Luận án Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường

So sánh là một phạm trù của tư duy. Ngay từ khi bắt đầu nhận thức thế giới khách quan, con người đã thực hiện thao tác so sánh để tri nhận những sự vật, hiện tượng chung quanh mình để tồn tại và phát triển. So sánh cũng là hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống nên trở thành đối tượng của nhiều ngành nghiên cứu khác nhau trong ngôn ngữ học. Với ngôn ngữ học, cụ thể là phân ngành phong cách học, so sánh là một biện pháp tu từ nhằm thể hiện một lối tri giác mới mẻ về đối tượng hướng tới hiệu quả thẩm mĩ. Với ngôn ngữ học tri nhận, so sánh được coi là một thể yếu của ẩn dụ. Do đó, nghiên cứu các biểu thức so sánh có thể chỉ ra được quan điểm tri nhận thế giới theo nguyên tắc “dĩ nhân vi trung” của mỗi dân tộc, cộng đồng. So sánh có thể có từ chỉ ra sự so sánh hoặc không có từ để so sánh, thậm chí có những biểu thức ngôn ngữ không nói về so sánh nhưng lại nhằm mục đích để so sánh. Tuy nhiên, không phải bao giờ người ta dùng so sánh cũng chỉ để cho biết cái này giống/khác cái kia mà có khi dùng so sánh để hướng tới một đích khác ngoài việc chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng. Với mong muốn tìm hiểu xem đằng sau việc chỉ ra cái này giống/khác với cái kia, người Mường muốn hướng tới những đích gì, chúng tôi chọn các BTNNSS trong tiếng Mường để nghiên cứu.

doc174 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LƯU VĂN MINH BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH TRONG TIẾNG MƯỜNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN (Ngôn ngữ học) Hà Nội – 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LƯU VĂN MINH BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH TRONG TIẾNG MƯỜNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN (Ngôn ngữ học) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: GS.TS Đỗ Việt Hùng 2: PGS.TS Hà Quang Năng Hà Nội - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Lưu Văn Minh DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BTNNSS : Biểu thức ngôn ngữ so sánh PDĐSS : Phương diện được so sánh TTĐSS : Thực thể được so sánh TTSS : Thực thể so sánh TNSS : Từ ngữ so sánh MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ I. Bảng Bảng 3.1. Thực thể so sánh là cây thân gỗ 85 Bảng 3.2. Thực thể so sánh là cây thân mềm 91 Bảng 3.3. Thực thể so sánh là thực vật liên quan đến đời sống ẩm thực của người Mường 97 Bảng 3.4. Thực thể so sánh là động vật 105 Bảng 3.5. Thực thể so sánh là những đồ vật, dụng cụ sinh hoạt và đời sống của người Mường 113 Bảng 3.6. Thực thể so sánh là hiện tượng thiên nhiên 118 II. Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ và dạng khuyết thiếu trong tiếng Mường 38 Biểu đồ 2.2: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ trong tiếng Mường 42 Biểu đồ 2.3: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu trong tiếng Mường 69 Biểu đồ 2.4: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu một yếu tố trong tiếng Mường 70 Biểu đồ 3.1: Thực thể so sánh là thế giới thực vật 85 Biểu đồ 3.2. Thực thể so sánh là cây thân gỗ 86 Biểu đồ 3.3. Thực thể so sánh là cây thân mềm 92 Biểu đồ 3.4. Thực thể so sánh là thực vật liên quan đến đời sống ẩm thực của người Mường 98 Biểu đồ 3.5. Thực thể so sánh là động vật 106 Biểu đồ 3.6. Thực thể so sánh là đồ vật, dụng cụ sinh hoạt và đời sống của người Mường 114 Biểu đồ 3.7. Thực thể so sánh là hiện tượng thiên nhiên 119 MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. So sánh là một phạm trù của tư duy. Ngay từ khi bắt đầu nhận thức thế giới khách quan, con người đã thực hiện thao tác so sánh để tri nhận những sự vật, hiện tượng chung quanh mình để tồn tại và phát triển. So sánh cũng là hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống nên trở thành đối tượng của nhiều ngành nghiên cứu khác nhau trong ngôn ngữ học. Với ngôn ngữ học, cụ thể là phân ngành phong cách học, so sánh là một biện pháp tu từ nhằm thể hiện một lối tri giác mới mẻ về đối tượng hướng tới hiệu quả thẩm mĩ. Với ngôn ngữ học tri nhận, so sánh được coi là một thể yếu của ẩn dụ. Do đó, nghiên cứu các biểu thức so sánh có thể chỉ ra được quan điểm tri nhận thế giới theo nguyên tắc “dĩ nhân vi trung” của mỗi dân tộc, cộng đồng. So sánh có thể có từ chỉ ra sự so sánh hoặc không có từ để so sánh, thậm chí có những biểu thức ngôn ngữ không nói về so sánh nhưng lại nhằm mục đích để so sánh. Tuy nhiên, không phải bao giờ người ta dùng so sánh cũng chỉ để cho biết cái này giống/khác cái kia mà có khi dùng so sánh để hướng tới một đích khác ngoài việc chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng. Với mong muốn tìm hiểu xem đằng sau việc chỉ ra cái này giống/khác với cái kia, người Mường muốn hướng tới những đích gì, chúng tôi chọn các BTNNSS trong tiếng Mường để nghiên cứu. 2. Với mỗi dân tộc, yếu tố văn hóa có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Văn hóa được tạo thành từ nhiều yếu tố và ngôn ngữ là một yếu tố rất quan trọng của văn hóa. Ngôn ngữ có vai trò lưu trữ, bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa. Qua ngôn ngữ của một dân tộc, chúng ta có thể hiểu được những đặc trưng văn hóa của dân tộc đó. Bằng cách xem xét các BTNNSS trong tiếng Mường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những đặc trưng văn hóa Mường được thể hiện thông qua các biểu thức ngôn ngữ đó. Hi vọng nghiên cứu này sẽ góp được phần vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Mường. Từ những lí do trên, đề tài nghiên cứu “Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường” được chọn dùng cho luận án này. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu Đề tài “Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường” mong muốn đạt được các mục đích sau: làm sáng rõ đặc điểm của các BTNNSS trong tiếng Mường về phương diện cấu tạo, chức năng phản ánh và đặc trưng văn hóa của người Mường ở Việt Nam; góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của ngôn ngữ, văn hóa Mường; cung cấp tài liệu tham khảo cần thiết trong nghiên cứu, dạy học về tục ngữ, dân ca Mường nói riêng và ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Mường nói chung. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ chính cần hoàn thành như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về so sánh, tình hình nghiên cứu về tiếng Mường và BTNNSS trong tiếng Mường. - Xác lập cơ sở lí thuyết cần thiết cho việc nghiên cứu BTNNSS trong tiếng Mường. - Thống kê, phân loại và mô tả đặc điểm của các BTNNSS trong tiếng Mường. - Tìm hiểu các đặc trưng văn hóa của người Mường được thể hiện và lưu trữ trong các BTNNSS trong tiếng Mường. Ở một mức độ nhất định, luận án có liên hệ với với BTNNSS của tiếng Việt để tìm ra những tương đồng và khác biệt về phương diện ngôn ngữ và văn hóa giữa hai dân tộc. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU KHẢO SÁT 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các BTNNSS trong tiếng Mường (khảo sát trong tục ngữ, dân ca Mường). Trong quá trình nghiên cứu, luận án không phân biệt so sánh logic và so sánh tu từ. 2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của BTNNSS trong tiếng Mường và tìm hiểu đặc trưng văn hóa của dân tộc Mường thể hiện ở các BTNNSS. Ngoài ra, luận án bước đầu đối chiếu với các BTNNSS trong tiếng Việt để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa người Mường và người Việt. 3. Phạm vi tư liệu khảo sát Để thực hiện đề tài “Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường”, luận án đã khảo sát tổng số 1.571 BTNNSS từ các công trình nghiên cứu về tục ngữ và dân ca Mường đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam sưu tầm và xuất bản, cụ thể: I. Bùi Thiện (Sưu tầm, biên dịch 2010), Dân ca Mường (phần tiếng Việt), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. II. Minh Hiệu (2012), Tục ngữ, dân ca Mường Thanh Hóa, Nxb Thời đại, Hà Nội. III. Cao Sơn Hải (Sưu tầm, biên dịch 2011), Những bài ca đám cưới người Mường Thanh Hóa, Nxb Lao động, Hà Nội. IV. Cao Sơn Hải (2015), Tục ngữ Mường Thanh Hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. V. Bùi Chí Hăng (Sưu tầm, dịch sang tiếng Việt 2012), Xường trai gái dân tộc Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. VI. Kiều Trung Sơn (Chủ biên), Kiều Bích Thủy (2014), Hát ví đúm của người Mường ở Mường Bi (Tân Lạc – Hòa Bình), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. VII. Đinh Văn Phùng (Sưu tầm), Đinh Văn Ân (Biên dịch) (2015), Đang – Dân ca Mường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. VIII. Mai Thị Hồng Hải (2006), Góp phần nghiên cứu xường giao duyên của người Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp chủ yếu sau: 1. Các phương pháp nghiên cứu 1.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm mô hình cấu trúc, các dạng thức của BTNNSS trong tiếng Mường và đặc điểm văn hóa của người Mường được lưu giữ trong các BTNNSS. 1.2. Phương pháp phân tích thành tố ngôn ngữ Phương pháp phân tích thành tố ngôn ngữ được sử dụng để phân tích từng thành tố có trong mô hình cấu trúc và các dạng thức của BTNNSS trong tiếng Mường. 2. Các thủ pháp nghiên cứu 2.1. Thủ pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa Thủ pháp này được vận dụng trong việc khảo sát, thống kê các BTNNSS, các thực thể so sánh trong trong tục ngữ, dân ca Mường, sau đó phân loại và hệ thống hóa chúng trên các bình diện để tiến hành miêu tả. 2.2. Thủ pháp so sánh đối chiếu Thủ pháp so sánh đối chiếu: Ở một mức độ nhất định, luận án sử dụng để liên hệ, so sánh BTNNSS trong tiếng Mường với BTNNSS trong tiếng Việt, để từ đó thấy được nét tương đồng và điểm khác biệt về văn hóa. 2.3. Thủ pháp phân tích ngữ cảnh Thủ pháp phân tích ngữ cảnh được vận dụng khi đặt các thực thể so sánh trong từng ngữ cảnh cụ thể mà nó xuất hiện để tìm ra giá trị biểu đạt của chúng. V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 1. Về mặt lí luận - Luận án góp phần củng cố thêm cách tiếp cận trong nghiên cứu về so sánh theo hướng liên ngành ngôn ngữ học, tâm lý học và văn hóa học. - Lần đầu tiên BTNNSS trong tiếng Mường được nghiên cứu theo hướng tìm đến các dạng cấu trúc biểu thức so sánh. Thông qua việc tìm hiểu nội dung của các BTNNSS trong tiếng Mường có thể nhận ra các dấu ấn văn hóa về thế giới quan và nhân sinh quan của người Mường. 2. Về mặt thực tiễn Những kết quả đã trình bày trong luận án có giá trị thực tiễn đối với việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy về so sánh. Các kết quả này rất hữu ích với người học tập, nghiên cứu về tiếng Mường và văn hóa Mường. Đồng thời, những đóng góp của luận án cũng rất hữu dụng đối với việc tạo lập và sử dụng BTNNSS trong giao tiếp đời thường cũng như trong sáng tác thơ ca. VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận: Chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và tập trung giới thiệu những vấn đề lí thuyết quan yếu nhất liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án, đó là: lý thuyết về so sánh và BTNNSS. Từ đó, những định hướng của việc vận dụng các lý thuyết đó vào việc nghiên cứu đề tài được đưa ra. Chương 2. Cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường: Chương này triển khai khảo sát, phân loại và miêu tả đặc điểm cấu tạo, các dạng thức của BTNNSS dạng đầy đủ và dạng khuyết thiếu trong tiếng Mường. Từ đó, luận án đi đến những khái quát chung về mô hình cấu trúc của BTNNSS trong tiếng Mường. Chương 3. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và đặc trưng văn hóa Mường: Trong chương này, luận án tập trung nghiên cứu 2 nội dung: BTNNSS và thế giới quan của người Mường; BTNNSS và nhân sinh quan của người Mường. Từ đó, luận án khẳng định đặc điểm văn hóa Mường in đậm trong cách nhìn, cách lựa chọn thực thể so sách và cách tạo lập BTNNSS. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về so sánh 1.1.1.1. Nghiên cứu về so sánh từ góc độ phong cách học Từ xa xưa, so sánh là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực ngôn từ trong thơ ca. Lịch sử nghiên cứu phương thức nghệ thuật trong văn thơ nói chung và thủ pháp so sánh nói riêng gắn liền với tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại Aristotle (384-322 TCN). Dựa vào ngữ liệu thơ ca Hy Lạp, Aristotle nhận thấy rằng cách thay đổi từ ngữ mang tính chất tâm lí dựa trên quan hệ liên tưởng, đối chiếu sẽ có tác dụng tăng cường khả năng diễn đạt và nâng cao hiệu lực của lời nói. Lối nói này được gọi theo tiếng La tinh là Figura (ngữ hình), nghĩa là hình thức bóng bảy. Truyền thống ngữ văn sau này gọi cách sử dụng ngôn từ này là tu từ, mĩ từ pháp hay hình thể ngôn từ. Trong một chuyên luận của mình có tên Poetica (Thi học), Aristotle đã tổng kết các Figura chủ yếu, có tính phổ dụng trong đó có thủ pháp so sánh, đặc biệt đắc dụng trong thơ ca để tăng hiệu lực nhận thức cho người tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Ở Trung Hoa cổ đại, thời kì trước Aristotle, tư tưởng về so sánh cũng được quan tâm từ rất sớm, cụ thể bộc lộ qua những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian. Trong các công trình nghiên cứu về so sánh, các học giả Trung Hoa thường dùng khái niệm thể tỉ, hứng như một phương thức nghệ thuật để chỉ cách nói ví von, bóng gió. Ở Việt Nam, từ năm 1958 khi Bộ môn Tu từ học chính thức được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học thì tên gọi thủ pháp so sánh mới ra đời. Bộ môn Tu từ học ra đời đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu các biện pháp tu từ trong đó thủ pháp so sánh được sâu hơn. So sánh là một cách nói sinh động hơn ngôn ngữ bình thường và thường để gợi cảm xúc, ý tưởng bằng sự chính xác hay độc đáo của nó. Đối với các nhà ngôn ngữ học thì về bản chất, thủ pháp so sánh là sự vận dụng quy tắc để tạo nên sự biểu đạt tốt, có hiệu lực (Cù Đình Tú, Lê Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ); nó cũng là cách để công khai đối chiếu hai đối tượng có một dấu hiệu chung nào đó nhằm biểu hiện một cách hình tượng phẩm chất bên trong của đối tượng (Nguyễn Thái Hòa), và là một phương tiện để nhận thức chứ không phải để diễn đạt, nó cung cấp cho ta những liên hệ mới mẻ, làm giàu có đời sống tinh thần (Hà Quang Năng). Cho đến nay, so sánh là đối tượng nghiên cứu thuộc nhiều phân ngành của ngôn ngữ học. Nhưng tiêu biểu hơn vẫn là xu hướng nghiên cứu so sánh như một biện pháp tu từ với những gương mặt điển hình như: Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thế Lịch, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Đào Thản, Hoàng Trọng Phiến, Hữu Đạt. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả này đã đề cập đến việc hình thành khái niệm so sánh, cấu trúc so sánh, các kiểu so sánh và hiệu quả sử dụng của so sánh. Những lí thuyết về so sánh trên đây là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu sau tham khảo theo hướng đi sâu vào nghiên cứu biện pháp so sánh trong thơ ca. Hướng thứ nhất, các tác giả sử dụng ngữ liệu là sáng tác dân gian để đi sâu nghiên cứu về biện pháp tu từ so sánh. Các nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này như: Trương Đông San với Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt [113]; Hà Quang Năng với Đặc điểm vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt [95]; Chu Bích Thu với Cơ sở logic - ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh và lối so sánh ẩn dụ trong thơ và ca dao [144]; Nguyễn Thúy Khanh với Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật [74]; Đỗ Thị Kim Liên với Các phương tiện biểu thị quan hệ so sánh trong các phát ngôn tục ngữ Việt có nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc [87]; Bùi Thị Thi Thơ với Mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt [137]; Hoàng Kim Ngọc với So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt (dưới góc nhìn ngôn ngữ, văn hóa học) [99]; Nguyễn Văn Nở với Dấu ấn văn hóa - dân tộc qua chất liệu biểu trưng đồ dùng trong tục ngữ Việt Nam [102]; Hà Thị Chuyên với So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày [24], Trong các công trình này, một số tác giả đã chỉ ra những dấu ấn văn hóa được lưu giữ trong phương tiện tu từ so sánh. Ví như, luận án của Hà Thị Chuyên, ngoài việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày được cấu tao theo cấu trúc so sánh, tác giả đã phân tích ngữ liệu để từ đó chỉ ra đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa và những nét văn hóa, tư duy được ẩn chứa trong so sánh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. Hướng thứ hai, các tác giả sử dụng ngữ liệu là những sáng tác văn học viết để nghiên cứu biện pháp so sánh, từ đó thấy được nét riêng, phong cách của một số nhà văn khi sử dụng so sánh. Các nghiên cứu theo hướng này thường là những đề tài nghiên cứu của luận văn, luận án như: Trần Thị Thùy Linh với Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu [83]; Trịnh Thị Khánh Phương với Các biện pháp tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980: So sánh và ẩn dụ [108]; Lê Thị Như Nguyệt với So sánh và ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh [100],... Ngoài các nghiên cứu là đề tài nêu trên, còn có nhiều bài báo đề cập đến biện pháp tu từ so sánh như: Nguyễn Thị Ngân Hoa với “Sự thay đổi chuẩn so sánh và giá trị biểu hiện của cấu trúc so sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu” [58]; Nguyễn Thị Hạnh Phương với “Đặc điểm cấu trúc so sánh tu từ trong thơ Tố Hữu và Chế Lan Viên” [107]; Những bài viết trên tiếp tục nghiên cứu về biện pháp so sánh trong thơ ca của các tác giả cụ thể theo quan điểm phong cách học truyền thống. 1.1.1.2. Nghiên cứu về so sánh từ góc độ liên ngành tâm lí học - ngôn ngữ học - văn hóa học Vào những năm đầu thế kỉ XXI, bên cạnh hướng tiếp cận so sánh theo lối truyền thống của phong cách học, một số hướng tiếp cận mới về so sánh đã manh nha xuất hiện. Trong đó, đáng chú ý là cách tiếp cận của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đức Tồn. Ông đã tiếp cận so sánh theo hướng ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp để nghiên cứu về Chiến lược liên tưởng - so sánh có định hướng [143, 533]. Trong công trình của mình, tác giả đã nghiên cứu phản ứng trong tư duy của người Việt để “miêu tả” một số bộ phận của cơ thể người bằng cách so sánh. Kết thúc thực nghiệm, tác giả kết luận: mỗi thuộc tính của cơ thể người được người Việt so sánh với những vật chuẩn khác nhau. Từ đó, tác giả nghiên cứu cụ thể về phạm vi thực tế khách quan để chọn làm vật chuẩn cho sự so sánh, phẩm chất liên tưởng của một số biểu vật được người Việt sử dụng làm chuẩn so sánh và một số vật chuẩn so sánh của thuộc tính bộ phận cơ thể người. Những kết quả nghiên cứu của tác giả đã mở ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về so sánh: tiếp cận liên ngành giữa ngôn ngữ học và tâm lí học. Những năm gần đây, việc nghiên cứu so sánh theo hướng tiếp cận liên ngành của tâm lí học, ngôn ngữ học và văn hóa học đã được quan tâm. Luận án Biểu thức so sánh trong tiếng Việt [103] của Trần Thị Oanh đã tiếp cận theo hướng này. Qua nghiên cứu BTNNSS trong tiếng Việt, tác giả khẳng định mục đích của so sánh không dừng lại ở việc chỉ ra sự giống / khác nhau; hơn / kém nhau; hoặc là bằng / không bằng nhau mà so sánh có thể để tả, kể, xác nhận, khen, chê, yêu cầu, đề nghị, hướng tới những hành động ngôn ngữ cụ thể. Thông qua việc tìm hiểu nội dung của các BTNNSS, tác giả đã chỉ ra dấu ấn văn hóa thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt. Hướng tiếp cận này là một gợi ý tốt cho chúng tôi nghiên cứu luận án này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tiếng Mường và biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường 1.1.2.1. Nghiên cứu về tiếng Mường Dân tộc Mường là một dân tộc có số dân đông. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, người Mường có dân số 1.452.095 người. Dân tộc Mường có nền văn hóa lâu đời, nhưng cho đến ngày 08 tháng 9 năm 2016 tiếng Mường mới có chữ viết chính thức (Quyết định số 2295/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình). Mặc dù từ 2016 trở về trước, tiếng Mường “chưa có chữ viết chính thức” (chưa có được một cách ghi thống nhất), nhưng tiếng Mường đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu đối với tiếng Mường là hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ này. Hệ thống ngữ âm của tiếng Mường thu hút sự chú ý không phải vì những nét độc đáo, mà vì nó cung cấp nhiều ngữ liệu tốt cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến tiếng Mường nói chung, ngữ âm - chữ viết tiếng Mường nói riêng: - Nghiên cứu của học giả nước ngoài: M. L. Cadière (1905), M.A. Chéon (1905) là những người đầu tiên, từ những năm đầu của thế kỉ XX đã giới thiệu về các thổ ngữ Mường ở thượng nguồn sông Gianh, ở Ba Vì (Sơn Tây cũ). Tư liệu do hai ông cung cấp trong các bài báo của mình có lẽ là những tư liệu về tiếng Mường xưa hơn cả mà chúng ta có được trên sách báo từ trước đến nay. Cả hai ông đều cho thổ ngữ Nguồn thuộc tiếng Mường. Tiếp đến là các công trình nghiên cứu của H. Maspero (1912), J. Cuisiner (1946,1951), E. P. Hamp (1966), L. C. Thompson (1967), M. E. Barker (1963, 1966, 1970), M. Ferlus (1974, 1975), N.K Xokolovxkaya (1978),.. Nhờ có các công trình này mà giới Đông phương học biết rõ hơn về tiếng Mường và tiếng Mường được định vị trong việc nghiên cứu lịch sử của nhóm ngôn ngữ mà nó là một thành viên. - Nghiên cứu của học giả trong nước: Ở Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến tiếng Mường có một quá trình khá dài, với sự ghi nhận qua một số công trình tiêu biểu ở m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_bieu_thuc_ngon_ngu_so_sanh_trong_tieng_muong.doc
  • pdfLuận án bảo vệ cấp Trường. Lưu Văn Minh.pdf
  • pdfQuyết định kèm theo danh sách Hội đồng bảo vệ cấp trường. Lưu Văn Minh.pdf
  • docThông tin điểm mới của luận án. Lưu Văn Minh.doc
  • pdfThông tin điểm mới của luận án. Lưu Văn Minh.pdf
  • docThông tin điểm mới của luận án. Tiếng Anh. Lưu Văn Minh.doc
  • pdfThông tin điểm mới của luận án. Tiếng Anh. Lưu Văn Minh.pdf
  • docxTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.docx
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
  • docTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT. Lưu Văn Minh.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT. Lưu Văn Minh.pdf
Luận văn liên quan