Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, để ứng phó
với thách thức từ những tiến bộ nhanh chóng của CNTT, giải pháp về
kiểm toán liên tục (KTLT - continuous auditing) đã được đề xuất và
thực hiện xem như một cách tiếp cận mới nhằm giúp khắc phục những
hạn chế của cách tiếp cận kiểm toán truyền thống, giúp duy trì và nâng
cao chất lượng và hiệu quả và của các hoạt động kiểm toán trong điều
kiện các quy trình xử lý giao dịch của các doanh nghiệp có mức độ tự
động hóa ngày càng cao dựa trên nền tảng công nghệ thông tin
(CNTT). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước ở nước ngoài và Việt Nam
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT
tại Việt Nam còn có một số hạn chế cả về phương pháp nghiên cứu áp
dụng (chủ yếu là định tính, phân tích, tổng hợp) và về kết quả nghiên
cứu (chủ yếu quan tâm về các nhân tố thúc đẩy hơn là trở ngại). Chính
từ khoảng trống trong các nghiên cứu trước như đã nêu trên, tác giả đã
quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam”
nhằm nghiên cứu về những nhân tố thúc đẩy (nhu cầu, điều kiện) cũng
như những trở ngại đối với việc thực hiện KTLT tại một nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam.
32 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----o0o-----
Đặng Đình Tân
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN LIÊN TỤC
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Giang Tân
Phản biện 1: ...........................................................
...............................................................................
Phản biện 2: ...........................................................
...............................................................................
Phản biện 3: ...........................................................
...............................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại
...............................................................................
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện : .................
...............................................................................
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, để ứng phó
với thách thức từ những tiến bộ nhanh chóng của CNTT, giải pháp về
kiểm toán liên tục (KTLT - continuous auditing) đã được đề xuất và
thực hiện xem như một cách tiếp cận mới nhằm giúp khắc phục những
hạn chế của cách tiếp cận kiểm toán truyền thống, giúp duy trì và nâng
cao chất lượng và hiệu quả và của các hoạt động kiểm toán trong điều
kiện các quy trình xử lý giao dịch của các doanh nghiệp có mức độ tự
động hóa ngày càng cao dựa trên nền tảng công nghệ thông tin
(CNTT). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước ở nước ngoài và Việt Nam
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT
tại Việt Nam còn có một số hạn chế cả về phương pháp nghiên cứu áp
dụng (chủ yếu là định tính, phân tích, tổng hợp) và về kết quả nghiên
cứu (chủ yếu quan tâm về các nhân tố thúc đẩy hơn là trở ngại). Chính
từ khoảng trống trong các nghiên cứu trước như đã nêu trên, tác giả đã
quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam”
nhằm nghiên cứu về những nhân tố thúc đẩy (nhu cầu, điều kiện) cũng
như những trở ngại đối với việc thực hiện KTLT tại một nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam.
2) Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là khám phá và đo
lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hình thành và phát
triển của KTLT tại Việt Nam trong lĩnh vực KTNB và KTĐL.
Mục tiêu nghiên cứu 1: Xem sự xuất hiện của KTLT tại Việt
Nam.
o Câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): KTLT đã hình thành tại
Việt Nam chưa?
2
Mục tiêu nghiên cứu 2: Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam.
o Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Các nhân tố thúc đẩy sự
hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam là gì?
o Câu hỏi nghiên cứu 3 (RQ3): Các nhân tố trở ngại đối
với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam là
gì?
Mục tiêu nghiên cứu 3: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt
Nam.
o Câu hỏi nghiên cứu 4 (RQ4): Mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTLT tại
Việt Nam như thế nào?
o Câu hỏi nghiên cứu 5 (RQ5): Mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố gây trở ngại đến sự hình thành và phát triển của
KTLT tại Việt Nam như thế nào?
3) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam liên quan đến hoạt
động KTĐL và KTNB, không nghiên cứu hoạt động kiểm toán nhà
nước.
4) Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm khảo sát quan điểm của các kiểm toán
viên (KTV) độc lập, KTV nội bộ, KTV hệ thống thông tin của các
doanh nghiệp kiểm toán (DNKiT) và doanh nghiệp, các tổ chức tín
dụng (TCTD) tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, căn cứ vào các
nghiên cứu trước về điều kiện thực hiện KTLT, phạm vi nghiên cứu
chỉ giới hạn đến các KTV làm việc trong các DNKiT lớn, các ngân
hàng và các doanh nghiệp có chức năng KTNB.
3
Thời gian nghiên cứu của luận án cụ thể bao gồm: (1) nghiên
cứu tài liệu: từ 2013 đến 2015, (2) phỏng vấn chuyên gia: từ tháng
05/2016 đến tháng 06/2016, và (3) thu thập dữ liệu khảo sát: từ tháng
11/2016 đến tháng 2/2017.
5) Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo
kiểu “tuần tự khám phá”, bao gồm hai giai đoạn: (1) Giai đoạn 1:
Thực hiện nghiên cứu định tính, và (2) Giai đoạn 2: Thực hiện nghiên
cứu định lượng.
6) Những đóng góp của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án này có những đóng góp cả về
mặt lý luận và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận, học thuật:
Kết quả nghiên cứu xác định có sáu nhân tố có ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam. Các nhân tố và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này cung cấp một góc nhìn khác
về nhằm giải thích cho các nguyên nhân thúc đẩy hay trở ngại đối với
việc thực hiện KTLT trong điều kiện như Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:
Luận án góp phần thúc đẩy nhận thức của các doanh nghiệp
và KTV về sự cần thiết của KTLT đồng thời cung cấp căn cứ gợi ý về
một lộ trình thích hợp để phát triển KTLT tại Việt Nam nói chung và
tại các doanh nghiệp nói riêng.
7) Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, luận án bao gồm 5 chương, với các nội
dung chính như sau: (1) Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước,
(2) Chương 2: Cơ sở lý thuyết, (3) Chương 3: Phương pháp nghiên
cứu, (4) Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu, và (5) Chương 5:
Kết luận của nghiên cứu và những giải pháp gợi ý.
4
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu của nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy thực hiện KTLT
1.1.1.1 Nhu cầu của người sử dụng (NSD) trong việc được cung
cấp thông tin tin cậy bởi KTLT theo thời gian thực (real-
time information):
Một số nghiên cứu chủ yếu bao gồm: AICPA (1997a), Elliott
(2002), Hunton, et al. (2007) và Farkas & Murthy (2014)
1.1.1.2 Nhu cầu về KTLT của doanh nghiệp và KTV
a) Nhu cầu về KTLT của doanh nghiệp
(i) Nhằm đáp ứng các yêu cầu tuân thủ
Một số nghiên cứu chủ yếu bao gồm Daigle & Lampe (2003),
Means & Warren (2005), CFO Research Services & Cognos (2005),
PwC (2006) và KPMG (2012).
(ii) Nâng cao hiệu quả ĐGRR
Một số nghiên cứu chủ yếu bao gồm Coderre (2005), Nelson
& Ambrosini (2007), Marks (2010) and PwC (2007).
b) Nhu cầu về KTLT của KTV
(i) Nhu cầu về KTLT đối với KTĐL
Các nghiên cứu trước đã chứng minh rằng việc xuất hiện
KTLT là do nhu cầu của KTV độc lập trong việc đổi mới phương
pháp luận kiểm toán nhằm duy trì tính hữu hiệu của hoạt động kiểm
toán (audit effectiveness) trong điều kiện ảnh hưởng của tiến bộ công
nghệ (AICPA, 1997a; AICPA, 1997b; Rezaee, et al., 2001; Elliott,
2002; Higson, 2003; Lombardi, et al., 2014; Byrnes, et al., 2015b).
(ii) Nhu cầu về KTLT đối với KTNB
Có nghiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu KTLT là nhằm đổi
mới phương pháp luận kiểm toán hướng đến nâng cao hiệu quả của
5
hoạt động KTNB dựa trên việc tự động hóa quá trình kiểm toán (audit
automation) như của Groomer & Murthy (1989), Vasarhelyi & Halper
(1991), Alles, et al. (2006) và Teeter, et al. (2010).
1.1.1.3 Điều kiện về HTTT của doanh nghiệp để thực hiện KTLT
Nhìn từ góc độ mục tiêu kiểm toán (phạm vi ứng dụng) của hệ
thống KTLT, theo các nghiên cứu trước, các điều kiện về công nghệ
(theo mức độ phức tạp tăng dần) để thực hiện cách tiếp cận KTLT bao
gồm:
a) Hệ thống xử lý trực tuyến – thời gian thực (online real-time
systems) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Groomer & Murthy
(1989), Daigle & Lampe (2002), Rezaee, et al. (2002), Kogan,
et al. (2014).
b) Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP):
Vasarhelyi, et al. (2004), Alles, et al. (2006; 2008), Best &
Rikhardsson (2009), Majdalawieh, et al. (2012), Singh, et al.
(2014).
c) Nguồn dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ phân tích dữ liệu
(Data Analytics): Marks (2010), Vasarhelyi, et al. (2010a),
Capriotti (2014), Kiesow, et al. (2014), Verver (2015).
d) Ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng (eXtensible Business
Reporting Language – XBRL): Elliott (2002), Murthy &
Groomer (2004), (Li, et al. (2007).
1.1.2 Các nghiên cứu về trở ngại đối với thực hiện KTLT
1.1.2.1 Trở ngại về tổ chức và HTTT của doanh nghiệp
a) Những người quản lý cấp cao của doanh nghiệp cho rằng
KTLT không cần thiết: (Hunton, et al., 2003)
b) Tình trạng quá tải thông tin (information overload):
Hunton, et al. (2003)
6
c) Thiếu chuẩn hóa, tích hợp giữa các quy trình hoạt động
của doanh nghiệp: Rezaee, et al. (2002), Whitehouse (2011)
1.1.2.2 Trở ngại về sự toàn vẹn của HTTT của doanh nghiệp
Về khía cạnh này, các nghiên cứu trước đã nhận biết có những
loại trở ngại phổ biến như sau: (1) thực hiện KTLT gây ảnh hưởng bất
lợi đến hiệu suất hoạt động của các HTTTQL của doanh nghiệp
(Vasarhelyi & Halper, 1991; Murthy, 2004), và (2) thực hiện KTLT
có thể gia tăng nguy cơ dữ liệu bị truy cập trái phép và rủi ro mất
thông tin (Kuhn & Sutton, 2010).
1.1.2.3 Trở ngại về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Một số nghiên cứu trước cho thấy thiếu nguồn lực tài chính là
trở ngại đối với thực hiện KTLT (Beach & Writer, 2006; Fedorowicz,
2008; Omoteso, et al., 2008; Whitehouse, 2012c; Vasarhelyi, et al.,
2012a).
1.1.2.4 Trở ngại về năng lực chuyên môn của KTV
Một số nghiên cứu cho rằng thiếu kiến thức kỹ năng thích hợp
của các KTV cũng là một trở ngại đối với thực hiện KTLT cả trong
lĩnh vực KTĐL (Searcy, et al., 2003; Chaman, et al., 2014; Byrnes, et
al., 2015a) cũng như KTNB (Whitehouse, 2011; KPMG, 2012;
Vasarhelyi, et al., 2012a).
1.1.2.5 Trở ngại về điều kiện pháp lý: (Kuhn & Sutton, 2010),
Chaman, et al. (2014)
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, chủ đề về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển của KTLT hiện chỉ mới chỉ được đề cập đến trong
một số ít các bài viết, bài nghiên cứu công bố tại một số hội thảo khoa
học hoặc trên một số thời báo, tạp chí chuyên ngành. Các nghiên cứu
này tập trung phân tích về “sự cần thiết của KTLT”, nghĩa là chỉ mới
nhìn vấn đề từ khía cạnh các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát
7
triển của KTLT tại Việt Nam, bao gồm: (1) nhu cầu của nghề nghiệp
kiểm toán về KTLT nhằm ứng phó với ảnh hưởng của tiến bộ về
CNTT trong lĩnh vực KTĐL (Đào Thị Thu Giang, 2005, 2012;
Nguyễn Hữu Bình, 2014), kiểm toán HTTT (Đặng Thị Hoàng Liên,
2011; Nguyễn Hà, 2012; Nguyễn Huy Kháng, 2014), và (2) nhu cầu
của một số doanh nghiệp về KTLT nhằm đáp ứng các yêu cầu tuân
thủ và QTRR.
1.3 Kết quả đạt được của các nghiên cứu trước và khoảng trống
lý thuyết
1.3.1 Kết quả đạt được của các nghiên cứu trước
Phần tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới và tại Việt
Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
KTLT đã cho thấy có hai dòng nghiên cứu chính trên thế giới liên
quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
KTLT trên quan điểm của KTĐL và cả của KTNB. Đó là: (1) các
nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTLT bao gồm 3
nhân tố: “Nhu cầu của NSD thông tin bên ngoài doanh nghiệp”, “Nhu
cầu của doanh nghiệp và KTV” và “Điều kiện về HTTT của doanh
nghiệp”, và (2) các nhân tố trở ngại đối với sự hình thành và phát triển
của KTLT bao gồm 5 nhân tố: “Trở ngại về nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp”, “Trở ngại về tổ chức và HTTT của doanh nghiệp”,
“Trở ngại về sự toàn vẹn của HTTT của doanh nghiệp”, “Trở ngại về
năng lực chuyên môn của KTV”, và “Trở ngại về điều kiện pháp lý”.
1.3.2 Khoảng trống và mục tiêu nghiên cứu của luận án
Kết quả tổng quan các nghiên cứu trước ở phần trên cho thấy,
các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển của KTLT có một số hạn chế (khoảng trống lý thuyết) cả về
phương pháp cũng như kết quả nghiên cứu. Chính từ khoảng trống
trong các nghiên cứu trước, tác giả đã quyết định thực hiện nghiên cứu
8
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
của kiểm toán liên tục tại Việt Nam” nhằm cung cấp cái nhìn toàn
diện về nhân tố thúc đẩy (nhu cầu, điều kiện) cũng như những trở ngại
đối với việc thực hiện KTLT tại một nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết và đánh giá một
cách toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển của KTLT nói chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện
của nước ngoài và tại Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam. Căn cứ vào hạn chế của
các nghiên cứu trước, tác giả đã nêu lên sự cần thiết của việc thực hiện
nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
của KTLT tại Việt Nam”.
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Một số khái niệm
Trong phần này tác giả trình bày khái niệm có liên quan bao
gồm các khái niệm kiểm toán và KTLT cũng như nêu lý do chọn khái
niệm KTLT phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án được đưa ra
bởi Bumgarner & Vasarhelyi (2015) như sau:
“KTLT một phương pháp luận cho phép KTV thực hiện sự đảm
bảo đối với một đối tượng chủ đề, thuộc về trách nhiệm của
những người quản lý của một tổ chức, thông qua các thông điệp
thể hiện ý kiến của KTV được phát hành đồng thời, hoặc ngay
sau thời điểm phát sinh của các giao dịch hoặc sự kiện liên
quan đến đối tượng chủ đề đó” (Bumgarner & Vasarhelyi,
2015).
2.2 Các lý thuyết nền tảng
9
Các lý thuyết được luận án sử dụng để phân loại và xác lập
mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển của CA tại Việt Nam bao gồm: (1) Lý thuyết về cung và cầu
(Theory of supply and demand), (2) Lý thuyết khuếch tán đổi mới
(Diffusion of innovation theory), (3) Lý thuyết phát tính hiệu
(Signaling theory) và (4) Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory).
2.3 Khung lý thuyết (theoretical framework) và các khái niệm
nghiên cứu
2.3.1 Khung lý thuyết (theoretical framework)
Căn cứ vào trình bày trên về các mô hình và lý thuyết có liên
quan, luận án xác định khung lý thuyết như sau làm nền tảng để xây
dựng mô hình nghiên cứu nhằm giải thích sự hình thành và phát triển
của KTLT tại Việt Nam (Hình 2.1).
Hình 2.1 Khung lý thuyết của luận án
2.3.2 Định nghĩa các khái niệm nghiên cứu
Trong phần này tác giả trình này các khái niệm liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại
Lý thuyết về cung và cầu
L
ý
t
h
u
y
ết
p
h
át
tí
n
h
iệ
u
L
ý
t
h
u
y
ết
ủ
y
n
h
iệ
m
Sự hình thành và
phát triển của
KTLT tại Việt
Nhân tố
thúc đẩy
sự hình
thành và
phát
triển của
KTLT
Nhân tố
trở ngại
đối với
sự hình
thành và
phát
triển của
KTLT
Lý thuyết về sự khuếch tán đổi mới
10
Việt Nam để sử dụng trong nghiên cứu định tính và định lương tiếp
theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan
đến kiểm toán và KTLT, các lý thuyết có vai trò là nền tảng và các
khái niệm liên quan đến mô hình nghiên cứu về sự hình thành và phát
triển của KTLT tại Việt Nam. Các khái niệm này sẽ được sử dụng
trong quy trình nghiên cứu tiếp theo.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Sự hình thành và phát triển của KTLT là một vấn đề còn mới
mẻ tại Việt Nam. Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận án là
khám phá các nhân tố và đo lường (giải thích) mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đó đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt
Nam thì rõ ràng cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp là cách tiếp cận hỗn
hợp (mixed method) với thiết kế theo kiểu tuần tự khám phá.
3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Trước hết, tác giả thực hiện phân tích các tài liệu có liên quan
để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất (RQ1) của luận án. Sau đó,
để trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu thứ hai và ba (RQ2, RQ3) của
luận án, tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia nhằm khám phá
thêm các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
KTLT tại Việt Nam. Kết quả phỏng vấn được phân tích dựa theo lỹ
thuật phân tích của Lý thuyết nền (Corbin & Strauss, 2015).
3.2.2 Nghiên cứu định lượng
Giai đoạn nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm trả lời
cho hai câu hỏi nghiên cứu thứ tư và năm (RQ4, RQ5) của luận án.
11
Các bước chính trong giai đoạn nghiên cứu này là thiết kế thang đo,
thu thập dữ liệu khảo sát, kiểm định độ tin cậy thang đo, đánh giá sự
phiến diện bởi phương pháp chung, phân tích nhân tố khám phá (EFA)
và phân tích hồi quy đa biến (MLR) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu được
sử dụng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án. Với mục
nghiên cứu “kép” đã đặt ra là khám phá và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
KTLT tại Việt Nam, tác giả đã quyết định lựa chọn phương pháp tiếp
cận hỗn hợp theo đó quá trình nghiên cứu được thực hiện tuần tự theo
hai giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên
cứu định lượng để kiểm định kết quả nghiên cứu định tính.
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng về sự hình thành của KTLT tại Việt Nam
Để xem xét thực trạng về sự hình thành KTLT tại Việt Nam,
tác giả sử dụng sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên phân
tích các tài liệu có liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đầu
tiên của luận án (RQ1: KTLT đã hình thành tại Việt Nam chưa?).
Các tài liệu được sử dụng trong bước nghiên cứu này bao gồm
các BCTN (báo cáo của BKS) của các ngân hàng, CTNY, báo cáo của
nghề nghiệp kiểm toán độc lập và trang thông tin điện tử của các
DNKiT lớn. Kết luận trong bước nghiên cứu này như sau:
KTLT đã được tìm hiểu và bắt đầu được triển khai có tính
chất thử nghiệm hoặc được lập kế hoạch triển khai thử
nghiệm trong hoạt động KTNB tại một số rất ít các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính như các ngân hàng và
công ty bảo hiểm.
12
KTLT chưa được triển khai trong lĩnh vực KTĐL tại Việt
Nam.
4.2 Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển của KTLT tại Việt Nam
4.2.1 Quy trình thực hiện
Danh sách các chuyên gia đồng ý và thực tế trả lời phỏng vấn
được cung cấp trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Danh sách chuyên gia đồng ý trả lời phỏng vấn
Ký hiệu
chuyên
gia
Đơn vị công tác Vị trí công tác Lĩnh vực
chuyên môn
Kinh
nghiệm
(năm)
CPA1 DNKiT Big 4 Chủ phần hùn (partner) KTV độc lập 15
CPA2 DNKiT Big 4 Chủ phần hùn (partner) KTV độc lập 16
CPA3 (*) DNKiT non-Big 4 Chủ phần hùn (partner) KTV độc lập 20
CPA4 DNKiT non-Big 4 Chủ phần hùn (partner) KTV độc lập 14
CPA5 (*) DNKiT non-Big 4 Chủ phần hùn (partner) KTV độc lập 15
IA1 Ngân hàng Trưởng BKS KTNB, BKS 25
IA2 Ngân hàng Trưởng phòng KTNB KTNB, BKS 12
IA3 Ngân hàng Trưởng phòng KTNB KTNB 10
RO1 Ngân hàng Trưởng phòng QTRR QTRR 20
IO1 Ngân hàng Giám đốc CNTT (CIO) KTV HTTT 20
Ghi chú: (*) Các chuyên gia là thành viên Ban chấp hành VACPA tại
thời điểm đồng ý trả lời phỏng vấn.
4.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và thảo luận
Tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu trước và kết quả phỏng
vấn, có 10 chủ đề (nhân tố) được các chuyên gia cho rằng có ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam, chia
thành ba nhóm bao gồm; (1) Nhóm 1, có hai chủ đề (nhân tố) được kế
thừa hoàn toàn từ các nghiên cứu trước; (2