2.1.2. Khái niệm bào chữa bắt buộc trong Tố tụng hình sự Việt Nam
Khái niệm bào chữa trong tố tụng hình sự bao hàm nhiều khía cạnh đa dạng. Nó không chỉ đơn thuần là quyền của người bị buộc tội mà còn là một hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ, bao gồm chứng minh sự vô tội, giảm nhẹ tội hoặc bảo vệ các quyền khác. Đồng thời, bào chữa cũng được hiểu như một chế định đảm bảo QBC và là một nguyên tắc cốt lõi trong Tố tụng hình sự. Khái niệm về bào chữa bắt buộc mở rộng hơn, bao gồm cả trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước và các tổ chức liên quan, tạo nên một hệ thống phức tạp sẽ được làm rõ dưới đây:
+ Thứ nhất: Về quyền của chủ thể bị buộc tội trong bào chữa bắt buộc Quyền bào chữa bắt nguồn từ nguyên tắc quyền được xét xử công bằng (the right to a fair trial), một tập hợp các biện pháp bảo đảm quá trình xét xử côngminh. Quyền này bao gồm các yếu tố như bình đẳng trước tòa án (equality before a court), suy đoán vô tội (presumption of innocence), và không áp dụng hồi tố (prohibition of ex post facto laws). Dù là quyền cơ bản của con người, khái niệm "công bằng" thường mang tính trừu tượng, bởi mỗi cá nhân có sự khác biệt rõ rệt về nhận thức, tâm lý, hoặc thể chất, dẫn đến để có được sự “công bằng” trong hoạt động tố tụng thì cần phải có những điều kiện, cách thức áp dụng cho từng đối tượng khác nhau trong những tình huống cụ thể.
QBC của những người bị buộc tội trong trường hợp bào chữa bắt buộc là một phần của quyền được xét xử đúng đắn, được quốc tế công nhận và bảo vệ bởi các quy định nhân quyền và thông lệ quốc tế. Quyền này bao gồm việc có người bào chữa trong các giai đoạn trước xét xử và tại tòa án, đặc biệt trong các vụ án nghiêm trọng, phức tạp hoặc khi người bị buộc tội thuộc các nhóm yếu thế như trẻ vị thành niên, người khuyết tật, hoặc những người bị hạn chế khả năng tự bào chữa. Ủy ban Nhân quyền Quốc tế và Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã khẳng định tầm quantrọng của quyền này và nó được tích hợp vào hệ thống pháp luật hình sự quốc tế. Trên thế giới, quyền bào chữa của các đối tượng này còn bao gồm việc cung cấp..
178 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN PHÚ LÂM
BÀO CHỮA BẮT BUỘC TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9380104
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HỒ TRỌNG NGŨ
Hà Nội, 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 7
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................. 16
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu .............................................. 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 20
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÀO CHỮA BẮT BUỘC
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .................................................... 21
2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của bào chữa bắt buộc trong Tố tụng
hình sự Việt Nam ............................................................................................ 21
2.2 Nội dung bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam .................... 47
2.3 Bào chữa bắt buộc trong TTHS một số nước trên thế giới .......................... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 82
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
VỀ BÀO CHỮA BẮT BUỘC TẠI VIỆT NAM .............................................. 83
3.1 Thực trạng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về bào chữa bắt buộc 83
3.2 Thực tiễn về bào chữa bắt buộc ở Việt Nam .............................................. 91
3.3 Thực tiễn bào chữa bắt buộc trong từng giai đoạn TTHS ở Việt Nam ...... 122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 132
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG
CƯỜNG BẢO ĐẢM BÀO CHỮA BẮT BUỘC TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM ................................................................................................... 134
4.1 Một số định hướng giải pháp đối với bào chữa bắt buộc ....................... 134
4.2 Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về bào chữa bắt buộc ..... 138
4.3 Một số giải pháp tăng cường đảm bảo về bào chữa bắt buộc ............... 152
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................... 157
KẾT LUẬN ................................................................................................ 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 162
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự: BLHS
Bộ luật Tố tụng hình sự: BLTTHS
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: CQCTQTHTT
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: NCTQTHTT
Quyền bào chữa QBC
Công ước quốc tế: CƯQT
Tố tụng hình sự: TTHS
Trách nhiệm hình sự: TNHS
Người bào chữa: NBC
Tiến hành tố tụng: THTT
Vụ án hình sự: VAHS
Mặt trận Tổ quốc: MTTQ
Bào chữa viên nhân dân: BCVND
Trợ giúp viên pháp lý: TGVPL
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: TTTGPLNN
Trung tâm tư vấn pháp luật: TTTVPL
Trợ giúp pháp lý: TGPL
Tư vấn pháp luật: TVPL
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao: VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân: VKSND
Tòa án Nhân dân Tối cao: TANDTC
Tòa án nhân dân: TAND
Đoàn luật sư ĐLS
Văn phòng luật sư: VPLS
Cơ quan điều tra: CQĐT
Hội thẩm nhân dân; HTND
Hội đồng xét xử: HĐXX
Xã hội hóa: XHH
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam hiện nay với định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống
pháp luật hướng tới mục đích xây dựng nhà nước pháp quyền, việc ghi nhận và
mở rộng các quyền cơ bản của con người cho phù hợp với sự phát triển chung của
thế giới là một tất yếu khách quan. Quyền cơ bản của con người được ghi nhận
trong nhiều lĩnh vực của hệ thống pháp luật, trong đó có tố tụng hình sự (TTHS).
Quyền con người trong TTHS rất rộng lớn nhưng tựu chung bao gồm một số
quyền cơ bản như: Quyền được xét xử công bằng; Quyền được bình đẳng trước
tòa án; Quyền bào chữa (QBC); Người chưa thành niên phải được áp dụng thủ tục
tố tụng hình sự đặc biệt... Nhà nước thông qua các hoạt động TTHS để giải quyết
các vụ án hình sự nhằm bảo vệ trật tự xã hội nhưng cũng tại đó số phận pháp lý
của những chủ thể bị buộc tội sẽ được định đoạt thậm chí là tước bỏ, tuy nhiên ở
họ vẫn có một số quyền không thể bị xâm hại mà phải được pháp luật bảo vệ.
QBC của người bị buộc tội (NBBT) trong TTHS là một quyền quan trọng. Quyền
này là một biện pháp tố tụng không chỉ bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của NBBT
mà còn là công cụ quan trọng để xác định được sự thật khách quan của vụ án. Bên
cạnh những chủ thể bị buộc tội thông thường có thể tự bào chữa để bảo vệ mình
thì cũng tồn tại những chủ thể bị buộc tội không bình thường, đó là những chủ thể
có thiệt thòi hơn những chủ thể khác vì gặp phải những khó khăn nhất định khiến
họ không thể tự bảo vệ mình trước những cáo buộc khi tham gia tố tụng hình sự
và thật không công bằng khi những chủ thể này cũng bị đối xử như những chủ thể
thông thường khác. Đối với những trường hợp này QBC sẽ không được bảo đảm
nếu như họ không nhận được sự giúp đỡ bào chữa từ người khác. Chính vì thế
trong quá trình TTHS đối với một số trường hợp đặc biệt luôn tồn tại những quy
định được áp dụng riêng cho họ, trong lý luận hiện nay gọi đây là trường hợp bào
chữa bắt buộc, còn trong thực tiễn gọi là bào chữa chỉ định. Sự tham gia bắt buộc
của người bào chữa trong những vụ án này không chỉ là những quy định mang
1
tính nhân đạo để bảo vệ quyền lợi của người bị buộc mà nó còn là vì lợi ích của
công lý, bảo vệ pháp chế, công bằng xã hội giúp cho việc giải quyết vụ án hình
sự một cách nhanh chóng, khách quan góp phần tránh được oan sai.
Bào chữa bắt buộc (BCBB) được coi như là một thủ tục tố tụng đặc biệt đối
với những chủ thể đặc biệt trong TTHS, tuy nhiên chế định này ngay cả trong lý
luận và thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra. Những bất cập đó đã dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng cũng như những
thiếu sót về cơ chế, đã làm sai lệch bản chất nhân đạo, ý nghĩa tốt đẹp của quy
định đó trong thời gian qua. Với những thách thức nêu trên những vấn đề về
BCBB đòi hỏi cần phải hoàn thiện hơn để đảm bảo quy định này được phát huy
trong thực tiễn. Từ những trình bày trên cho thấy mục đích nghiên cứu về BCBB
để hoàn thiện chế định này là nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng yêu cầu đổi mới tư
pháp ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những đòi hỏi trên của thực tiễn, tác giả
chọn đề tài “Bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam” để nghiên cứu
luận án tiến sĩ, chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự tại Học viện Khoa
học Xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận và
thực trạng áp dụng BCBB tại Việt Nam, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng BCBB trong TTHS nước ta. Những vấn đề, kết luận từ nghiên
cứu này sẽ là cơ sở để các học giả tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về bào chữa bắt
buộc trong TTHS tại Việt Nam trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục đích này, luận án đề ra các nhiệm vụ như:
- Làm rõ vấn đề lý luận về BCBB trong TTHS ở Việt Nam như : cơ sở hình thành
BCBB; khái niệm, vai trò, đặc điểm, ý nghĩa của BCBB trong TTHS ở Việt Nam
- Làm rõ thực trạng chế định của pháp luật và thực tiễn thực hiện chế định
2
về BCBB trong Tố tụng hình sự tại Việt Nam
- Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BCBB và các giải pháp đảm bảo có hiệu
quả cho BCBB trong TTHS tại Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là bào chữa bắt buộc cho người bị buộc tội
trong TTHS Việt Nam (trong phạm vị luận án này tác giả chưa có điều kiện để
nghiên cứu sâu sắc hơn về các chủ thể bị buộc tội là pháp nhân thương mại). Đối
tượng nghiên cứu trong luận án này đang chưa được làm rõ trên cơ sở nghiên cứu các
quan điểm khoa học, quy định của pháp luật TTHS, thực tiễn bào chữa bắt buộc ở nước
ta trong thời gian 11 năm qua (từ năm 2013 đến năm 2023)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài Luận án được nghiên cứu dưới góc độ luật TTHS.
Về pháp luật: Quy định của Tố tụng hình sự ở Việt Nam về bào chữa bắt buộc
từ sau năm 1945. Quy định của Tố tụng hình sự một số quốc gia trên thế giới.
Về thực tiễn bào chữa bắt buộc: Trong tất cả các giai đoạn TTHS ở Việt Nam
từ năm 2013 đến 2023. (Tập trung tại địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận như: Phép duy vật biện
chứng và phép duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm, chủ trương của
ĐCSVN; pháp luật, chính sách của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận các phương pháp cụ thể như:
sử dụng cách thức nghiên cứu đa ngành. Trong đó, nghiên cứu khoa học pháp lý
giữ vị trí chủ đạo, cụ thể áp dụng các phương pháp: nghiên cứu văn bản tài liệu,
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, nghiên
cứu lịch sử, phương pháp so sánh, phỏng vấn điều tra xã hội học, phương pháp
3
tổng kết rút kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình... Tùy từng
nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong các chương Luận án, tác giả sẽ áp dụng
phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm tổng hợp rồi phân tích các tài liệu,
kết quả nghiên cứu đã được công bố và áp dụng trong lĩnh vực luật học, quyền
bào chữa, bào chữa bắt buộc.
- Phương pháp thống kê hình sự: sử dụng để thống kê thực trạng áp dụng
bào chữa bắt buộc trong các hoạt động TTHS Việt Nam từ 2013 đến 2023;
- Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh các vụ án có người bào chữa mời
với các vụ án có người bào chữa được chỉ định khi áp dụng các quy định của
BLTTHS 2003 và các vụ án khi áp dụng các quy định của BLTTHS 2015 tại các
địa bàn đô thị, nông thôn...
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: sử dụng để tổng kết và rút ra những
vấn đề có tính nổi cộm của các vụ án có người bào chữa được mời với các vụ án
có người bào chữa được chỉ định khi áp dụng các quy định của BLTTHS 2003 và
các vụ án khi áp dụng các quy định của BLTTHS 2015. Trên cơ sở tìm hiểu có hệ
thống các báo cáo tổng kết, các báo cáo chuyên sâu về hoạt động tư pháp của các
cơ quan chức năng;
- Phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình: sử dụng trong nghiên cứu các
vụ án có người bào chữa được chỉ định điển hình, để làm rõ tính chất, vai trò, ý
nghĩa của bào chữa bắt buộc trong hoạt động TTHS
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng để thu thập ý kiến của những cán
bộ tư pháp, người có chức danh tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,
Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý, Bào chữa viên nhân dân) đã từng tham gia giải quyết
các vụ án áp dụng bào chữa bắt buộc trong TTHS để làm rõ các thông số, đặc điểm,
định tính, nguyên nhân và điều kiện có liên quan đến bào chữa bắt buộc trong TTHS
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn các nhà khoa học, các cán
bộ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về chỉ định người bào chữa trong
4
TTHS Việt Nam nhằm giải quyết những vướng mắc về lý luận và thực tiễn của
Luận án.
5. Kết quả nghiên cứu của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở bậc tiến sĩ về bào chữa bắt buộc
trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, sau khi hoàn thành dự kiến Luận án sẽ đạt các
kết quả như sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về bào chữa bắt buộc trong TTHS Việt Nam
- Phân tích làm rõ tình hình công tác chỉ định người bào chữa trong TTHS
Việt Nam thời gian 11 năm (từ 2013 đến 2023);
- Làm rõ thực trạng áp dụng bào chữa bắt buộc trong TTHS Việt Nam, chỉ ra
các bất cập, hạn chế của chính sách, quy định của pháp luật TTHS trong hoạt động
áp dụng thực tiễn và nguyên nhân của nó.
- Phân tích, kiến nghị và đề xuất các giải pháp có tính khả thi đối với việc nâng
cao chất lượng bào chữa bắt buộc trong TTHS.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án làm sáng tỏ bản chất nhân đạo, khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa
của bào chữa bắt buộc trong TTHS, các vấn đề lý luận pháp lý về bào chữa bắt
buộc trong hoạt động TTHS. Kết quả của luận án này góp phần bổ sung thêm về
lý luận BCBB trong Tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thực tiễn, có thể sử dụng làm tài
liệu cho công tác tìm hiểu, giảng dạy bộ môn luật TTHS trong các cơ sở đào tạo.
Là nguồn tư liệu tham khảo trong công tác hoàn thiện các quy định của BLTTHS,
đồng thời có giá trị trong việc nâng cao nhận thức của những người đang áp dụng
thực tiễn trong lĩnh vực Tố tụng hình sự.
7. Kết cấu của Luận án
Cùng với phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
5
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình
sự Việt Nam
Chương 3: Thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng bào
chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường bảo đảm
bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam
6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam hiện nay, chưa từng có một đề tài cấp luận án tiến sĩ nghiên cứu
về bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự mặc dù có khá nhiều công trình nghiên
cứu về quyền bào chữa của người bị buộc tội, người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, những
vấn đề lý luận liên quan cũng sẽ giúp cho tác giả có được cách tiếp cận đúng đắn về
bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự ở Việt Nam để từ đó tác giả nghiên cứu, thực
hiện công trình khoa học riêng của mình về bào chữa bắt buộc.
Những đề tài nghiên cứu như: chuyên đề khoa học, luận án, luận văn, sách
chuyên khảo, giáo trình, bài báo... tạm chia thành các nhóm như sau:
1.1.1.1. Nhóm đề tài nghiên cứu về quyền bào chữa, quyền của người dưới 18 tuổi
trong TTHS
- Luận án tiến sĩ mang tên “Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự” của Hoàng Thị Sơn, hoàn thành tại Đại học Luật Hà Nội
vào năm 2003, được coi là công trình nghiên cứu tiên phong ở cấp độ tiến sĩ luật
liên quan đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Nghiên cứu này đã đi sâu phân
tích các quan điểm đa dạng về quyền bào chữa, đồng thời định nghĩa rõ ràng khái
niệm này, từ đó làm sáng tỏ nền tảng lý luận và vai trò của việc thực hiện quyền
bào chữa. Tác giả cũng giải thích mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và
việc thực thi quyền bào chữa, đồng thời đánh giá vai trò của người bào chữa trong
tố tụng hình sự tại Việt Nam. Mặc dù luận án cung cấp các phân tích có giá trị và
cấu trúc logic, một số nội dung cần cập nhật để phù hợp với những thay đổi trong
pháp luật và thực tiễn sau năm 2003. Đặc biệt, nghiên cứu chưa tập trung sâu vào
vấn đề bào chữa bắt buộc. Những nội dung này sẽ được tác giả tiếp tục học hỏi,
phát triển thêm trong các nghiên cứu tiếp theo.
- Luận án “Thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện
nay” của Đặng Trần Thanh Ngọc, bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội năm 2016,
7
tiếp tục phân tích các khái niệm và nền tảng lý luận về quyền bào chữa, đồng thời
nhấn mạnh ý nghĩa của quyền này đối với bị can, bị cáo. Tuy nhiên, luận án vẫn
chưa đi sâu vào bào chữa bắt buộc, đây là vấn đề mà tác giả các nghiên cứu sau
sẽ kế thừa và phát triển.
- Tác giả Cao Thị Ngọc Hà với luận án “Chức năng bào chữa trong tố tụng
hình sự Việt Nam” (2019, Học viện Khoa học Xã hội) đã tập trung làm rõ lý luận
về chức năng bào chữa. Nghiên cứu này đề cập đến cơ sở pháp lý, khái niệm, đặc
điểm, và vai trò của chức năng bào chữa, cũng như các hình thức thực hiện như
tự bào chữa và nhờ người bào chữa. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng bào chữa.
- Ngoài các luận án, các tài liệu chuyên khảo cũng đóng góp quan trọng vào
lĩnh vực này. Sách “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên” (năm 2022,
NXB Công an nhân dân) do Nguyễn Thị Phương Hoa và Lê Huỳnh Tấn Duy đồng
chủ biên đã phân tích chính sách tư pháp đối với người chưa thành niên từ nhiều
góc độ, bao gồm cả chương trình tư pháp phục hồi và các nguyên tắc trong quá
trình tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.
- Cuốn chuyên khảo “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với
người dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của Liên Hợp Quốc” (năm 2018,
NXB Đại học Quốc gia TP. HCM) của Lê Huỳnh Tấn Duy tập trung so sánh pháp
luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi
- Các luận án khác như của Lê Minh Thắng (Bảo đảm quyền của người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt Nam; năm 2012 tại Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ); Trần Hưng Bình (Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam;
năm 2013 tại Học viện khoa học xã hội), Nguyễn Hữu Thế Trạch (Quyền bào
chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt Nam
năm 2014 ) tại Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, và Hoàng Minh Đức
8
(Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay
năm 2016 tại Học viện khoa học xã hội) đều tiếp cận quyền bào chữa của người
chưa thành niên từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cả bào chữa bắt buộc,
chính sách hình sự, và quyền lợi hợp pháp của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên,
các nghiên cứu này thường tập trung vào nhóm đối tượng người chưa thành niên
mà chưa mở rộng phân tích sang các đối tượng khác hoặc chi tiết hóa về bào chữa
bắt buộc trong toàn bộ hệ thống tố tụng hình sự.
Những nội dung này sẽ là nguồn tham khảo quý giá cho các tác giả tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm làm sáng tỏ hơn nữa về quyền bào chữa
và hiệu quả thực thi trong thực tiễn pháp luật Việt Nam.
1.1.1.2. Nhóm đề tài nghiên cứu liên quan đến người bào chữa trong TTHS
- Tác giả Phan Trung Hoài với luận án“ Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện
pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay” tại Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003; Tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quyền
và nghĩa vụ của luật sư ở Việt Nam. Tuy nhiên luận án này chỉ xoay quanh những
quy định về luật sư mà chưa làm sáng tỏ những lý luận về người bào chữa, người
bào chữa chỉ định. Những nội dung của luận án này sẽ được tác giả kế thừa, học
hỏi và phát triển bổ sung thêm khi thực hiện luận án của mình.
- Luận án tiến sĩ "Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam" của Nguyễn Huỳnh Huyện (2012) tại
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã tập trung phân tích
những lý luận cơ bản liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Tuy
nhiên, luận án chủ yếu xoay quanh các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý và
nhóm đối tượng thụ hưởng theo luật định, chưa làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về
người bào chữa chỉ định. Những nội dung từ luận án này sẽ được tác giả kế thừa,
bổ sung và phát triển trong các nghiên cứu của mình.
- Luận án tiến sĩ "Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự" của Ngô Thị Ngọc Vân (2016), Trường Đại học Luật Hà Nội,
9
đã định nghĩa hoạt động bào chữa là tập hợp các công việc và thao tác của luật sư
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Nghiên cứu này
nêu bật vai trò quan trọng của luật sư trong xét xử sơ thẩm nhưng cũng chỉ ra
nhiều hạn chế trong thực tiễn.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (2013) tại Trường Đại học Luật Hà
Nội của Phan Thị Thanh Mai đã làm rõ khái niệm, ý nghĩa và điều kiện cần thiết
cho chức năng bào chữa của luật sư, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa.
- Sách "Thể chế về luật sư và hành nghề luật sư trong nhà nước pháp quyền"
(Nguyễn Văn Tuân, NXB Tư pháp năm 2021) hệ thống hóa khái niệm và đặc điểm
về luật sư trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, phân tích thực trạng pháp
luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện liên quan đến hành nghề luật sư.
- Giáo trình "Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự"
(Ngô Thị Ngọc Vân và Lê Thị Thúy Nga, 2020) trình bày chi tiết các kỹ năng
quan trọng mà luật sư cần trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, từ giao tiếp,
nghiên cứu hồ sơ đến tranh tụng tại tòa án.
- Cuốn sách "Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015"
(Nguyễn Ngọc Anh và Phan Trung Hoài đồng chủ biên, NXB chính trị quốc gia
sự thật, năm 2018) tập trung phân tích các quy định mới liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của người bào chữa, nhấn mạnh vai trò tranh tụng trong tố tụng hình sự.
- Bài viết “Thực trạng khó khăn, vướng mắc của luật sư khi tham gia bào
chữa trong vụ án hình sự từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực pháp
luật” năm 2021 của Lê Lan Chi trong kỷ yếu hội thảo Kiến nghị hoàn thiện chính
sách, pháp luật từ thực tiễn tranh tụng hình sự của luật sư sau khi Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015 có hiệu lực pháp luật chỉ ra những khó khăn và vướng mắc mà luật
sư gặp phải khi thực hiện quyền bào chữa theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015,
đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục.
10
- Đề tài cấp Nhà nước “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới
thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của Trần Văn Độ và Đỗ
Văn Đương (2013) phân tích toàn diện lý luận và thực tiễn về đổi mới thủ tục tố
tụng hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nhấn mạnh chức năng và
nhiệm vụ của các bên trong tố tụng hình sự.
- Ngoài ra, các công trình khác như giáo trình, sách tham khảo và các bài
báo khoa học như: “Kỹ năng hành nghề luật sư - Kỹ năng tranh tụng” do TS. Phan
Hữu Thư chủ biên, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012; “Địa vị pháp
lý và mối quan hệ của người bào chữa với bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”-
TS. Nguyễn Văn Tuân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5 (134)/2003; “Nguyên
tắc suy đoán vô tội” của TS. Nguyễn Thái Phúc, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
tháng 11(223)/2006; “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự Việt Nam thông qua nguyên tắc suy đoán vô tội” của PGS.TS. Phạm Văn
Tỉnh, 2011; “Nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật. Lý luận và thực tiễn” của TS. Nguyễn Quang Hiền, tạp chí TAND
tháng 10/2012; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”, của Lê Văn Cảm, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội, 2001; “Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, của
Hoàng Thị Minh Sơn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; “Bình luận các vướng
mắc trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự” của Phạm Minh Tuyên, NXB
Thanh niên, Hà Nội, năm 2021 đã góp phần làm sáng tỏ lý luận về quyền và nghĩa
vụ của người bào chữa. Dù vậy, các nghiên cứu này phần lớn tập trung vào quyền
bào chữa nói chung mà chưa đi sâu vào bào chữa bắt buộc. Hiện nay với sự phát
triển không ngừng của xã hội, dần tiến tới những bước văn minh của nhân loại,
đòi hỏi về việc mở rộng quyền bào chữa, đảm bảo quyền bào chữa của con người
trong TTHS ngày càng cấp bách, các quy định của pháp luật hình sự cần được
hoàn thiện hơn, các tác giả đã đưa ra được những luận giải về trách nhiệm của các
chủ thể tiến hành tố tụng, các giải pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo quyền của
người bào chữa. Tuy nhiên các công trình này mới chỉ đưa ra được thực trạng và
11
luận giải về quyền bào chữa và người bào chữa nói chung mà chưa đi sâu, chi tiết
hẳn về bào chữa bắt buộc, những nội dung trong các công trình này sẽ được tác
giả kế thừa, học hỏi rất nhiều và sẽ phát triển bổ sung thêm khi thực hiện luận án
của mình.
1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới về các chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền bào chữa
- Tác giả Lương Thị Mỹ Quỳnh với luận án “Bảo đảm quyền có người bào
chữa của người bị buộc tội - So sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và
Mỹ ” Trong nghiên cứu này Tác giả đã so sánh rất chi tiết, mạch lạc những quy
định về quyền bào chữa ở Việt Nam với những quy định về quyền bào chữa trong
hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ và Đức. Tuy
nhiên tác giả mới chỉ đề cập đến quyền của người bị buộc tội mà không có so sánh
chuyên sâu về chế định bào chữa bắt buộc giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
Những nội dung của luận án này sẽ được tác giả kế thừa, học hỏi và phát triển bổ
sung thêm khi thực hiện luận án của mình.
- Cuốn sách chuyên khảo "Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên"
do NXB Công an nhân dân phát hành tại Hà Nội vào năm 2022 có sự đóng góp
của Đinh Văn Đoàn và Hà Ngọc Quỳnh Anh với bài viết "Nguyên tắc bảo đảm
giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - Tiếp cận từ một số chuẩn mực quốc tế." Bài
viết đã làm rõ các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Công ước Quốc tế về
Quyền trẻ em, Bình luận chung số 24 của Ủy ban Quyền trẻ em thuộc Liên Hợp
Quốc, Quy tắc Bắc Kinh 1985 về tư pháp với người vị thành niên, cũng như
Hướng dẫn về tư pháp liên quan đến trẻ em là nạn nhân hoặc nhân chứng của tội
phạm từ Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc. Nhóm tác giả cũng đã phân
tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến nguyên
tắc đảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án có người dưới 18 tuổi
tham gia, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành cũng
12
như các khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Từ đó, các tác giả đưa ra những khuyến
nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần
nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nguyên tắc này.
- “Report on the right to counsel in criminal law and practice in Việt Nam”
(Báo cáo quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam) do
nhóm nghiên cứu Nguyễn Hưng Quang và cộng sự thực hiện và hoàn thành năm
2012; “Khảo sát Luật sư chỉ định theo pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn tại
Việt Nam” do Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng Quang và Cộng sự thực hiện năm
2012; “Báo cáo tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế
giới (Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc)” do Viện kiểm sát
nhân dân tối cao thực hiện năm 2015; “Những điểm mới về chế định bào chữa
trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Phan Trung Hoài, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia năm 2016; Trong các công trình, bài viết nhóm này cho
thấy các tác giả đã nghiên cứu các văn bản pháp lý quan trọng của quốc tế và khu
vực về chỉ định người bào chữa kết hợp nghiên cứu một số vụ án điển hình mà
Hội đồng Nhân quyền quốc tế, Tòa án nhân quyền Châu Âu đánh giá vi phạm
quyền bào chữa, nghiên cứu so sánh về áp dụng pháp luật đảm bảo quyền bào
chữa tại một số quốc gia gồm: Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung
Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự
và thực tiễn thực hiện quyền bào chữa tại mỗi quốc gia và đã rút ra kết luận về
tình hình thực hiện quyền bào chữa của từng mô hình tố tụng. Đây là những ưu
điểm mà tác giả sẽ kế thừa, học hỏi khi nghiên cứu luận án của mình.
1.1.2. Tinh hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm từ
các quốc gia khác là một yêu cầu tất yếu và khách quan. Mỗi quốc gia đều có lịch
sử hình thành và phát triển hệ thống lý luận pháp lý riêng biệt, được định hình bởi
các yếu tố như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và đặc điểm pháp luật đặc thù.
Do đó, việc nghiên cứu tổng quan các công trình học thuật từ nước ngoài không
13
chỉ giúp mở rộng góc nhìn, đưa ra các quan điểm đa chiều mà còn tạo cơ hội so
sánh, đối chiếu với hệ thống lý luận pháp lý của Việt Nam. Từ đó, người nghiên
cứu có thể đúc kết được những kinh nghiệm và bài học quý giá trong việc xây
dựng, nghiên cứu, cũng như thực thi pháp luật.
Các công trình nghiên cứu quốc tế, bao gồm giáo trình, sách chuyên khảo,
bài báo khoa học và các đề tài nghiên cứu liên quan, được phân loại thành các
nhóm chủ đề cụ thể như sau:
1.1.2.1. Nhóm đề tài nghiên cứu về luật pháp quốc tế đảm bảo quyền con người,
quyền bào chữa
Các công trình nghiên cứu quốc tế đã tập trung làm rõ các tiêu chuẩn pháp
lý toàn cầu về quyền con người, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người
trong tố tụng hình sự. Chẳng hạn, GS. Amartya Sen trong bài viết "Dân chủ như
một giá trị toàn cầu" đã phân tích vai trò của dân chủ trong việc bảo vệ quyền con
người. Các tài liệu như "Rights of the People: Individual Freedom and Bill of
Rights" của Melvin Urofski hay "Understanding Human Rights" do TS. Wolfgang
Benedel chủ biên (NXB Tư pháp; 2008) cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về quyền
tự do và nhân quyền. Trong đó, quyền bào chữa được công nhận là yếu tố cốt lõi
để đảm bảo xét xử công bằng theo các văn bản như UDHR, ICCPR, ECHR, Công
ước Châu Mỹ về nhân quyền 1969, hay Tuyên ngôn Dakar (2000).
TS. Christoph Safferling, với nghiên cứu "Towards an International Criminal
Procedure" (Hướng tới một thủ tục tố tụng hình sự quốc tế); (2013), đã so sánh
các hệ thống tố tụng hình sự tại Anh - Mỹ và châu Âu lục địa, đồng thời phân tích
Quy chế Rome như một nỗ lực hài hòa giữa các hệ thống pháp luật này. UNICEF,
qua cuốn "Justice for Children: Detention as a Last Resort" (Công lý cho trẻ em:
Giam giữ là giải pháp cuối cùng) đã khảo sát hệ thống tư pháp trẻ em tại một số
quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, đưa ra kết luận rằng việc giam giữ trẻ chỉ
nên là giải pháp cuối cùng nhằm giải quyết gốc rễ của hành vi phạm tội.
14
Các tài liệu như "Juvenile Justice: A Guide to Theory, Policy, and Practice"
(Tư pháp vị thành niên: Hướng dẫn về lý thuyết, chính sách và thực hành) của
Steven M. Cox và đồng sự (2013) giúp hệ thống hóa các chính sách và lý thuyết
tư pháp vị thành niên, trong khi các bài viết phân tích pháp lý của Liên Hợp Quốc,
như "Basic Principles on the Role of Lawyers" (Những nguyên tắc cơ bản về vai
trò của luật sư) (2019), đã nhấn mạnh nguyên tắc độc lập của tòa án trong việc
đảm bảo quyền bào chữa.
1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về hệ thống pháp luật của các quốc gia trên
thế giới gắn liền với mô hình tố tụng đặc trưng, vai trò của luật sư và hoạt động
bào chữa trong tố tụng hình sự
Ngoài ra, các nghiên cứu so sánh hệ thống pháp luật của các quốc gia, như
"Major Legal Systems in the World Today" (Các hệ thống pháp luật chính trên
thế giới ngày nay) của Rene David và John E.C. Brierly (2017) hay "Comparative
Law" (Luật so sánh) của Michal Bogdan (2014), cũng làm rõ các đặc điểm của
từng mô hình tố tụng, từ tranh tụng đến thẩm vấn. Tác phẩm "Tư pháp hình sự so
sánh" của Philip L. Reichel (2019) đã chỉ ra sự khác biệt về cách tiếp cận tố tụng
giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới, từ đó rút ra bài học áp dụng cho Việt
Nam trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hiệu quả hơn.
Các nghiên cứu thực tiễn khác, như luận án của Benjamin Schwall “A Study
of How Different Incentive Systems Can Impact Criminal Defense - Một nghiên
cứu về cách các hệ thống khuyến khích khác nhau có thể tác động đến việc bào
chữa tội phạm” Đại học Clemson, Hoa Kỳ (2017) về ảnh hưởng của thù lao luật
sư bào chữa, hay của Stephanie Aurora Cardenas “The Influence of Prosecutorial
Overcharging on Defendant and Defense Attorney Plea Decision Making:
Documenting and Debiasing the Anchoring Effect - Ảnh hưởng của việc buộc tội
quá cao đối với việc ra quyết định của bị cáo và luật sư bào chữa: Ghi chép và
làm rõ tác động” Đại học New York, Hoa Kỳ (2021) về tác động của truy tố quá
mức, đã cung cấp góc nhìn mới về những thách thức trong bảo vệ quyền lợi bị
15
cáo. Từ các bài viết chuyên sâu đến các công trình nghiên cứu hệ thống pháp luật
Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, bài học rút ra là việc đảm bảo quyền bào chữa và xét xử
công bằng cần được thực hiện ngay từ những giai đoạn đầu tiên của tố tụng.
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Về lý luận
* Những kết quả đạt được:
- Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy các đề tài tập trung
nghiên cứu và chủ yếu nghiên cứu về quyền bào chữa, chức năng bào chữa, chính
sách pháp luật TTHS cho trẻ vị thành niên trong các giai đoạn tố tụng. Các nghiên
cứu đã làm rõ và sâu sắc về khái niệm, vai trò, ý nghĩa, đặc điểm, nội dung, của
quyền bào chữa. Với các công trình đã công bố tác giả có thể tiếp thu, kế thừa.
Trên cơ sở đó, tác giả sẽ vận dụng vào việc nghiên cứu toàn diện về bào chữa bắt
buộc trong TTHS Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu về hoạt động của người bào chữa đã trang bị
những kiến thức cơ bản cho việc nghiên cứu sự cần thiết, tầm quan trọng, vai trò,
ý nghĩa của người bào chữa trong bào chữa bắt buộc ở Việt Nam.
- Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu ở nước ngoài, các nghiên cứu so
sánh giữa quyền bào chữa, hoạt động bào chữa của luật sư ở Việt Nam và một số quốc
gia trên thế giới là vô cùng bổ ích đã gợi mở cho tác giả nhiều ý tưởng mới mẻ để tác
giả có thể kế thừa trong việc thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
* Những vấn đề còn chưa thống nhất:
- Việc các tác giả nghiên cứu lý thuyết về quyền bào chữa và người bào chữa vẫn
còn những quan điểm chưa thống nhất, khiến cho việc xây dựng những khái niệm
mang tính công cụ để nghiên cứu gặp khó khăn. Bên cạnh đó vẫn chưa có những kết
quả nghiên cứu về bào chữa bắt buộc trong TTHS mang tính liên ngành, đa ngành để
tác giả có thể học hỏi, tiếp cận để triển khai đề tài nghiên cứu của mình
- Nhiều đề tài mới chỉ nghiên cứu về quyền bào chữa, người bào chữa trong
Tố tụng hình sự nói chung thấy chưa có đề tài cấp luận án nào nghiên cứu về
16