Luận án Các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường – nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long

1.2.3. Các nghiên cứu về sử dụng EMA Khi phần lớn DN Việt Nam chưa áp dụng kế toán môi trường do nhiều rào cản khác nhau như hệ thống pháp luật, nguồn lực và nhận thức của nhà quản trị (Huỳnh Đức Lộng, 2015a), các nghiên cứu về việc sử dụng EMA cũng gặp nhiều hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào thu thập và đánh giá thông tin về thực trạng sử dụng EMA tại một đơn vị hoặc lĩnh vực cụ thể, từ đó đề xuất giải pháp để áp dụng công cụ này hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, những nghiên cứu này đã mang lại cái nhìn trực quan hơn về cách tiếp cận EMA cho các bên liên quan như nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý DN. Một số nghiên cứu điển hình bao gồm: Đầu tiên, khi khảo sát 87 DN sản xuất, Trịnh Hiệp Thiện (2010) cho thấy các DN sản xuất Việt Nam có quan tâm đến môi trường, mô hình quản lý có đặc điểm của EMA, nhưng mức độ hiểu biết và sử dụng còn rất thấp, chất lượng thông tin môi trường rất hạn chế. Nguyên nhân của vấn đề này được cho là xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm trong tổ chức KTQT cũng như mức độ hiểu biết hạn hẹp về EMA của các nhà quản lý cấp cao. Từ đó, các giải pháp được tác giả đề xuất để tổ chức sử dụng EMA vào các DN sản xuất Việt Nam trong tương lai, nổi bật là việc ứng dụng kỹ thuật phân tích chi phí môi trường theo mức độ hoạt động và kỹ thuật phân tích chu kỳ sống (LCA) để xem xét mức độ tác động đến môi trường. Nguyễn Thị Tiền (2014) thực hiện nghiên cứu về EMA tại Vicem Hải Vân. Kết quả thể hiện chi phí môi trường được ghi nhận, phản ánh trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên việc tập hợp, phân loại còn nhiều hạn chế, các khoản chi phí liên quan được nhận diện là rất nhỏ so với con số thực tế. Các định hướng áp dụng EMA được tác giả đề xuất để tập hợp, phân bổ chi phí môi trường một cách chặt chẽ hơn. Dù vậy, các định hướng đó quá tập trung vào việc nhận diện, phân loại chi phí mà không gợi mở nội dung, phương pháp tiếp cận EMA cho DN.

docx253 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường – nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG – NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024 a BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG – NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN THỊ THU 2. TS. PHẠM NGỌC TOÀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024 a LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường – nghiên cứu các doanh nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2024 Nghiên cứu sinh Trịnh Hữu Lực MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................6 3.1. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................................6 3.2. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................................................6 4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................................6 5. Đóng góp của nghiên cứu..............................................................................................................7 6. Cấu trúc của luận án .....................................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................10 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài......................................................................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu về nhận thức, thái độ, ý định sử dụng........................................................10 1.1.2. Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc sử dụng EMA...................................14 1.1.3. Các nghiên cứu về sử dụng EMA........................................................................................24 1.2. Các nghiên cứu trong nước......................................................................................................27 1.2.1. Các nghiên cứu về sự nhận thức, thái độ, ý định sử dụng...................................................27 1.2.2. Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc sử dụng EMA...................................28 1.2.3. Các nghiên cứu về sử dụng EMA........................................................................................31 1.3. Nhận xét.....................................................................................................................................33 1.3.1. Các loại nghiên cứu liên quan đến EMA.............................................................................33 1.3.2. Các lý thuyết sử dụng ..........................................................................................................34 1.3.3. Quốc gia thực hiện và đối tượng khảo sát ...........................................................................35 1.3.4. Kết quả nghiên cứu..............................................................................................................36 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................................38 1.5. Định hướng nghiên cứu của tác giả.........................................................................................40 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................................44 2.1. Các khái niệm có liên quan......................................................................................................44 2.1.1. Khái niệm EMA, sử dụng EMA..........................................................................................44 2.1.1.1. Khái niệm EMA ...........................................................................................................44 2.1.1.2. Khái niệm sử dụng EMA..............................................................................................45 2.1.2. Thái độ, kiểm soát hành vi, ý định sử dụng EMA...............................................................51 2.1.3. Áp lực các bên có liên quan.................................................................................................53 2.1.4. Nhân tố ngẫu nhiên..............................................................................................................54 2.2. Lý thuyết nền.............................................................................................................................56 2.2.1 Lý thuyết Hành vi dự định.....................................................................................................56 2.2.1.1. Nội dung lý thuyết............................................................................................................56 2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu............................................................................59 2.2.2. Lý thuyết các bên liên quan ..................................................................................................60 2.2.2.1. Nội dung lý thuyết:...........................................................................................................60 2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu:...........................................................................62 2.2.3. Lý thuyết ngẫu nhiên.............................................................................................................65 2.2.3.1. Nội dung lý thuyết............................................................................................................65 2.2.3.2. Vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu............................................................................65 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................69 2.3.1. Thái độ đối với việc sử dụng EMA và Ý định sử dụng EMA.............................................69 2.3.2. Các biến ngẫu nhiên với thái độ và ý định sử dụng EMA...................................................70 2.3.3. Áp lực các bên liên quan đến Thái độ và Ý định sử dụng EMA.........................................76 2.3.4. Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA với Ý định sử dụng EMA..........80 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................................................83 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................89 3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................................89 3.1.1. Tiếp cận phương pháp nghiên cứu ......................................................................................89 3.1.2. Biện luận cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu........................................................90 3.2. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................................................91 3.3. Nghiên cứu định tính................................................................................................................93 3.3.1. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................93 3.3.2. Phân tích dữ liệu................................................................................................................101 3.4. Nghiên cứu định lượng...........................................................................................................102 3.4.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................................102 3.4.1.1. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................102 3.4.1.2. Phân tích dữ liệu.........................................................................................................103 3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức.....................................................................................103 3.4.2.1. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................103 3.4.2.3. Phân tích dữ liệu.........................................................................................................107 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................111 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính................................................................................................111 4.1.1. Thang đo Ý định sử dụng EMA ........................................................................................112 4.1.2. Thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA...................................................................113 4.1.3. Thang đo Áp lực các bên liên quan ...................................................................................114 4.1.4. Thang đo Kiểm soát hành vi cảm nhận .............................................................................115 4.1.5. Thang đo Sự bất định của môi trường...............................................................................116 4.1.6. Thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao..............................................................................118 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng.............................................................................................119 4.2.1 Kết quả định lượng sơ bộ ...................................................................................................119 4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy.....................................................................................................120 4.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá........................................................................................124 4.2.2 Kết quả định lượng chính thức ...........................................................................................127 4.2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................................127 4.2.2.2. Kết quả kiểm định mô hình đo lường.........................................................................131 4.2.2.3. Kết quả kiểm định mô hình đường dẫn (giả thuyết nghiên cứu)................................135 4.2.2.4. Kết quả kiểm định bổ sung.........................................................................................141 4.2.2.5. Bàn luận kết quả .........................................................................................................143 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .......................................................................................153 5.1. Kết luận....................................................................................................................................153 5.2. Hàm ý.......................................................................................................................................154 5.2.1. Hàm ý lý thuyết .................................................................................................................154 5.2.2. Hàm ý quản trị...................................................................................................................156 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai...............................................................................160 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................165 DANH SÁCH PHỤ LỤC...................................................................................................................1 PHỤ LỤC 1: BẢNG TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (NƯỚC NGOÀI).............i PHỤ LỤC 2: BẢNG TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (TRONG NƯỚC)............i PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CHUYÊN GIA .................................................................................xii PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA..............................................................xiii PHỤ LỤC 5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ........................................xix PHỤ LỤC 6: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP..............................................................xxvi PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO ....................................................xxxii PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG ........................................xxxviii PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐƯỜNG DẪN.............................................xli PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH........................................................................l PHỤ LỤC 11: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT ...............................li DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ Tiếng Anh Tiếng Việt viết tắt ĐBSCL - Đồng bằng sông Cửu Long EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá EMA Environmental Management Kế toán quản trị môi trường Accounting HTTT - Hệ thống thông tin IFAC International Federation of Liên đoàn kế toán quốc tế Accountants KSHV - Kiểm soát hành vi KTQT - Kế toán quản trị KTT - Kế toán trưởng KTTC - Kế toán tài chính LCA Life Cycle Analysis Phân tích chu kỳ sống MFA Material Flow Accounting Hạch toán dòng nguyên vật liệu NCĐL - Nghiên cứu định lượng NCĐT - Nghiên cứu định tính PLS Partial Least Square Bình phương tối thiểu từng phần PTBV - Phát triển bền vững SEM Structural Equation Modelling Mô hình phương trình cấu trúc TPB Theory of Planned Behavior Lý thuyết hành vi dự định UNDSD United Nations Division for Ủy ban phát triển bền vững Liên Sustainable Development Hiệp quốc. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng EMA................................22 Bảng 1.2: Kết quả các nghiên cứu sử dụng lý thuyết thể chế............................................................37 Bảng 2.1: Mô hình tổng hợp EMA....................................................................................................46 Bảng 2.2.: Bảng tổng hợp các giả thuyết...........................................................................................84 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các biến tiềm ẩn........................................................................................85 Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................92 Bảng 3.2. Tóm tắt thang đo các biến .................................................................................................97 Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá.............................................................................................................103 Bảng 3.4: Mẫu tối thiểu dựa trên hệ số đường dẫn nhỏ nhất (pmin) và mức ý nghĩa .......................105 Bảng 3.5: Hướng dẫn khi sử dụng PLS-SEM .................................................................................109 Bảng 4.1. Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn (mã hóa)......................................................111 Bảng 4.2: Thang đo Ý định sử dụng EMA......................................................................................113 Bảng 4.3: Thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA.................................................................114 Bảng 4.4: Thang đo Áp lực các bên liên quan.................................................................................115 Bảng 4.5: Thang đo Kiểm soát hành vi cảm nhận...........................................................................116 Bảng 4.6: Thang đo Sự bất định của môi trường.............................................................................118 Bảng 4.7: Thang đo Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao..........................................................................119 Bảng 4.8: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ.....................................................................................120 Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Thái độ sử dụng EMA ...............................................120 Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Áp lực các bên liên quan .........................................121 Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy của thang đo KSHV cảm nhận......................................................122 Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự bất định của môi trường .....................................122 Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao....................................123 Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Ý định sử dụng EMA ..............................................123 Bảng 4.15: Kết quả phân tích EFA thang đo các biến tác động đến Ý định sử dụng EMA............124 Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA..........................126 Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA thang đo Ý định sử dụng EMA ...............................................126 Bảng 4.18a: Đặc điểm doanh nghiệp và đối tượng tham gia khảo sát ............................................128 Bảng 4.18b: Mô tả các biến quan sát...............................................................................................131 Bảng 4.19: Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị..................................................................................132 Bảng 4.20: Ma trận tương quan Heterotrait-Monotrait ...................................................................135 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định mô hình...........................................................................................137 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định mô hình...........................................................................................139 Bảng 4.23: Sức mạnh giải thích và sức mạnh báo cáo của mô hình ...............................................141 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định T-test...............................................................................................142 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định biến trung gian bằng Process Macro ..............................................142 Bảng 4.26: Tổng phương sai trích ...................................................................................................143 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình các bên liên quan.................................................................................................54 Hình 2.2: Mô hình hành động hợp lý.................................................................................................57 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu...........................................................................................................83 Sơ đồ 3.1: Các bước thiết kế nghiên cứu hỗn hợp dạng khám phá ...................................................91 Hình 4.1: Biểu đồ phân bổ mẫu khảo sát.........................................................................................130 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh nóng lên của các vấn đề môi trường trên thế giới, Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng, việc hiểu biết sâu hơn về một công cụ thu thập, phân tích, đánh giá thông tin môi trường hiệu quả là rất cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến thái độ và ý định sử dụng Kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp ở khu vực ĐBSCL. Với lý thuyết hành vi dự định (TPB), ngẫu nhiên và các bên liên quan, kết hợp với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bằng các công cụ định tính và định lượng, tác giả đã khám phá, kiểm định và ước lượng tác động của các nhân tố đến thái độ và ý định sử dụng EMA tại các doanh nghiệp. Ngoài các mối quan hệ trực tiếp, kết quả nghiên cứu chứng minh các mối quan hệ gián tiếp, điều tiết của các nhân tố ngẫu nhiên và áp lực các bên liên quan đến mối quan hệ thái độ đến ý định. Kết quả này tạo ra những đóng góp nhất định cho lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, ngoài việc mở rộng thêm sự hiểu biết về EMA, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định sự phù hợp của nhóm lý thuyết nền tảng xã hội trong việc tìm hiểu về EMA và khám phá thêm về nhóm nhân tố lòng tin trong TPB theo khuyến khích của Fishbein và Ajzen (2011). Về mặt thực tiễn, việc nắm bắt và hiểu được các yếu tố tác động đến thái độ cũng như ý định sử dụng EMA sẽ là căn cứ để các nhà quản lý của các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL có những ứng xử phù hợp trong thiết lập, vận hành bộ máy kế toán. Và kết quả của bài nghiên cứu kỳ vọng là một mảnh ghép nhỏ cho các cơ quan quản lý liên quan có cơ sở trong việc điều hành bức tranh tổng thể về kinh tế gắn với môi trường ở khu vực ĐBSCL. Từ khoá: Kế toán quản trị môi trường; Thái độ; Ý định; Nhân tố ngẫu nhiên; Áp lực các bên liên quan ABSTRACT "In the context of escalating environmental issues worldwide, and specifically in the Mekong Delta of Vietnam, a deeper understanding of an effective tool for collecting, analyzing, and evaluating environmental information is crucial. The objective of this study is to identify and measure the impact of various factors on attitudes and intentions to use Environmental Management Accounting (EMA) in businesses within the Mekong Delta. Drawing on Theory of Planned Behavior, Contingency Theory, and Stakeholder Theory, the author employed a mixed-method research approach using both qualitative and quantitative tools. Through this approach, the study explored, tested, and estimated the effects of these factors on attitudes and intentions related to EMA adoption in businesses. Beyond direct relationships, the research results also demonstrate indirect and moderating effects of contingency factors and stakeholder pressure relationships on the attitude-intention link. The findings contribute significantly to both theoretical and practical perspectives . From a theoretical perspective, the study expands our understanding of EMA and confirms the relevance of social system based theory in exploring EMA adoption. Additionally, it sheds light on the role of belief factors within the framework of Fishbein and Ajzen (2011). From a practical perspective, grasping the factors influencing attitudes and intentions toward EMA provides a basis for appropriate decision-making by managers in setting up and operating accounting systems. Ultimately, the study's results contribute a valuable piece to the overall economic-environmental landscape in the Mekong Delta, benefiting relevant management agencies. Key word: Environmental management accounting; Attitude; Intention; Contingency factors; Stakeholder pressure. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Môi trường kinh doanh luôn vận động và thay đổi từng giờ. Theo Ahadiat (2008) thì chính vấn đề toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là nguyên nhân của sự vận động này. Song, phía sau sự vận động và thay đổi đó, những vấn đề về môi trường trở nên đáng báo động, sức khỏe thiên nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, cướp đi sinh mạng của 9 triệu người mỗi năm (Fuller và cộng sự, 2022). Đặc biệt đáng lo ngại là 91% số ca tử vong này xảy ra ở các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Với tốc độ phát triển và hội nhập nhanh, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Mặc dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ môi trường1, như Quyết định 687/QĐ-TTg về kinh tế tuần hoàn và Quyết định 882/QĐ-TTg về tăng trưởng xanh, những thách thức môi trường vẫn còn rất lớn. Việc nghiên cứu và ghi nhận các vấn đề môi trường trong hệ thống kế toán vẫn là một bài toán nan giải cần được giải quyết. Theo Herzig và cộng sự (2012), là một trong những vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nước Đông Nam Á, điển hình là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan đang đứng trước nguy cơ cao trong việc môi trường bị suy thoái. Xét riêng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các nguồn lực tự nhiên phong phú đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trung bình từ 5 – 8% trong khu vực, sản lượng lúa, tôm, cá và trái cây luôn đứng đầu cả nước. Ước tính đến năm 2050, 50% diện tích của khu vực sẽ được đô thị hóa. Dù vậy, khi hầu hết các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW cơ bản hoàn thành, tạo chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội, phát huy được lợi thế của vùng, đóng góp lớn vào thành tựu chung của cả nước2, 1 Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07 tháng 6 năm 2022 về việc Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Quyết định số 882/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 7 năm 2022 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030. 2 Bộ Chính trị họp ngày 11/3/2022 cho ý kiến về Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2020. ( 2 ĐBSCL cũng đang gặp phải những thách thức, vấn đề di cư, nghèo đói, cơ sở hạ tầng, biến động thị trường khiến các doanh nghiệp (DN) trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, vấn đề môi trường ở khu vực trở nên nóng hơn ở các diễn đàn, sụt lún, sạt lở, xâm nhập mặn, hạn hán, biến đổi khí hậu là những thách thức nghiêm trọng cho quá trình phát triển bền vững (PTBV) của khu vực3. Trong bối cảnh quan tâm ngày càng tăng về PTBV, việc tích hợp nội dung môi trường vào thực hành kế toán đã trở nên cấp thiết. Chính phủ, khách hàng và cộng đồng đều đang hướng tới bền vững trong phát triển (Warhurst, 2005). Kế toán quản trị môi trường (EMA) nổi lên như một công cụ hữu hiệu, giúp DN ghi nhận, xem xét giữa lợi ích, chi phí và hiệu quả của các hoạt động liên quan đến quản trị môi trường (Jasch, 2003). Trên thực tế rất nhiều công ty ở các nước phát triển từ lâu đã ý thức trong vấn đề thu thập, phân bổ thông tin môi trường (Burritt và cộng sự, 2002; K. H. Lee, 2011), cho nên EMA xuất hiện và ứng dụng chủ yếu ở loại hình DN sản xuất thuộc các quốc gia này. Có thể minh chứng bằng việc dễ dàng tìm được các nghiên cứu trong lĩnh vực này (Bailey & Soyka, 1996; Chang, 2007; Deegan, 2003; Ditz và cộng sự, 1995; Epstein, 1996; Qian & Burritt, 2009; Schaltegger & Burritt, 2000; Schaltegger và cộng sự, 1996; Tuppen & Telecom, 1996). Mặc dù, việc ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật EMA vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển (Xiaomei, 2004). Việt Nam cũng không ngoại lệ trong xu hướng này. Tương tự, các nghiên cứu về EMA tại ĐBSCL so với khu vực khác là rất hạn chế bởi các vấn đề liên quan đến quy mô và năng lực tổ chức sản xuất (nền sản xuất nhỏ, thiếu hợp tác, liên kết ) cũng như công tác kế toán tại DN, dù các thách thức về môi trường đang hiện hữu như đã đề cập ở trên. Cho nên việc nghiên cứu bất kỳ vấn đề liên quan nào tạo đà phát triển cho EMA ở Việt Nam hay ĐBSCL đều đáng được ghi nhận. 3 Tọa đàm “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”. 3 Kể từ lúc ra đời, nhiều nghiên cứu cho ta cái nhìn tổng quan về EMA, bao gồm nhiều định nghĩa, nhiều cách phân loại thông tin (Godschalk, 2008; Schaltegger & Burritt, 2000), cũng như mục tiêu của EMA (Frost & Wilmshurst, 2000). Đặc biệt, để hiểu sâu hơn về công cụ này, nhiều nghiên về nhân tố tác động đến việc sử dụng, thực hành EMA được thực hiện, trong đó có cả động lực thúc đẩy cũng như các rào cản (Bracci & Maran, 2013; Ferreira và cộng sự, 2010; Jamil và cộng sự, 2015; Karimi và cộng sự, 2017; Setthasakko, 2010). Tuy nhiên, theo Bouma và van der Veen (2002) và Qian và cộng sự (2011) thì việc giải thích thực trạng về sự phát triển của EMA dưới góc độ lý thuyết (theoretical explanations) vẫn còn thiếu. Đây là cơ sở và cũng là mục tiêu để tác giả thực hiện bài nghiên cứu này để mở rộng hơn sự hiểu biết cũng như các tri thức về sự phát triển EMA ở khía cạnh lý thuyết. Trong bài này, lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) và các bên liên quan (Stakeholder theory) được sử dụng để đặt và giải thích vấn đề. Việc sử dụng 2 lý thuyết này ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp bởi các lý do sau. Thứ nhất là theo kết quả nghiên cứu của Christ và Burritt (2013) thì để đạt được sự hiểu biết rộng hơn đối với việc thực hành EMA thì các nhà nghiên cứu phải dựa trên các nhóm lý thuyết dựa trên nền tảng xã hội (social system based theory), và 2 lý thuyết vừa nêu trên nằm trong nhóm này. Thứ hai là các lý thuyết này được vận dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của DN (corporate social responsibility - CSR) (Carroll, 1991; Husted, 2000; Matten & Moon, 2008; Udayasankar, 2008) trong đó có trách nhiệm liên quan đến việc bảo tồn và duy trì môi trường. Như vậy, với lý do thứ hai vừa lập luận, sẽ là hợp lý để vận dụng 2 lý thuyết trên vào nghiên cứu EMA, bởi mục tiêu của EMA là một phần trong các mục tiêu của CSR, cụ thể là việc ghi nhận các chi phí môi trường qua đó giảm các rủi ro trong quá trình ra quyết định (Burritt và cộng sự, 2009). Thêm vào đó, nhiều nhà nghiên cứu gợi ý các lý thuyết này nên tiếp tục được sử dụng trong tương lai. Chẳng hạn như Latan và cộng sự (2018) cho rằng các yếu tố ngẫu nhiên nên được cân nhắc trong tương lai. Hay Ferreira và cộng sự (2010) đã nhắc đến áp lực từ các bên liên quan như là một nhân tố quyết định việc sử dụng EMA trong các nghiên cứu trong tương lai. 4 Và ở bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn xoay quanh vấn đề thái độ (attitude) và ý định (intention) kế toán trưởng (KTT) đối với việc sử dụng EMA với các nhân tố tác động xuất phát từ 2 lý thuyết đã nêu trên. Về cơ bản đây là những cấu trúc khái niệm trong lý thuyết hành vi dự định (TPB) của Fishbein và Ajzen (2011) trong đó thái độ là lòng tin đối với việc đạt những kết quả tốt hoặc không tốt nếu thực hiện hành vi và ý định là sự sẵn lòng thực hiện hành vi nào đó của một người. Về lý do cho sự lựa chọn này, đầu tiên, ý định là góc tiếp cận khá mới khi các nghiên cứu tại Việt Nam hầu hết đi theo hướng tác động đến việc thực hiện EMA (Nguyễn Thị Hằng Nga, 2019; Nguyễn Thị Minh Cẩm, 2018; Nguyễn Thị Minh Trâm, 2021). Thứ hai, theo Jasch (2006) thì về mặt nguyên tắc, EMA không tồn tại như một hệ thống song song mà là một phần tích hợp trong KTQT, trong đó EMA tạo ra những điều chỉnh đối với hệ thống kế toán của DN liên quan đến thực hành EMA để liên kết hệ thống các thông tin tiền tệ và phi tiền tệ truyền thống. Như vậy, để phát triển và ứng dụng EMA, KTQT phải được hình thành và tồn tại ở DN. Tuy nhiên ở Việt Nam, thực trạng KTQT của DN cho thấy sự chậm chạp trong việc hình thành và phát triển. Theo Huỳnh Lợi (2008), “KTQT trong DN sản xuất ở Việt Nam gắn liền với một tiến trình thay đổi chậm chạp qua nhiều “biểu hiện” trải dài trên bốn thập kỷ (tính từ năm 1964) và chỉ mới bước đầu hình thành, bắt đầu khẳng định vai trò của nó trong DN sản xuất ở thời kỳ đổi mới, hội nhập gần đây”. Hay theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn (2010), KTQT của các DN tại Việt Nam chủ yếu nằm ở giai đoạn 1 (trong 4 giai đoạn) theo mô hình do Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) phác hoạ. Gần đây hơn, một khảo sát cho thấy chỉ có 33% có ứng dụng Kế toán quản trị (Nguyễn Vũ Thanh Giang, 2017), thông tin KTQT chưa có tính hệ thống, nội dung lạc hậu, các phương pháp vận dụng đơn giản, không có tính kết nối, không phục vụ việc ra quyết định (Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2021; Phạm Thị Thu Hoài, 2021). Như vậy, khi tình hình phát triển và ứng dụng KTQT tại các DN ở Việt Nam còn hạn chế, việc đi sâu vào nghiên cứu thực hành EMA chắc chắn là điều không dễ dàng. Do đó, việc dừng lại ở ý định và thái độ khi nghiên cứu về EMA tại Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh và điều kiện hiện tại. 5 Nói tóm lại, với các lý do: (1) Bối cảnh của các vấn đề môi trường trên thế giới, Việt Nam và ĐBSCL, (2) lợi ích, sự cần thiết của EMA, (3) Sự thụt lùi của EMA tại Việt Nam, (4) Việc giải thích EMA dưới góc độ lý thuyết vẫn đang thiếu và được khuyến khích, và (5) hạn chế của hệ thống thông tin (HTTT) KTQT và góc độ tiếp cận nghiên cứu về EMA ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động của các nhân tố đến thái độ và ý định sử dụng Kế toán quản trị môi trường – nghiên cứu các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long” để thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đó, 03 lý do đầu lý giải tại sao phải nghiên cứu EMA, 02 lý do sau giải thích cho việc lựa chọn hướng đi cụ thể (khi nghiên cứu về EMA) của luận án này. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến thái độ và ý định sử dụng EMA của KTT các DN tại khu vực ĐBSCL. Với kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý hàm ý cho việc phát triển EMA tại Việt Nam trong tương lai. - Mục tiêu 1: Xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến thái độ của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL. - Mục tiêu 2: Xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL. - Mục tiêu 3: Xác định và đo lường tác động trung gian, điều tiết của các nhân tố trong mối quan hệ của thái độ và ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL. Để các mục tiêu được giải quyết, các câu hỏi tương ứng sau được đặt ra: - Câu hỏi 1: Các nhân tố nào có tác động đến thái độ của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL? Mức độ tác động như thế nào? - Câu hỏi 2: Các nhân tố nào có tác động đến ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL? Mức độ tác động như thế nào? 6 - Câu hỏi 3: Các nhân tố nào có tác động gián tiếp, điều tiết trong mối quan hệ của thái độ và ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ở trên, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là thái độ và ý định sử dụng EMA tại các DN ở ĐBSCL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: luận án nghiên cứu phạm vi các DN tại ĐBSCL. Tác giả không giới hạn ngành nghề hoạt động của các DN vì môi trường bên cạnh thành quả kinh tế là xu hướng mà bất cứ DN nào cũng sẽ phải (hoặc bắt buộc) quan tâm. Việc tiếp cận các DN phù hợp với các giới hạn về kinh phí, thời gian và khả năng của tác giả. Về thời gian: bắt đầu từ 01/2018 đến 05/2023. Dữ liệu định tính thu thập từ 05/2020 đến 09/2020. Dữ liệu định lượng chính thức từ 11/2020 đến 05/2023. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (NCĐT) và nghiên cứu định lượng (NCĐL). NCĐT được sử dụng để khám phá và xem xét lại mức độ phù hợp của thang đo các biến khi sử dụng ở một không gian nghiên cứu mới. NCĐL được dùng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc, từ đó giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu thực hiện qua các bước như sau: - Bước 1: Thực hiện tổng quan, hệ thống các công trình trong và ngoài nước để đúc kết khe hổng và định hướng nghiên cứu. - Bước 2: Thông qua công cụ thảo luận cá nhân của phương pháp NCĐT, tác giả thiết lập dàn bài để trao đổi với chuyên gia về lĩnh vực môi trường, kế toán, EMA. Mục đích việc này là để đảm bảo mức độ hoàn thiện thang đo trước khi thu thập, xử lý dữ liệu chính thức. Với quan điểm của Corbin và Strauss (2008), tác giả xác định số lượng chuyên gia tối thiểu tham gia phỏng vấn là 5 với các tiêu chí cụ thể như: (1) 7 am hiểu về kế toán, kiểm toán; (2) những người đã và đang tham gia trực tiếp, có kinh nghiệm điều hành, quản lý hoặc phụ trách công tác kế toán; (3) và những người có kinh nghiệm đối với quá trình thực hành, tuân thủ chế độ kế toán và các vấn đề môi trường. Số lượng thực tế phỏng vấn khi dữ liệu bão hòa là 8, đặc điểm của các chuyên gia và kết quả phỏng vấn được trình bày ở Chương 4 và các Phụ lục 3, 4, 5. - Bước 3: NCĐL sơ bộ và chính thức được triển khai. Các kỹ thuật NCĐL sử dụng: thu thập, xử lý dữ liệu với Excel, SPSS, SmartPLS. Đây là bước đo lường, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị và mức độ tác động của các nhân tố đến ý định thực hiện EMA tại các DN ở ĐBSCL. Dựa vào các lý thuyết liên quan của Hair, Black, và cộng sự (2019), Barcelay và cộng sự (1995), Kock và Hadaya (2018), Hair Jr và cộng sự (2021), tác giả xác định cỡ mẫu của NCĐL sơ bộ và chính thức lần lượt là 165 và 200, KTT của các DN sẽ là đối tượng cung cấp dữ liệu cho các đợt khảo sát này. Đây là các đối tượng có vai trò chủ động trong vận hành công tác kế toán tại DN, những hiểu biết và kinh nghiệm của các đối tượng này sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng và tin cậy cho bài nghiên cứu. - Bước 4: Thực hiện phân tích kết quả và viết báo cáo. Kết quả từ phần NCĐL sẽ được phân tích, so sánh, thảo luận. Từ đó đúc kết hàm ý lý thuyết, quản trị. 5. Đóng góp của nghiên cứu Về mặt lý thuyết: Đầu tiên, nghiên cứu sẽ mở rộng tri thức về EMA khi đây là lĩnh vực có thể nói là rất mới đối với hầu hết các DN tại Việt Nam cũng như ĐBSCL. ĐBSCL là một khu vực kinh tế quan trọng, tốc độ tăng trưởng ổn định và mang lại nhiều giá trị. Tuy nhiên, môi trường lại trở thành một chủ đề rất nóng trong giai đoạn gần đây. Và khi tất cả các bên, từ nội bộ đến bên ngoài, từ chủ sở hữu, các cơ quan hữu quan đến khách hàng và các tổ chức phi chính phủ quan tâm nhiều hơn đến môi trường thì bất kỳ sự hiểu biết nào liên quan đến bất kỳ công cụ đều vừa đảm bảo hướng đến các lợi ích kinh tế, vừa phục vụ cho môi trường, cho sự PTBV của DN, của khu vực thì cũng ít nhiều tạo ra giá trị nhất định. 8 Thứ hai, nghiên cứu sẽ góp phần giải thích sự hình thành, phát triển của EMA, mà cụ thể là thái độ và ý định sử dụng EMA dưới góc độ lý thuyết. Đây là điều được nhiều nhà nghiên cứu khuyến khích, bởi EMA là một lĩnh vực mới, khi đa số các nghiên cứu tập trung khảo sát tình hình ứng dụng, thực tiễn tại một công ty, một ngành thì rất ít các nghiên cứu giải thích EMA dưới góc độ lý thuyết. Kết quả này tái khẳng định sự phù hợp của nhóm các lý thuyết nền tảng xã hội trong việc nghiên cứu EMA. Thứ ba, nghiên cứu góp phần khám phá thêm về nhóm nhân tố nền trong TPB. Fishbein và Ajzen (2011) đã lập luận rằng trong mô hình hành động hợp lý thì yếu tố lòng tin là cơ sở để hình thành thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi (KSHV). Và việc một lòng tin có bị tác động hay không bởi một nhân tố nền cần phải được kiểm chứng trong thực tế. Nên kết quả tác động của các nhân tố ngẫu nhiên và áp lực các bên đến thái độ trong luận án này là một đóng góp theo khuyến khích của Fishbein và Ajzen (2011). Mặt khác, việc vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên và các bên liên quan làm nền tảng xác định nhân tố nền thúc đẩy ngày càng nhiều nghiên cứu trong việc vận dụng, lồng ghép các lý thuyết, qua đó hình thành cơ sở vững chắc hơn khi lựa chọn các nhân tố nền. Về mặt thực tiễn Đầu tiên, nghiên cứu giúp các nhà quản lý có kế hoạch cụ thể, rõ ràng hơn trong quá trình thiết lập, ứng dụng EMA vào HTTT kế toán của đơn vị. Các DN không thể tồn tại nếu đứng ngoài xu thế PTBV. Bài nghiên cứu này chỉ xét ở góc độ nhỏ trong PTBV nhưng việc nắm bắt và hiểu được các yếu tố tác động đến thái độ cũng như ý định sử dụng EMA sẽ là căn cứ để các nhà quản lý có những ứng xử phù hợp trong thiết lập, vận hành bộ máy kế toán tại các DN ĐBSCL. Nhất là khi DN ở khu vực này có quy mô và năng lực tổ chức sản xuất còn khiêm tốn so với các khu vực khác. Chính vì vậy, đây là cơ sở góp phần định hướng, hoạch định chiến lược môi trường, chiến lược hội nhập, phát triển của DN tại ĐBSCL. Thứ hai, bài nghiên cứu có ý nghĩa nhất định cho quá trình hình thành chính sách. Như đã phân tích phía trên, vấn đề PTBV chỉ thật sự nóng lên gần đây ở các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_cac_nhan_to_tac_dong_den_thai_do_va_y_dinh_su_dung_k.docx
  • pdfCV gửi Cục CNTT-BGDĐT-2024-9-26.pdf
  • docxTom tat luan an - eng.docx
  • docxTom tat luan an.docx
  • docxTrang thong tin dong gop cua luan an - eng.docx
  • docxTrang thong tin dong gop cua luan an.docx
Luận văn liên quan