Chu Cường (2018), Cải cách tư pháp trong hệ thống Toà án và xây dựng Toà án thông minh ở Trung Quốc, cho thẩm phán của 773 tòa án trên toàn lãnh thổ Việt Nam [11]. Tác giả nhấn mạnh việc cải cách toàn diện chế độ phân ngạch đối với cán bộ thẩm phán đã giúp cho thẩm phán, nhân viên hỗ trợ xét xử và nhân viên hành chính tư pháp ở đúng vị trí và làm việc đúng với trách nhiệm của mình. Để phát huy tốt vai trò của thẩm pháp cần phải có cơ chế vận hành hiệu quả trong quản lý, phân ngạch thẩm phán, qui định rõ ràng chức trách, quyền hạn của thẩm phán và quyền hạn của cơ quan xét xử, lập bảng mô tả chi tiết quyền hạn của thẩm phán và các nhân viên khác của ngành tòa án, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng, thống nhất, giám sát có hệ thống, chế ước ràng buộc có hiệu quả; Xây dựng hoàn thiện chế độ kỷ luật thẩm phán, thành lập Ủy ban kỷ luật thẩm phán cấp tỉnh, đánh giá một cách chuyên nghiệp trách nhiệm của thẩm phán để xảy ra sai phạm trong quá trình xét xử; nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm đối những thẩm phán có những hành vi vi phạm quy định trong khi xét xử. “Tăng cường xây dựng đội ngũ thẩm phán, tòa án nhân dân các cấp được xây dựng với mô hình mới là: Thẩm phán làm trụ chính, nhân viên hỗ trợ làm trụ đỡ để nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực xét xử của thẩm phán” [10, tr.6].
Cũng theo tác giả, hiện nay xây dựng Tòa án trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nắm bắt các cơ hội lịch sử do sự phát triển của công nghệ thông tin mang lại, kiên định con đường sáng tạo khoa học và công nghệ, trên cơ sở sự hình thành ban đầu của Tòa án trí tuệ, cố gắng hết sức và tiếp tục tiến lên, đưa Tòa án trí tuệ nhân tạo trở thành một mô hình xây dựng toàn diện hoàn toàn mới, thực hiện hệ thống chế độ tố tụng phát triển nhảy vọt trong thời đại công nghệ thông tin. Để xây dựng Tòa án trí tuệ nhân tạo phải xây dựng đội ngũ “Thẩm phán trí tuệ nhân tạo”, tiếp tục cải cách và sáng tạo trong lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cho các hoạt động xét xử, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ ban hành văn bản cho thẩm phán” [10, tr.14].
Tuyển tập các nghĩa vụ đạo đức của Thẩm phán Cộng hòa Pháp (2010), do Phạm Như Hưng dịch năm 2018. Trong lời mở đầu của cuốn sách: “Tuyển tập này không phải là bộ luật về quy tắc kỷ luật mà chỉ là cẩm nang cho các thẩm phán và công tố viên. Cẩm nang này được phát hành nhằm nâng cao lòng tin của công chúng vào sự hoạt động độc lập, khách quan, không thiên vị của hệ thống tư pháp của nền Cộng hòa Pháp”. Theo đó: “Thẩm phán, với tư cách là thành viên của quyền tư pháp, có quyền hợp pháp được quy định bởi pháp luật và có vai trò độc lập, khách quan, không thiên vị, các nguyên tắc này cũng được quy định đối với các cơ quan quyền lực khác. Việc vi phạm các nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng tới lòng tin của người dân. Thẩm phán, bằng sự liêm chính của mình, phải chứng minh được mình xứng đáng với việc mình có quyền quyết định thực hiện các quyền cơ bản của các cá nhân. Hơn bất kỳ người nào khác, thẩm phán phải có nghĩa vụ thể hiện sự thành ý và trung thực. Công lý được thực hiện nhân danh nhân dân Pháp. Thẩm phán có nghĩa vụ phải chú tâm đến những người mình xét xử, cũng như những người có liên quan, không xâm phạm đến nhân phẩm của bất kỳ ai, đồng thời phải bảo vệ hình ảnh của cơ quan tư pháp cũng như tuân thủ nghĩa vụ bảo mật.
197 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bồi dưỡng văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, Quận, Thị xã thuộc Thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đồng Thanh Quý
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
20
1.3.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
33
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
38
2.1.
Thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã và văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội
38
2.2.
Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội
63
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
85
3.1.
Thực trạng bồi dưỡng văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội
85
3.2.
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội
110
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
125
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường bồi dưỡng văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội hiện nay
125
4.2.
Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội hiện nay
139
KẾT LUẬN
172
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
175
PHỤ LỤC
186
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
2
Bộ Chính trị
BCT
3
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
4
Hiến pháp, pháp luật
HP,PL
5
Hội đồng nhân dân
HĐND
6
Thành phố Hà Nội
TPHN
7 Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân
TAND
8
Uỷ ban nhân dân
UBND
9
Văn hóa pháp luật
VHPL
10
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng để phát triển đất nước là một chủ trương có ý nghĩa chến lược của Đảng, Nhà nước ta. Pháp luật vừa là sản phẩm của văn hóa, vừa là công cụ bảo vệ các giá trị văn hóa, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa. Các giá trị phổ quát của văn hóa là chân - thiện - mỹ được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, được mọi tổ chức, cá nhân thừa nhận và tự giác thực hiện. Văn hóa pháp luật là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là nền tảng tinh thần để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là tiền đề quan trọng để Nhà nước xây dựng, ban hành pháp luật và mọi tổ chức, cá nhân thực thi “lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” [5, tr.50]
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan ngoại giao của các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc TPHN được thành lập theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, là cơ quan xét xử sơ thẩm, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN.
Đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN là những người trực tiếp xét xử và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án, nhân danh Nhà nước quyết định các bản án theo quy định của pháp luật, góp phần đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN nhằm nâng cao nhận thức về pháp lý, pháp luật; xây dựng niềm tin vào tính cách mạng, khoa học những quan điểm, nguyên tắc, tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật và rèn luyện thói quen, hành vi chấp hành pháp luật, kỹ năng áp dụng pháp luật của đội ngũ thẩm phán trong thực thi chức trách, nhiệm vụ và trong cuộc sống
Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp đã nhận thức đúng và quan tâm bồi dưỡng VHPL góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong công tác của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã. Thực tế công tác xét xử, quyết định các bản án và giải quyết các vụ việc theo quy định của pháp luật, đã khẳng định lập trường, bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu, lòng yêu nghề, lương tâm trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã trong thực thi chức trách, nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng VHPL của đội ngũ này còn bộc lộ không ít hạn chế, khuyết điểm cả về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng và nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành... Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực của một số thẩm phán chưa tương xứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cá biệt có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật nhà nước và các quy định của ngành tòa án... ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, công bằng của pháp luật, uy tín của tòa án...
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cường quyền nước lớn, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro, đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế. “Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trưóc những thách thức lớn” [21, tr. 94]. Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, song gặp không ít những khó khăn, thách thức do cạnh tranh thương mại, cạnh tranh thị trường, khoa học- công nghệ ngày càng quyết liệt và cuộc xung đột quân sự giữa Nga - Ucranai kéo dài. Trong nước, sau gần 40 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, toàn diện có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; tình hình ANCT, trật tự an toàn xã hội, tiêu cực, tệ nạn xã hội và các loại tội phạm tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp; nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở Đảng bộ TPHN; xây dựng tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị quận, huyện, thị xã trong sạch, vững mạnh, tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí tiêu cực; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TPHN hiện nay... đòi hỏi phải tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong HTCT nói chung và của đội ngũ thẩm phán TAND các cấp ở TPHN nói riêng. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề:“Bồi dưỡng văn hoá pháp luật của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN; đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu.
Luận giải làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về VHPL và bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Tập trung nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tiễn và lấy phiếu trưng cầu ý kiến tại tòa án nhân dân một số huyện, quận, thị xã thuộc TPHN. Các số liệu, tư liệu phục vụ nghiên cứu luận án chủ yếu giới hạn từ năm 2015 đến nay. Các giải pháp có giá trị vận dụng thực tiễn đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về xây dựng nền hành chính nhà nước và cải cách tư pháp; về cán bộ và công tác cán bộ; về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam...
Cơ sở thực tiễn
Hiện trạng VHPL và hoạt động bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã; yêu cầu và giải pháp tăng cường bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN; các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Thành ủy Hà Nội, UNND TPHN; các huyện ủy, quận ủy, thị ủy và cấp ủy, tổ chức đảng ở TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN; các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác xét, xử và bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN; các tài liệu, tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: lôgíc, lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống, cấu trúc, thống kê, so sánh và điều tra, khảo sát thực tiễn.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, xác lập những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN.
Tổng kết thực tiễn, rút ra một kinh nghiệm bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN.
Đề xuất những nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong các giải tăng cường pháp bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN. Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng VHPL của đội ngũ thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã thuộc TPHN hiện nay.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập về văn hóa pháp luật, bồi dưỡng VHPL cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nói chung và đội ngũ thẩm phám tòa án các cấp ở TPHN nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tòa án, thẩm phán và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán
Thẩm phán là những người có địa vị pháp lý cao, biểu hiện của nền công lý quốc gia, thực hiện quyền xét xử của Nhà nước theo pháp luật. Pháp luật của mỗi quốc gia đều có những quy định chặt chẽ về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, cách thức bổ nhiệm, kỷ luật, miễn nhiệm, cách chức đối với thẩm phán. Các quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và cách thức bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đào tạo thẩm phán. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về thẩm phán và đội ngũ thẩm phán như:
Law on Organization of French Courts (1999), (Luật tổ chức Tòa án Pháp) [128]. Theo thuật ngữ “Thẩm phán” ở Cộng hòa Pháp được hiểu bao gồm cả công tố viên. Cộng hòa Pháp coi thẩm phán là một loại nghề đặc biệt, nên việc bổ nhiệm thẩm phán phải tuân thủ những nguyên tắc và điều kiện chặt chẽ như sau: Thứ nhất, phải là người có quốc tịch Pháp. Theo quan điểm của Pháp thì thẩm phán là người duy trì công lý cho chế độ xã hội, do đó không thể tuyển dụng người nước ngoài làm thẩm phán nước mình; Thứ hai, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; Thứ ba, chưa từng có tiền án; Thứ tư, có phẩm chất đạo đức tốt; Thứ năm, có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trên thực tế đã có trường hợp Pháp tuyển chọn một số người tàn tật nhưng có trình độ luật uyên bác làm thẩm phán. Thứ sáu, có trình độ từ đại học trở lên. Do vậy, việc đào tạo thẩm phán ở Pháp đều do Trường Đào tạo thẩm phán quốc gia thực hiện. Có hai loại hình đào tạo: Đào tạo cơ bản và đào tạo thường xuyên (bồi dưỡng): Đào tạo cơ bản tại Trường Đào tạo Thẩm phán quốc gia, với thời gian 03 năm. Nội dung giảng dạy bao gồm những kiến thức lý thuyết và các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản như kỹ năng viết bản án, kỹ năng viết bản cáo trạng, kỹ năng viết báo cáo Sau đó, các học viên đi thực tập tại các Tòa án hoặc các cơ quan khác như Sở Cảnh sát, Văn phòng Luật sư, trại giam, các doanh nghiệp. Phần thực tập được coi là trọng tâm trong chương trình đào tạo cơ bản. Đào tạo thường xuyên mỗi năm, tất cả các thẩm phán đều phải trải qua khóa đào tạo ngắn ngày ít nhất là 01 tuần. Trong mỗi Tòa Phúc thẩm ở Pháp có một thẩm phán chuyên phụ trách vấn đề bồi dưỡng chuyên môn đối với thẩm phán. Hình thức đào tạo này nhằm mở rộng hoặc cập nhật những kiến thức pháp lý cho các thẩm phán đang hành nghề.
Jutta Limbach (2000), Ederal Constitutional Court. History - Quest - Verdict), (Tòa án Hiến pháp Liên bang. Lịch sử - Nhiệm vụ - Phán quyết) [131]. Tại Đức đều quy định và yêu cầu trước khi làm thẩm phán phải từng là luật sư với chế độ thi rất nghiêm ngặt. Thẩm phán phải đảm bảo đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, sức khỏe, tâm sinh lý bình thường. Để thẩm phán phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi, sức khỏe tốt, đủ điều kiện tâm lý, tố chất phải thông qua việc kiểm tra, khảo sát để đánh giá trí thông minh, khả năng làm việc nhóm, khả năng tập trung, khả năng ra quyết định trong trạng thái tâm lý căng thẳng... Những cuộc kiểm tra này có thể được tiến hành bởi một công ty tư nhân chuyên nghiệp và kết quả của nó sẽ được cung cấp cho tòa án để cân nhắc trong khung đánh giá tổng thể đối với các ứng viên thẩm phán.
Michael K.Addo (2000), Freedom of expression and the criticism of Judges, (Tự do ngôn luận và những chỉ trích của các thẩm phán) [128] Cuốn sách đã nghiên cứu so sánh các tiêu chuẩn pháp lý châu Âu, đề cập sự hoạt động tư pháp một số nước châu Âu, bao gồm: Sự độc lập của tư pháp có thể chống lại sự chỉ trích không; sự chỉ trích đối với Tòa án Anh và xứ Wale - hệ thống luật Common Law; hoạt động thẩm phán tại các nước Đức, Úc, Bỉ, Pháp, Đan Mạch; ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử đến hoạt động tư pháp ở Hà Lan, Ý và Hy Lạp; hệ thống pháp lý trong thời kỳ quá độ; ảnh hưởng của Công ước châu Âu về quyền con người.
Quy chế độc lập và cơ chế trách nhiệm của Thẩm phán do Nhà pháp luật Việt - Pháp (Maison du droit Vietnamo - Francaise (2004) [133]. Nội dung Kỷ yếu Tọa đàm đã gồm các bài tham luận của diễn giả của Việt Nam, Lào và Campuchia về sự độc lập và trách nhiệm của Thẩm phán. Tác giải Jean-Marie COULON (Chánh án danh dự Tòa Phúc thẩm Paris đã chỉ ra sự cần thiết phải thiết lập quy chế bảo đảm cân bằng giữa trách nhiệm của thẩm phán và quyền tự do xét xử. Tác giải Alain Lacabarát (Thẩm phán - Tòa tư pháp tối cao của Liên minh Châu Âu đã chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng quy chế đảm bảo xét xử độc lập của thẩm phán; đưa ra 9 nguyên tắc để bảo đảm sự độc lập, khách quan trong xét xử và trách nhiệm của thẩm phán; chỉ ra một số hạn chế của một số Nhà nước trong việc áp dụng nguyên tắc độc lập và trách nhiệm của thẩm phán...
Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga (2005), Cuốn sách do Nhà xuất bản Tư pháp dịch thuật và phát hành [132]. Nội dung cơ bản của cuốn sách trình bày về các quy định pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga về tố tụng dân sự, gồm: Các quy định cơ bản; thành phần xét xử và những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng; thẩm quyền xét xử; người tham gia tố tụng; đại diện trong tố tụng chứng cứ và chứng minh; các quy định về trình tự thủ tục tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm; nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán khi tiến hành các thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc dân sự sơ thẩm.
Tô Văn Hòa (2006), Tính độc lập của Tòa án - Nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, tại Đại học tổng hợp Lund - Thụy Điển [36]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về tính độc lập và các yếu tố cơ bản bảo đảm tính độc lập của tòa án ở Đức, Mỹ, Pháp và Việt Nam. Tập trung luận giải làm rõ những nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của TAND ở Việt Nam; các nội dung chính của nguyên tắc độc lập của TAND ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả đưa ra các kiến nghị bảo đảm tính độc lập của TAND, gồm: bảo đảm hiến định trong Hiến pháp; trách nhiệm bồi thường oan sai; quyền và trách nhiệm của thẩm phán; nhiệm kỳ và phương thức tuyển dụng thẩm phán; các biện pháp kỷ luật thẩm phán; vấn đề “duyệt án”; thu nhập của thẩm phán; vai trò lãnh đạo của Đảng và tính độc lập của tòa án...
Criminal procedure a worldwide study - Carolina Academic Press - Durham, North Carolina (2007) [130]. Về phẩm chất, năng lực của thẩm phán tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để một người có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang phải có ít nhất bốn yếu tố sau, mặc dù không chính thức, song hết sức thiết yếu: Năng lực chuyên môn: Thông thường các thẩm phán liên bang thường được bổ nhiệm trong số các luật sư nổi bật về khả năng chuyên môn; phẩm chất chính trị: Hầu hết những ứng cử viên cho vị trí thẩm phán đều phải có thành tích nhất định về hoạt động chính trị vì hai lý do. Thứ nhất, vị trí thẩm phán vẫn được coi là một phần của hệ thống chính trị bảo trợ; những người đã phục vụ trong đảng phái thường có nhiều khả năng được bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang hơn. Thứ hai, thẩm phán tương lai thường phải có một số hoạt động chính trị,