2.2.2.2.4. Sự phối hợp trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tửCông tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT được thực hiện cần sự phối hợp đồng bộ của cả bộ máy và ban ngành chức năng. Chính vì vậy sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chức năng và chính quyền địa phương ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT. Công tác quản lý thuếliên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ ngành đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Ủy ban nhân dân, ngân hàng. phòng tải chính, hội đồng tư vấn thuế ... Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này giúp cơ quan thuế thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình giao dịch TMĐT của các cá nhân kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh, sự biến động về số lượng cá nhân kinh doanh một cách chính xác, kịp thời, toàn diện hơn. Từ đó, giúp quản lý thuế chặt chẽ, giảm tình trạng thất thu thuế do bỏ sót đối tượng cũng như xác định doanh thu không chính xác đồng thời có những quyết định quản lý chính xác hơn.
Với tính chất thực hiện hoạt động thương mại trên môi trường internet nên quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần thiết phải có sự kết nối, phối hợp trong thực hiện quản lý giữa các cơ quan quản lý thuộc bộ máy QLNN. Khi sự kết nối, phối hợp này được chặt chẽ, thường xuyên và liên tục thì cơ quan thuế sẽ có được những thông tin, cơ sở dữ liệu hữu ích và kịp thời có những quyết định quản lý phù hợp. Khi sự kết nối, phối hợp này lỏng lẻo, không thường xuyên và cập nhật sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực trong thu thập, xác minh thông tin phục vụ quản lý của cơ quan thué.
232 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
ĐOÀN CAO MINH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
ĐOÀN CAO MINH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9310102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HIẾU
2. PGS.TS ĐÀO PHƯƠNG LIÊN
HÀ NỘI, NĂM 2024 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan
và được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2024
Nghiên cứu sinh
Đoàn Cao Minh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, đến các
thầy, cô giáo đã giảng dạy các học phần trong quá trình học NCS. Đặc biệt là Cô giáo
hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hiếu và Cô giáo PGS.TS Đào Phương Liên,
người đã rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo về nội dung, phương pháp và giúp đỡ nhiệt tình
trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời trân trọng cám ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đã phản biện,
tư vấn, đóng góp. Đặc biệt xin cám ơn lãnh đạo, cán bộ quản lý tại Cục Thuế TP Hà Nội
và các Sở, Ban, ngành của Thành phố đã có các ý kiến quí báu để cho đề tài được hoàn
thiện hơn.
Do tính phức tạp của đề tài tuy rộng về nội dung, nhưng chuyên biệt về đối tượng
nghiên cứu, khảo sát: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh
doanh thương mại điện tử tại Hà Nội”, với đề tài nội dung rộng lớn, nhiều nội dung còn
có nhiều ý kiến khác nhau, chưa có chuẩn mực chung cho cả nước cũng như từng địa
bàn nghiên cứu, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng với hạn chế về thời gian và
nguồn lực nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được
những ý kiến chỉ bảo của các thày, cô giáo và các nhà khoa học để giúp cho đề tài được
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, xin cảm ơn Cơ quan, bạn bè, người thân, những đồng nghiệp đã tận
tình giúp đỡ, hỗ trợ và khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày.......tháng.......năm 2024
Nghiên cứu sinh
Đoàn Cao Minh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án .................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 16
1.1.3. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................ 22
1.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................... 23
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 23
1.2.2. Mô hình nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu ................................................... 24
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án ......................................................... 27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG ........................................................................................... 31
2.1. Tổng quan về kinh doanh thương mại điện tử và quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh thương mại điện tử ............................................................................. 31
2.1.1. Tổng quan về kinh doanh thương mại điện tử ............................................ 31
2.1.2. Quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử .................... 47
2.2. Khái niệm, nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh thương mại điện tử ............................................................................. 58
2.2.1. Khái niệm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh
thương mại điện tử ................................................................................................ 58 iv
2.2.2. Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh
thương mại điện tử ................................................................................................ 59
2.3. Kinh nghiệm hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá
nhân kinh doanh thương mại điện tử .................................................................... 70
2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới .......................................... 70
2.3.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam ............. 76
2.3.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế thành phố Hà Nội .............. 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 85
Chương 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................... 86
3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh doanh thương mại điện tử của Thành
phố Hà Nội ............................................................................................................... 86
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội ......................... 86
3.1.2. Vai trò kinh tế Hà Nội trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ... 90
3.1.3. Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Hà Nội ................................... 95
3.2. Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2017-2023 ............................................................................................................... 101
3.2.1. Tình hình thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước tại Cục Thuế thành
phố Hà Nội .......................................................................................................... 101
3.2.2. Tình hình năng lực tổ chức bộ máy quản lý thuế và đội ngũ cán bộ quản lý
thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội ................................................................... 111
3.2.3. Tình hình ý thức chấp hành và tính tuân thủ pháp luật, chính sách thuế của
người nộp thuế .................................................................................................... 132
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh TMĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................... 152
3.3.1. Đánh giá chung về thành tựu .................................................................... 152
3.3.2. Đánh giá chung về hạn chế và nguyên nhân những hạn chế .................... 152
3.3.3. Khó khăn, thách thức của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá
nhân kinh doanh thương mại điện tử .................................................................. 155
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 160 v
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................... 161
4.1. Những căn cứ cho việc đề xuất quan điểm và định hướng hoàn thiện các nhân
tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................. 161
4.1.1. Xu thế phát triển mới của kinh doanh thương mại điện tử ....................... 161
4.1.2. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với kinh doanh thương
mại điện tử trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030 .................................................. 162
4.2. Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn thành phố
Hà Nội ..................................................................................................................... 169
4.2.1. Quan điểm hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá
nhân kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội ............... 169
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội ........................ 171
4.3. Một số kiến nghị với chính phủ và cơ quan quản lý liên quan .................. 192
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 194
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 195
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH 197
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................... 197
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 198
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 206
vi
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
TT Chữ viết tắt tiếng Việt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CQT Cơ quan thuế
3 DN Doanh nghiệp
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 QLT Quản lý thuế
6 MST Mã số thuế
7 QLNN Quản lý nhà nước
8 HKD Hộ kinh doanh
9 NNT Người nộp thuế
10 TNCN Thu nhập cá nhân
11 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
12 QLNN Quản lý nhà nước
13 TMĐT Thương mại điện tử
14 SXKD Sản xuất kinh doanh
15 NSNN Ngân sách Nhà nước
16 KTXH Kinh tế xã hội
17 TKT Thanh tra, kiểm tra thuế
2. Viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt
TT Viết đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
tiếng Anh
Application Programming
1 API Giao diện lập trình ứng dụng
Interface
2 ATM Automated teller machine Máy rút tiền tự động
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
3 B2B Business to Business
doanh nghiệp với doanh nghiệp vii
Chữ viết tắt
TT Viết đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
tiếng Anh
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
4 C2C Consumer to Consumer
khách hàng với khách hàng
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
5 B2G Business to Government
doanh nghiệp với chính phủ
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
6 C2B Consumer to Business
người tiêu dùng và doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
7 C2G Business to Government
công dân với chính phủ
8 COD Cash On Delivery Dịch vụ phát hàng thu tiền hộ
9 EU European Union Liên minh Châu Âu
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
10 G2B Government to Business
chính phủ với doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
11 G2C Government to Citizens
chính phủ với các công dân
Mô hình kinh doanh TMĐT giữa
12 G2G Government to Government
chính phủ với chính phủ
13 B2E Business to Employee Mô hình doanh nghiệp với nhân viên
Vietnam Ecommerce and Cục Thương mại điện tử và
14 IDEA
Digital Economy Agency Kinh tế số
15 ISP Internet service provide Cung cấp dịch vụ internet
16 IT Information Technology Công nghệ thông tin
17 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
The Japan International
18 JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Cooperation Agency
Organization for Economic
19 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Cooperation and Development
20 POS Poin of Sale Thiết bị bán hàng viii
Chữ viết tắt
TT Viết đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
tiếng Anh
Society for Worldwide
Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng
21 SWIFT Interbank and Financial
và tài chính quốc tế
Telecommunication
22 TMS Tax Management System Phần mềm quản lý thuế
23 TPR Integrated Risk Managemen Ứng dụng phân tích rủi ro
United Nations Commission Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật
24 UNCITRAL
on International Trade Law Thương mại quốc tế
Vietnam Ecommerce Hiệp hội Thương mại điện tử
25 VECOM
Association Việt Nam
Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công nghiệp
26 VCCI
Commerce and Industry Việt Nam
27 WTO Word Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại hình TMĐT chính ........................................................................... 36
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của Hà Nội so với cả nước ............................ 88
Bảng 3.2: Tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2017-2022 ................. 89
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2017-2022 ................................................ 90
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2017-2022 ......................... 90
Bảng 3.5: Tên miền quốc gia “.vn” của thành phố Hà Nội 2017-2023 ........................ 98
Bảng 3.6: Xếp hạng chỉ số Thương mại điện tử của thành phố Hà Nội ....................... 99
Bảng 3.7: Đánh giá về môi trường luật pháp, chính sách ........................................... 103
Bảng 3.8: Đánh giá về mục tiêu, kế hoạch, chiến lược quản lý thuế .......................... 108
Bảng 3.9: Đánh giá về quy trình, thủ tục quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ...... 110
Bảng 3.10: Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý thuế ................................................. 116
Bảng 3.11: Đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của cơ quan thuế ........... 121
Bảng 3.12: Đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan thuế .............................. 127
Bảng 3.13: Đánh giá về CSDL và ứng dụng CNTT trong công tác thuế .................... 131
Bảng 3.14: Đánh giá về công tác đăng ký, kê khai thuế ............................................. 137
Bảng 3.15: Báo cáo tổng hợp quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT trên địa bàn thành
phố Hà Nội từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2021 ........................................ 138
Bảng 3.16: Kết quả triển khai công tác quản lý đối với cá nhân phát sinh hoạt động kinh
doanh TMĐT năm 2022-2023 .................................................................... 138
Bảng 3.17: Kết quả triển khai công tác quản lý đối với tổ chức có hoạt động kinh doanh
TMĐT năm 2022-2023 ............................................................................... 139
Bảng 3.18: Đánh giá về công tác quản lý nộp thuế, nợ thuế ....................................... 141
Bảng 3.19: Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra thuế .......................................... 145
Bảng 3.20: Đánh giá về công tác xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại .................... 146
Bảng 3.21: Đánh giá về quan điểm về các sai sót trong tuân thủ nghĩa vụ thuế mà cá
nhân kinh doanh TMĐT thường mắc phải ................................................. 148
Bảng 3.22: Đánh giá về các biện pháp nâng cao ý thức tuân thủ của NNT ................ 149
Bảng 3.23: Đánh giá về các yếu tố gây khó khăn cho việc tuân thủ thuế ................... 151
Bảng 3.24: Ý kiến của NNT về việc sẽ tuân thủ thuế ................................................. 151
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình kinh doanh TMĐT giữa Khách hàng với khách hàng ...................... 8
Hình 1.2: Khung mô hình nghiên cứu ........................................................................... 24
Hình 1.3: Mô hình tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh TMĐT .......................................................................................... 27
Hình 3.1: Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội .............................................................. 86
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức ngành thuế Hà Nội................................................. 113
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh thương mại điện tử là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, do tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, mua
bán qua mạng đã và đang trở thành thói quen của nhiều người dân và doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh truyền thống dần chuyển sang kinh doanh trực
tuyến qua mạng và tương lai doanh thu từ kinh doanh trực tuyến sẽ chiếm phần lớn doanh
thu so với hoạt động kinh doanh truyền thống. Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện
tử Việt Nam (VECOM) với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho thấy lĩnh vực thương
mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ, năm 2017 đạt trên 25%, năm 2018 đạt trên 30%,
với quy mô thị trường khoảng 7,8 tỷ USD, đến năm 2022 tốc độ tăng trưởng là trên 25% so
với năm trước và đạt quy mô trên 20 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2018. Tốc độ tăng
trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn ba năm 2023 - 2025 (VECOM 2023).
Ngày 08/08/2016, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1563/QĐ-TTg, phê duyệt
kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 - 2020, và ngày 15/05/2020, Thủ tướng
Chính phủ ký quyết định số 645/QĐ-TTg, phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT
quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, theo đó, ứng dụng TMĐT và qui mô thị trường TMĐT tăng
lên nhanh chóng, mục tiêu năm 2025 có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá
trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 cũng đề ra đã nêu bật
mục tiêu của giai đoạn này là: “bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động
kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế”,
trong đó có thương mại điện tử. Đến “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030”
cũng thể hiện mục tiêu tổng quát với nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa
trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ,
hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông
tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.
Cục thuế TP Hà Nội là một trong số các Cục Thuế có số thu Ngân sách Nhà nước
và số lượng tổ chức, cá nhân kê khai nộp thuế lớn nhất cả nước với quy mô, loại hình
hoạt động đa dạng, phức tạp, có phát sinh nghĩa vụ thuế trong hầu khắp các sắc thuế.
Năm 2018, tổng thu NSNN toàn ngành thuế là 1.146.933 tỷ đồng thì Hà Nội đạt 226.795
tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20% so với toàn ngành, đến năm 2022 đạt 303.989 tỷ đồng, tăng
2,4% so với năm 2021. (2022) 2
Tính đến cuối năm 2018, toàn quốc có 700.647 DN đang hoạt động SXKD và
khoảng 1,6 triệu hộ cá nhân kinh doanh cá thể thì Cục Thuế TP Hà Nội đang theo dõi,
quản lý là 166.961 DN, 174.304 hộ cá nhân kinh doanh đang hoạt động. “Theo số liệu
quản lý thuế năm 2017 của Bộ Tài chính, số HKD có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên là
102.095 hộ, nhiều HKD sử dụng hóa đơn thường xuyên có doanh thu lên đến vài trăm
tỷ đồng/năm Ngoài hình thức truyền thống, nhiều HKD đã áp dụng các hình thức kinh
doanh hiện đại, kinh doanh thương mại điện tử qua mạng xã hội và các sàn giao dịch
TMĐT” (Nha Trang, 2018).
Về giao dịch TMĐT giai đoạn 2016-2020, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm
18% dân số nhưng chiếm tới 70% khối lượng giao dịch so với cả nước (VECOM, 2020).
1.151 tỷ đồng là số tiền thu mà cơ quan quản lý thuế đã thu được của các tổ chức, cá
nhân Việt Nam có thu nhập từ hoạt động kinh doanh TMĐT, cung cấp dịch vụ số từ
năm 2018 đến hết quý 1/2023. Con số này tăng dần và ngày càng tăng nhanh qua các
năm, nếu năm 2021, thu thuế mới đạt 261 tỷ đồng, thì năm 2022 con số này đã tăng lên
hơn 716 tỷ đồng (bằng 274% so với năm 2021) và chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023 số
thu đã đạt 536,5 tỷ đồng. (Thùy Linh, 2023)
Thời điểm 2017, qua rà soát của Cục Thuế TP Hà Nội thì tại TP Hà Nội hiện có
khoảng 13.422 chủ tài khoản Facebook có các hoạt động quảng cáo và bán hàng qua
mạng, đồng thời có rất nhiều tổ chức, DN đang sử dụng mạng xã hội như giải pháp thúc
đẩy hoạt động kinh doanh. Trong khi đó tại TP Hồ Chí Minh, là khoảng 13.469 tài khoản
facebook quảng bá sản phẩm hoặc có hoạt động TMĐT. Không chỉ dừng lại ở mô hình
kinh doanh online trên facebook, hình thức kinh doanh trực tuyến hiện cũng nở rộ trên
một số mạng xã hội khác như Instagram, Zalo
Qua việc thu thập thông tin liên quan đến dòng tiền phát sinh của tổ chức, cá nhân
từ các tổ chức tại nước ngoài như Youtube, Google Play, Apple Store, trên địa bàn,
Cục Thuế TP Hà Nội đã lập danh sách của 47 tổ chức với doanh thu 78,6 tỷ đồng và 526
cá nhân với doanh thu 291,3 tỷ đồng. Hoạt động cho thuê nhà của cá nhân thông qua
các website như Booking.com, Agoda, AirBnB cũng phát triển nhanh chóng, qua rà
soát, Cục Thuế đã yêu cầu 483 địa chỉ cá nhân cho thuê nhà kê khai, nộp thuế hàng chục
tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước. “Cùng với việc rà soát, trong quá trình thanh tra, kiểm
tra các DN có hoạt động kinh doanh sàn giao dịch điện tử, Cục Thuế TP Hà Nội đã thu
thập thông tin của các cá nhân kinh doanh qua các sàn này. Cục Thuế đã thông báo mời
57 cá nhân có doanh thu bán hàng từ 600 tỷ đồng lên làm việc, tuyên truyền, vận động
các cá nhân kê khai nộp thuế theo quy định. Kết quả là đã có 10 cá nhân nộp 1,2 tỷ đồng
vào ngân sách nhà nước” (Nhật Minh, 2019). 3
Thương mại điện tử mang lại nhiều tiện ích to lớn cho cả người kinh doanh và
người sử dụng dịch vụ về sự tiện lợi, tiết giảm chi phí và rút ngắn khoảng cách nhưng
trong QLNN nói chung và quản lý thuế nói riêng lại là khó khăn chưa có lời giải phù
hợp với các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Quản lý thuế đối với loại hình
kinh doanh qua mạng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân: khó xác định chính
xác được NNT, quy mô giao dịch, quá trình giao dịch, địa điểm giao dịch Bên cạnh
đó, ý thức tuân thủ của một bộ phận NNT, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh, chưa
nghiêm túc chấp hành chính sách pháp luật thuế, lợi dụng kẽ hở quản lý, sự thông thoáng
trong chính sách để trốn thuế, trục lợi tiền thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước. Việc
giao dịch cá nhân - cá nhân, việc các chủ tài khoản dễ dàng ẩn danh và máy chủ đặt tại
nước ngoài, việc thói quen thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến khó kiểm soát, đặt ra
nhiều thách thức với cơ quan thuế trong việc xác định doanh thu, chi phí, thu nhập để
có thể tiến hành quản lý thuế bình đẳng với các loại hình kinh doanh truyền thống, các
cá nhân làm ăn chân chính.
Với số lượng DN, cá nhân kinh doanh ngày càng lớn và đa dạng nên các vi phạm
trong thực hiện kê khai thuế, các vi phạm về thiếu thuế, trốn thuế, tránh thuế cũng xảy
ra thường xuyên với mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp.
Trong bối cảnh, tình hình nói trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Hà Nội”
để thực hiện luận án với mong muốn tìm kiếm một số giải pháp có luận cứ khoa học,
phù hợp và thiết thực với thực tiễn hoạt động KTXH ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của QLNN, phát huy vai trò của chính sách thuế, nâng cao tính tuân thủ
của NNT, động viên nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy sự phát triển KTXH Việt Nam. Đối
với Cục Thuế TP Hà Nội là trung tâm của cả nước, việc nghiên cứu càng trở nên cấp
thiết, nóng bỏng để đáp ứng nhu cầu, tạo thuận lợi cho kinh doanh và quản lý thuế, đảm
bảo công bằng, bình đẳng đối với mọi loại hình kinh doanh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá, tổng hợp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT từ đó đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh
doanh TMĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội trước mắt đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030. 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về giao dịch điện tử, hoạt động kinh
doanh TMĐT, cá nhân kinh doanh TMĐT, quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh
TMĐT Xác định nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh TMĐT tại Hà Nội.
- Tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội hiện nay; làm rõ những
kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với
cá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội trước mắt đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận: Các vấn đề lý luận trong và ngoài nước liên quan đến các nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT nói chung và cá nhân kinh
doanh TMĐT nói riêng. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh TMĐT trên địa bàn cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được đề
cập đến bao gồm: Luật pháp, chính sách của Nhà nước; Năng lực tổ chức quản lý và đội
ngũ cán bộ quản lý thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý thuế; Ý
thức tuân thủ của người nộp thuế.
- Về thực tiễn:
+ Không gian: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT trên địa bàn cấp tỉnh và thành phố
trực thuộc Trung ương ở trong nước, quốc tế; trường hợp cụ thể: thành phố Hà Nội
+ Thời gian: Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với
cá nhân kinh doanh TMĐT giai đoạn 2017 - 2023, đề xuất giải pháp đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của đề tài
4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, dựa trên nghiên cứu của OECD (2001), Jing He (2015) và Aizhen Li
(2018), luận án luận giải cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối
với cá nhân kinh doanh TMĐT. Luận án khẳng định bối cảnh phát triển của TMĐT đặt
ra nhiều thách thức trong quản lý thuế, trong đó, QLT đối với nhóm đối tượng cá nhân 5
kinh doanh TMĐT khó khăn hơn do có nhiều điểm khác biệt so với QLT đối với tổ chức
và doanh nghiệp, là những đối tượng có đăng ký kinh doanh, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
Thứ hai, luận án xây dựng khung mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
QLT phù hợp đặc thù của nhóm cá nhân kinh doanh TMĐT, gồm: (1) Nhóm nhân tố về
luật pháp, chính sách của Nhà nước, (2) Nhóm nhân tố về năng lực tổ chức quản lý, đội
ngũ cán bộ quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý thuế, (3)
Nhóm nhân tố về ý thức tuân thủ của người nộp thuế. So với nghiên cứu của OECD (2001)
và các nghiên cứu trước đây, luận án đã bổ sung nhóm nhân tố Luật pháp, chính sách của
Nhà nước dựa trên cơ sở tiếp cận của luận án dưới giác độ của cơ quan quản lý Nhà nước
gắn với thực tiễn QLT, và đây cũng là nhóm nhân tố truyền thống, phù hợp lý luận quản
lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công, thuế và đặc thù địa phương, cụ thể gồm: Môi
trường luật pháp, chính sách liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT; Kế
hoạch, chiến lược QLT đối với cá nhân kinh doanh TMĐT trên địa bàn; Hệ thống quy
trình, thủ tục QLT đối với hoạt động TMĐT. Việc phân tích, đánh giá tầm quan trọng,
mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố bổ sung đối với QLT cá nhân kinh doanh TMĐT
giúp đưa ra các gợi ý chính sách trong quản lý đối với nhóm đối tượng này.
4.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ quá trình nghiên cứu
Luận án có một số đóng góp mới như sau:
- Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý thuế đối với kinh doanh TMĐT của Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông,
Israel, Úc và Thái Lan và nghiên cứu tình hình quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT
tại các Cục Thuế của một số tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng,
Hải Phòng và một số địa phương khác, để rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng
cho Cục Thuế TP Hà Nội, đây là những bài học quí giá, có thể áp dụng cho Cục Thuế tại
các địa phương khác trong cả nước.
- Đã khái quát được toàn cảnh tình hình phát triển TMĐT Hà Nội trong giai đoạn
2017-2023. Bằng các dữ liệu thứ cấp thu thập trong quá trình nghiên cứu và dữ liệu sơ
cấp có được qua các cuộc khảo sát, luận án đã phân tích và đánh giá được rõ nội hàm
của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà
Nội trong giai đoạn 2017-2023, chỉ ra mối liên quan, tác động của các nhân tố đến công
tác quản lý thuế của địa phương đồng thời cũng chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế cùng những khó khăn thách thức từ thực tế quản lý liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng đến QLT đối với cá nhân kinh doanh TMĐT: về việc xây dựng,
hoạch định mục tiêu chiến lược, chính sách, quy trình nghiệp vụ còn chưa hoàn thiện,
đồng bộ; về ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân kinh doanh TMĐT còn hạn chế; về 6
cơ sở vật chất kỹ thuật cho quản lý còn chưa đáp ứng; về công tác tổ chức và con người
còn cần phải hoàn thiện, nâng cao trong bối cảnh TMĐT tiếp tục phát triển nhanh
chóng với các hình thức kinh doanh mới liên tục phát sinh.
Để khắc phục vấn đề này, trên cơ sở mục tiêu, chiến lược phát triển KTXH,
TMĐT của Việt Nam, của Thủ đô và chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành Thuế đến
2030; trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất các giải pháp gồm: (1) xây
dựng kế hoạch, chiến lược QLT, (2) hoàn thiện quy trình, thủ tục QLT, (3) hoàn thiện
tổ chức bộ máy QLT, trong đó kiến nghị thành lập bộ phận chuyên trách về QLT đối
với kinh doanh TMĐT, (4) đào tạo, trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ thuế có kỹ
năng nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực TMĐT, ngoại ngữ, tin học, (5) hoàn thiện các
dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế (6) xây dựng cơ sở dữ liệu để áp dụng mô hình QLT thông
minh, (7) tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và CNTT, (8) các giải pháp tăng cường ý
thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng và
ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra bằng máy tính.
- Luận án cũng đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan liên quan nhằm tạo
môi trường thuận lợi cho hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá
nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội gồm các kiến nghị với: Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Bộ Thông tin và Truyền thông;
các Bộ, ngành khác ở Trung ương
Các giải pháp, kiến nghị trên được thực thi đồng bộ, quyết liệt sẽ đưa công tác
quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT của Thủ đô lên bước phát triển mới.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng và biểu đồ,
danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Chương 3: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 7
Chương 1:
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Là một trong những ngành đã, đang và sẽ phát triển trở thành hình thức phát triển
quan trọng, phổ biến trong hoạt động thương mại của nền kinh tế, thương mại điện tử
được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu từ những vấn đề phát triển chung đến phát
triển bền vững của một khu vực, một quốc gia và phát triển TMĐT với các hình thức
đặc thù.
Công nghệ thông tin, ngày nay, đã có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
KTXH, làm thay đổi phương pháp giao tiếp, ... Các khái niệm e-Gov; e-Edu; e-Office
... xuất hiện ngày càng nhiều. Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế OECD, giao dịch TMĐT là việc bán hoặc mua hàng hóa dịch vụ, được thực hiện qua
mạng máy tính bằng các phương pháp được thiết kế đặc biệt để nhận hoặc đặt hàng
(OECD, 2011). Trần Văn Hòe (2008) cho rằng, TMĐT (e-commerce) cũng được hiểu
tương tự như kinh doanh điện tử (e-business), đó là chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh
doanh, toàn cầu hóa, nâng cao năng suất, tiếp cận khách hàng mới và chia sẻ kiến thức
giữa các tổ chức nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Kalakota & Whinston (1997) (trích
dẫn trong Đào Anh Tuấn, 2013, tr.18) thì định nghĩa TMĐT là quá trình mua bán và
trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua hệ thống máy tính trên nền internet.
Theo diễn giải từ ngữ tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về
TMĐT thì: “hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của
hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn
thông di động hoặc các mạng mở khác”.
Các nghiên cứu trên thế giới thường chia TMĐT thành một số mô hình chính với
sự tham gia của doanh nghiệp (B-Business) và Khách hàng (C-Customer) như:
Mô hình B2B (Business to Business) là mô hình TMĐT dựa trên mối quan hệ
giữa các DN với nhau, các giao dịch diễn ra chủ yếu trên các kênh TMĐT hoặc sàn giao
dịch điện tử.
Mô hình B2C (Business to Customer) là mô hình TMĐT giữa DN trực tiếp với
khách hàng, trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. 8
Doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình lên mạng internet, khách hàng xem thông tin sản
phẩm, đặt mua, nhận hàng hóa. Ở chiều ngược lại, mô hình C2B (Customer to Business)
là mô hình cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho DN hoặc các cá nhân cùng hợp tác
để thực hiện các hoạt động kinh doanh với DN.
Mô hình C2C (Customer to Customer) là mô hình TMĐT mà người bán đưa hàng
hóa, dịch vụ của mình lên website và người mua sẽ trả giá để mua hàng hóa, dịch vụ đó,
hay nói cách khác là mô hình này được thực hiện thông qua các hình thức mua bán trực
tiếp giữa các khách hàng thông qua website, điện thoại, thư điện tử hoặc các phương tiện
điện tử khác, như: Bán các tài sản cá nhân, Dịch vụ quảng cáo, Dịch vụ tư vấn cá nhân,
chuyển giao tri thức, đấu giá do cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện, thương mại ngân hàng
điện tử, quảng cáo bán hàng hóa, dịch vụ trên phương tiện điện tử của cá nhân,
Có thể khái quát mô hình C2C như sau:
Hình 1.1: Mô hình kinh doanh TMĐT giữa Khách hàng với khách hàng
Nguồn: Tác giả xây dựng
Ngoài ra, còn có mô hình TMĐT giữa các tổ chức phi kinh doanh (Nonbusiness
electronic commerce - Nonbusiness EC) như: G2G (Government to Government), G2B
(Government to Business), G2C (Government to Citizen), A2A (Administration to
Administration); hoặc mô hình TMĐT trong chính nội bộ DN: Intrabusiness-
Intrabusiness) bao gồm tất cả các hoạt động nội bộ DN thường được thực hiện trên
intranets, đó là các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin bao gồm từ bán
hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty cho người lao động của DN đến đào tạo trực tuyến
của công ty (Trần Văn Hòe, 2008).
Theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính, cá nhân
kinh doanh là “cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt