Luận án Biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam

Trong hoạt động thông tin – thư viện, biên mục luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Biên mục không chỉ giúp các thư viện và cơ quan thông tin tổ chức khoa học nguồn lực thông tin của mình mà còn tạo ra nhiều điểm truy cập hữu hiệu giúp người dùng tin tiếp cận, khai thác thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tác động của khoa học – công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa đã làm số lượng thông tin gia tăng nhanh chóng dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin, đồng thời nhu cầu tin của người dùng ngày càng đa dạng, phức tạp, với mong muốn nhận được thông tin mình cần một cách chính xác, đầy đủ nhất trong thời gian nhanh nhất. Thực tiễn đã đặt ra cho hoạt động biên mục một yêu cầu cấp thiết phải kiểm soát thư mục để đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong các kết quả xử lý. Sự phát triển của khoa học – công nghệ không chỉ tạo ra các thách thức mà còn mở ra các cơ hội cho hoạt động biên mục phát triển. Nếu như trước đây, hoạt động biên mục tại các thư viện được triển khai một cách thủ công và mang tính đơn lẻ thì từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, cộng đồng thư viện thế giới đã chứng kiến một sự phát triển đột biến trong lĩnh vực biên mục. Nhiều chuẩn biên mục quốc tế đã được áp dụng, nhiều công cụ hỗ trợ tự động hóa biên mục đã được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, chia sẻ dữ liệu biên mục giữa các thư viện. Thực tế cũng đã chứng minh, nếu các thư viện hoạt động biên mục một cách riêng lẻ, độc lập sẽ dẫn đến hiện tượng trùng lặp công việc, tiêu tốn nhiều nguồn lực thư viện (nhân lực, tài lực, vật lực), kết quả biên mục không đảm bảo chất lượng cũng như sự thống nhất, Chỉ có hợp tác, liên thông, trao đổi và chia sẻ mới là giải pháp hữu hiệu, là xu thế phát triển tất yếu của các thư viện trong hiện tại và tương lai. Nó không chỉ giúp các thư viện đạt được hiệu quả biên mục ở mức tối đa mà các chi phí, nguồn lực tiêu hao lại chỉ ở mức tối thiểu.

pdf196 trang | Chia sẻ: Tài Chi | Ngày: 27/11/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐINH THÚY QUỲNH BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN HÀ NỘI, 2023 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐINH THÚY QUỲNH BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện Mã số: 62320203 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt HÀ NỘI, 2023 1 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan, công trình nghiên cứu này là do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận án là khách quan, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Đinh Thúy Quỳnh 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......8 Chương 1 .............................................................................................................. 16 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THÔNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG ......................... 16 1.1. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 16 1.2. Cơ sở lí luận về biên mục tập trung ................................................................. 22 1.3. Cơ sở thực tiễn về biên mục tập trung ............................................................. 54 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 68 Chương 2 .............................................................................................................. 71 THỰC TRẠNG BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM............................................................................... 70 2.1. Tổ chức biên mục tập trung .............................................................................. 70 2.2. Phát triển dữ liệu đầu vào cho biên mục tập trung .......................................... 77 2.3. Xử lý dữ liệu trong hệ thống biên mục tập trung ............................................ 82 2.4. Khai thác kết quả đầu ra của biên mục tập trung ............................................ 93 2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến biên mục tập trung ................................. 99 2.6. Đánh giá hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam ................................................................................................................. 115 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 124 Chương 3 ............................................................................................................ 126 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM ........................................... 126 3.1. Chuyển đổi từ mô hình biên mục tập trung thuần tuý sang mô hình biên mục tập trung – hợp tác .................................................................................................. 126 3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế quản lý biên mục tập trung .................................................................................................. 135 3.3. Nhóm giải pháp về con người ........................................................................ 139 3.4. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ ......................................................................... 143 3.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ .................................................................................... 148 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 151 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ÐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 155 PHỤ LỤC.......174 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ I. Tiếng Việt BMTT Biên mục tập trung CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu KH - CN Khoa học - Công nghệ KHXH Khoa học xã hội NVBM Nhân viên biên mục NXB Nhà xuất bản SP, DV Sản phẩm, dịch vụ TĐCĐ Tiêu đề chủ đề TNTT Tài nguyên thông tin TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTTKH - CNQG Trung tâm Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia TT–TV Thông tin – Thư viện TVCC Thư viện công cộng TVKHTH Thư viện Khoa học Tổng hợp TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam TVQH Thư viện Quốc hội II. Tiếng Anh AACR2 Anglo-American Cataloguing Rules Quy tắc biên mục Anh – Mỹ BBK Bibliotechno-Bibliograficheskaja Klassifikacija Bảng phân loại thư viện – thư mục BLAISE British Library Automated Information Service Dịch vụ thông tin tự động của Thư viện Anh BNB The British National Bibliography Thư mục Quốc gia Anh 4 CIP Cataloging-in-Publication Biên mục trên xuất bản phẩm CIS Cataloguing-in-Source Biên mục tại nguồn DDC Dewey Decimal Classification Bảng phân loại thập phân Dewey IFLA International Federation of Library Associations and Institutions Liên đoàn quốc tế các hiệp hội và cơ quan thư viện INB The Indian National Bibliography Thư mục Quốc gia Ấn Độ ISBD International Standard Bibliographic Description Quy tắc mô tả theo tiêu chuẩn quốc tế LC Library of Congress Thư viện Quốc hội Mỹ LCSH Library of Congress Subject Headings Tiêu đề chủ đề Thư viện Quốc hội Mỹ LEAF-VN The Library and Education Assistance Foundation for Vietnam Hội hỗ trợ thư viện và giáo dục Việt Nam MARC MAchine-Readable Cataloging Khổ mẫu biên mục đọc máy ODLIS Online Dictionary for Library and Information Science Từ điển trực tuyến Khoa học thông tin và thư viện OLCC Online Library Cataloging Center Trung tâm biên mục thư viện trực tuyến OPAC Online Public Access Catalog Mục lục truy cập công cộng trực tuyến UDC Universal Decimal Classification Bảng phân loại thập phân quốc tế 5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Stt Nội dung bảng, biểu, hình vẽ Trang Bảng 1 Bảng 2.1: Đánh giá trình độ ngoại ngữ của nhân viên biên mục 107 2 Bảng 2.2: Đánh giá kinh nghiệm của nhân viên biên mục 108 3 Bảng 2.3: Tần suất và hình thức đào tạo nâng cao trình độ cho NVBM 109 4 Bảng 2.4: Các chuẩn nghiệp vụ mà phần mềm thư viện hỗ trợ 112 5 Bảng 2.5: Hạ tầng công nghệ phục vụ cho biên mục trong thư viện công cộng 113 Biểu đồ 1 Biểu đồ 2.1: Nguyên nhân các thư viện công cộng chưa tham gia biên mục tập trung 73 2 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ nhân viên biên mục TVQGVN áp dụng các hình thức biên mục để tạo lập cơ sở dữ liệu cho dữ liệu đầu vào 80 3 Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ thư viện công cộng áp dụng chuẩn mô tả 85 4 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ thư viện công cộng áp dụng chuẩn phân loại 87 5 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ thư viện công cộng áp dụng chuẩn từ khóa 88 6 6 Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ thư viện công cộng áp dụng chuẩn tiêu đề chủ đề 89 7 Biểu đồ 2.7: Tần suất sử dụng công cụ kiểm soát tính nhất quán 91 8 Biểu đồ 2.8: Các lý do nhân viên biên mục không sử dụng công cụ kiểm soát 92 9 Biểu đồ 2.9: Tần suất thực hiện hiệu đính dữ liệu biên mục 93 10 Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ thư viện công cộng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung 96 11 Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung được thư viện công cộng sử dụng 97 12 Biểu đồ 2.12: Lí do các thư viện công cộng chưa sử dụng sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung 98 13 Biểu đồ 2.13: Tỉ lệ thư viện công cộng khai thác sản phẩm, dịch vụ biên mục từ các nguồn khác 99 14 Biểu đồ 2.14: Khó khăn của các thư viện công cộng khi tham mục tập trung 101 15 Biểu đồ 2.15: Đánh giá sự hợp tác của các thư viện công cộng trong hoạt động biên mục tập trung 104 16 Biểu đồ 2.16: Trình độ học vấn của nhân viên biên mục 106 17 Biểu đồ 2.17: Chuyên ngành đào tạo của nhân viên biên mục 107 18 Biểu đồ 2.18: Các phần mềm đang sử dụng trong các thư viện công cộng 111 19 Biểu đồ 2.19: Tỉ lệ kinh phí hàng năm dành cho biên mục 114 20 Biểu đồ 2.20: Kết quả đánh giá của thư viện cấp tỉnh về sản phầm, dịch vụ biên mục tập trung 116 21 Biểu đồ 2.21: Kết quả đánh giá của thư viện cấp huyện về sản phầm, dịch vụ biên mục tập trung 117 7 Hình vẽ 1 Hình 1.1: Các nội dung của biên mục theo xu hướng thứ nhất 25 2 Hình 1.2: Các nội dung của biên mục theo xu hướng thứ hai 27 3 Hình 1.3: Mô hình biên mục tập trung thuần túy 41 4 Hình 1.4: Mô hình Biên mục tập trung – hợp tác 43 5 Hình 1.5: Sơ đồ Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam trước khi có Luật Thư viện 58 6 Hình 1.6: Sơ đồ Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam sau khi có Luật Thư viện 59 7 Hình 2.1: Quy trình tổ chức biên mục tập trung 76 8 Hình 2.2: Quy trình tạo lập cơ sở dữ liệu cho dữ liệu đầu vào bằng hình thức biên mục gốc 81 9 Hình 2.3: Quy trình tạo lập cơ sở dữ liệu cho dữ liệu đầu vào bằng hình thức biên mục sao chép 82 10 Hình 3.1: Mô hình biên mục tập trung – hợp tác cho Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam 129 11 Hình 3.2: Quy trình chuyển đổi mô hình biên mục tập trung 134 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động thông tin – thư viện, biên mục luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Biên mục không chỉ giúp các thư viện và cơ quan thông tin tổ chức khoa học nguồn lực thông tin của mình mà còn tạo ra nhiều điểm truy cập hữu hiệu giúp người dùng tin tiếp cận, khai thác thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tác động của khoa học – công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa đã làm số lượng thông tin gia tăng nhanh chóng dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin, đồng thời nhu cầu tin của người dùng ngày càng đa dạng, phức tạp, với mong muốn nhận được thông tin mình cần một cách chính xác, đầy đủ nhất trong thời gian nhanh nhất. Thực tiễn đã đặt ra cho hoạt động biên mục một yêu cầu cấp thiết phải kiểm soát thư mục để đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong các kết quả xử lý. Sự phát triển của khoa học – công nghệ không chỉ tạo ra các thách thức mà còn mở ra các cơ hội cho hoạt động biên mục phát triển. Nếu như trước đây, hoạt động biên mục tại các thư viện được triển khai một cách thủ công và mang tính đơn lẻ thì từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, cộng đồng thư viện thế giới đã chứng kiến một sự phát triển đột biến trong lĩnh vực biên mục. Nhiều chuẩn biên mục quốc tế đã được áp dụng, nhiều công cụ hỗ trợ tự động hóa biên mục đã được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, chia sẻ dữ liệu biên mục giữa các thư viện. Thực tế cũng đã chứng minh, nếu các thư viện hoạt động biên mục một cách riêng lẻ, độc lập sẽ dẫn đến hiện tượng trùng lặp công việc, tiêu tốn nhiều nguồn lực thư viện (nhân lực, tài lực, vật lực), kết quả biên mục không đảm bảo chất lượng cũng như sự thống nhất, Chỉ có hợp tác, liên thông, trao đổi và chia sẻ mới là giải pháp hữu hiệu, là xu thế phát triển tất yếu của các thư viện trong hiện tại và tương lai. Nó không chỉ giúp các thư viện đạt được hiệu quả biên mục ở mức tối đa mà các chi phí, nguồn lực tiêu hao lại chỉ ở mức tối thiểu. Nhận thức được vấn đề này, từ những năm 70 của thế kỷ XX, sau nhiều năm thảo luận về tầm quan trọng của việc chia sẻ dữ liệu quốc tế, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội và cơ quan thư viện (IFLA) đã thành lập Văn phòng kiểm soát thư mục toàn cầu nhằm giúp giảm chi phí và mở rộng hợp tác trên toàn thế giới. Dữ liệu phục vụ cho hoạt động của chương trình này được lấy từ các trung tâm biên mục quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ thành lập trung tâm biên mục quốc gia để tạo danh 9 mục cho các tài liệu xuất bản ở nước mình và thiết lập tên của tác giả. Dữ liệu sẽ được chia sẻ và tái sử dụng trên toàn thế giới. Đây là tiền đề cho sự ra đời của các trung tâm biên mục tập trung mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế sau này, mở ra một xu thế phát triển mới. Xu thế này không chỉ giúp cho các thư viện giảm chi phí cho công tác biên mục mà còn đảm bảo được tính thống nhất, chính xác của dữ liệu biên mục. Trên thế giới, nhiều trung tâm biên mục tập trung đã được triển khai và vận hành rất hiệu quả với những mô hình khác nhau như OCLC (Online Computer Library Center), LC (Library of Congress), HKALL (Hong Kong Academic Library Link), ThaiLIS - Union Catalog (Thailand Library Intergrated System - Union Catalog), Ở Việt Nam, mặc dù Hệ thống thư viện công cộng là hệ thống triển khai biên mục tập trung sớm nhất trong tất cả các hệ thống thư viện (từ những năm 60 của thế kỷ XX) nhưng cho đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Nhiều thư viện công cộng vẫn hoạt động mang tính tự phát, đơn lẻ, chưa có sự phối hợp, liên kết với nhau; công việc biên mục bị thực hiện trùng lặp gây tiêu tốn các nguồn lực; hiệu suất biên mục thấp; chất lượng biên mục chưa cao; không tận dụng được những nguồn lực có sẵn tại các thư viện,... và đặc biệt rất khó kiểm soát được tính thống nhất của kết quả biên mục giữa các thư viện trong cùng hệ thống. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng tin của thư viện. Chính vì vậy, thực hiện biên mục tập trung là vấn đề quan trọng đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành liên quan và Hệ thống thư viện công cộng cần tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc liên thông, liên kết, khuyến khích xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, và từng bước tiến hành chuyển đổi số. Nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành trong đó phải kể đến “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/2/2021. Theo chương trình này, mục tiêu đến năm 2025: Thư viện Quốc gia Việt Nam, 100% thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác. Trong bối cảnh đó việc nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng là một hoạt 10 động thiết thực và mang tính cấp thiết. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam với mong muốn vận dụng lý luận và thực tiễn của biên mục tập trung, tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, góp phần chuẩn hóa hoạt động biên mục, tăng cường chia sẻ, hội nhập và phát triển cùng với thư viện các nước trong khu vực và trên thế giới. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung cho Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Biên mục tập trung trong thư viện 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam (không bao gồm thư viện cấp xã). - Thời gian nghiên cứu: từ năm 1962 cho đến nay. Luận giải cho việc lựa chọn không gian nghiên cứu Mặc dù, Luật Thư viện Việt Nam (2019) có quy định: “Thư viện công cộng bao gồm thư viện cấp tỉnh, thư viện cấp huyện và thư viện cấp xã” và Thư viện Quốc gia Việt Nam là một loại hình thư viện riêng biệt không nằm trong Hệ thống thư viện công cộng nhưng do luận án được triển khai nghiên cứu từ năm 2016 và căn cứ theo Điều 16 của Pháp lệnh thư viện (2001) có quy định: “Thư viện công cộng bao gồm a) Thư viện Quốc gia Việt Nam; b) Thư viện do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập” [31]. Bên cạnh đó, thời gian nghiên cứu của luận án kéo dài từ năm 1962 – thời điểm biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng bắt đầu được hình thành cho tới nay và trong phần lớn khoảng thời gian nghiên cứu, Thư viện Quốc gia Việt Nam được quy định nằm trong Hệ thống thư viện công cộng. Cùng với đó, tại điều 10 của Luật Thư viện Việt Nam cũng nêu rõ: “Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước” và là đơn vị duy nhất được Quốc hội giao nhiệm vụ: “Thực hiện biên mục tập trung; chủ trì, phối 11 hợp với các thư viện xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu toàn văn, thư viện số” [36]. Như vậy, Thư viện Quốc gia Việt Nam là trung tâm biên mục tập trung của các hệ thống thư viện nói chung và Hệ thống thư viện công cộng nói riêng. Từ các luận giải nêu trên, trong luận án này, tác giả xem xét Thư viện Quốc gia Việt Nam là một thành viên của Hệ thống thư viện công cộng và là một bộ phận không thể tách rời của biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng. Đối với thư viện cấp xã, mặc dù là một bộ phận cấu thành của Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam nhưng hoạt động của đại đa số thư viện cấp xã còn ở mức độ đơn giản, điều kiện hoạt động chưa đảm bảo tham gia biên mục tập trung như không được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, không có trụ sở cố định, hạ tầng công nghệ nghèo nàn và không có nhân viên thư viện theo đúng nghĩa, hiện chưa có điều kiện tham gia biên mục tập trung. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả không đưa thư viện cấp xã vào đối tượng nghiên cứu, nhưng vẫn xem xét là đơn vị được sử dụng kết quả biên mục tập trung của hệ thống trong tương lai. 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam được thực hiện như thế nào ? Hiệu quả biên mục tập trung ở mức nào ? - Mô hình biên mục tập trung nào được áp dụng trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam ? Mô hình đó có phù hợp với điều kiện hiện tại không ? - Để nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam cần phải thực hiện các giải pháp nào ? 3.2. Giả thuyết khoa học - Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam đã được áp dụng tuy nhiên chưa đạt hiệu quả cao do hành lang pháp lý chưa đầy đủ và hoàn thiện; hoạt động biên mục trong hệ thống chưa được chuẩn hoá và các nguồn lực biên mục tập trung chưa được đảm bảo. - Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam đã được triển khai theo mô hình biên mục tập trung thuần tuý nhưng chưa hoàn thiện và chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Một số lượng không nhỏ thư viện công cộng vẫn biên mục mang tính đơn lẻ, tự thân, khép kín, thiếu sự liên thông, liên kết giữa các thư viện. Chất lượng cũng như khả năng trao đổi, chia sẻ dữ liệu biên 12 mục giữa các thư viện trong và ngoài nước chưa cao. - Để nâng cao hiệu quả biên mục tập trung, bắt nhịp với xu thế phát triển hội nhập và chia sẻ của các thư viện trên thế giới hiện nay, cần phải thực thi một hệ thống các giải pháp đồng bộ bao gồm việc chuyển đổi từ mô hình biên mục tập trung thuần tuý sang mô hình biên mục tập trung - hợp tác, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế quản lý, chuẩn hóa hoạt động biên mục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động biên mục tập trung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về biên mục tập trung - Tìm hiểu một số mô hình biên mục tập trung trên thế giới - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, nhận dạng mô hình biên mục tập trung, đồng thời đánh giá những điểm mạnh, hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_muc_tap_trung_trong_he_thong_thu_vien_cong_cong.pdf
  • pdf623 QD TLHD Dinh Thuy Quynh (1).pdf
  • pdfDong gop moi cua luan an.TA-Dinh Thuy Quynh.pdf
  • pdfDong gop moi cua luan an.TV-Dinh Thuy Quynh.pdf
  • pdfTom tat luan an. TA-Dinh Thuy Quynh.pdf
  • pdfTom tat luan an. TV-Dinh Thuy Quynh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an. TA-Dinh Thuy Quynh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an.TV-Dinh Thuy Quynh.pdf
Luận văn liên quan