Đan Mạch được đánh giá là nước có tiềm năng NLTT lớn, đặc biệt là năng lượng gió với dự án đầu tiên được vận hành vào năm 1991. Ở Đan Mạch, hệ thống điện chỉ ở quy mô vừa và nhỏ tuy nhiên tốc độ tăng trưởng phụ tải thấp và gần như là bão hoà trong nhiều năm nên chính phủ Đan Mạch luôn quan tâm tới mục tiêu phát triển bền vững. Đan Mạch tiên phong trong việc đấu thầu gió ngoài khơi từ năm 2004, với cơ chế đấu thầu 5 bước mở rộng cho các cá nhân quan tâm tại Đan Mạch với vòng đầu tiên về năng lực chuyên môn kỹ thuật và tài chính đã giúp Chính phủ Đan Mạch và bản thân nhà đầu tư giảm tối đa chi phí rủ ro trong các dự án.
Kinh nghiệm của Đan Mạch được thể hiện rõ ràng ở vai trò của Chính phủ trong giai đoạn đấu thầu, đặc biệt ở các khâu quy hoạch không gian biển hay rút ngắn thời gian nghiên cứu, đánh giá các dự án. Với quy trình chặt chẽ, hạn chế đối tượng tham gia thầu giúp Đan Mạch lựa chọn một cách hiệu quả nhất các nhà đầu tư, hạn chế rủi ro, thông qua Cục Năng lượng quốc gia (DEA) làm việc minh bạch, rõ ràng. DEA cần sàng lọc và xác định nhiều khu vực đáy biển, được ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi, sau đó Chính phủ đưa ra yêu cầu cần thiết, đơn vị vận hành hệ thống sẽ thực hiện đánh giá tác động môi trường, các nhà đầu tư sau đó sẽ được cấp quyền để tiếp cận các yêu cầu và tham gia vào quá trình đấu thầu, quy trình này giúp cho Chính phủ Đan Mạch lựa chọn được đơn vị phát triển tiềm năng nhất cũng như giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó, Chính phủ Đan Mạch ban hành nhiều quy định, hình thành khung pháp lý chặt chẽ trong công tác quản lý giá nhằm tạo điều kiện phát triển NLTT. Ngoài ra cũng cung cấp các ưu đãi đáng kể cho các nhà sản xuất NLTT để thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan. Chính quyền cùng lúc cũng thực hiện ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, kích thích sản xuất NLTT, cam kết đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sản xuất NLTT.
202 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN MẠNH HÙNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN MẠNH HÙNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Thắng Lợi
HÀ NỘI - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Mạnh Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Ngô Thắng Lợi, người
thầy đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và động viên để Nghiên cứu sinh hoàn
thành luận án này.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và quý
báu của các nhà khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Kế hoạch và Phát triển,
Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Lãnh đạo và các đồng
nghiệp trong ngành điện Việt Nam đã tạo mọi điều kiện, trao đổi, chia sẻ và giúp
Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Cuối cùng Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết
đã động viên Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Mạnh Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM ................................ 6
1.1. Các nghiên cứu về năng lượng tái tạo ............................................................... 6
1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo .................................................... 7
1.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái
tạo .............................................................................................................................. 12
1.4. Đánh giá tổng quan và Khoảng trống nghiên cứu ......................................... 20
1.4.1. Về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ....... 20
1.4.2. Cách tiếp cận nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
năng lượng tái tạo ................................................................................................... 21
1.4.3. Nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu ...... 21
1.4.4. Những hạn chế trong các nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt
Nam ........................................................................................................................ 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT
TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM .................................................. 24
2.1. Năng lượng tái tạo ............................................................................................. 24
2.1.1. Khái niệm năng lượng tái tạo ....................................................................... 24
2.1.2. Vai trò của năng lượng tái tạo ...................................................................... 24
2.1.3. Phân loại năng lượng tái tạo ......................................................................... 26
2.2. Phát triển năng lượng tái tạo ........................................................................... 33
2.2.1. Khái niệm và nội hàm .................................................................................. 33
2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển năng lượng tái tạo ........................................... 36
2.3. Các lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng
tái tạo ......................................................................................................................... 39
2.3.1. Lý thuyết về phát triển bền vững ................................................................. 39
iv
2.3.2. Lý thuyết hai nhóm nhân tố của Herzberg ................................................... 42
2.3.3. Lý thuyết công bằng năng lượng ................................................................. 43
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo .............................. 45
2.4.1. Tài nguyên năng lượng tái tạo ..................................................................... 45
2.4.2. Phương pháp tiếp cận sản xuất năng lượng tái tạo ...................................... 46
2.4.3. Nhu cầu năng lượng tái tạo .......................................................................... 46
2.4.4. Sự chấp nhận của công chúng ...................................................................... 46
2.4.5. Tác động môi trường .................................................................................... 47
2.4.6. Lợi nhuận tài chính của các dự án năng lượng tái tạo ................................. 47
2.4.7. Môi trường đầu tư các dự án năng lượng tái tạo .......................................... 48
2.4.8. Sự thích ứng năng lượng tái tạo ................................................................... 48
2.4.9. Quản trị......................................................................................................... 49
2.4.10. Chính sách năng lượng của chính phủ ....................................................... 49
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng tái tạo .................................. 52
2.5.1. Kinh nghiệm đến từ Ấn Độ .......................................................................... 52
2.5.2. Kinh nghiệm đến từ Vương Quốc Anh ........................................................ 54
2.5.3. Kinh nghiệm đến từ Đan Mạch .................................................................... 55
2.5.4. Phát triển năng lượng tái tạo tại Đài Loan ................................................... 55
2.5.5. Phát triển năng lượng tái tạo tại Hàn Quốc .................................................. 58
2.5.6. Phát triển năng lượng tái tạo tại Trung Quốc ............................................... 60
2.5.7. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ................................................................ 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 63
3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 63
3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến ........................................................... 65
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 65
3.2.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 68
3.3. Các bước nghiên cứu ........................................................................................ 71
3.3.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 71
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 77
3.3.3. Tổng hợp, xây dựng thang đo và phiếu khảo sát ......................................... 78
3.3.4. Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng ...................................................... 83
3.3.5. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 85
3.3.6. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ............................................ 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 88
v
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM ... 89
4.1.Tiềm năng, định hướng phát triển NLTT ở Việt Nam ................................... 89
4.1.1. Tiềm năng phát triển của ngành NLTT tại Việt Nam .................................. 89
4.1.2 Định hướng và các chính sách phát triển NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 ........................................................................................................................ 92
4.2 Thực trạng phát triển NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 .................... 98
4.2.1 Phát triển các dự án năng lượng tái tạo ......................................................... 99
4.2.2 Kết quả phát triển năng lượng tái tạo .......................................................... 102
4.2.3 Một số nguyên nhân gây ra các hạn chế trong phát triển NLTT của Việt Nam
thời gian qua ......................................................................................................... 108
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng
tái tạo ở Việt Nam ................................................................................................... 111
4.3.1. Kết quả thống kê mô tả .............................................................................. 111
4.3.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo .................................. 111
4.3.3. Kết quả đánh giá mô hình đo lường ........................................................... 112
4.3.4. Đánh giá mô hình cấu trúc ......................................................................... 116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 118
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH
HƯỚNG GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Ở VIỆT NAM ............................................................................................................. 119
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 119
5.1.1. Nhân tố chấp nhận của cộng đồng có tác động tích cực tới phát triển năng
lượng tái tạo ......................................................................................................... 119
5.1.2. Nhân tố thích ứng với năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển
năng lượng tái tạo ................................................................................................. 120
5.1.3. Nhân tố phương pháp tiếp cận sản xuất năng lượng tái tạo có tác động tích
cực tới phát triển năng lượng tái tạo .................................................................... 121
5.1.4. Nhân tố tác động môi trường có tác động tích cực tới phát triển năng lượng
tái tạo .................................................................................................................... 122
5.1.5. Nhân tố tài nguyên năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển năng
lượng tái tạo ......................................................................................................... 123
5.1.6. Nhân tố nhu cầu về năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển năng
lượng tái tạo ......................................................................................................... 123
vi
5.1.7. Nhân tố lợi nhuận tài chính có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái
tạo ......................................................................................................................... 124
5.1.8. Nhân tố môi trường đầu tư các dự án năng lượng tái tạo có tác động tích cực
tới phát triển năng lượng tái tạo ........................................................................... 125
5.1.9. Nhân tố quản trị có tác động tiêu cực tới phát triển năng lượng tái tạo ..... 125
5.1.10. Nhân tố chính sách năng lượng của chính phủ có tác động tiêu cực tới phát
triển năng lượng tái tạo ........................................................................................ 127
5.2. Quan điểm và Định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam .. 128
5.2.1. Quan điểm phát triển của Nhà nước .......................................................... 128
5.2.2. Định hướng phát triển của Nhà nước ......................................................... 129
5.3. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển năng lượng tái tạo ở Việt
Nam ......................................................................................................................... 130
5.3.1. Giải pháp nhằm phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ........................ 131
5.3.2. Đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ...... 135
5.4. Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................... 137
5.4.1. Các hạn chế trong nghiên cứu .................................................................... 137
5.4.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................................... 138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 139
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................................. 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 143
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................... 159
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ SPSS ................................................................................. 161
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở
VIỆT NAM ................................................................................................................. 169
vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Nội dung
NLTT Năng lượng tái tạo
IEA Cơ quan năng lượng quốc tế
KHCN Khoa học công nghệ
REG Sản xuất năng lượng tái tạo
PTNLTT Phát triển năng lượng tái tạo
ER Tài nguyên năng lượng tái tạo
PP Phương pháp tiếp cận sản xuất năng lượng tái tạo
RD Nhu cầu năng lượng tái tạo
RA Thích ứng năng lượng tái tạo
IER Môi trường đầu tư các dự án năng lượng tái tạo
GEP Chính sách năng lượng của chính phủ
ERR Lợi nhuận tài chính của các dự án năng lượng tái tạo
EE Tác động môi trường
PA Chấp nhận cộng đồng
LGG Quản trị
NLTTD Phát triển sản xuất năng lượng tái tạo
CTCP Công ty Cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
NSNN Ngân sách nhà nước
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá phát triển năng lượng bền vững ....................................... 36
Bảng 3.1. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 78
Bảng 3.2. Bảng thang đo các biến ................................................................................. 79
Bảng 3.3. Mã hóa các biến nghiên cứu ......................................................................... 83
Bảng 4.1. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ở độ cao 65m................................ 89
Bảng 4.2. Tổng hợp cơ chế khuyến khích phát triển điện tái tạo ................................... 97
Bảng 4.3. Cơ chế khuyến khích cho dự án điện tái tạo nối lưới tại Việt Nam .............. 98
Bảng 4.4. Quy hoạch phát triển điện gió các tỉnh ......................................................... 99
Bảng 4.5. Tổng số cơ sở sản xuất NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 ............. 104
Bảng 4.6. Cơ cấu tỷ trọng công suất của các nguồn NLTT trong tổng công suất HTĐ
Việt Nam và trong tổng công suất nguồn NLTT của Việt Nam ................................. 105
Bảng 4.7. Đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thu nhập bình quân người
lao động của các cơ sở sản xuất NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 ............... 107
Bảng 4.8. Độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability and Validity) ........................... 112
Bảng 4.9. Độ giá trị phân biệt (Discriminant Validity – Fornell-Larcker Criterion) .. 112
Bảng 4.10. Phương sai trung bình được trích (AVEs) ................................................ 113
Bảng 4.11. Bảng hệ số tải của các nhân tố (Outer Loadings) ..................................... 113
Bảng 4.12. Hệ số R-square .......................................................................................... 114
Bảng 4.13. Hệ số f - square ......................................................................................... 114
Bảng 4.14. Hệ số VIF .................................................................................................. 115
Bảng 4.15. Sự phù hợp của mô hình nghiên cứu (Model fit) ...................................... 115
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng .......................................... 28
Hình 2.2 Sơ đồ chuyển đổi công suất trong hệ thống điện gió ..................................... 29
Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ sử dụng sinh khối cho sản xuất năng lượng ....................... 31
Hình 2.4 Công nghệ địa nhiệt giữa khí đá vỉa, địa nhiệt truyền thống, địa nhiệt cải tiến
và địa nhiệt siêu tới hạn ................................................................................................. 32
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 64
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 68
Hình 3.3. Mô hình các yếu tố tác động tới năng lượng tái tạo ...................................... 77
Hình 4.1. Tiềm năng kỹ thuật điện gió trên bờ và trên biển Việt Nam ......................... 90
Hình 4.2. Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam ........................................................... 91
Hình 4.3. Tiềm năng phát triển điện sinh khối ở Việt Nam .......................................... 92
Hình 4.4. Cơ chế khuyến khích phát triển NLTT ở Việt Nam ...................................... 96
Hình 4.5. Cơ cấu công suất nguồn điện toàn HTĐ Việt Nam đến cuối năm 2022 ....... 98
Hình 4.6. Tổng quy mô và tốc độ tăng sản lượng điện NLTT, giai đoạn 2018-2022 . 103
Hình 4.7. Tỷ trọng công suất NLTT trong tổng công suất toàn hệ thống (%) ............ 104
Hình 4.8. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (trích từ Smart PLS) .................. 116
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu (COP26), Việt Nam tuyên bố “sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm
phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và
hỗ trợ của cộng đồng quốc tế