Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam

3.3.2 Mô hình nghiên cứuThông qua việc trình bày các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước ở Chương 1 và trình bày một số cơ sở lý thuyết nền tảng có liên quan đến các nhân tố có ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán ở Chương 2, việc xây dựng mô hình nghiên cứu được định hướng như sau:(1) Kế thừa và phát triển có chọn lọc dựa trên việc lựa chọn một số cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thang đo nhân tố của các nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước và phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.(2) Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán phải phù hợp với đặc thù nghiên cứu tại Việt NamTrong mô hình nghiên cứu của Luận án, đối tượng nghiên cứu trọng tâm là xét đoán kiểm toán và ảnh hưởng của các nhân tố đến xét đoán của các KTV độc lập trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam. Do vậy, đầu tiên Luận án vận dụng mô hình nghiên cứu của Libby và Luft (1993) cùng với Libby (1995) xác định các nhân tố thuộc nhóm nhân tố người (cá nhân KTV) có tác động đến xét đoán kiểm toán như: kinh nghiệm, kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề. Tiếp đến, Luận án dựa trên khung nghiên cứu xét đoán và ra quyết định của Bonner (1999) với 3 nhóm nhân tố chính gồm biến người (KTV), biến nhiệm vụ và biến môi trường cùng các nghiên cứu thực nghiệm trước như: Aida (2021), Kadous và Zhou (2019), Christanti và cộng sự (2017), Nasution và O¨ stermark (2012), Jamilah và cộng sự (2007), Bierstaker và Wright (2001), Chung và Monroe (2001), Lord và Dezoort (2001), Choo (1996),.. Cuối cùng, Luận án kết hợp nghiên cứu khám phá qua phỏng vấn chuyên gia, điều chỉnh mô hình nghiên cứu với bảy nhân tố bao gồm: (1) kinh nghiệm, (2) kiến thức, (3) khả năng giải quyết vấn đề, (4) nhân tố động lực nội tại và (5) nhân tố động lực bên ngoài (thuộc nhóm nhân tố KTV), (6) tính phức tạp nhiệm vụ (thuộc nhóm nhân tố nhiệm vụ kiểm toán), và (7) nhân tố áp lực phục tùng (thuộc nhóm nhân tố môi trường).

pdf227 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9GG BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÉT ĐOÁN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÉT ĐOÁN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN 2. PGS.TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH TP. Hồ Chí Minh, 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết, Luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và những người hướng dẫn khoa học. Nội dung được trình bày trong Luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây không phải của tác giả. Mọi tham khảo đều đã được tác giả trích dẫn nguồn rõ ràng. Họ và tên Nguyễn Thị Khánh Vân ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và Quý thầy cô tại khoa Kế toán nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành cũng như phương pháp nghiên cứu và cung cấp các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận án này. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn quý thầy cô ở viện Sau đại học đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Thu Hiền và PGS,TS Đoàn Ngọc Phi Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình, chu đáo, giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để tôi có thể hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp cũng như các chuyên gia, quý doanh nghiệp đã cung cấp nhiều thông tin, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chia sẽ nhiều kinh nghiệm thực tế để thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã luôn đồng hành, chia sẽ và hỗ trợ tinh thần lẫn tài chính giúp tôi có thể hoàn thiện luận án như ngày hôm nay. Xin trân trọng cám ơn! Nghiên cứu sinh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Động lực nghiên cứu ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 6. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 6 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 9 1.1. Khái quát các nghiên cứu về xét đoán kiểm toán ................................................ 9 1.2. Các nghiên cứu đo lường thành quả xét đoán kiểm toán ................................... 14 1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán .............. 17 1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 17 1.3.1.1 Nhóm nhân tố về KTV .................................................................................. 18 1.3.1.2 Nhóm nhân tố xác định nhiệm vụ ................................................................. 27 1.3.1.3 Nhóm nhân tố môi trường ............................................................................. 30 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 35 1.4. Những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu ................................................................................................................. 40 1.4.1. Những kết quả đạt được từ những nghiên cứu trước ...................................... 40 1.4.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................. 42 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 45 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 46 2.1. Tổng quan các khái niệm nghiên cứu ................................................................ 46 iv 2.1.1.. Định nghĩa xét đoán kiểm toán ...................................................................... 46 2.1.2. Vai trò của xét đoán chuyên môn trong kiểm toán BCTC .............................. 48 2.1.3. Đo lường xét đoán kiểm toán .......................................................................... 49 2.1.3.1. Các cách tiếp cận đo lường xét đoán kiểm toán ........................................... 49 2.1.3.2. Các tiêu chí được lựa chọn trong đo lường xét đoán kiểm toán .................. 51 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán ............................................. 54 2.1.4.1 Kiến thức (knowledge) .................................................................................. 54 2.1.4.2 Kinh nghiệm (Experience) ............................................................................ 55 2.1.4.3 Khả năng giải quyết vấn đề (ability) ............................................................. 56 2.1.4.4 Động lực nội tại và động lực từ bên ngoài .................................................... 56 2.1.4.5 Tính phức tạp nhiệm vụ ................................................................................ 57 2.1.4.6 Áp lực phục tùng ........................................................................................... 59 2.2. Tổng quan các lý thuyết nền được sử dụng ....................................................... 60 2.2.1. Lý thuyết quy kết (Attribution theory) ............................................................ 60 2.2.2. Lý thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) ..................................... 62 2.2.3. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour-TPB) ............ 64 2.2.4 Lý thuyết phục tùng (Obedience theory) ......................................................... 66 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 69 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 70 3.1. Hoạt động của KTĐL tại Việt Nam trong thời gian qua ................................... 70 3.2. Khái quát phương pháp và qui trình nghiên cứu ................................................ 77 3.2.1. Khái quát phương pháp nghiên cứu ................................................................ 77 3.2.2. Qui trình nghiên cứu ....................................................................................... 78 3.2.2.1. Khám phá nhân tố và xây dựng thang đo ..................................................... 79 3.2.2.2. Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 81 3.2.2.3. Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 81 3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................................ 81 3.3.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 81 3.3.2 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 89 v 3.4. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 91 3.4.1. Thu thập và xử lý dữ liệu trong phương pháp nghiên cứu định tính .............. 91 3.4.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................... 91 3.4.1.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 92 3.4.1.3. Mẫu chọn ...................................................................................................... 93 3.4.1.4. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu.......................................... 93 3.4.1.5. Qui trình và phương pháp phân tích dữ liệu định tính ................................. 95 3.4.2. Thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................ 96 3.4.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 96 3.4.2.2. Mẫu chọn ...................................................................................................... 96 3.4.2.3. Đối tượng và thời gian khảo sát ................................................................... 97 3.4.2.4. Xử lý dữ liệu ................................................................................................ 97 3.4.3. Thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức ............... 98 3.4.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 98 3.4.3.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 98 3.4.3.3. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 98 3.4.3.4. Phương pháp và thời gian khảo sát .............................................................. 99 3.4.3.5. Xử lý dữ liệu .............................................................................................. 100 3.4.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá ................................................................................... 101 3.5. Đo lường các biến nghiên cứu ......................................................................... 104 3.5.1. Đo lường kiến thức........................................................................................ 105 3.5.2. Đo lường kinh nghiệm .................................................................................. 106 3.5.3. Đo lường khả năng giải quyết vấn đề ........................................................... 107 3.5.4. Đo lường động lực nội tại ............................................................................. 108 3.5.5. Đo lường động lực từ bên ngoài ................................................................... 109 3.5.6. Đo lường tính phức tạp nhiệm vụ ................................................................. 110 3.5.7. Đo lường áp lực phục tùng ............................................................................ 111 3.5.8. Đo lường xét đoán kiểm toán ........................................................................ 113 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 115 vi CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 116 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính về khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập tại Việt Nam ................................................................................ 116 4.1.1. Phương pháp thực hiện.................................................................................. 116 4.1.2. Quy trình thực hiện ....................................................................................... 117 4.1.3. Kết quả thực hiện .......................................................................................... 119 4.1.4. Đánh giá sự phù hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam .................... 120 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................. 131 4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................. 131 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................................ 133 4.2.2.1. Độ tin cậy thang đo kiến thức ..................................................................... 133 4.2.2.2. Độ tin cậy thang đo kinh nghiệm ............................................................... 134 4.2.2.3. Độ tin cậy thang đo khả năng giải quyết vấn đề ........................................ 134 4.2.2.4. Độ tin cậy thang đo động lực nội tại .......................................................... 135 4.2.2.5. Độ tin cậy thang đo động lực từ bên ngoài ................................................ 136 4.2.2.6. Độ tin cậy thang đo tính phức tạp nhiệm vụ .............................................. 136 4.2.2.7. Độ tin cậy thang đo áp lực phục tùng ........................................................ 137 4.2.2.8. Độ tin cậy thang đo xét đoán kiểm toán ..................................................... 137 4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức ........................................................................ 139 4.3.1.Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức ............................................................ 142 4.3.2. Kết quả mô hình đo lường ............................................................................. 144 4.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo ..................................................................... 145 4.3.2.2 Đánh giá giá trị thang đo ............................................................................. 148 4.3.3. Kiểm định mô hình cấu trúc .......................................................................... 151 4.3.3.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................... 151 4.3.3.2 Kiểm định các mối quan hệ trong mô hình ................................................. 152 4.3.3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ..................................................... 156 4.3.3.4. Đánh giá tầm quan trọng của biến độc lập lên biến phụ thuộc .................. 157 vii 4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 157 4.4.1. Bàn luận kết quả mô hình đo lường .............................................................. 158 4.4.2. Bàn luận kết quả mô hình cấu trúc ................................................................ 162 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 169 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................... 170 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 170 5.2. Đóng góp khoa học của luận án ....................................................................... 172 5.2.1. Đóng góp về mặt học thuật, lý luận .............................................................. 172 5.2.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................... 174 5.2.2.1. Đối với các cơ quan QLNN và Hiệp hội nghề nghiệp về hoạt động KTDL174 5.2.2.2. Đối với nhà quản lý DNKT ........................................................................ 176 5.3. Hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tương lai ............................... 181 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu ....................................................................................... 181 5.3.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 182 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 183 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 186 PHỤ LỤC viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CPA Certified Public Accountants - Chứng chỉ KTV DNKT Doanh nghiệp kiểm toán DDNN Đạo đức nghề nghiệp IAS International Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán quốc tế IFAC International Federation of Accountants - Liên đoàn kế toán quốc tế IFRS International Financial Reporting Standards- Chuẩn mực BCTC quốc tế ISA International Standard on Auditing - Chuẩn mực kiểm toán quốc tế KTĐL Kiểm toán độc lập KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ QLNN Quản lý nhà nước UBCKNN Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants Hội KTV hành nghề Việt Nam VAS Vietnam Accounting Standars Chuẩn mực kế toán Việt Nam VSA Vietnam Audit Standards Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng cơ cấu số lượng và loại hình DNKT qua các năm .......................... 71 Bảng 3.2: Bảng cơ cấu đội ngũ nhân viên KTĐL qua các năm ................................ 72 Bảng 3.3: Bảng cơ cấu doanh thu của KTĐL qua các năm ...................................... 74 Bảng 3.4: Bảng thống kê số lượng DNKT được Cục Quản lý- Giám sát Kế toán- Kiểm toán kiểm tra công tác kiểm toán hàng năm từ 2015-2020 ............................. 75 Bảng 3.5 Bảng thống kê số lượng DNKT và KTV chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được UBCKNN kiểm tra công tác kiểm toán hàng năm từ 2015-2021 ...................................................................... 76 Bảng 3.6 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 89 Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá mô hình đo lường ....................................................... 102 Bảng 3.8. Tiêu chí đánh giá mô hình cấu trúc ........................................................ 103 Bảng 3.9 Thang đo ban đầu kiến thức của KTV ..................................................... 106 Bảng 3.10. Thang đo ban đầu kinh nghiệm của KTV............................................. 107 Bảng 3.11 Thang đo ban đầu khả năng giải quyết vấn đề ...................................... 108 Bảng 3.12. Thang đo ban đầu động lực nội tại ....................................................... 109 Bảng 3.13. Thang đo ban đầu động lực từ bên ngoài ............................................. 110 Bảng 3.14. Thang đo tính phức nhiệm vụ ............................................................... 111 Bảng 3.15. Thang đo áp lực phục tùng ................................................................... 112 Bảng 3.16. Thang đo xét đoán kiểm toán ............................................................... 114 Bảng 4.1. Kết quả khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC ............................................................................................ 119 Bảng 4.2. Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam ......... 121 Bảng 4.3. Thang đo xét đoán kiểm toán sau nghiên cứu định tính ......................... 122 Bảng 4.4. Thang đo kiến thức sau nghiên cứu định tính......................................... 124 Bảng 4.5. Thang đo kinh nghiệm sau nghiên cứu định tính ................................... 125 Bảng 4.6. Thang đo khả năng giải quyết vấn đề sau nghiên cứu định tính ............ 126 x Bảng 4.7. Thang đo động lực nội tại sau nghiên cứu định tính .............................. 127 Bảng 4.8. Thang đo động lực từ bên ngoài sau nghiên cứu định tính .................... 128 Bảng 4.9. Thang đo tính phức tạp nhiệm vụ sau nghiên cứu định tính .................. 129 Bảng 4.10 Thang đo áp lực phục tùng sau nghiên cứu định tính ............................ 129 Bảng 4.11. Đặc điểm mẫu khảo sát sơ bộ ............................................................... 132 Bảng 4.12 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy thang đo kiến thức ....................................... 133 Bảng 4.13. Độ tin cậy thang đo kinh nghiệm .......................................................... 134 Bảng 4.14. Độ tin cậy thang đo khả năng giải quyết vấn đề ................................... 135 Bảng 4.15. Độ tin cậy thang đo động lực nội tại .................................................... 135 Bảng 4.16 Độ tin cậy thang đo động lực từ bên ngoài ............................................ 136 Bảng 4.17. Độ tin cậy thang đo tính phức tạp nhiệm vụ ......................................... 137 Bảng 4.18. Độ tin cậy thang đo áp lực phục tùng ................................................... 137 Bảng 4.19. Độ tin cậy thang đo xét đoán kiểm toán .................................................. 138 Bảng 4.20: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu sơ bộ ............................................. 138 Bảng 4.21. Tổng hợp các thang đo nhân tố trong nghiên cứu chính thức .............. 139 Bảng 4.22. Đặc điểm mẫu khảo sát chính thức ....................................................... 142 Bảng 4.23. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các thang đo trong mô hình ... 144 Bảng 4.24. Độ tin cậy nhất quán nội bộ của thang đo lần 1 ................................... 145 Bảng 4.25. Độ tin cậy nhất quán nội bộ của thang đo lần 2 ................................... 146 Bảng 4.26. Hệ số nhân tố của biến quan sát trong mô hình đo lường lần 2 ........... 146 Bảng 4.27. Chỉ số HTMT cho mô hình đo lường điều chỉnh ................................. 148 Bảng 4.28. Kết quả chỉ số Fornell-Larcker cho mô hình đo lường điều chỉnh ....... 149 Bảng 4.29. Kiểm tra độ tin cậy thang đo mô hình điều chỉnh ................................ 149 Bảng 4.30 Tác động trực tiếp của các biến độc lập lên biến phụ thuộc .................. 153 Bảng 4.31: Vai trò trung gian của kiến thức trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm và xét đoán kiểm toán .................................................................................................. 155 Bảng 4.32 Vai trò trung gian của kiến thức trong mối quan hệ giữa khả năng giải quyết vấn đề và xét đoán kiểm toán ........................................................................ 155 Bảng 4.33 Kết quả kiểm định các giả thuyết .......................................................... 155 xi Bảng 4.34. Kết quả kiểm định các giả thuyết thể hiện vai trò trung gian của kiến thức .......................................................................................................................... 156 2 2 Bảng 4.35. Hệ số R và R adj.................................................................................... 156 Bảng 4.36. Hệ số qui mô tác động f2....................................................................... 157 Bảng 4.37. Tổng hợp kết quả hiệu chỉnh thang đo ................................................. 158 xii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Lý thuyết TPB của Ajzen (1991) .............................................................. 64 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 80 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 91 Hình 4.1: Tiến trình phỏng vấn chuyên gia khám phá nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC ....................................................... 119 Hình 4.2: Mô hình đo lường ban đầu ...................................................................... 144 Hình 4.3 Mô hình đo lường điều chỉnh ................................................................... 151 Hình 4.4. Phân tích Boostrapping đối với mô hình cấu trúc ................................... 153 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm ................................................... 72 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu doanh thu của KTĐL qua các năm........................................... 74 xiii TÓM TẮT Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam Tóm tắt: Chất lượng xét đoán của kiểm toán viên (KTV) có thể ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp và thành quả hoạt động của họ, đồng thời cũng có tác động đến các bên liên quan khác, bao gồm nhân viên, chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý chính phủ hoặc các bên liên quan khác. Xét đoán kiểm toán kém có thể dẫn đến tổn thất tài chính lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng kết quả xét đoán của KTV để đưa ra quyết định. Vì vậy, lĩnh vực nghiên cứu về xét đoán kiểm toán và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán nhằm tìm ra nguyên nhân cải thiện chất lượng xét đoán trở thành một lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của KTĐL tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự tạo được niềm tin đối với người sử dụng kết quả kiểm toán. Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Bằng cách sử dụng dữ liệu dữ liệu khảo sát từ 407 KTV (trợ lý, chủ nhiệm kiểm toán, Giám đốc kiểm toán và partner kiểm toán) làm việc tại 86 Big 4 và ngoài Big 4 tại Việt Nam vào năm 2022 làm mẫu. Người trả lời được lựa chọn ngẫu nhiên. Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) cùng với phân tích đường dẫn thống kê để kiểm tra các giả thuyết bằng phần mềm thống kê SmartPLS 4. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn đối với việc tìm nguyên nhân nhằm nâng cao thanh quả xét đoán của KTV, góp phân nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC trong các DNKT tại Việt Nam. Từ khóa: Kiểm toán BCTC, xét đoán chuyên môn, thành quả xét đoán, xét đoán kiểm toán, Việt Nam, xiv ABSTRACT Title: Factors affecting the judgment of independent auditors in auditing financial statements in Vietnam Abstract: The quality of an auditor's judgment can affect their professional reputation and performance, and also has an impact on other stakeholders, including employees, business owners, and regulators. government or other relevant parties. Poor audit judgment can lead to large financial losses, negatively affecting those who use the auditor's judgment to make decisions. Therefore, the field of research on audit judgment and exploring factors affecting audit judgment in order to find the causes of improving the quality of judgment has become a research field that has received a lot of attention. Many studies around the world have proved that there are many factors that affect auditors' judgments. However, in developing countries such as Vietnam, this is still a relatively new issue. In particular, in Vietnam today, the quality of financial statement auditing services of independent auditors still has many shortcomings, not completely creating trust for users of audit results. As a result, it is necessary to investigate the factors that affect the judgment of independent auditors in auditing financial statements in Vietnam is extremely necessary. By using survey data from 407 auditors (assistants, audit managers, audit directors and audit partners) working at 86 Big 4 and outside the Big 4 in Vietnam in 2022 as a research sample. Respondents were randomly selected. The study also used structural equation modeling (SEM) along with statistical path analysis to test hypotheses using SmartPLS 4 statistical software. The research findings have great significance for finding causes. to improve the judgment performance of auditors, contributing to improving the quality of financial audits in audit enterprises in Vietnam. Keywords: Financial audit, professional judgment, judgment performance, audit judgment, Vietnam. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Động lực nghiên cứu Thông tin trên BCTC luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra các quyết định của nhà đầu tư trên thị trường vốn. Vì vậy, BCTC có chất lượng là yêu cầu bắt buộc giúp phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả, thị trường phát triển. Theo Gaynor và cộng sự (2016), BCTC có chất lượng cao hơn là những báo cáo đầy đủ hơn, trung lập hơn và không có sai sót, đồng thời cung cấp thông tin dự đoán hoặc khẳng định hữu ích hơn về tình hình kinh tế và hiệu quả hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Theo đó, DeFond và Zhang (2014) khẳng định kiểm toán BCTC là hoạt động liên tục nhằm đảm bảo chất lượng BCTC. Hay nói cách khác, kiểm toán là phần không thể tách rời thị trường vốn và chất lượng kiểm toán luôn là mối quan tâm trong nghiên cứu học thuật và thực tiễn. Theo ISA 200, kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC nhằm mục đích tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC. Để đạt được điều này, các KTV cần đưa ra ý kiến về tính trung thực và trình bày hợp lý của BCTC trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC. Trong quá trình kiểm toán, KTV trong các công ty kiểm toán phải đối mặt với những thách thức khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán (Snead và Harrell, 1991). Một số thách thức phát sinh từ bản chất của công việc kiểm toán như áp lực công việc, không đủ nguồn lực hoặc nhân lực và nhiệm vụ không chắc chắn. Những thách thức này dẫn đến sự thiếu đồng thuận giữa các KTV và sự thiếu chính xác trong xét đoán kiểm toán, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng xét đoán kiểm toán (Trotman, 1998). Trong việc nâng cao chất lượng xét đoán kiểm toán, các công ty kiểm toán cần cam kết trong việc đưa ra các biện pháp khuyến khích thực hiện có thể làm tăng động lực của KTV, quản lý hành vi của KTV và cải thiện thành quả (Sanusi & Iskandar, 2006). Vì vậy, lĩnh vực xét đoán kiểm toán và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán nhằm tìm ra nguyên nhân cải thiện chất lượng xét đoán trở thành một lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Trong các nghiên cứu trước cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV. Trong số đó, 2 Libby và Luft (1993) cùng với Libby (1995) đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến thành quả xét đoán của KTV bao gồm kinh nghiệm, kiến thức, khả năng giải quyết vấn đề, động lực và môi trường. Bonner (1999) cho rằng xét đoán kiểm toán về cơ bản chịu ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố chính là nhóm biến người (KTV), nhóm nhân tố nhiệm vụ và nhóm nhân tố môi trường. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã xác nhận thành quả của xét đoán kiểm toán phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: Kinh nghiệm, kiến thức và khả năng bẩm sinh (Bonner & Lewis, 1990); các tác động trực tiếp và gián tiếp của kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề và kiến thức (Libby & Tan, 1994); áp lực phục tùng (DeZoort & Lord, 1994, Lord & Dezoort, 2001 và Nugrahanti & Jahja, 2018); khả năng giải quyết vấn đề (Bierstaker & Wright, 2001); mức độ phức tạp nhiệm vụ và áp lực phục tùng (Jamilah và cộng sự, 2007); tính phức tạp nhiệm vụ và kinh nghiệm (Agoglia và cộng sự, 2009); kiến thức, khả năng và thái độ (McKnight & Wright, 2011); năng lực bản thân, định hướng mục tiêu (Sanusi và cộng sự, 2018); động cơ nội tại và động cơ từ bên ngoài (Kadous & Zhou, 2019, Zhou, 2020); kinh nghiệm, áp lực phục tùng, mức độ phức tạp nhiệm vụ (Aida, 2021), năng lực, kinh nghiệm, tính phức tạp nhiệm vụ và tính độc lập (Harahap và Parinduri (2022), Hầu hết, các nghiên cứu trước đều tập trung xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán theo một nhóm nhân tố hoặc theo các yếu tố đơn lẻ nhưng chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiêm kiểm tra đầy đủ các nhóm nhân tố như mô hình nghiên cứu của Libby và Luft (1993), Libby (1995) và Bonner (1999). Tại Việt Nam, hoạt động KTĐL với hơn 30 năm hình thành và phát triển, đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về quy mô và chất lượng. Từ 2 DNKT ra đời đầu tiên năm 1991 đến năm 2022 cả nước đã có 211 DNKT. Hoạt động KTĐL đã có những đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế và góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Môi trường pháp lý hoạt động KTĐL tại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ thống DNKT cũng như hoạt động kiểm toán BCTC. Đặc biệt, để phù hợp với sự 3 phát triển của lĩnh vực kiểm toán BCTC hiện đại trên thế giới, Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống VSA từ ngày 01/01/2014 với định hướng áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro. Phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro cho phép các DNKT tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, đồng thời giảm thiểu rủi ro kiểm toán, tăng cường giá trị và độ tin cậy của báo cáo kiểm toán. Trong xu hướng tiếp cận hiện đại này, xét đoán chuyên môn trở thành một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong kiểm toán BCTC của KTV độc lập tại Việt Nam. Theo chuẩn mực VSA 200, xét đoán chuyên môn là đòi hỏi thiết yếu khi tiến hành kiểm toán, nó cần được thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán và việc đánh giá rủi ro gắn với xét đoán chuyên môn nhiều hơn là đo lường chính xác. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động KTĐL vẫn chưa hoàn toàn tạo được niềm tin cho các bên sử dụng kết quả kiểm toán, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều giữa các công ty kiểm toán. Theo kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính cho thấy trong tổng số 6 DNKT được kiểm tra trực tiếp năm 2019-2020 thì có 1 DNKT bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, 1 DNKT bị nhắc nhỏ, 1 KTV bị nhắc nhở và 4 KTV bị đình chỉ từ 12 tháng đến 24 tháng. Trong các năm qua, nhiều DNKT bị cảnh báo về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có số lượng KTV quá ít (3 KTV, 4 KTV) chưa đáp ứng yêu cầu công việc, chưa được đào tạo, bổi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và dự thi các chứng chỉ hành nghề. Nhiều công ty kiểm toán bị loại khỏi danh sách các công ty kiểm toán được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán cho các doanh nghiệp có lợi ích công chúng trong lĩnh vực chứng khoán. Ngoài ra, kết quả kiểm tra tính tuân thủ, kiểm tra hệ thống, kiểm tra kỹ thuật và xét đoán chuyên môn năm 2020 – 2021 của UBCKNN cho thấy trong năm 2020 đã không chấp thuận 17 KTV, nhắc nhở 10 KTV và năm 2021 đã đình chỉ 02 KTV, không chấp thuận 08 KTV, nhắc nhở 04 KTV. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng xét đoán kiểm toán nói riêng trong các DNKT tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng đã trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của giới học thuật và các nhà thực hành kiểm toán tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Một số nghiên cứu có thể kể đến 4 như: Nguyễn Thị Thu Hiền (2019, 2021) đã tổng kết kết quả các nghiên cứu xét đoán kiểm toán trên thế giới trong hai thập kỷ qua, Phan và cộng sự (2021) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến xét đoán kiểm toán và tính bền vững của hoạt động kiểm toán tại thị trường Việt Nam. Một số nghiên cứu khác đi vào xem xét xét đoán đối với từng nhiệm vụ xét đoán cụ thể như đánh giá mức trọng yếu (Đoàn Thanh Nga, 2011; Đào Minh Hằng và Đào Văn Hiệp, 2013; Nguyễn Thị Lê Thanh và Đỗ Quốc Khánh, 2019), dạng ý kiến kiểm toán (Nguyễn Hữu Đồng và Phạm Thị Thủy, 2014), đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng (Nguyễn Huy Tâm, 2013), đánh giá rủi ro gian lận (Trần Thị Giang Tân và cộng sự, 2015), Tuy nhiên, các công bố còn khá ít ỏi và phần lớn các công bố chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu tổng kết lý thuyết, hay khám phá tác động của một hoặc một vài nhân tố đến xét đoán kiểm toán mà chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiệm nào tập trung xem xét đồng thời tác động của các nhân tố về đặc điểm cá nhân, đặc điểm nhiệm vụ và môi trường đến xét đoán của KTV trong kiểm toán BCTC nhằm góp phần nâng cao chất lượng xét đoán. Xuất phát từ lý do trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu thực nghiệm nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học cho việc tìm ra các giải pháp cải thiện chất lượng xét đoán kiểm toán của các KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam từ đó tăng cường chất lượng kiểm toán tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin BCTC của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: a. Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam. b. Những nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến xét đoán của KTV độc lập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_xet_doan_cua_kiem_toan_vie.pdf
  • docxTóm tắt - TA.docx
  • docxTóm tắt - TV.docx
  • docxTrang đóng góp mới - TA.docx
  • docxTrang đóng góp mới - TV.docx
Luận văn liên quan