Những năm gần đây, tham nhũng được Đảng ta xác định là một trong
những nguy cơ gắn với sự tồn vong của chế độ. Với sự quyết tâm, nỗ lực của
cả hệ thống chính trị (HTCT), công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã
có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được những
kết quả nhất định. Tuy vậy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham
nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI),
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index - CPI) năm 2015,
2016, 2017 của Việt Nam lần lượt là 31/100; 33/100 và 35/100 điểm, đứng
thứ 112/168; 113/176 và 107/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Để tạo ra
những chuyển biến tích cực trong cảm nhận về tham nhũng ở Việt Nam, Tổ
chức Hướng tới Minh bạch (Toward Transparency - TT) - cơ quan đầu mối
quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam khuyến nghị
Đảng và Nhà nước thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trong đó có giải
pháp ban hành những chính sách ưu đãi thiết thực và cụ thể cho báo chí -
truyền thông khi tham gia PCTN. Khảo sát “Tham nhũng từ góc nhìn của
người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra
Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phối hợp thực hiện năm 2012 cho thấy:
khoảng 93% tổng số người được phỏng vấn nói họ biết về tham nhũng qua
báo chí.
232 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CAO THỊ DUNG
BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CAO THỊ DUNG
BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƢU VĂN QUẢNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Cao Thị Dung
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tham nhũng và phòng, chống
tham nhũng 7
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tham gia phòng,
chống tham nhũng 13
1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 25
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG 29
2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng 29
2.2. Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng - sự cần thiết, nội dung,
phương thức 45
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của báo chí trong phòng, chống
tham nhũng 55
Chƣơng 3: BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 63
3.1. Công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 63
3.2. Thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 69
3.3. Đánh giá kết quả, hạn chế báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 93
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA
BÁO CHÍ TRONG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI 115
4.1. Phương hướng phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới 115
4.2. Giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam trong thời gian tới 122
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 168
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLXH: Dư luận xã hội
HTCT: Hệ thống chính trị
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
PBXH: Phản biện xã hội
PCTN: Phòng, chống tham nhũng
QLCT: Quyền lực chính trị
QLNN: Quyền lực nhà nước
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến báo chí tham gia
phòng, chống tham nhũng 56
Bảng 3.1: Những yếu tố thúc đẩy báo chí tham gia phòng, chống
tham nhũng 85
Bảng 3.2: Tỷ lệ nhận định các yếu tố thúc đẩy báo chí tham gia phòng,
chống tham nhũng 103
Bảng 3.3: Hành vi cản trở báo chí tác nghiệp 109
Bảng 3.4: Những thách thức đối với báo chí/nhà báo chống tham nhũng 110
DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
Hộp 3.1: Quan lộ thần tốc của ông Lê Phước Hoài Bảo 73
Hộp 3.2: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng 79
Hộp 3.3: Hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về phòng, chống tham nhũng năm 2016 82
Hộp 3.4: Cuộc “đại phẫu” các “khối u” nghìn tỷ 90
Hộp 3.5: Chống tham nhũng, một Bí thư Đảng ủy phường từng bị cắt chức 92
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, tham nhũng được Đảng ta xác định là một trong
những nguy cơ gắn với sự tồn vong của chế độ. Với sự quyết tâm, nỗ lực của
cả hệ thống chính trị (HTCT), công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã
có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được những
kết quả nhất định. Tuy vậy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham
nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI),
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index - CPI) năm 2015,
2016, 2017 của Việt Nam lần lượt là 31/100; 33/100 và 35/100 điểm, đứng
thứ 112/168; 113/176 và 107/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Để tạo ra
những chuyển biến tích cực trong cảm nhận về tham nhũng ở Việt Nam, Tổ
chức Hướng tới Minh bạch (Toward Transparency - TT) - cơ quan đầu mối
quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam khuyến nghị
Đảng và Nhà nước thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trong đó có giải
pháp ban hành những chính sách ưu đãi thiết thực và cụ thể cho báo chí -
truyền thông khi tham gia PCTN. Khảo sát “Tham nhũng từ góc nhìn của
người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra
Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phối hợp thực hiện năm 2012 cho thấy:
khoảng 93% tổng số người được phỏng vấn nói họ biết về tham nhũng qua
báo chí.
Với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước (QLNN) từ
bên ngoài, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Báo chí là công cụ, phương
tiện của HTCT, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) và đẩy mạnh dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội. Báo chí là tấm
2
gương phản chiếu đa dạng, trung thực đời sống chính trị - xã hội. Hệ thống
báo chí và đội ngũ các nhà báo đã và đang đi đầu trong cuộc đấu tranh PCTN.
Làm tốt chức năng của mình, báo chí đã trở thành một trong những lực
lượng chống tham nhũng hiệu quả. Hoạt động đưa tin bài về tham nhũng của
báo chí trong thời gian qua diễn ra khá mạnh và có tầm bao quát rộng. Báo
chí đẩy mạnh truyền thông về PCTN với tần suất và dung lượng thông tin lớn,
hình thức đa dạng, bao gồm: chuyên trang, chuyên mục về PCTN, cải cách
hành chính; tọa đàm trực tuyến về pháp luật PCTN, các diễn đàn hỗ trợ nhân
dân trong phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, trên thực tế
mức độ tham gia PCTN của các cơ quan báo chí và các nhà báo khác nhau.
Có những tờ báo rất tích cực, cũng có những tờ báo đăng bài chiếu lệ. Có
những nhà báo không quản khó khăn, gian khổ bám sát thực tế vạch trần,
phanh phui tham nhũng, vẫn còn những nhà báo dùng chính phương tiện đấu
tranh chống tham nhũng để phục vụ mưu lợi cá nhân...Và rất nhiều những vấn
đề khác cản trở việc thông tin trên báo chí bao gồm những hạn chế về chính
trị, pháp lý, biên tậpBên cạnh đó, HTCT của Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam là nhất nguyên, báo chí với vai trò là cơ quan ngôn luận cho khu
vực công (Điều 1 Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi năm 1999; Khoản 1 Điều 4
Luật báo chí 2016), vậy báo chí có giữ được tính khách quan, độc lập để phản
biện theo đúng nghĩa đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc khu vực công? Báo chí có phát huy hết vai trò giám sát
của mình đối với bộ máy nhà nước?
Để báo chí thực thi tốt vai trò trách nhiệm của mình trong PCTN, rất
cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về báo chí trên mặt trận PCTN. Thông qua
việc khảo sát các công trình nghiên cứu về PCTN, báo chí và tham nhũng,
người viết nhận thấy chưa có chuyên luận nào nghiên cứu đề tài báo chí tham
gia PCTN ở Việt Nam. Hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu theo
hướng phát triển khoa học luận báo chí, tính hiệu quả của báo chí tham gia
3
PCTN. Nghiên cứu khoa học về báo chí tham gia PCTN nhất là đề ra các giải
pháp để báo chí tham gia PCTN có hiệu quả sẽ góp phần phát huy hiệu quả
hoạt động của HTCT, nâng cao tính dân chủ của các phương tiện thông tin đại
chúng, củng cố lòng tin của nhân dân vào chế độ XHCN. Chính bởi vậy, việc
chỉ ra những thành tựu, hạn chế của báo chí tham gia PCTN và đưa ra những
giải pháp để phát huy hiệu quả của báo chí trong PCTN là yêu cầu cấp thiết.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Báo chí tham gia phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và
thực tiễn, xứng đáng dành được sự quan tâm và nghiên cứu sâu sắc. Đó cũng
là lý do tác giả mạnh dạn chọn đề tài này làm luận án tiến sĩ chuyên ngành
Chính trị học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về báo chí tham gia PCTN, luận án phân tích thực
trạng báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay; từ đó luận án đề xuất một
số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong PCTN
ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, luận án xác định thực hiện những
nhiệm vụ sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,
làm rõ nội dung cơ bản của các công trình có liên quan đến đề tài báo chí
tham gia PCTN, xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ để
làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án;
Hai là, xác lập khuôn khổ lý thuyết về sự tham gia của báo chí
trong PCTN.
Ba là, làm rõ thực trạng báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam.
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
báo chí tham gia trong PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí tham gia PCTN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam từ
năm 2006 (từ khi ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ III của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác PCTN, lãng phí” - Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng
đề cập một cách toàn diện, tập trung về công tác PCTN) đến nay.
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập, khảo
sát thông tin từ các loại hình báo chí (báo in, báo truyền hình, báo mạng điện
tử và báo phát thanh).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng chống tham nhũng và
chống tiêu cực; Lý luận và phương pháp luận của khoa học chính trị, đặc biệt
chú ý nghiên cứu các lý thuyết về quyền lực và thực thi quyền lực chính trị
(QLCT), QLNN, lý thuyết ủy quyền, lý thuyết hành vi chính trị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm tổng thể các phương
pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội. Trong khi giải quyết các vấn đề
đặt ra, luận án sử dụng hệ thống các phương pháp cụ thể như phương pháp
lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, phương pháp định lượng (bảng hỏi anket)
và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu).
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để làm rõ
nội hàm các khái niệm và các vấn đề liên quan về tham nhũng, báo chí tham
gia PCTN và làm rõ các nội dung, phương thức cũng như thực trạng báo chí
tham gia PCTN.
5
Phương pháp lôgic, lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình hình
thành, phát triển của tham nhũng, xu hướng phát triển của báo chí và báo chí
tham gia PCTN.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp, thông qua các trường hợp báo
chí đưa tin về tham nhũng để phân tích, đánh giá báo chí tham gia PCTN ở
nước ta hiện nay.
Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu được thực hiện với 12 trường
hợp là các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, các nhà báo làm công tác PCTN,
quan tâm đến lĩnh vực báo chí PCTN và công chúng để làm rõ sự tham gia
của báo chí trong PCTN ở nước ta. Trong đó có 04 nhà lãnh đạo, quản lý báo
chí, 04 phóng viên làm việc trong các cơ quan báo chí (7 trường hợp là nam, 1
trường hợp là nữ; cả 8 trường hợp đã và đang tác nghiệp trong lĩnh vực báo
chí điều tra chống tham nhũng) và 03 trường hợp là công chúng. Để đảm bảo
tính khuyết danh trong nghiên cứu, các trích dẫn phỏng vấn sâu không công
khai danh tính của người trả lời.
Phương pháp định lượng: Bảng hỏi anket được sử dụng để thu thập
thông tin với 212 phóng viên đang tác nghiệp tại các cơ quan báo chí mẫu
được đảm bảo phân bố theo các tiêu chí: tỷ lệ phóng viên nam, nữ; thâm niên
công tác của phóng viên; trải nghiệm của phóng viên viết về tham nhũng:
phóng viên đã và đang viết về tham nhũng và phóng viên chưa từng viết về
tham nhũng.
Luận án chú trọng tới sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin
từ các tài liệu đã nghiên cứu về tham nhũng, PCTN và phân tích các thông tin
về báo chí tham gia PCTN.
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài luận án
Từ góc độ của chính trị học, báo chí được xem xét với tính cách một cơ
chế, phương thức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT,
QLNN để hạn chế lạm quyền, hạn chế hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì
vụ lợi - hay chính là PCTN. Luận án trình bày một cách có hệ thống những
6
vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng, báo chí tham gia PCTN, từ đó đánh giá
thực trạng và đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của báo chí
tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay và trong những năm tới.
Những vấn đề được luận án tổng kết từ thực tiễn của báo chí tham gia
PCTN sẽ là những giá trị tham khảo cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
cơ chế PCTN đặc biệt là cơ chế PCTN từ báo chí nói riêng, truyền thông đại
chúng nói chung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học thể hiện ở các nội dung:
Một là, luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
đến báo chí tham gia PCTN, định ra những giá trị cần tham khảo của các công
trình nghiên cứu liên quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về báo chí
tham gia PCTN.
Ba là, luận án phân tích có hệ thống thực trạng và những vấn đề đặt ra
đối với báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy tính
hiệu quả của báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam trong tình hình mới.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở các khía cạnh:
Một là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy
chuyên ngành Chính trị học và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn
liên quan.
Hai là, những kết luận của luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận
khoa học, cách tiếp cận rõ ràng, vì vậy, luận án cung cấp các cứ liệu khoa học
cho các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách trong PCTN ở Việt Nam
hiện nay và trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bài viết của tác giả liên quan đến luận
án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tham nhũng, PCTN và báo chí tham gia PCTN là vấn đề được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Cho đến nay, đã có khá
nhiều công trình khoa học, đề tài, sách báo, bài viết ở trong và ngoài nước
nghiên cứu, bàn về báo chí tham gia PCTN dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG
VÀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Tham nhũng là vấn đề nhức nhối, diễn ra nghiêm trọng ở nhiều
ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, đã
và đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt của xã hội. PCTN là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân, của cả HTCT. Báo chí với chức năng, nhiệm vụ của
mình có vai trò quan trọng trong PCTN. Viết về tham nhũng và PCTN nói
chung có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu:
Sách “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế
giới” (2005) [94] của tác giả Nguyễn Văn Quyên đã trình bày tổng quan về
PCTN của một số nước trên thế giới; mô hình tổ chức và hoạt động PCTN
của một số nước trên thế giới; văn bản pháp luật về PCTN của một số nước
trên thế giới. Trong quá trình PCTN, Việt Nam có thể tham khảo những kinh
nghiệm của các quốc gia này.
Sách “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay” (2005) [79] của tác giả Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch đã hệ
thống hóa những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam về đấu tranh chống tham nhũng, về vai trò của phát huy dân chủ
trong đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải
pháp nâng cao hiệu quả PCTN ở nước ta hiện nay.
8
Cuốn sách “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh
quan liêu” (2005) [72] trình bày những bài nói, bài viết của Bác Hồ về vấn
đề tiết kiệm, chống tham ô lãng phí và quan liêu được trích từ “Hồ Chí Minh
toàn tập” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
Sách “Khó khăn giải quyết bài toán phòng và chống tham nhũng”
(2010) [110] của tác giả Đặng Đức Thành góp phần làm rõ khái niệm, nguồn
gốc tham nhũng, nguyên nhân cơ bản của tham những; đặc điểm, thực trạng
tham nhũng và các giải pháp đấu tranh nhằm hạn chế, đẩy lùi tham những ở
nước ta hiện nay.
Cuốn sách “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay” (2010) [102] do tác giả Phan Xuân Sơn và Phạm
Thế lực đồng chủ biên đã tập trung nghiên cứu, đổi mới, xác định, nhận
diện và và đưa ra các biện pháp chống tham nhũng có hiệu quả ở Việt Nam
hiện nay.
Sách “Đương đầu với tham nhũng ở Châu Á: Những bài học thực tế và
khuôn khổ hành động” (2006) [118] của Viện khoa học thanh tra, thuộc
Thanh tra Chính phủ đã trình bày những vấn đề tham nhũng ở châu Á ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh tế; làm rõ việc triển khai chiến lược chống tham
nhũng hiệu quả, phù hợp với các dạng tham nhũng và thực trạng quản lý của
mỗi quốc gia về vấn đề tham nhũng. Đồng thời cuốn sách cũng chỉ rõ những
bài học và thách thức của tham nhũng ở châu Á.
Sách “Lựa chọn công cộng, một tiếp cận nghiên cứu chính sách công”
(2006) [116] của tác giả J. Patrick Gunning, Viện Chính trị học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dịch đã làm sáng tỏ lý thuyết lựa chọn công
cộng trong việc lý giải sự tương tác giữa các cá nhân để đi đến quyết định tập
thể trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách công. Lý thuyết này cho
rằng, các nhà chính trị, các công chức đều có mục đích riêng tư của mình và
hành động của họ bị quy định bởi việc đạt được mục đích đó một cách tốt nhất.
9
Tài liệu “Thực trạng công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay” (2016)
[114] của Ủy ban thường vụ Quốc hội khẳng định công tác PCTN mà Đảng,
Nhà nước ta phát động đã đạt được những thành tựu, kết quả bước đầu rất
quan trọng, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Chuyên
đề này đã tập trung tổng hợp lại thực trạng công tác đấu tranh PCTN thông
qua việc phân tích, đánh giá thành tựu, kết quả đạt được và chỉ ra những hạn
chế, bất cập của công tác PCTN.
Cuốn sách “Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay” (2013) [107] là tập hợp những bài viết được chọn lọc, biên soạn
trong từ các tham luận trong Hội thảo cùng tên do Tạp chí Cộng sản và Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đầu năm 2013. Tác
giả của những bài viết trong cuốn sách “Bàn về giải pháp PCTN ở Việt Nam
hiện nay” là các nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Cuốn
sách được xem như là sự tổng kết bước đầu về thực hiện PCTN trên nhiều
lĩnh vực, đồng thời, cung cấp thêm một góc nhìn đa diện và nêu lên những đề
xuất, giải pháp trong việc PCTN, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước
nghiên cứu, vận dụng trong triển khai thực hiện, bảo đảm công tác PCTN đạt
hiệu quả.
Bài viết “Trung Quốc chống tham nhũng bằng ứng dụng” (2015) [7]
của tác giả Huệ Bình cho biết Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung
Quốc và Bộ Giám sát ngày 18/6 đã ban hành một ứng dụng di động có chức
năng giúp người sử dụng gửi hình ảnh, video và văn bản làm bằng chứng cho
hành vi sai phạm của quan chức mà không yêu cầu người dùng cung cấp tên
thật, qua đó cho thấy Bắc Kinh muốn bảo vệ danh tính người tố cáo cũng như
khuyến khích người dân tích cực giám sát quan chức.
Bài viết “Vì sao tham nhũng “không có đất sống” ở Singapore?” (2017)
[75] do tác giả Tuệ Minh (lược dịch) khẳng định năm 2016, Singapore