Luận án Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay

Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tòa án nhân dân (TAND) có vị trí trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt động của TAND nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của bị cáo, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giảm thiểu những oan, sai trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, pháp luật tố tụng hình sự quy định TAND thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các cấp xét xử hiện nay là cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, lần đầu tiên vụ án hình sự được đưa ra xem xét công khai với tất cả các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra cùng với các chứng cứ mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện, trực tiếp. Tại đây, những người tham gia tố tụng bình đẳng với nhau cùng với sự có mặt của cơ quan và người tiến hành tố tụng. Bị cáo thực hiện quyền của mình tại phiên tòa như tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được quyền trình bày quan điểm gỡ tội của mình trước Tòa án. Bảo đảm quyền của bị cáo, Thẩm phán và Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ xét xử phải độc lập tuân thủ các nguyên tắc trong tố tụng, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án ra phán quyết phải dựa trên kết quả tranh tụng giữa Kiểm sát viên (KSV) và người bào chữa cho bị cáo

pdf232 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÕ QUỐC TUẤN B¶O §¶M QUYÒN CñA BÞ C¸O TRONG HO¹T §éNG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N NH¢N D¢N CÊP TØNH ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÕ QUỐC TUẤN B¶O §¶M QUYÒN CñA BÞ C¸O TRONG HO¹T §éNG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N NH¢N D¢N CÊP TØNH ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƢƠNG HỒ HẢI 2. TS. TRẦN THÁI DƢƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Võ Quốc Tuấn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ................................................................... 10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án .................................................................................... 26 1.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ............................................................................................ 31 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH ...................................................... 35 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh................................................................................................. 35 2.2. Nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ......................................................................................................... 53 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh .................................................................................................. 64 2.4. Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam .............................................................................. 68 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......... 76 3.1. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật ............................................................................................... 77 3.2. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ....................................... 89 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................ 123 4.1. Quan điểm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 123 4.2. Giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 135 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 158 PHỤ LỤC ................................................................................................... 173 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐXX HSPT HSST HTND : : : : Hội đồng xét xử Hình sự phúc thẩm Hình sự sơ thẩm Hội thẩm nhân dân KSV NXB NCS : : : Kiểm sát viên Nhà xuất bản Nghiên cứu sinh TNHS TTHS TAND TANDTC : : : : Trách nhiệm hình sự Tố tụng hình sự Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tối cao VKS VKSND : : Viện kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tòa án nhân dân (TAND) có vị trí trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt động của TAND nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của bị cáo, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giảm thiểu những oan, sai trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, pháp luật tố tụng hình sự quy định TAND thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các cấp xét xử hiện nay là cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, lần đầu tiên vụ án hình sự được đưa ra xem xét công khai với tất cả các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra cùng với các chứng cứ mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện, trực tiếp. Tại đây, những người tham gia tố tụng bình đẳng với nhau cùng với sự có mặt của cơ quan và người tiến hành tố tụng. Bị cáo thực hiện quyền của mình tại phiên tòa như tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được quyền trình bày quan điểm gỡ tội của mình trước Tòa án. Bảo đảm quyền của bị cáo, Thẩm phán và Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ xét xử phải độc lập tuân thủ các nguyên tắc trong tố tụng, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án ra phán quyết phải dựa trên kết quả tranh tụng giữa Kiểm sát viên (KSV) và người bào chữa cho bị cáo. Các quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mới chỉ là điều kiện cần, chúng không mặc nhiên được thực hiện khi bị cáo tham gia quan hệ pháp luật về tố tụng hình sự (TTHS). Để bị cáo công khai thực hiện được các quyền của mình tại phiên tòa cần phải có nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể khác là các cơ quan tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng khác. Cùng với đó là những điều kiện cụ thể phải có như sự tham gia của các cơ quan bổ trợ tư 2 pháp, giám sát của nhân dân, cơ quan báo chí và truyền thông đối với hoạt động xét xử của Tòa án và các điều kiện, phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Nói cách khác, để các quyền của bị cáo trở thành hiện thực, để bị cáo thụ hưởng, sử dụng các quyền của mình cần phải có sự bảo đảm từ phía Nhà nước được biểu hiện thông qua hành vi của cơ quan và những người tiến hành, người tham gia tố tụng và các chủ thể khác. Xét về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, TAND cấp tỉnh xét xử những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt là trên 15 năm tù, chung thân, tử hình. Chế tài hình sự áp dụng cho bị cáo đối với những vụ án sơ thẩm hình sự ở TAND cấp tỉnh nghiêm khắc như vậy nên càng không cho phép bất cứ có sự sai sót, hay “tai nạn công lý” đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe hơn trong hoạt động xét xử của TAND cấp tỉnh so với phiên tòa hình sự ở TAND cấp huyện. Theo đó TAND cấp tỉnhphải bảo vệ quyền cho bị cáo tốt nhất, hạn chế oan, sai trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, TAND cấp tỉnh xét xử vụ án hình sự có bị cáo ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài, hoặc vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là những người đã từng làm công tác tiến hành tố tụng, nguyên cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Xét xử những tội phạm có tính chất nghiêm trọng và phức tạp như vậy đặt ra yêu cầu cao không chỉ đối với chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. Chỉ khi đó, hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh mới đáp ứng được nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm các quyền của bị cáo. Nhằm phát huy vai trò của TAND cấp tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, các biện pháp để nâng cao chất lượng, năng lực xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND), 3 KSV, đội ngũ luật sư, cơ quan bổ trợ tư pháp. Yêu cầu đặt ra là bản án được tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vừa không làm oan người vô tội nhưng phải bảo đảm các quyền của bị cáo tại phiên tòa. Những nỗ lực trên đây được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật TTHS năm 2003, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật TTHSnăm 2015 Những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Tỷ lệ các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND cấp tỉnh gây oan, sai, vi phạm tố tụng xâm phạm đến quyền của bị cáo đã giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, một số Thẩm phán, HTND, KSV chưa có ý thức tôn trọng và bảo vệ các quyền của bị cáo hoặc yếu kém về năng lực chuyên môn, trong khi một số quy định pháp luật còn bất cập, gây khó khăn cho bị cáo thực hiện các quyền của mình cũng như người bào chữa cho bị cáo chưa hoàn toàn được độc lập để phát huy tốt vai trò trong nhiệm vụ bảo vệ các bị cáo. Tình hình này cho thấy, các quyền của bị cáo ở một số phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở một số địa phương chưa được bảo đảm.Trước yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xuất phát từ thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh thời gian qua còn nhiều bất cập,vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân. Tình hình đó làm cho một bộ phận người dân mất tin vào công lý, vào hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng để có những kiến nghị về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là nhiệm vụ cấp thiết. Từ những lý do trên đây, tác giả chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã ngành 62.38.01.01. 4 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án thực hiện nhiệm vụ sau: - Tổng quan, đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Phân tích những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, phương thức và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. - Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu sơ cấp (phiếu khảo sát điều tra và phỏng vẫn sâu) và dữ liệu thứ cấp (các số liệu qua các công trình nghiên cứu và các báo cáo tổng kết liên quan trực tiếp đến luận án), tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam thông qua hai phương thức bảo đảm, đó là: Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật; bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phân tích, đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tụcbảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, được thể hiện 5 trong quy định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan như Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư tại phiên toà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi không gian lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi các TAND cấp tỉnh. - Phạm vi hoạt động xét xử của toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2016. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án lấyquan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật XHCN làm cơ sở phương pháp luận; đặc biệt coi trọng những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự . Trên cơ sở đó, phân tích các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp lịch sửđể giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung đề tài luận án. Để thực hiện luận án, tác tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên phương diện quyền. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền: Tiếp cận dựa trên quyền được sử dụng để nghiên cứu việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam với tính cách là một phương pháp nghiên cứu quan trọng được sử dụng trong luận án này. Theo đó, mọi hoạt động từ việc ghi nhận quyền trong pháp luật đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan đều lấy quyền con người, quyền công dân của bị cáo 6 làm xuất phát điểm. Quyền của bị cáo đặt trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lí cho các chủ thể có liên quan là phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền, biến khả năng được hưởng quyền đó thành hiện thực trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu và cũng là định hướng tư duy cho tác giả khi triển khai các vấn đề nghiên cứu trong luận án. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền được tác giả sử dụng để nhận diện khái niệm, nội dung các quyền của bị cáo; khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là phương pháp được sử dụng để tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, nghiên cứu đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; đánh giá những ưu điểm, hạn chế của thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; lý giải các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp lịch sử - cụ thể Đây là phương pháp được sử dụng trong Chương 2, Chương 3 để nghiên cứu quá trình phát triển các quan điểm, chủ trương của Đảng về thẩm quyền và vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự, về các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống được sử dụng ở Chương 2, Chương 3 để phân tích vị trí, vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp nói chung và đổi mới tổ chức, hoạt động củaTAND cấp tỉnh nói riêng. 7 - Phương pháp thống kê - so sánh Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án, qua đó rút ra bài học và lựa chọn những giá trị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với Việt Nam. - Phương pháp thống kê cũng là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ những biến đổi về mặt lượng, luận án tạo được căn cứ vững chắc để đi sâu phân tích, đánh giá các biểu hiện, xu hướng vận động có tính chất khách quan trong việc bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở TAND cấp tỉnh hiện nay. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong khảo sát, tham vấn ý kiến để đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt độngxét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016. Đối tượng lấy phiếu: Chọn đối tượng lấy phiếu, tham vấn là bị cáo, Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư. Lý do NCS chọn đối tượng lấy phiếu như trên đây, đối với bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là những chủ thể được bảo bảo đảm quyền. Các chủ thể gồm Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư là nhữ
Luận văn liên quan