Triều Nguyễn (1802-1945), triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, đƣợc
đánh giá là “đã xây dựng một cơ chế quân chủ tập quyền mạnh mẽ với một bộ máy
hành chính và một thiết chế vận hành qui củ, chặt chẽ ” [65; tr. 19]. Với việc chọn
Huế làm kinh đô, triều đại này đã để lại một di sản vật thể đồ sộ gồm nhiều kiến
trúc cung đình, trong đó các công trình phục vụ cho hoạt động nghi lễ của triều đình
chiếm một số lƣợng lớn và là những công trình chính trong các cụm kiến trúc phục
vụ đời sống vật chất và tinh thần của triều đại.
Bên cạnh đó, các vua Nguyễn cũng đặt ra nhiều quy chế, điển lệ cho việc tế
tự trong dân gian cũng nhƣ trong cung đình. Chỉ riêng những quy định dành cho
việc nghi lễ, tế tự của triều đình đã chiếm 68 quyển trong tổng số 263 quyển của bộ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các triều Nguyễn tập hợp và biên soạn.
Điều này cho thấy vấn đề nghi lễ, tế tự chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
văn hóa và chính trị của triều đại này.
237 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các đàn miếu đại tự triều nguyễn ở huế (1802 - 1945): sự hình thành và nghi thức tế tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HUỲNH THỊ ANH VÂN
CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ (1802-1945):
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGHI THỨC TẾ TỰ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HUẾ - NĂM 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HUỲNH THỊ ANH VÂN
CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ (1802-1945):
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGHI THỨC TẾ TỰ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. ĐỖ BANG
2. TS. PHAN THANH HẢI
HUẾ - NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Huế, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Huỳnh Thị Anh Vân
Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học Huế và tập thể lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi đến PGS.TS. Đỗ Bang, người đã
giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án, cho tôi nhiều lời
khuyên và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn tất chương trình theo đúng yêu cầu
đặt ra.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cũng là cán bộ đồng hướng dẫn với tinh
thần trách nhiệm, giúp tôi nhiều ý kiến bổ ích trong quá trình học tập, nghiên
cứu để hoàn thành luận án.
Xin tỏ lời tri ân đến GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Minh
Tường, PGS. TS. Vũ Văn Quân, PGS.TS. Trần Thị Mai, PGS.TS. Nguyễn Văn
Đăng, PGS.TS. PGS. TS. Bùi Thị Tân, TS. Phan Tiến Dũng đã tận tình đóng góp
nhiều ý kiến xác đáng trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Trên hành trình ấy, tôi đã may mắn có được sự giúp đỡ không mệt mỏi của
nhiều thầy cô giáo và bạn bè về mặt tư liệu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến NNC Vĩnh
Cao với sự giúp đỡ to lớn về mặt văn bản Hán tự, xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Văn Hoa đã cho phép tôi tiếp cận các tài liệu gốc có giá trị liên quan đến
đề tài. Xin chân thành cảm ơn NCS. Trần Văn Quyến đã luôn hào hiệp giúp tôi tiếp
cận các tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, tôi không thể đặt bút hoàn thành luận án này nếu thiếu sự động viên
tinh thần to lớn và kiên nhẫn của GS. Chayan Vaddhanaphuti, người khơi nguồn đam
mê nhiệt huyết cho tôi mạnh dạn bước tiếp trên con đường khoa học.
Tôi sẽ không thể thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông, giúp
đỡ vô điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần của chồng và các con tôi, những
người luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh vượt qua mọi khó khăn
để hoàn thành luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận án không thể tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp tiếp
tục góp ý để luận án ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
1. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
3.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 5
4.1. Nguồn tƣ liệu .............................................................................................. 5
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 8
6. Bố cục của luận án ...................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 11
1.1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 11
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trƣớc năm 1975 ........................................... 11
1.1.2 Các công trình nghiên cứu từ năm 1975 đến nay .................................. 14
1.2 Kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra .............................................. 25
CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU
NGUYỄN Ở HUẾ ........................................................................................... 28
2.1 Khái niệm, nguồn gốc của đàn miếu đại tự và nghi lễ cúng tế ................. 28
2.1.1 Về khái niệm .......................................................................................... 28
2.1.2 Về nguồn gốc ......................................................................................... 29
2.2 Cơ sở của việc hình thành các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế ............... 31
2.2.1 Các đàn miếu đại tự của các triều đại trƣớc triều Nguyễn ở Việt Nam . 31
2.2.2 Bối cảnh ra đời của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế ............... 41
2.2.3 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ khi xây dựng đến trƣớc năm
1885 ................................................................................................................. 46
2.2.4 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ năm 1885 đến 1945 ......... 60
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 65
CHƢƠNG 3: NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ ........................ 67
3.1 Các cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị và thực hiện nghi lễ
tế đại tự ............................................................................................................ 67
3.1.1 Phủ Tôn Nhân ........................................................................................ 67
3.1.2 Bộ Lễ ...................................................................................................... 68
3.1.3 Bộ Binh .................................................................................................. 68
3.1.4 Bộ Công................................................................................................. 71
3.1.5 Viện Tập Hiền ........................................................................................ 71
3.1.6 Thái Thƣờng Tự ..................................................................................... 71
3.1.7 Quang Lộc Tự ........................................................................................ 71
3.1.8 Phủ Nội Vụ ............................................................................................. 72
3.1.9 Khâm Thiên Giám .................................................................................. 72
3.1.10 Chủ tế và các bồi tự, phân hiến, chấp sự .............................................. 72
3.2 Những vấn đề chung về các nghi lễ đại tự ..................................................... 76
3.2.1 Công việc chuẩn bị ................................................................................. 76
3.2.2 Âm nhạc và múa ..................................................................................... 84
a. Âm nhạc ....................................................................................................... 84
3.2.3 Trang phục.............................................................................................. 86
3.2.4 Văn tế ..................................................................................................... 88
3.3 Nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế từ 1802 đến trƣớc năm 1885 ............. 89
3.3.1 Nghi lễ tế Giao ....................................................................................... 90
3.3.2 Nghi lễ tế tông miếu ............................................................................... 93
3.3.3 Nghi lễ tế Xã Tắc ................................................................................... 95
3.4 Hoạt động tế đại tự triều Nguyễn ở Huế giai đoạn 1885 - 1945 .............. 95
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 99
CHƢƠNG 4: ĐÀN MIẾU VÀ NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ:
NHỮNG ĐẶC TRƢNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ 101
4.1 Những đặc trƣng của đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế ........... 101
4.1.1 Đặc trƣng về quy hoạch ....................................................................... 101
4.1.2 Đặc trƣng về kiến trúc .......................................................................... 103
4.1.3 Đặc trƣng về trang trí mỹ thuật ............................................................ 106
4.1.4 Tính điển chế trong nghi lễ đại tự ........................................................ 107
4.1.5 Tính chính danh trong nghi lễ đại tự .................................................... 110
4.1.6 Triết lý Nho giáo trong việc xây dựng đàn miếu và nghi lễ đại tự ...... 112
4.2 Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở
Huế ................................................................................................................ 117
4.2.1 Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các đàn miếu đại tự triều Nguyễn
ở Huế từ năm 1945 đến nay .......................................................................... 118
4.2.2 Đề xuất hƣớng bảo tồn và phát huy giá trị đàn miếu và nghi lễ đại tự
triều Nguyễn ở Huế ....................................................................................... 128
Tiểu kết chƣơng 4 .......................................................................................... 132
KẾT LUẬN ................................................................................................... 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ ..................................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 139
BẢNG CHÚ GIẢI MỘT SỐ TỪ VỰNG ..................................................... 153
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN ÁN
ÂL Âm lịch
BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué (Những ngƣời bạn Cố đô Huế)
BBT Ban biên tập
GS. Giáo sƣ
HĐND Hội đồng Nhân dân
Loại chí Lịch triều hiến chƣơng loại chí
Nxb. Nhà xuất bản
PL. Phụ lục
Sđd Sách đã dẫn
Toàn thƣ Đại Việt sử ký toàn thƣ
TCN. Trƣớc Công nguyên
ThS. Thạc sĩ
Tp. Thành phố
Tr. Trang
TS. Tiến sĩ
TƢ Trung ƣơng
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT NỘI DUNG
2.1 Sơ đồ vị trí các đàn miếu trong quần thể di tích cố đô Huế
2.2 Sơ đồ đàn Nam Giao và các công trình phối thuộc (1915)
2.3 Sơ đồ vị trí quy hoạch các miếu thờ trong Hoàng thành Huế
2.4 Bản vẽ kiến trúc Triệu Miếu (mặt đứng, mặt cắt)
2.5 Nội dung văn bia Thái Miếu
2.6 Nội dung văn bia Hoàng Khảo Miếu
2.7 Nội dung văn bia Hƣng Miếu
2.8 Bản vẽ kiến trúc Thế Miếu
2.9 Sơ đồ kiến trúc đàn Xã Tắc
3.1 Châu bản thời Minh Mạng năm thứ 22 (1841): Phủ Tôn Nhân khải về
điển lễ cúng tế
3.2 Châu bản thời Minh Mạng năm thứ 7 (1826) về việc định ngày tế Giao
3.3 Nhật kỳ dâng lễ tại các miếu trong Hoàng thành Huế
3.4 Nhật kỳ tế đại tự ở Huế dƣới triều Nguyễn
3.5 Các loại vật đựng chính trong lễ tế đại tự triều Nguyễn
3.6 Các loại lụa tế trong lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế
3.7 Các lễ vật chính trong tế đại tự triều Nguyễn
3.8 Sơ đồ vị trí các án thờ tại lễ tế Giao (1915)
3.9 Sơ đồ quy hoạch Thế Miếu và vị trí các án thờ hiện nay
3.10 Sơ đồ thế thứ các vua Nguyễn (1802-1945)
3.11 Bảng so sánh trình tự nghi thức các lễ đại tự triều Nguyễn
4.1 Sơ đồ đàn Xã Tắc đƣợc tô màu mặt nền (giả định theo sử liệu)
4.2 Một số vật đựng dùng trong nghi lễ đại tự triều Nguyễn
DANH MỤC ẢNH MINH HỌA
STT NỘI DUNG
2.1 Bia Nam Giao điện bi ký (Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội)
2.2 Di tích đàn Nam Giao nhà Hồ ở Thanh Hóa
2.3 Đàn tế Trời của nhà Tây Sơn ở Bình Định (đƣợc phục dựng năm
2011-2012)
2.4 Núi Bân
2.5 Dấu vết gạch và nền móng cũ ở núi Bân (Huế)
2.6 Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh (xây dựng lại năm 1989).
2.7 Đền thờ các vua thời Lê Trung Hƣng ở Thanh Hóa (xây dựng năm
2011)
2.8 Ô thơ trên điện Thái Hòa
2.9 Đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế
2.10 Thẻ bằng đồng treo cây thông ở đàn Nam Giao
2.11 Triệu Miếu
2.12 Thái Miếu hiện nay
2.13 Hƣng Miếu
2.14 Bia Thái Miếu
2.15 Hai tấm bia ở Hƣng Miếu
2.16 Thế Miếu (khoảng 1919-1926)
2.17 Một góc Thế Miếu và nhà thờ Thổ Công nhìn từ Cửu đỉnh (khoảng
đầu thế kỷ 20)
2.18 Vị trí đàn Xã Tắc ở góc Tây Bắc trong Kinh thành Huế
2.19 Đàn Xã Tắc Huế năm 1914
3.1 Phủ Tôn nhân và Hội đồng Tôn Nhân Phủ cùng các quan chức Pháp
(1929)
3.2 Lễ Bộ đƣờng
3.3 Đoàn ngự đạo rƣớc vua đi tế Giao năm 1915
3.4 Tƣợng đồng nhân (phục chế)
3.5 Một nhóm nhạc công trong lễ tế Giao 1924
3.6 Múa Bát dật trong lễ tế Giao, 1915
3.7 Vua Khải Định trong trang phục tế Giao (1924)
3.8 Một bộ trang phục tế Giao đầy đủ của vua Nguyễn (1915)
3.9 Lễ tế Giao năm 1924
3.10 Sân Thế Miếu -Hiển Lâm Các trƣớc kỳ lễ, khoảng đầu thế kỷ XX
3.11 Một gian thờ ở Thế Miếu
4.1 Thái Miếu Trung Quốc
4.2 Tông Miếu triều Joseon Hàn Quốc
4.3 Đàn Xã Tắc Trung Quốc
4.4 Hoàng khung vũ đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc
4.5 Trống đá ở đàn Nam Giao triều Joseon, Hàn Quốc
4.6 Đàn Xã Tắc triều Joseon, Hàn Quốc
4.7 Trang trí hồ lô trên nóc Thế Miếu
4.8 Trang trí thơ văn trên kiến trúc Thế Miếu
4.9 Trang trí đầu máng xối trên nóc Thế Miếu
4.10 Thế Miếu nhìn từ thềm Hiển Lâm Các và Cửu đỉnh
4.11 Khai quật khảo cổ đàn Xã Tắc ở Huế
4.12 Bia Thái Xã Chi Thần
4.13 Đàn Xã Tắc triều Nguyễn ở Huế sau khi phục hồi
4.14 Lễ tế Giao 2008
4.15 Lễ vật tam sinh tại lễ tế Giao 2014
4.16 Lễ tế Xã Tắc năm 2014
4.17 Một số bài vị đặt ở Viên đàn trong lễ tế Giao 2014
4.18 Sự quan tâm của cộng đồng và vai trò của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên
Huế trong lễ tế Giao
4.19 Ngƣời dân dâng hƣơng tại lễ tế Giao 2014
4.20 Ngƣời dân làm lễ ở Phƣơng đàn trong lễ tế Giao ngày 17/4/2014
4.21 Một lễ kỵ ở Thế Miếu do Nguyễn Phúc Tộc tổ chức (năm 2006)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Triều Nguyễn (1802-1945), triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, đƣợc
đánh giá là “đã xây dựng một cơ chế quân chủ tập quyền mạnh mẽ với một bộ máy
hành chính và một thiết chế vận hành qui củ, chặt chẽ” [65; tr. 19]. Với việc chọn
Huế làm kinh đô, triều đại này đã để lại một di sản vật thể đồ sộ gồm nhiều kiến
trúc cung đình, trong đó các công trình phục vụ cho hoạt động nghi lễ của triều đình
chiếm một số lƣợng lớn và là những công trình chính trong các cụm kiến trúc phục
vụ đời sống vật chất và tinh thần của triều đại.
Bên cạnh đó, các vua Nguyễn cũng đặt ra nhiều quy chế, điển lệ cho việc tế
tự trong dân gian cũng nhƣ trong cung đình. Chỉ riêng những quy định dành cho
việc nghi lễ, tế tự của triều đình đã chiếm 68 quyển trong tổng số 263 quyển của bộ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các triều Nguyễn tập hợp và biên soạn.
Điều này cho thấy vấn đề nghi lễ, tế tự chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
văn hóa và chính trị của triều đại này.
Trong hệ thống lễ nghi thời Nguyễn, việc tế tự có ba bậc: đại tự, quần tự và
trung tự, trong đó các lễ đại tự quan trọng nhất, bao gồm tế Giao, tế các miếu thờ tổ
tiên của nhà vua (tế tông miếu1) và tế đàn Xã Tắc.
Các hình thức đàn miếu2 và nghi lễ đại tự có vai trò quan trọng trong đời
sống tâm linh của các triều đại quân chủ ở Việt Nam, đặc biệt là triều Nguyễn-triều
đại để lại một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và độc đáo đƣợc ghi nhận ở tầm quốc
gia và quốc tế, góp phần hình thành bản sắc văn hóa Huế ngày nay.
Sự hình thành của các công trình này cũng nhƣ các nghi thức tế tự đều có
ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo Trung Quốc ở một mức độ nhất định và đƣợc
triều Nguyễn, nhất là các vị vua đầu triều, đặc biệt chú trọng. Việc quy hoạch vị trí,
1
Dƣới thời Nguyễn, bắt đầu từ thời vua Thiệu Trị (1841-1847), đổi đọc là “tôn miếu” vì kỵ húy tên của vua Thiệu Trị (Nguyễn
Phúc Miên Tông) [83, VI, tr. 77].
2
Trong luận án này, tác giả dùng cụm từ “đàn miếu” theo hình thức từ ghép đẳng lập gộp nghĩa (thuộc mô hình ngữ nghĩa
AB=A+B), trong đó nghĩa của từng thành tố (đàn, miếu) cùng gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung về một hình thức đại
tự cùng có những đặc điểm chung về điển chế và ý nghĩa triết lý, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố, sẽ
đƣợc giải thích ngữ nghĩa từng hình thức tại chƣơng 2.
2
xây dựng kiến trúc và thực hành nghi lễ đƣợc điển chế hóa bằng nhiều quy định
chặt chẽ. Vì thế, có thể nói các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế là
những hình thức tiêu biểu và hoàn thiện nhất trong các đàn miếu thời kỳ quân chủ ở
Việt Nam.
Sau khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945, dƣới nhiều tác động của bối
cảnh chính trị, xã hội khác nhau, các đàn miếu và nghi lễ đại tự cũng mất đi chủ thể
của nghi lễ. Duy chỉ có lễ kỵ ở các miếu thờ hoàng gia tuy không còn đƣợc tổ chức
thƣờng xuyên theo nhật kỳ tế tự thời quân chủ, thậm chí có thời gian bị gián đoạn
và cũng không còn đƣợc tổ chức ở tầm quốc gia nhƣng vẫn đƣợc các thành viên
trong dòng tộc duy trì cho đến ngày nay, trở thành một hoạt động văn hóa mang
đậm bản sắc của nghi lễ cung đình Huế.
Từ Festival Huế 2004, lễ tế Nam Giao đƣợc tái hiện và kể từ đó đến nay, đây
là một trong những hoạt động chính của các kỳ Festival Huế. Cũng từ năm 2009,
sau khi kiến trúc đàn Xã Tắc đƣợc phục dựng, lễ tế đàn Xã Tắc cũng đƣợc tổ chức
thƣờng niên tại công trình này. Trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, các công trình nhƣ đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ hoàng
gia triều Nguyễn là những di sản văn hóa không thể tách rời của văn hóa cung đình
Huế. Đây cũng là những di tích góp phần hình thành nên quần thể di tích cố đô
Huế-Di sản Văn hóa Thế giới, có tầm quan trọng đặc biệt cấp quốc gia và mang giá
trị nổi bật toàn cầu. Vì vậy, các đàn miếu và nghi lễ đại tự cần đƣợc nghiên cứu đầy
đủ, toàn diện để có sự nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của những di sản văn hóa
này trong sự hình thành của văn hóa cung đình nói riêng và văn hóa Huế nói chung,
đồng thời có chiến lƣợc bảo tồn nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa
truyền thống, xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, nhƣ Kết luận của Bộ Chính trị về Xây dựng,
phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế và đô thị Huế đến năm 2020 đã đặt ra [8; tr. 4].
Tuy nhiên, các hình thức đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế mới
chỉ đƣợc đề cập đến trong các bài viết, công trình nghiên cứu trƣớc đây theo từng
khía cạnh của vấn đề hoặc từng đối tƣợng riêng biệt trong khi sự tồn tại của các
công trình kiến trúc đàn miếu đại tự, các hoạt động nghi lễ và các thiết chế văn hóa
3
liên quan đều có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều mang những nét đặc trƣng của
triều đại. Vì vậy, việc nghiên cứu các đàn miếu và nghi lễ đại tự trong mối liên hệ
tổng thể giữa công trình kiến trúc và nghi lễ tế tự thực sự có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, việc nghiên cứu các công trình đàn miếu và nghi lễ
đại tự trong mối liên hệ thống nhất về ý nghĩa triết lý và vai trò của các công trình
này đối với các triều đại quân chủ ở Việt Nam, đặc biệt dƣới triều Nguyễn, là một
việc cần thiết nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa Huế hiện nay. Đây cũng sẽ là công trình đầu tiên
tập trung đánh