Luận án Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam hiện nay

1.3. Nội dung bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin đất đai1.3.1. Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai1.3.1.1. Bảo đảm mọi công dân, cá nhân và tổ chức tiếp cận thông tin về đất đai bình đẳng, công bằng theo pháp luậtTại Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin 2016 qui định: “1. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; 2. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; 3. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; 4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; 5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác; 6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Như đã phân tích ở trên tiếp cận thông tin là một quyền nền tảng và quan trọng để bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác của công dân. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật tiếp cận thông tin quy định nguyên tắc mọi công dân bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin, Luật quy định nguyên tắc thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

pdf216 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÙI THỊ THUẬN ÁNH BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÙI THỊ THUẬN ÁNH BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số 9380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN QUANG HÀ NỘI, 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu Luận án tác giả có tham khảo một số bài viết, công trình nghiên cứu, các tài liệu của các nhà khoa học và các cơ quan chuyên môn khác, các tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh Bùi Thị Thuận Ánh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................ 5 3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................ 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................. 9 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................ 10 7. Kết cấu của luận án .............................................................................. 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................... 12 1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 12 1.1. Các nghiên cứu về vai trò của quyền tiếp cận thông tin ..................... 12 1.2. Các công trình nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin về đất đai và bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai .................................... 16 2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 22 2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quyền tiếp cận thông tin có liên quan đến quyền tiếp cận thông tin về đất đai ............................ 22 2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quyền tiếp cận thông tin về đất đai và bảo đảm thực hiện quyền tiếp tiếp cận thông tin về đất đai................. 30 2.3. Các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam ................................................................ 40 3. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................... 44 3.1. Những thành tựu trong các công trình mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển .................................................................................................. 45 3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .......................... 47 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................... 48 4.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 48 4.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 48 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ ĐẤT ĐAI ...................... 50 1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền tiếp cận thông tin về đất đai ........ 50 1.1.1. Khái niệm quyền tiếp cận thông tin về đất đai ................................ 50 1.1.2. Đặc điểm của quyền tiếp cận thông tin về đất đai ........................... 54 1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ........................................................................................... 56 1.2.1. Khái niệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ...... 56 1.2.2. Đặc điểm của bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai .... 57 1.3. Nội dung bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin đất đai ..... 62 1.3.1. Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ............ 62 1.3.2. Thành lập các thiết chế bảo bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ...................................................................................................... 66 1.3.3. Cung cấp các phương thức pháp lý bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ................................................................................... 71 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ........................................................................................... 72 1.4.1. Yếu tố về kinh tế ............................................................................ 73 1.4.2. Yếu tố chính trị ............................................................................... 73 1.4.3. Yếu tố văn hóa ................................................................................ 74 1.4.4. Yếu tố pháp luật ............................................................................. 75 1.4.5. Yếu tố về trình độ dân trí ................................................................ 75 1.4.6. Các yếu tố khác .............................................................................. 76 1.5. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam ......................... 77 Kết luận Chương 1 ................................................................................... 83 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............. 84 2.1.Thực tiễn pháp luật về bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam ............................................................................. 84 2.1.1. Thực tiễn bảo đảm bình đẳng, công bằng trong tiếp cận thông tin về đất đai theo pháp luật ............................................................................... 84 2.1.2. Thực tiễn bảo đảm cá nhân, tổ chức tiếp cận đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về đất đai ............................................................................ 87 2.1.3. Thực tiễn căn cứ pháp lý tạm đình chỉ quyền tiếp cận thông tin về đất đai .......... 98 2.2. Thực tiễn thiết chế bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam ............................................................................... 101 2.2.1. Đối với thiết chế mang tính quyền lực nhà nước ........................... 101 2.2.2. Cơ quan, tổ chức khác trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ................................................................................. 107 2.2.3. Những thành tựu đạt được trong thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam................................................. 109 2.2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai .................................................................... 117 2.2.5. Hoạt động tiếp cận thông tin đất đai từ phía chủ thể có quyền tiếp cận ...... 131 Kết luận Chương 2 ................................................................................. 137 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................ 138 3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai . 138 3.1.1. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin đất đai phải dựa trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người và quan điểm của Đảng về bảo đảm các quyền con người .................................................. 138 3.1.2. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai phải luôn gắn liền với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phát huy dân chủ xã hội chủ ................................................................... 141 3.1.3. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai cần gắn với công tác phòng, chống tham nhũng ........................................................ 142 3.1.4. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai phải đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật .................................................................. 144 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ... 144 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm cho người sử dụng đất, các nhân, tổ chức khác tiếp cận thông tin đất đai công bằng, bình đẳng, đầy đủ và kịp thời ......................................................................................................... 145 3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện thiết chế bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ................................................................................. 150 3.2.3. Giải pháp về phương thức bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đât đai ................................................................................................ 155 Kết luận Chương 3 ................................................................................. 163 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ... 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 170 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Stt Nghĩa đầy đủ Viết tắt 1 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị ICCPR 2 Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI 3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ 4 Hội đồng giáo sư nhà nước HĐGSNN 5 Hệ thống thông tin địa lý phân bố qua môi trường WebGIS mạng 6 Phần mềm một cửa điện tử quản lý hồ sơ đất đai tại HCM.Lis TP Hồ Chí Minh 7 Ngân hàng thế giới WB 8 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN &PTNT 9 Tổ chức minh bạch quốc tế TI 10 Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển DEPOCEN 11 Tài nguyên và môi trường TN &MT 12 Tiếp cận thông tin TCTT 13 Thủ tục hành chính TTHC 14 Ứng dụng dịch vụ thông minh trên nền tảng di Hue-S động tại tỉnh Thừa Thiên Huế 15 Xã hội chủ nghĩa XHCN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Tỷ lệ mức độ hài lòng của người dân về việc công khai thông tin từ phía cơ quan chính quyền ................................................................... 113 Biểu đồ 2: Ý kiến người dân về mức độ minh bạch hóa thông tin đất đai tại trụ sở cơ quan nhà nước. ........................................................................ 119 Biểu đồ 3: Ý kiến của người dân về trách nhiệm trợ giúp của cán bô, công chức khi có yêu cầu TCTT đất đai. ................................................................... 124 Biểu đồ 4: Ý kiến của người dân về quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin đất đai. .............................................................................. 132 Biểu đồ 5: Tỷ lệ mức độ quan tâm một số loại thông tin đất đai từ phía cá nhân, tổ chức. ......................................................................................... 134 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin là quyền dân chủ cơ bản của con người cũng là quyền không thể thiếu được trong xã hội hiện nay. Quyền này đã được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Quyền này tiếp tục được khẳng định trong bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và các Công ước quốc tế khác. Ở Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin này của công dân đã được thừa nhận trong Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được ghi nhận trong Điều 25 Hiếp pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Luật Tiếp cận thông tin đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 khẳng định ý nghĩa to lớn của quyền này đối với mọi công dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân chưa được bảo đảm ở một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đất đai. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng của con người. Luật Đất đai 2013 đã đưa ra những quy định cụ thể đối với người sử dụng đất như: Bảo hộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất; quy định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chú trọng hơn đến vấn đề an sinh xã hội như tái định cư, hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhấn mạnh đến quyền được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, cũng mở rộng quyền hạn đối với các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất. Luật đất đai 2024 2 trên cơ sở kế thừa các qui định về quyền TCTT đất đai trong Luật đất đai 2013 nhưng đã bổ sung một điều luật (Điều 24) qui định về quyền tiếp cận thông tin đất đai. Tuy nhiên, xung quanh tài sản quý giá này lại đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp phổ biến như khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, năm 2020 tình hình khiếu nại, giảm về số lượt người đến khiếu nại 4%, nhưng số lượng đơn thư các loại tăng 1,6%, số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai tiếp tục chiếm đa số trong tổng số đơn khiếu nại (61,5%). Về các nội dung tố cáo trong năm 2020 tăng 20,8% số đơn, nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm đa số (64,8%)1. Dự kiến tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn sẽ còn diễn biến phức tạp, chủ yếu xảy ra ở những địa phương có sai phạm, sơ hở, yếu kém trong quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai. Tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp, việc khiếu kiện kéo dài bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong đó có nguyên nhân không nhỏ của việc thiếu minh bạch thông tin về đất đai. Luật tiếp cận thông tin 2016 được ban hành và được xem là một bước tiến quan tạo khuôn khổ pháp lý cho việc có hiệu thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên việc ban hành các văn bản quy định hướng dẫn thực hiện quyền này trong lĩnh vực đất đai vẫn còn tản mạn, vụn mặt ở nhiều văn bản dễ gây khó khăn cho việc tra cứu áp dụng. Chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin về đất đai hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đủ hoặc thực hiện sai 1. 1491869502 3 cũng như trách nhiệm bồi thường khi có hành vi phạm trong công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Trong thời gian qua trên cả nước và ở từng địa phương mặc dù đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, văn hóa nhưng trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay nhiều người vẫn còn thụ động, ít nhạy bén và năng động trong việc tiếp cận các dịch vụ công. Ý thức về nhu cầu thụ hưởng quyền tiếp cận thông tin nói chung, thông tin đất đai nói riêng chưa cao. Chính quyền các địa phương đã có nhiều chính sách ưu tiên nguồn lực kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới, miền núi, tuy nhiên nhiều vùng còn chậm phát triển, dân trí chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn lớn. Một số bộ phận còn có tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, họ hầu như không quan tâm hoặc chủ động tiếp cận đến các thông tin, chính sách trong sách trong tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nơi mình sinh sống. Cơ chế giám sát chưa thực sự hiệu quả, vấn đề giám sát và phản biện xã hội chưa cụ thể. Thông tin đất đai có vai trò quan trọng nhưng không phải người dân nào cũng hiểu và nắ rõ các thông tin đất đai, rất nhiều thông tin không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi ích của cá nhân mà còn liên quan đến cả lợi ích của cả quốc gia. Đơn cử như với một quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới như Việt Nam thì đất nông nghiệp có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế, xã hội. Đất nông nghiệp được thể hiện trong các Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nay là Luật Đất đai 2024. Chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu của cách mạng qua từng giai đoạn và đóng góp vào những thành tựu nổi bật của thời kỳ đổi mới. Thực tiễn theo thống kê của Bộ NN&PTN, trung bình mỗi héc ta đất nông nghiệp thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông thôn, đến cả vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, ở nước ta nghĩ đến an ninh lương thực trong nước là phải nghĩ đến quy 4 hoạch đất cho sản xuất nông nghiệp trước khi nghĩ đến đất cho khu công nghiệp và đô thị. Trung bình mỗi năm, người nông dân Việt Nam phải nhường 74.000 ha2 đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay cho thấy rằng rất nghiêm trọng. Diện tích rừng tự nhiên suy giảm Những thông tin này nhà nước phải bổ biến để mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp cần phải biết phải được tiếp cận để bản thân mỗi người dân chủ động hơn trong các kế hoạch cuộc sống. Mặc dù Luật Đất đai 2024 đã được Quốc hội thông qua cũng đã có những quy định giúp mở rộng hơn về quyền tiếp cận đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua trên cả nước và ở từng địa phương chỉ số tiếp cận đất đai cũng như minh bạch thông tin đất đai đối với người dân và doanh nghiệp trong hầu hết các báo cáo khảo sát đánh giá về vấn đề minh bạch thông tin đất đai đều tụt hạng một cách đáng lo ngại. Cơ hội được tiếp cận thông tin, đóng góp ý kiến của người dân vào vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Việc thiếu minh bạch, độc quyền về thông tin đất đai sẽ khiến gia tăng cơ hội tham nhũng, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực khiến công dân, các doanh nghiệp phải tăng chi phí nỗ lực tìm kiếm thông tin. Chính vì thế, vấn đề hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân về đất đai nhằm đi sâu nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả việc tiếp cận thông tin của công dân nhân về đất đai. Qua đó góp phần bảo đảm quyền con người cũng như bảo đảm một cách hiệu quả sự quản lý phù hợp của cơ quan công quyền, sự đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và 2. (Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính). 5 thực tiễn, phù hợp với xu thế hội nhập sâu và rộng của Việt Nam trong thời kỳ mới. Xuất phát từ những lý do trên nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Đề tài có mục đích là làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn vấn đề bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai, trên cơ sở đó đề xuất nhóm giải pháp có tính khoa học, khả thi nhằm hoàn thiện vấn đề bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài tìm ra các kết quả nghiên cứu đã đạt được về cả lý luận, thực tiễn và xác định các giá trị kế thừa, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về quyền TCTT đất đai và bảo đảm thực hiện quyền TCTT đất đai: khái niệm, đặc điểm của thông tin đất đai, quyền TCTT đất đai, bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai. Nội dung bảo đảm thực hiện quyền TCTT đất đai, phương thức bảo đảm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai. - Làm rõ thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam hiện nay. - Xác định quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện có tính khả thi để bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6 3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Hướng tiếp cận Đề tài tiếp cận theo hướng liên ngành, dựa trên nghiên cứu khoa học quyền con người trong đó có quyền tiếp cận thông tin để nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai. Dưới góc độ luật học (Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Đất đai ) để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về quyền TCTT về đất đai và bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai. Bên cạnh đó có sự kết hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn, như khoa học chính trị, khoa học lý luận nhà nước và pháp luật và kinh tế học. 3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở học thuyết Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền con người và bảo đảm thực hiện quyền con người trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng sử một số lý thuyết về quyền con người nói chung, sử dụng kết hợp với các tri thức của các ngành khoa học khác nhau. - Phương pháp mô tả và phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật, phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong quá trình làm rõ một số qui định của pháp luật liên qua đến bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai như chủ thể có quyền tiếp cận thông tin đất đai, chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin đất đai, phương thức tiếp cận, chi phí tiếp cận . chỉ 7 rõ những kết quả, hạn chế của việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, được sử dụng trong quá trình xây dựng khái niệm, nội dung, đặc điểm của quyền TCTT về đất đai, bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai. Phương pháp này còn được sử dụng khi nêu ra các ý kiến hoặc bình luận các quan điểm, các nội dung qui định của pháp luật và các sự việc phát sinh trong thực tiễn để nghiên cứu sinh có cơ sở thực tiễn khi đưa ra các kết luận khoa học của mình. - Phương pháp so sánh, được sử dụng trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong vấn đề bảo đảm thực hiện quyền TCTT đất đai, mức độ hoàn thiện pháp luật và thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai là cở sở để tác giả xem xét khi đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai ở Việt Nam. - Phương pháp thống kê, được sử dụng trong quá trình nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm thực hiện quyền khi tổng hợp thông tin về đất đai (chương 2 của đề tài). - Phương pháp chứng minh, phương pháp này được sử dụng để chứng minh một số nhận định về thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam tại Chương 2, và các quan điểm, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả vấn đề bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai tại chương 3 của đề tài. - Phương pháp điều tra viết (anket), để có cơ sở thực tiễn tác giả xây dựng hai mẫu phiếu điều tra để khảo sát ý kiến của hai nhóm đối tượng với 15 và 16 câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp ý kiến của một số chuyên gia về một số nội dung liên quan đến đề tài. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau : + Lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai. + Thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai + Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong các yếu tố để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin đất đai có nhiều hình thức bảo đảm khác nhau như bảo đảm về kinh tế, bảo đảm về chính trị, bảo đảm về văn hóa- xã hội .Trong luận án này chúng tôi tập trung nghiên cứu yếu tố bảo đảm về mặt pháp lý thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai bởi lẽ bảo đảm về mặt pháp lý có vai trò quan trọng nhất và có mối quan hệ tác động qua lại với các hình thức bảo đảm khác. Bảo đảm về mặt pháp lý đóng vai trò quan trọng nhất vì nó được thực hiện thông qua công cụ pháp luật. Pháp luật là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, nó luôn tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội nói chung là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, là cơ sở giữ vững nền dân chủ, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Trong lĩnh vực đất đai thì việc người sử dụng đất yêu cầu được cung cấp thông tin đất đai là một biểu hiện của việc họ đang thực hiện quyền mà pháp luật cho phép, pháp luật 9 qui định, để thực hiện quyền này trên thực tế thì vai trò của bảo đảm về mặt pháp lý là quan trọng nhất và có mối liên hệ với các bảo đảm khác. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật vấn đề bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai từ 1/7/2014 đến năm 2023. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai ở Việt Nam hiện nay. Một số thông tin, số liệu cụ thể về nội dung nghiên cứu tại một số địa phương được tác giả sử dụng để làm dẫn chứng đối chiếu, so sánh trong đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Theo tác giả đây là công trình khoa học chuyên khảo đầu tiên ở cấp độ luận án nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các tri thức lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong một lĩnh vực cụ thể đó là đất đai. - Một là, luận án xây dựng thêm các khái niệm, đặc điểm về thông tin đất đai, quyền TCTT đất đai và bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin đất đai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT đất đai. Nghiên cứu này bổ góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai nói chung. - Hai là, từ việc nghiên cứu các qui định của pháp luật và thực trạng bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai tác giả đánh giá được về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai ở Việt Nam hiện nay. - Ba là, luận án xác định các quan điểm và nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai như các qui định về trình tự, thủ tục để bảo đảm thực hiện quyền TCTT đất đai, trách nhiệm của các cơ quan công quyền, các điều kiện bảo 10 đảm để người dân thực hiện quyền TCTT đất đai trên thực tiễn. Nội dung này được phân tích ở chương 3 của đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền TCTT trong lĩnh vực đất là công trình nghiên cứu góp phần bổ sung vào hệ thống tri thức lý luận về vấn đề bảo đảm thực hiện quyền cụ thể là quyền tiếp cận thông tin về đất đai. Là công trình nghiên cứu có tính mới, từ góc độ khoa học pháp lý, dựa trên cơ sở các quy định trong Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác liên quan. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để làm rõ các vấn đề từ lý luận, pháp luật đến thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về đất đai. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc trong pháp luật và thực tiễn thực hiện để bảo đảm thực hiện quyền TCTT đất đai. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyền TCTT về đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan lập pháp và lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật như Luật Đất đai, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Phòng, Chống tham nhũng, Nghị Định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai. Luận án có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật và có giá trị tham khảo đối với các cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật để giải quyết các yêu cầu liên quan để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_thuc_hien_quyen_tiep_can_thong_tin_ve_dat_da.pdf
  • pdfĐIEM MOI. tiếng anh.pdf
  • pdfĐIEM MOI. tieng viet.pdf
  • pdfQĐ thành lập HĐ Bùi Thị Thuận Ánh.pdf
  • pdfTOM TAT LA. tiếng anh.pdf
  • pdfTOM TAT LA. tiếng việt.pdf