Di sản văn hoá phi vật thể là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân
tộc, là một trong các nhân tố của đa dạng văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền
vững. Ngày nay bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể là mối
quan tâm chung của toàn nhân loại. Công ƣớc về bảo vệ DSVHPVT (gọi tắt là
Công ƣớc 2003) của UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia tăng cƣờng các biện
pháp thống kê và ban hành các chính sách cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy vai trò
của DSVHPVT của các quốc gia, trong đó nhấn mạnh đặc biệt tới công tác quản lý
và nghiên cứu khoa học, nhằm bảo vệ có hiệu quả DSVHPVT. Trong quá trình thực
hiện Công ƣớc, UNESCO đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn và các Quyết nghị
nhằm bảo vệ di sản một cách bền vững và phù hợp với từng quốc gia. Nhận thấy
bản chất năng động của DSVHPVT, tháng 6/2016 Đại hội đồng các quốc gia thành
viện đã họp và ban hành quyết nghị trong đó đề cập đến việc bảo vệ DSVHPVT và
phát triển bền vững bao gồm phát triển xã hội toàn diện, phát triển kinh tế toàn diện,
tính bền vững của môi trƣờng, DSVHPVT và hòa bình. Đề cập đến phát triển kinh
tế toàn diện UNESCO khuyến cáo “các quốc gia nỗ lực để tận dụng đầy đủ lợi thế
của DSVHPVT nhƣ một lực lƣợng mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện và công
bằng”, bên cạnh đó UNESCO cũng đƣa ra các khuyến cáo nhằm tạo ra sinh kế bền
vững, năng suất lao động và việc làm bền vững, những tác động của du lịch đối với
bảo vệ DSVHPVT và ngƣợc lại. Đồng thời các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ
DSVHPVT cũng đƣợc UNESCO quy định bổ sung cho Công ƣớc 2003 nhằm làm
cơ sở cho sự phát triển các chuẩn mực đạo đức và công cụ pháp lý phù hợp với từng
quốc gia trong quá trình bảo vệ di sản
265 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương và hát xoan ở Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------------------------------------
Nguyễn Đắc Thủy
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN
Ở PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------------------------------------
Nguyễn Đắc Thủy
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN
Ở PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9319042
Người hướng dẫn khoa học:
TS Lê Thị Minh Lý
PGS.TS Từ Thị Loan
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những luận
điểm nêu ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Đắc Thủy
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................iv
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .......... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 9
1.2. Những khái niệm cơ bản ................................................................................ 17
1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hoá và du lịch .................................................. 23
1.4. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 28
Tiểu kết ................................................................................................................. 40
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG
HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN TRONG KHO TÀNG DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ Ở PHÚ THỌ ..................................................................................... 42
2.1. Khái lƣợc về di sản văn hoá phi vật thể ở Phú Thọ ....................................... 42
2.2. Giá trị của di sản tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vƣơng ................................... 51
2.3. Giá trị của di sản Hát Xoan ............................................................................ 55
Tiểu kết ................................................................................................................. 59
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ .......... 61
3.1. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng
Hùng Vƣơng ......................................................................................................... 61
3.2. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan ................................. 72
Tiểu kết ................................................................................................................. 90
Chƣơng 4: KINH NGHIỆM QUỐC VỀ TẾ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ ........................................................................................................... 92
4.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ................ 92
4.2. Một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể.................................................................................... 109
Tiểu kết ............................................................................................................... 112
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNGVÀ HÁT XOAN .............................. 114
5.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan
và tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ............................................................................. 114
5.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng .. 116
5.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan .............................. 134
5.4. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................ 143
Tiểu kết ............................................................................................................... 144
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 151
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 162
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BBPV Biên bản phỏng vấn
CLB Câu lạc bộ
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DSVH
DSVHPVT
Di sản văn hóa
Di sản văn hóa phi vật thể
GS Giáo sƣ
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sƣ
PL Phụ lục
PVT
THCS
TP
Tr
TS
Phi vật thể
Trung học cơ sở
Thành phố
Trang
Tiến sĩ
TSKH
TW
UBND
Tiến sĩ khoa học
Trung ƣơng
Ủy ban nhân dân
UNESCO
United Nations Educational,
Scientific and Cutural
Organization(Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên
Hiệp quốc)
VHTTDL Văn hóa Thể thao và Du lịch
iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh chia theo loại
hình
43
Biểu đồ 2: Sự phân bố di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh 44
Biểu đồ 3: Sự phát triển thành viên CLB hát Xoan trƣớc khi UNESCO
ghi danh
75
Biểu đồ 4: Sự phát triển các Câu lạc bộ Xoan tại tỉnh Phú Thọ
sau khi UNESCO ghi danh
80
Biểu đồ 5: Tỷ lệ các trƣờng phổ thông đƣa hát Xoan vào giáo dục trên
địa bàn thành phố Việt Trì
81
Biểu đồ 6: Tỷ lệ di tích Hát Xoan đƣợc tu bổ, phục hồi trên toàn tỉnh 84
Biểu đồ 7: Số nghệ nhân có khả năng truyền dạy (trƣớc và sau khi
UNESCO ghi danh)
88
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hoá phi vật thể là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân
tộc, là một trong các nhân tố của đa dạng văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền
vững. Ngày nay bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể là mối
quan tâm chung của toàn nhân loại. Công ƣớc về bảo vệ DSVHPVT (gọi tắt là
Công ƣớc 2003) của UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia tăng cƣờng các biện
pháp thống kê và ban hành các chính sách cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy vai trò
của DSVHPVT của các quốc gia, trong đó nhấn mạnh đặc biệt tới công tác quản lý
và nghiên cứu khoa học, nhằm bảo vệ có hiệu quả DSVHPVT. Trong quá trình thực
hiện Công ƣớc, UNESCO đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn và các Quyết nghị
nhằm bảo vệ di sản một cách bền vững và phù hợp với từng quốc gia. Nhận thấy
bản chất năng động của DSVHPVT, tháng 6/2016 Đại hội đồng các quốc gia thành
viện đã họp và ban hành quyết nghị trong đó đề cập đến việc bảo vệ DSVHPVT và
phát triển bền vững bao gồm phát triển xã hội toàn diện, phát triển kinh tế toàn diện,
tính bền vững của môi trƣờng, DSVHPVT và hòa bình. Đề cập đến phát triển kinh
tế toàn diện UNESCO khuyến cáo “các quốc gia nỗ lực để tận dụng đầy đủ lợi thế
của DSVHPVT nhƣ một lực lƣợng mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện và công
bằng”, bên cạnh đó UNESCO cũng đƣa ra các khuyến cáo nhằm tạo ra sinh kế bền
vững, năng suất lao động và việc làm bền vững, những tác động của du lịch đối với
bảo vệ DSVHPVT và ngƣợc lại. Đồng thời các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ
DSVHPVT cũng đƣợc UNESCO quy định bổ sung cho Công ƣớc 2003 nhằm làm
cơ sở cho sự phát triển các chuẩn mực đạo đức và công cụ pháp lý phù hợp với từng
quốc gia trong quá trình bảo vệ di sản.
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, ở đó đậm đặc các di sản văn hoá, đặc
biệt là DSVHPVT. Hệ thống DSVHPVT phong phú trên địa bàn Phú Thọ đã đƣợc
các thế hệ ngƣời Việt sáng tạo, lƣu giữ hàng nghìn năm với những giá trị đặc trƣng
mang đậm dấu ấn nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nƣớc của ngƣời Việt; thể
hiện một nền văn hóa lâu đời, một thời kỳ rực rỡ văn hoá thời đại Hùng Vƣơng, chứa
2
đựng giá trị văn hoá đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Với những
giá trị đặc trƣng và độc đáo, các DSVHPVT ở Phú Thọ đã vƣợt ra khỏi biên giới
quốc gia dân tộc trở thành di sản chung của nhân loại: Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng ở Phú Thọ (năm 2012) Hát Xoan Phú Thọ (năm 2017) đƣợc UNESCO ghi
danh là DSVHPVT đại diện của nhân loại. Các di sản trên đã đóng góp vào kho tàng
di sản văn hoá quốc gia và thế giới, tạo nên bức tranh chung về đa dạng văn hoá.
Tuy nhiên, vấn đề thực tiễn đang đặt ra là các DSVHPVT sau khi đƣợc
UNESCO ghi danh thì bảo vệ thế nào? Làm thế nào để thực hiện Chƣơng trình hành
động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO khi nộp hồ sơ
quốc gia trình UNESCO. Làm thế nào để phát huy giá trị di sản một cách bền vững?
Đó cũng chính là vấn đề của nghiên cứu, quản lý di sản.
Thứ nhất: Ngay sau khi Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở
Phú Thọ đƣợc UNESCO ghi danh thì lƣợng du khách đến Phú Thọ tăng đột biến.
Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2012, lƣợng du khách về Phú Thọ tham dự các
hoạt động lễ hội mùa xuân và Hát Xoan lên tới gần 6 triệu lƣợt ngƣời. Năm 2012
sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành di sản văn hoá phi vật thể đại
diện của nhân loại, lƣợng khách đến tham quan và thực hành di sản tăng hàng năm,
trong dịp giỗ tổ Hùng Vƣơng mùng 10 tháng 3 năm Ất Mùi - 2015, Phú Thọ đã đón
hơn 8 triệu lƣợt du khách.
Thứ hai: Di sản đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ hoạt động du lịch, điều
này có thể dẫn đến khả năng tiềm tàng ảnh hƣởng đến sự tồn tại của di sản. Sẽ xuất
hiện những vấn đề mới trong công tác quản lý bảo vệ di sản, giữa bảo tồn và phát
huy; mục đích của bảo tồn di sản là bảo vệ các giá trị cốt lõi có tính truyền thống
của di sản trong khi du lịch luôn tối đa hoá lợi ích kinh tế. Bảo tồn tốt di sản tạo ra
giá trị, là tài nguyên cho hoạt động du lịch, nhƣng du lịch có hai khía cạnh đối lập:
du lịch có thể tác động tích cực khuyến khích việc bảo tồn làm cho di sản sống
trong cộng đồng nhƣng du lịch cũng có thể xâm hại, làm biến dạng DSVHPVT.
Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan Phú Thọ là trƣờng
hợp cụ thể đang chịu ảnh hƣởng của những phân tích nêu trên. Vì vậy, rất cần có
những nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm tìm ra phƣơng pháp luận đúng đắn
3
tiếp cận vấn đề này để phân tích, đánh giá thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ, trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá hƣớng tới sự phát triển bền vững.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và
định hƣớng đến 2020 đã chọn du lịch là khâu đột phá mũi nhọn trong phát triển
kinh tế xã hội, trong đó du lịch nhân văn, du lịch văn hoá dựa trên giá trị của di sản
phi vật thể là thế mạnh đặc trƣng của Phú Thọ. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển,
đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu hƣởng thụ và khám phá văn
hóa ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Đó là
nhƣ những quy luật tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội, các nhu cầu này thƣờng
đƣợc thỏa mãn thông qua các hoạt động du lịch văn hóa.
Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc UNESCO ghi
danh đang trở thành mối quan tâm, nhu cầu tìm hiểu khám phá của khách du lịch,
thậm chí trở thành sản phẩm của du lịch. Nhƣ vậy, du lịch sẽ có tác động gì đến hai
di sản này? Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc thế giới
công nhận sẽ đƣợc bảo tồn nhƣ thế nào? Công tác quản lý di sản sẽ đƣợc giải quyết
nhƣ thế nào để đảm bảo và xử lý tốt vấn đề vai trò của cộng đồng và nhà nƣớc trong
bảo vệ và phát huy giá trị của di sản? Đây là những luận điểm cần nghiên cứu và
làm sáng tỏ cả ở góc độ lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách đầy đủ về bảo vệ các di sản văn hóa của Việt Nam mà UNESCO vinh danh ở
Phú Thọ, do đó NCS chọn đề tài Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ với mong muốn làm sáng tỏ các luận
điểm nêu trên; đồng thời góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định và thực thi các
chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy DSVHPVT đảm bảo sự phát triển bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Từ những phân tích nêu trên câu hỏi nghiên cứu đặt ra
trong luận án là:
4
(1) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan có giá trị nhƣ thế
nào trong đời sống xã hội hiện nay?
(2) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ đã
đƣợc bảo vệ và phát huy nhƣ thế nào?
(3) Cần làm gì để bảo vệ di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan?
Giả thuyết nghiên cứu
1. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ có
những giá trị lớn trong đời sống xã hội hiện nay.
2.Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan hiện nay đang đƣợc
bảo vệ và phát huy có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.
3. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sẽ đƣợc bảo vệ và
phát huy tốt nếu thực hiện đúng các quan điểm bảo vệ di sản của UNESCO và các
lý thuyết phù hợp, cũng nhƣ triển khai công tác quản lý hiệu quả
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy trị giá trị
di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ. Từ đó đề xuất
các giải pháp để hai di sản này đƣợc bảo vệ một cách bền vững và đƣợc bảo vệ theo
quy định luật pháp của quốc gia, Công ƣớc của quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di
sản của các học giả.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm sáng tỏ các khái niệm then chốt, trình
bày những tiếp cận lý thuyết có liên quan.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ và phát huy hai di
sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO vinh danh là Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ.
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế để rút ra những bài học và gợi mở
đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ.
- Làm rõ những cơ sở thực tiễn, nhận diện những vấn đề đặt ra đối với việc
bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng
5
- Đề xuất một hệ thống các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo vệ và phát
huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ
trong bối cảnh phát triển du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị hai di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ từ phƣơng diện quản lý văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu khảo sát thực tế tại các làng Xoan cổ trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ bao gồm phƣờng Xoan An Thái, xã Phƣợng Lâu; phƣờng Xoan Thét,
Phù Đức, Kim Đái, xã Kim Đức, thành phố Việt trì; Khu di tích lịch sử đền Hùng,
một số làng có địa điểm thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (làng Vi,
làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn; đình Cả, xóm Mở, xóm Giã, xã Tiên Kiên, huyện
Lâm Thao...); các không gian văn hóa liên quan (lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch
cộng đồng)
Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017 (Đây là những năm di sản Hát
Xoan trong giai đoạn thực hiện các biện pháp bảo vệ để thoát khỏi tình trạng bảo vệ
khẩn cấp và đƣợc UNESCO ghi danh là di sản VHPVT đại diện của nhân loại, Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc ghi danh là di sản VHPVT đại diện và thực
hiện các cam kết, chƣơng trình hành động bảo vệ di sản theo tinh thần công ƣớc
2003 của UNESCO)
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Di sản văn hóa là một vấn đề rất lớn, tuy nhiên,
trong phạm vi của luận án này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu và đề cập đến hoạt
động bảo vệ và phát huy những giá trị của 2 di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
đƣợc UNESCO ghi danh là Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan thông
qua việc nhận diện giá trị của 2 di sản, thực trạng công tác bảo vệ và phát huy 2 di
sản, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản VHPVT từ đó đề xuất biện
pháp bảo vệ và phát huy giá trị của 2 di sản một cách bền vững.
6
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Từ những đặc điểm của di sản văn hóa PVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ NCS
chọn cách tiếp cận tổng thể, phát triển và cộng đồng.
Cách tiếp cận tổng thể: Do DSVHPVT ở Phú Thọ đang chịu sự tác động từ sự
phát triển của du lịch, nên nó sẽ ảnh hƣởng và chi phối đến tổng thể các vấn đề kinh tế -
xã hội trên địa bàn tỉnh từ vấn đề môi trƣờng, không gian văn hóa, giao thông, an ninh
trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, cƣ dân đến cơ chế chính sách, công tác quản
lý...Cách tiếp cận tổng thể sẽ giúp NCS xem xét và giải quyết tổng hòa các mối quan hệ
giữa DSVHPVT với các lĩnh vực kinh tế xã hội một cách toàn diện hơn.
Cách tiếp cận phát triển: Một đặc điểm của DSVHPVT là luôn luôn vận
động, nó luôn gắn với thực tiễn sinh động của đời sống kinh tế xã hội, chọn cách
tiếp cận phát triển sẽ đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và xem
xét DSVHPVT trong sự vận động và phát triển chứ không bị đóng băng.
Cách tiếp cận cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể sáng tạo và thực hành di sản
cũng là chủ thể trong việc bảo vệ, gìn giữ và trao truyền di sản, cách tiếp cận cộng đồng
sẽ giúp NCS xử lý các vấn đề bảo vệ và phát huy DSVHPVT một cách phù hợp và bền
vững, tôn trọng chủ thể di sản và vì lợi ích cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm.
Bên cạnh đó NCS sẽ chọn cách tiếp cận của khoa học quản lý văn hóa và
cách tiếp cận liên ngành của văn hóa học để xử lý các vấn đề đặt ra trong luận án.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Trên cơ sở thu thập, tổng hợp,
phân tích các công trình nghiên cứu đã công bố, các báo cáo đề tài khoa học, các
luận văn, luận án, các nguồn tài liệu tham khảo khác có liên quan, NCS tiến hành
tổng quan tình hình nghiên cứu, làm rõ những gì có thể kế thừa từ các nghiên cứu đi
trƣớc, những gì còn là khoảng trống để luận án có thể bổ khuyết, lấp đầy. Việc tham
khảo công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các Công ƣớc, văn bản
của UNESCO cũng giúp NCS lựa chọn quan điểm lý thuyết, những vấn đề lý luận
phù hợp để soi chiếu, vận dụng xử lý, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
7
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, quan sát tham dự của Nhân học:
NCS vận dụng phƣơng pháp này nhằm khảo sát đánh giá thực tế, đặc biệt là các địa
điểm các làng có di tích thờ cúng Hùng Vƣơng và các nghi lễ liên quan đến Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; khảo sát đánh giá các địa
điểm không gian tự nhiên, môi trƣờng tổ chức diễn xƣớng Hát Xoan tại các phƣờng
Xoan gốc; gặp gỡ phỏng vấn sâu các đối tƣợng nghệ nhân, những ngƣời thực hành
và nắm giữ di sản; khảo sát hiện trạng, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ
hai di sản nêu trên từ đó có những đánh giá giá trị của di sản. Thông qua điền dã sẽ
có điều kiện đối chiếu bổ sung các thông tin cần thiết mà các nguồn tƣ liệu khác còn
thiếu hoặc chƣa chính xác.
- Phương pháp điều tra xã hội học: NCS dụng phƣơng pháp điều tra xã hội
học nhằm thu thập những thông tin khách quan của du khách về giá trị của hai di
sản ở Phú Thọ trong hoạt