đời sống xã hội. Trong đó, việc thực hiện
dân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng và đòi hỏi cấp bách nhất trong quá trình
dân chủ hóa, xây dựng và hoàn hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu
như tại cơ sở, nhân dân chưa được thực sự làm chủ thì khó có thể nói làm chủ ở
những cấp cao hơn, phạm vi rộng hơn.
V.I.Lênin đã từng khẳng định không phải chúng ta tuyên bố dân chủ, ra sắc
lệnh dân chủ là có dân chủ trong thực tế. Việc biến các giá trị dân chủ trở thành hiện
thực cuộc sống là một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như sự hoàn
thiện của cơ chế, pháp luật dân chủ, trình độ, ý thức làm chủ của người dân và năng
lực, thái độ tôn trọng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức [210]. Với
đặc điểm của một nước nông nghiệp lạc hậu bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên
chủ nghĩa xã hội như ở nước ta thì việc hiện thực hóa các giá trị dân chủ trong thực
tiễn đời sống là vô cùng khó khăn. Những thách thức ấy không chỉ xuất phát từ chỗ
người dân và cán bộ chưa được đào luyện, trưởng thành trong nền dân chủ tư sản mà
còn bị ảnh hưởng bởi những tàn dư về tư tưởng, tâm lý của xã hội phong kiến, xã hội
tiểu nông trước đây. Để thực hiện dân chủ nói chung, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói
riêng, điều quan trọng là phải nhận diện rõ những rào cản đối với việc thực hiện dân2
chủ, trong đó một trở lực rất đáng quan tâm chính là tâm lý tiểu nông. Như tác giả
Hoàng Chí Bảo từng khẳng định:
172 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÀ THỊ THUỲ DƯƠNG
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG
ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM
HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÀ THỊ THUỲ DƯƠNG
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG
ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM
HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62.22.03.02
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS. Lê Hữu Nghĩa
2. TS. Trần Sỹ Dương
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Hà Thị Thùy Dương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 6
1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, về tâm lý tiểu nông
trên phương diện lý luận ..................................................................................... 6
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm
lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Việt Nam hiện nay ................. 16
1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở nước ta
hiện nay ............................................................................................................ 23
1.4. Những giá trị của các công trình được tổng quan và những vấn đề cần
đặt ra cho tác giả luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết .......................... 29
CHƯƠNG 2: TÂM LÝ TIỂU NÔNG VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ............................................................. 33
2.1. Một số vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông ......................................................... 33
2.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay ......... 50
2.3. Phương thức tác động và sự cần thiết phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở .................................. 64
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ................................................... 79
3.1. Thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân
chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay ........................................................................ 79
3.2. Nguyên nhân của thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông
đến thực hiện dân chủ ở cơ sở ........................................................................ 103
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN DÂN
CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................. 114
4.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - cơ sở vật chất để
hạn chế, xoá bỏ những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông .................... 114
4.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao trình độ,
nhận thức, văn hóa của nhân dân.................................................................... 122
4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có
pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn .................................. 133
4.4. Hoàn thiện công tác cán bộ nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức ở
cơ sở có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất ...................................................... 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................. 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 153
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta, dân chủ đã được xác
định là một trong hệ mục tiêu của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đến đại hội lần thứ XI, hệ mục tiêu đổi mới của Việt Nam được Đảng ta
xác định là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như vậy dân chủ
đã được đặt lên trước mục tiêu công bằng. Điều này thể hiện sự phát triển nhận thức
của Đảng về dân chủ, dân chủ là mục tiêu, là yếu tố thể hiện bản chất của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với đó, dân chủ còn được xác định là động lực của
công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, dân chủ có trở thành động lực thực sự cho sự phát
triển đất nước hay không, bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là chế độ
của dân, do dân và vì dân có được thể hiện hay không tùy thuộc vào mức độ dân
chủ hóa, mức độ thực hành dân chủ trong đời sống xã hội. Trong đó, việc thực hiện
dân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng và đòi hỏi cấp bách nhất trong quá trình
dân chủ hóa, xây dựng và hoàn hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu
như tại cơ sở, nhân dân chưa được thực sự làm chủ thì khó có thể nói làm chủ ở
những cấp cao hơn, phạm vi rộng hơn.
V.I.Lênin đã từng khẳng định không phải chúng ta tuyên bố dân chủ, ra sắc
lệnh dân chủ là có dân chủ trong thực tế. Việc biến các giá trị dân chủ trở thành hiện
thực cuộc sống là một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như sự hoàn
thiện của cơ chế, pháp luật dân chủ, trình độ, ý thức làm chủ của người dân và năng
lực, thái độ tôn trọng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức [210]. Với
đặc điểm của một nước nông nghiệp lạc hậu bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên
chủ nghĩa xã hội như ở nước ta thì việc hiện thực hóa các giá trị dân chủ trong thực
tiễn đời sống là vô cùng khó khăn. Những thách thức ấy không chỉ xuất phát từ chỗ
người dân và cán bộ chưa được đào luyện, trưởng thành trong nền dân chủ tư sản mà
còn bị ảnh hưởng bởi những tàn dư về tư tưởng, tâm lý của xã hội phong kiến, xã hội
tiểu nông trước đây. Để thực hiện dân chủ nói chung, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói
riêng, điều quan trọng là phải nhận diện rõ những rào cản đối với việc thực hiện dân
2
chủ, trong đó một trở lực rất đáng quan tâm chính là tâm lý tiểu nông. Như tác giả
Hoàng Chí Bảo từng khẳng định:
...muốn thực hiện được vai trò và tác dụng tích cực của dân chủ đối với
sự phát triển của cá nhân và xã hội thì phải thường xuyên phát hiện và
tháo gỡ những rào cản dân chủ, xoá bỏ những phản dân chủ trong xã hội
cả những biểu hiện hữu hình có thể cảm nhận được trong thể chế, trong
bộ máy và con người lẫn những biểu hiện vô hình trong tâm ý, ý thức, lối
sống phong tục, tập quán lạc hậu có trong đời sống hàng ngày của cá
nhân và cộng đồng [9, tr.13].
Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của thực hiện dân chủ ở cơ sở với xây
dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Bộ Chính trị ban hành
chỉ thị 30 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đặc biệt
là sự ra đời của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, việc
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã có những chuyển biến tích cực. Người
dân đã có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở nặng nề
hơn so với các cấp cao hơn. Một phần, do trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, hình
thức dân chủ trực tiếp được phát huy tối đa với sự tham gia của đông đảo người
dân, vì vậy đối tượng tham gia thực hiện dân chủ ở diện rộng. Một phần khác, do
cán bộ ở cơ sở đều là những người quen biết, họ hàng, không hề xa lạ với người dân
nên họ không chỉ bị tác động bởi những quy định của luật pháp mà còn bị chi phối
bởi các mối quan hệ phi quan phương khác. Người dân và cán bộ ở cơ sở, đa số là ở
các xã (Việt Nam có hơn 11.000 xã, phường, thị trấn thì đến hơn 8000 xã), hoạt
động của nhiều người dân vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, do đó
những tàn dư của tâm lý tiểu nông ở bộ phận này nặng nề hơn so với các tầng lớp
khác. Vì vậy, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện
dân chủ thì trước hết phải quan tâm đến cấp cơ sở, cấp xã.
Thời gian qua, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị định và pháp lệnh dân
chủ ở xã, phường thị trấn trong thực tế, quyền dân chủ của người dân trên các mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã được khẳng định ngày càng tốt hơn. Thông qua
đó, ý thức, năng lực làm chủ của người dân được nâng lên, thái độ, tác phong, tinh
3
thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng có nhiều chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dân chủ ở các xã vẫn còn những bất
cập, tình trạng dân chủ hình thức, độc đoán chuyên quyền vẫn còn tồn tại ở không ít
nơi, một bộ phận người dân cũng chưa tích cực, chủ động hưởng quyền dân chủ của
mình, hoặc thực hiện nhưng không hướng đến lợi ích chung của cộng đồng
Những hạn chế trong chất lượng thực hiện dân chủ ở cơ sở có nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó một phần xuất phát từ chính tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vào
trong suy nghĩ và hành động của cán bộ và người dân ở cơ sở.
Vì vậy, việc nhận diện rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến
việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nước ta là rất cần thiết để chúng ta có những biện
pháp chủ động ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông,
góp phần thiết thực vào việc đẩy mạnh thực hành dân chủ ở nước ta, đưa dân chủ
thực sự trở thành động lực để phát triển đất nước và hiện thực hóa các mục tiêu của
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với những lý do đó, tôi lựa chọn đề
tài “Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông, về thực hiện
dân chủ ở cơ sở và thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc
thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp để
ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực
hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án;
Làm rõ những vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông và thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt
Nam hiện nay; phân tích sự cần thiết phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, phương thức tác động của tâm lý
tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực
hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân của thực trạng đó.
4
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu
nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của luận án là ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc
thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là việc thực hiện dân chủ của
nhân dân và cán bộ ở các xã. Nội dung của việc thực hiện dân chủ ở các xã cũng
được khảo sát trên cơ sở nội dung của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn.
Phạm vi không gian: các xã trong phạm vi không gian lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi thời gian: từ năm 2007 (khi có Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn) đến nay.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Những vấn đề về tâm lý tiểu nông, về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đươc
nhiều công trình bàn tới nhưng những phương thức tác động của tâm lý tiểu nông
đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, đó là thông qua phong tục tập quán và giáo dục gia
đình là nội dung mà chưa công trình nào đề cập tới và sẽ được làm rõ trong luận án.
- Nhận diện và chỉ rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong
thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay ở cả người dân và cán bộ cơ sở, đánh
giá mức độ tác động của tâm lý này trong thực hiện 4 nhóm quyền cơ bản của người
dân là quyền được biết, quyền được tham gia ý kiến, quyền biểu quyết, quyết định
và quyền kiểm tra, giám sát.
- Đề xuất được một số giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam trong thời gian tới,
trong đó đặc biệt là giải pháp xoá bỏ dần phương thức tác động của tâm lý tiểu nông
đến thực hiện dân chủ qua đó nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu
nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh đó, giải pháp về hoàn thiện hệ thống
pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã có một số công trình nói tới, nhưng hoàn thiện hệ
5
thống pháp luật về dân chủ ở cơ sở nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở là những đóng góp mới, chưa được
đề cập ở các công trình trước.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước ta về thực hành dân chủ., về ý thức xã hội, ý thức nông dân
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng
hợp, lịch sử và lôgíc, quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp
chuyên gia
6. Ý nghĩa của luận án
- Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch
định chủ trương, chính sách, pháp luật về phát huy dân chủ cơ sở, hạn chế ảnh
hưởng của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng như nhân dân trong quá trình
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong
các trường chính trị, trường đại học, cao đẳng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học liên quan
đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án chia
làm 4 chương 13 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ, VỀ
TÂM LÝ TIỂU NÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN LÝ LUẬN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở trên phương diện
lý luận
Về những công trình nghiên cứu ở nước ngoài: vấn đề dân chủ ở cơ sở cũng
là một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ, được nhiều nước quan tâm.
Đặc biệt, quá trình thực hiện dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có nhiều điểm tương
đồng với Việt Nam và cũng được giới khoa học của Trung Quốc nghiên cứu khá
sâu sắc ở nhiều góc độ khác nhau.
Ở Trung Quốc, nội dung của dân chủ cơ sở đã được luật hoá bằng các luật và
có những nội dung gần giống như ở Việt Nam mặc dù tên gọi có khác. Vương Đổng
trong Xây dựng dân chủ cơ sở trong 30 năm cải cách mở cửa [59] cho rằng, từ cải
cách mở cửa đến nay, Trung Quốc từng bước thiết lập nên hệ thống tự trị dân chủ ở
cơ sở với nội dung chủ yếu là Ủy bản thôn dân ở nông thôn, Ủy ban cư dân ở đô thị
và Đại hội đại biểu người lao động ở các doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của dân
chủ cơ sở ở Trung Quốc chính là bầu cử dân chủ, quản lý dân chủ, quyết sách dân
chủ, giám sát dân chủ. Bầu cử dân chủ người dân trực tiếp bầu ra uỷ ban dân thôn
đại diện cho họ trong thực hiện quyền tự trị ở thôn. Quản lý dân chủ nghĩa là người
dân được biết và cùng nhau quản lý những vấn đề lớn trong phạm vi thôn. Quyết
sách dân chủ là những chính sách lớn thực hiện ở thôn đều phải có sự bàn bạc, biểu
quyết của nhân dân và giám sát dân chủ là người dân được tham gia vào quá trình
giám sát các hoạt động diễn ra ở thôn. Nội dung những quyền này của người dân
cũng đã được thể chế hoá ở Việt Nam.
Nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng được
nhiều học giả Trung Quốc chỉ ra. Các tác giả cũng tiếp cận vai trò, ý nghĩa ở nhiều
góc độ khác nhau, vai trò của dân chủ đối với việc xây dựng chế độ chính trị dân
chủ xã hội chủ nghĩa, với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc cũng như
thực hiện các mục tiêu ở Trung Quốc như xây dựng xã hội hài hoà Tác giả Lưu
7
Diệp Phong trong bài viết Ý nghĩa của việc tăng cường xây dựng dân chủ cơ sở ở
nông thôn và một số khó khăn hiện thực [145] khẳng định, xây dựng chính trị dân
chủ ở cơ sở lấy tăng cường tự trị thôn dân làm nội dung chủ yếu là một công việc
đặc biệt quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa ở Trung Quốc, là thực tiễn quan
trọng của cải cách thể chế chính trị nông thôn Trung Quốc. Đồng thời chỉ ra một số
khó khăn, thách thức trong việc thực hiện tự trị thôn dân ở Trung Quốc hiện nay.
Dương Ái Dân trong cuốn sách Nghiên cứu xây dựng dân chủ chính trị ở cơ sở [31]
đã phân tích giá trị và ý nghĩa của việc xây dựng dân chủ ở cơ sở trên các phương
diện như: xây dựng dân chủ ở cơ sở với việc xây dựng xã hội hài hòa, xây dựng dân
chủ với văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa, chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ
nghĩa với chính trị dân chủ ở cơ sở; Tác giả cũng khẳng định quần chúng nhân dân
ở cơ sở là chủ thể dân chủ ở cơ sở. Trương Nông An trong Tự trị thôn dân - con
đường tất yếu của xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc [1] khẳng định
tự trị thôn dân là một mắt khâu trong tiến trình cải cách thể chế chính trị Trung
Quốc. Thái Đài Hồng trong bài viết Một số suy nghĩ về thúc đẩy xây dựng dân chủ
cơ sở ở nông thôn [79] cho rằng, xây dựng dân chủ ở cơ sở là một bộ phận quan
trọng của xây dựng dân chủ ở Trung Quốc. Thực trạng xây dựng và phát triển dân
chủ ở cơ sở trực tiếp ảnh hưởng đến trình độ phát triển và mức độ thực hiện của dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn là một bộ phận quan
trọng của xây dựng dân chủ ở cơ sở.
Như vậy, dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có những nội dung tương đồng với
quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam, đồng thời cũng có nhiều sự khác
biệt. Ở Trung Quốc, dân chủ ở cơ sở lấy cấp thôn làm điểm xuất phát, trong khi ở
Việt Nam là cấp xã. Một sự khác biệt nữa trong dân chủ cơ sở ở Việt Nam và
Trung Quốc là ở Trung Quốc, nhân dân trực tiếp bầu và bãi nhiệm uỷ ban thôn
dân (từ 5 đến 7 người), trong khi ở Việt Nam nhân dân trực tiếp bầu và bãi nhiệm
trưởng thôn.
Về tình hình nghiên cứu ở trong nước: nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, đặc
biệt là dân chủ ở xã, phường, thị trấn thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học
và những người lành đạo thực tiễn ở nước ta từ năm 1998 đến nay. Các công trình
8
này đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ
sở theo nhiều góc độ khác nhau:
Những công trình đi sâu nghiên cứu nội dung của thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tác giả Đỗ Quang Tuấn trong bài “Cơ sở lý luận - thực tiễn của phương
châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và mấy vấn đề về xây dựng quy chế
dân chủ ở cơ sở” [202], đã đề cập những nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra trong quy chế dân chủ ở cơ sở. Tác giả Đỗ Mười với bài “Phát huy quyền
làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [121] cũng chỉ rõ “Quy chế dân chủ ở xã có nội
dung chủ yếu là xác định quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội ở cơ sở, xác định mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền cơ sở”.
Tác giả Nguyễn Long Khánh vớ