Sự phát triển kinh tế của quốc gia gắn liền với sự phát triển của hệ
thống giao thông vận tải.Giao thông vận tải cũng tác động rất lớn đến sự
phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường của mỗi quốc gia.Với tốc độ phát
triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự
phát triển của ngành giao thông vận tải. Đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, sự
tăng nhanh về nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực đô thị cũng như
giữa các tỉnh, thành phố khác nhau đã làm xuất hiện các hiện tượng phát
triển thiếu tính bền vững trong vận tải hành khách.
Hiện nay trên thế giới, nghiên cứu phát triển bền vững vừa là yêu cầu
vừa là mục tiêu của các quốc gia.Xu hướng nghiên cứu này đã được tiến
hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế các nước.
Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển bền vững cũng không nằm ngoài
quy luật chung của thế giới. Phát triển bền vững cho các ngành, các lĩnh vực
trong nền kinh tế đã được chính phủ đề cập trong nhiều cuộc họp, nhiều văn
bản chỉ đạo điều hành.Trong lĩnh vực giao thông vận tải đã có một số văn
bản quy phạm pháp luật đề cập đến vấn đề phát triển bền vững.Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu cụ thể về phát triển bền vững cho hoạt động vận tải đặc
biệt là vận tải hành khách bằng ô tô tại Việt Nam.
Với yêu cầu của thực tiễn xã hội, cũng như với mục đích đóng góp một
phần công sức nghiên cứu cho sự phát triển chung của ngành giao thông vận
tải, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững vận tải
hành khách bằng ô tô. Kết quả nghiên cứu của luận án là một cơ sở khoa
học, là tài liệu tham khảo để các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành
vận tải có định hướng phát triển theo hướng bền vững
27 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tổ chức và quản lý vận tải
Mã số : 62.84.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội – 2017
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi giờ ngày
tháng năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải
2. Thư viện Quốc gia
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế của quốc gia gắn liền với sự phát triển của hệ
thống giao thông vận tải.Giao thông vận tải cũng tác động rất lớn đến sự
phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường của mỗi quốc gia.Với tốc độ phát
triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự
phát triển của ngành giao thông vận tải. Đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, sự
tăng nhanh về nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực đô thị cũng như
giữa các tỉnh, thành phố khác nhau đã làm xuất hiện các hiện tượng phát
triển thiếu tính bền vững trong vận tải hành khách.
Hiện nay trên thế giới, nghiên cứu phát triển bền vững vừa là yêu cầu
vừa là mục tiêu của các quốc gia.Xu hướng nghiên cứu này đã được tiến
hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế các nước.
Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển bền vững cũng không nằm ngoài
quy luật chung của thế giới. Phát triển bền vững cho các ngành, các lĩnh vực
trong nền kinh tế đã được chính phủ đề cập trong nhiều cuộc họp, nhiều văn
bản chỉ đạo điều hành.Trong lĩnh vực giao thông vận tải đã có một số văn
bản quy phạm pháp luật đề cập đến vấn đề phát triển bền vững.Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu cụ thể về phát triển bền vững cho hoạt động vận tải đặc
biệt là vận tải hành khách bằng ô tô tại Việt Nam.
Với yêu cầu của thực tiễn xã hội, cũng như với mục đích đóng góp một
phần công sức nghiên cứu cho sự phát triển chung của ngành giao thông vận
tải, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững vận tải
hành khách bằng ô tô. Kết quả nghiên cứu của luận án là một cơ sở khoa
học, là tài liệu tham khảo để các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành
vận tải có định hướng phát triển theo hướng bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp các nghiên cứu về phát triển bền vững, đặc biệt là xây dựng
cơ sở lý luận về phát triển bền vững doanh nghiệp vận tải vận tải hành khách
bằng ô tô.
- Đề xuất các nguyên tắc, các giải pháp mới để làm cơ sở phát triển bền
vững cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.
- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp
vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và các vấn đề có liên quan đến
phát triển bền vững VTHK bằng ô tô ở Việt Nam (không bao gồm dịch vụ
2
xe buýt đưa đón học sinh, vận tải liên vận quốc tế). Trong đó có ứng dụng
cụ thể cho một doanh nghiệp là Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Đông
Dương.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là hoạt động VTHKbằng ô tô
trong giai đoạn 2012 – 2016, đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu, giải pháp phát
triển bền vững cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô
từ 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn một số
vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung và bền vững trong lĩnh vực
vận tải hành khách nói riêng; các nguyên tắc về phát triển bền vững; hệ
thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của hoạt động vận tải
hành khách bằng xe ôtô;
Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá hiện trạng của vận tải hành khách tại Việt Nam,
đi sâu phân tích sự phát triển bền vững của vận tải ô tô trên cả 3 góc độ lợi
ích của nhà nước, doanh nghiệp và khách hàng; xác định nhân tố quan trọng
để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là “Lấy khách hàng làm trung tâm”.
5. Kết cấu luận án
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững vận tải hành
khách bằng ô tô
Chương 3: Phân tích hiện trạng phát triển bền vững vận tải hành khách bằng
ô tô ở Việt Nam.
Chương 4: Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở
Việt Nam và Ứng dụng cho Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Công trình nghiên cứu đầu tiên về phát triển bền vững giao thông vận
tải là của Greene và Wegnener vào năm 1997 đã chỉ ra rằng: Sự tăng trưởng
không giới hạn phương tiện vận tải cá nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng
cho hệ thống giao thông vận tải. Trong khu vực đô thị chính sách thỏa mãn
nhu cầu đi lại càng cao bằng cách xây dựng càng nhiều đường cao tốc là
không khả thi, nhà nước càng cố gắng xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ
3
phương tiện cá nhân hơn, số lượng ùn tắc giao thông xẩy ra càng nhiều hơn.
Phương tiện phát triển không chỉ mang tới sự tự do đi lại mà gây ra các hậu
quả như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tắc đường và tai nạn giao
thông. Nghiên cứu này chỉ ra rằng xu hướng của phát triển GTVT là hướng
đến phát triển bền vững bao gồm:Về phương tiện, cơ sở hạ tầng, công nghệ,
thiết kế, vận hành khai thác, tài chính đều cần hướng tới phát triển bền vững.
Nghiên cứu của John Hartman - Trung tâm Phát triển bền vững GTVT
tại Canada cùng với các nhóm nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng mới phát triển
các tiêu chí phát triển bền vững cho giao thông vận tải. Kết quả đã công bố
các tiêu chí và chỉ tiêu phát triển bền vững (STPI: Sustainable transport
performance indicators) được chia làm 3 nhóm,
Nhóm 1 Tiêu chí về môi trường bao gồm: Mức giới hạn ô nhiễm, mức
giới hạn phát thải, tối thiểu hóa tiêu thụ năng lượng không thể tái tạo, tái sử
dụng và tái chế, thiểu hóa sử dụng đất, hạn chế tiếng ồn.
Nhóm 2 Tiêu chí về xã hội gồm: Đáp ứng được các nhu cầu cá nhân,
đáp ứng được nhu cầu xã hội, đánh giá mức độ an toàn, đảm bảo các yêu
cầu an toàn cho môi trường tự nhiên, đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ.
Nhóm 3 Tiêu chí về kinh tế gồm: Hiệu quả của sự khai thác vận hành,
cung cấp các sự lựa chọn về các phương thức vận tải, đảm bảo sự phát triển
kinh tế.
Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong “Giới thiệu về
phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) năm
2007 đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó đã tập trung
phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề
đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối
liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng; các
vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về
vai trò của xã hội dân sự.
John Blewitt trong “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding
Sustainable Development) năm 2008 cũng đóng góp một phần quan trọng
vào lý thuyết về phát triển bền vững, trong đó phải kể đến những phân tích
về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, phát triển bền vững và điều hành
của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để phát triển bền vững, phác thảo về
một xã hội bền vững. Luận án tham khảo những lý thuyết về phát triển bền
vững, NCS vận dụng phân tích các mối quan hệ giữa xã hội môi trường và
cách thức điều hành của Chính phủ, Nhà nước trong đánh giá PTBV vận tải
hành khách bằng ô tô.
4
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1 Các luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở
Việt Nam" của tác giả Nguyễn Minh Thu năm 2014. Luận án đã hệ thống
hóa và làm rõ các nội dung liên quan tới PTBV, hệ thống chỉ tiêu thống kê
PTBV, đề xuất phương pháp tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần,
chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã
có ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao
thông vùng đồng bằng sông Cửu Long" của tác giả Đặng Trung Thành năm
2011. Luận án đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về PTBV nói
chungvà PTBVcơ sở hạ tầng giao thông vùng nói riêng. Bên cạnh đó, luận
án đã xây dựng tiêu chí PTBVcơ sở hạ tầng giao thông. Thông qua việc
phân tích thực trạng về đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ,
đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, tác giả đã đưa ra một số giải pháp PTBVcơ sở hạ tầng giao thông
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tác giả Phạm Đức Thanh, trong công trình nghiên cứu “Phát triển hệ
thống giao thông vận tải bền vững với biến đổi khí hậu”, đã nêu ra những
quan điểm mang tính nguyên tắc chung về phát triển hệ thống GTVT bền
vững, tổng hợp các số liệu, nêu các mối quan hệ tương tác giữa hệ thống
GTVT với hiện tượng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Bài báo đã
đề xuất các nhóm giải pháp cũng như gợi mở một số hướng nghiên cứu phát
triển hế thống GTVT bền vững với hiện tượng biến đổi khí hậu và mực nước
biển dâng. Kết quả phân tích của tác giả cho thấy việc nghiên cứu các giải
pháp thích hợp trong ngành giao thông để thích ứng và giảm thiểu biến đổi
khí hậu và mực nước biển dâng đang rất cần được quan tâm.Trên cở sở đó,
công trình nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp tổng hợp cũng như gợi
mở những hướng nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
1.2.2. Các Công trình, Đề án, Nghiên cứu thí điểm và Hội thảo khoa học
liên quan đến nhiên liệu sạch.
- Năm 1983 tại Việt Nam đã có thí nghiệm chuyển đổi xe Zin 130 chạy
bằng gaz nén (CNG).Năm 2006, Trung tâm Khoa học bảo vệ Môi trường
thuộc Đại học Đà Nẵng đã thí điểm và áp dụng bộ phụ kiện chuyển đổi từ
xăng, diesel sang khí hóa lỏng (LPG) cho tàu và thuyền. Việc áp dụng công
nghệ chuyển đổi này sẽ góp phần rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm môi
trường sông, biển do tàu thuyền chạy bằng xăng dầu gây ra, đồng thời tính
5
kinh tế khi chạy bằng LPG sẽ tốt hơn và tuổi thọ động cơ cao hơn so với
chạy bằng xăng.
- Ngày 26/10/2007 tại Hà Nội, Hội đồng chính sách Khoa học - Công
nghệ quốc gia đã tổ chức Hội thảo: "Nhiên liệu sinh học cho vận tải: Tiềm
năng - điều kiện phát triển".
- Ngày 29/10/2010 tại hội thảo “Ứng dụng LPG (khí hóa lỏng) trong
vận tải hành khách bằng ôtô tại TP.HCM”, Công ty cổ phần vận tải dầu khí
Cửu Long - cho biết đã có gần 400 xe mang thương hiệu taxi Dầu khí chạy
bằng LPG ở TP.HCM, Vũng Tàu và 05 trạm cung cấp LPG.
- "Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững Hệ thống giao thông
vận tải ở Việt Nam, Báo cáo chuyên ngành số 4" do cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA) và Bộ giao thông vận tải thực hiện năm 2010.
- Ngày 26/8/2011, Công ty Xe khách Sài Gòn - đơn vị trực thuộc Tổng
Công ty SAMCO đã chính thức đưa 21 xe buýt chạy bằng khí nén thiên
nhiên CNG vào hoạt động trên tuyến xe buýt số 01 Bến Thành - Bến xe Chợ
Lớn. Tuyến xe buýt này được gọi là tuyến xe buýt xanh vì tất cả các xe phục
vụ trên tuyến đều là xe sử dụng khí nén thiên nhiên CNG.
- Ngày 27/8/2015, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn –
TNHH MTV (SAMCO) tổ chức Hội thảo sử dụng nhiên liệu CNG trong vận
tải hành khách công cộng (VTHKCC) tại Hà Nội.
1.3. Các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của đề
tài.
1.3.1. Các khoảng trống nghiên cứu
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã có chủ yếu tập trung vào
phát triển bền vững một ngành nghề, phát triển một mảng nào đó trong hệ
thống giao thông vận tải hoặc là những quy hoạch, giải pháp phát triển vận
tải mang tính định hướng.
Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững mới đề cập đến
những lý luận chung về phát triển bền vững hoặc lý luận về phát triển bền
vững một số lĩnh vực khác như đường sắt, thủy sản, cơ sở hạ tầng vùng,
công nghiệp... mà chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách
toàn diện lý luận về phát triển bền vững vận tải hành khách đặc biệt là hoạt
động vận tải hành khách bằng ô tô.
Một số công trình đã nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá bền
vững trong ngành thủy sản, ngành công nghiệp, ngành dầu khí... chưa có
công trình nào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững
6
ngành vận tải hành khách xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTBV vận tải
hành khách đường bộ.
1.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu và mục tiêu của đề tài
Luận án"Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô
tô ở Việt Nam" sẽ tìm câu trả lời cho những câu hỏi đối với khoảng trống
nghiên cứu ở trên.
Công trình nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt động
VTHK bằng ô tô trong mối tương quan với PTBV ở ba góc độ Kinh tế - Xã
hội – Môi trường. Công trình sẽ tiếp cận, đi sâu làm rõ vị trí, vai trò của dịch
vụ VTHK bằng ô tô tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng và PTBV loại hình dịch vụ này trong điều kiện
hội nhập kinh tế.
Với các khoảng trống đã phân tích ở trên.Đồng thời qua các định
hướng phát triển của chính phủ, của các địa phương, kết hợp với các công
trình khoa học có liên quan. Luận án sẽ đi sâu vào nghiên cứu các nhóm vấn
đề sau:
- Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển bền vững. Từ đó làm
cơ sở để nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững cho VTHK và doanh
nghiệp VTHKbằng ô tô.
- Nghiên cứu đề xuất quy trình, trình tự nghiên cứu về phát triển bền
vững cho lĩnh vực VTHK bằng ô tô.
- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững cho VTHK bằng ô
tô.
- Nghiên cứu lý luận về marketing hiện đại ứng dụng để phát triển bền
vững doanh nghiệp VTHKbằng ô tô.
- Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sạch để phát
triển bền vững cho các doanh nghiệp vận tải bằng ô tô.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu về cơ sở lý luận phát triển bền
vững của Việt Nam cũng như trên thế giới.Tổng hợp các văn bản về quan
điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành về phát triển bền
vững, làm cơ sở để định hướng nghiên cứu của luận án.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích
Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.PP định
tính được thực hiện để điều tra khảo sát, phỏng vấn về các thông tin như
7
chất lượng dịch vụ vận tải làm cơ sở để phân tích đưa các tiêu chí, chỉ tiêu
phát triển bền vững; PP định lượng được thực hiện thông qua việc thu thập
số liệu thống kê, nhằm đưa ra các kết quả dưới dạng bảng, biểu đồ, đồ thị
đánh giá các yếu tố liên quan đến sự phát triển bền vững
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ
2.1. Tổng quan về vận tải, đặc điểm, vai trò của các phương thức vận tải
2.1.1. Khái niệm, phân loại vận tải.
2.1.1.1 Khái niệm
Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành
khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người
2.1.1.2 Phân loại
Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải
Căn cứ vào đối tượng vận chuyển
Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải
Theo hình thức kinh doanh vận tải bao gồm: Kinh doanh VTHK theo
tuyến cố định; VTHK bằng xe buýt; VTHK bằng taxi; VTHK hợp đồng.
2.1.2. Đặc điểm của các phương thức vận tải
Vận tải ô tô.Vận tải đường sắt.Vận tải đường thủy.Vận tải đường
không.Vận tải đường ống.
2.1.3. Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân
Vận tải giữ vai trò quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế
quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ
thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Vận tải phục
vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Sản xuất, lưu thông, tiêu dùng,
quốc phòng. Trong sản xuất vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là
yếu tố quan trọng của quá trình lưu thông.
2.2. Tổng quan về phát triển bền vững
2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "Phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh
thái học".
8
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED : PTBV
là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai...".
PTBV cần trên cả 3 góc độ: Bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường
Phần này nếu được cho hình tại trang 24 luận án
2.2.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững
“PTBV”bao gồm: Phát triển tổng hợp, toàn bộ, về tất cả các phương
diện môi trường, môi sinh, kinh tế, xã hội và chính trị bởi vì không thể có
bền vững môi trường môi sinh nếu không có bền vững chính trị để bảo vệ hệ
sinh thái. Cần phải PTBV và cân bằng sinh thái cần thiết để bảo đảm con
người sẽ tồn tại và phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường, môi sinh.
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con
người, cải thiện cuộc sống của tất cả và song song bảo toàn và quản lý hữu
hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. PTBV cho rằng cần phải hoạt
động sản xuất có giới hạn, tiêu dùng và thụ hưởng có tiết kiệm, phân phối
công bằng thu nhập, điều hòa dân số và nhân lực, bảo đảm sự cân bằng giữa
nhu cầu có khuynh hướng gia tăng nhanh với tài nguyên thiên nhiên bị hạn
chế.
Các tiêu chí PTBV : Tiêu chí về xã hội; tiêu chí về kinh tế; tiêu chí về
môi trường và tiêu chí vềchính trị.
2.3. Phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô
2.3.1. Đề xuất trình tự logic nghiên cứu phát triển bền vững vận tải hành
khách bằng ô tô
Phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô là sự phát triển có thể
đáp ứng được những nhu cầu vận tải hành khách bằng ô tô hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải hành
khách bằng ô tô trong tương lai.
9
Hình 2.5.Trình tự logic nghiên cứu xây dựng các mục tiêu,
nguyên tắc, tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững dịch vụ
vận tải hành khách bằng ô tô
2.3.2. Xây dựng mục tiêu, nguyên tắc phát triển bền vững vận tải hành
khách bằng ô tô
2.3.2.1 Mục tiêu phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô.
Sự phát triển
Kinh tế - Xã
hội
Sự thay đổi
môi trường
Sự phát triển
của khoa học
kỹ thuật
Mục tiêu phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô
Thỏa mãn nhu cầu hiện tại
Tiêu chí phát triển bền vững
Không gây tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu trong tương lai
Chỉ tiêu đánh giá phát triển bền
vững giao thông vận tải
Thời
gian
Tài
chính
An toàn Tác động môi
trường
Quy hoạch của
chính phủ về hệ
thống giao thông
vận tải
Chất lượng
dịch vụ
10
* Thỏa mãn nhu cầu đi lại của hành khách, thể hiện ở hai khía cạnh:
Doanh nghiệp phải thỏa mãn đầy đủ về số lượng nhu cầu của hành khách;
đáp ứng được chất lượng dịch vụ mà hành khách yêu cầu.
* Về phía doanh nghiệp vận tải thì phải đảm bảo hoạt động có hiệu
quả: Cần nhấn mạnh là nếu doanh nghiệp không hoạt động có hiệu quả thì
không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của hành khách trong hiện tại
cũng như trong tương lai.
2.3.2.2 Nguyên tắc phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô
Luận án đề xuất các nguyên tắc PTBV như sau:
- Dựa trên đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước: Các chính sách
kinh tế, luật pháp đã được ban hành, được cụ thể hóa trong các chiến lược
phát triển ngành, các