Luận án Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

2.6. Mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu2.6.1. Mối liên hệ giữa CBTT tích hợp và giá trị DNĐã có các bằng chứng ủng hộ tuyên bố của IIRC rằng việc áp dụng CBTT tích hợp giúp cải thiện việc định giá DN. Quan điểm của Lee và Yeo (2015) ra cho rằng mối quan hệ tích cực giữa CBTT tích hợp và giá trị DN xuất phát từ lợi ích mà CBTT tích hợp mang lại cho các nhà đầu tư. Những người ủng hộ quan điểm này khẳng định CBTT tích hợp sẽ cải thiện chất lượng thông tin có sẵn cho các nhà cung cấp vốn tài chính để cho phép phân bổ vốn hiệu quả và hiệu quả hơn (Lee và Yeo, 2015, Samy và Deeb, 2019, Moloi và Iredele, 2020), cải thiện nhận thức của nhà đầu tư về các khía cạnh phi tài chính của DN, dẫn đến cơ sở nhà đầu tư lớn hơn, chi phí vốn thấp hơn (Barth và cộng sự, 2017). Trong khi đó, theo Martinez (2016), những DN có tầm nhìn chiến lược dài hạn và các hoạt động xã hội, hiệu suất môi trường tốt có thể có nhiều khả năng áp dụng IIRF hơn. Vì thế, các DN này có thểtăng giá trị thị trường của họ không phải do thay đổi thực sự trong hiệu suất nội bộ mà bằng cách truyền đạt rõ ràng hơn chiến lược dài hạn của họ (Martinez, 2016).2.6.2. Mối liên hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, CLKD và CBTT tích hợp2.6.2.1. Mối liên hệ giữa cổ đông lớn và CBTT tích hợpMối quan hệ giữa cổ đông lớn và CBTT tích hợp có thể được giải thích trên cơ sở lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan. Theo lý thuyết đại diện, luôn tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu và nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976), điều này càng đúng trong bối cảnh cổ đông ngày nay rất chú trọng đến các tiêu chuẩn xã hội, đến đầu tư bền vững (Huang và Kung, 2010, Abeysekera, 2013). Theo đó, các cổ đông sẽ gây áp lực để nhà quản lý công bố thông tin nhằm giảm sự bất cân xứng thông tin cũng như gia tăng chất lượng thông tin công bố. CBTT tích hợp có thể được sử dụng để giảm sự bất cân xứng thông tin (Cortesi và Vena, 2019, Girella và cộng sự, 2019, Samy và Deeb, 2019) và dường như là một phản ứng thích ứng của các DN trước áp lực xuất phát từ nhu cầu thông tin của các bên liên quan - những người ngoài các lợi ích về hiệu quả tài chính, họ còn quan tâm đến các khía cạnh như tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, lợi ích kinh tế của các sáng kiến về môi trường và xã hội (Vitolla và cộng sự, 2019)

pdf260 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH THANH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÍCH HỢP ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH THANH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÍCH HỢP ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. BÙI VĂN DƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ ―Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên của luận án hoàn toàn trung thực và chưa được thực hiện tại công trình nghiên cứu nào. TP. HCM, ngày .. tháng .. năm 2024 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thanh Thanh ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các giảng viên Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp kiến thức bổ ích liên quan tới chuyên ngành trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bùi Văn Dương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian dài thực hiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Viện Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi có thể hoàn thành luận án đúng thời hạn quy định. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho luận án. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Tài Chính –Kế toán và đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng tôi xin vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích tôi thực hiện và hoàn thành luận án. TP. HCM, ngày ...tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thanh Thanh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... xi TÓM TẮT .................................................................................................................... xii ABSTRACT ................................................................................................................ xiii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5 7. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 5 8. Kết cấu luận án ............................................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .................................................... 9 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CBTT tích hợp .................................... 9 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp và ảnh hƣởng của CBTT tích hợp đến hiệu quả hoạt động và giá trị DN ............................................................................................................................. 13 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................... 13 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 28 iv 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 34 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 35 2.1. Khái niệm về CBTT tích hợp .............................................................................. 35 2.2. Lợi ích và thách thức của CBTT tích hợp ......................................................... 38 2.2.1. Lợi ích của CBTT tích hợp .............................................................................. 38 2.2.2. Thách thức của CBTT tích hợp ........................................................................ 41 2.3. Các nội dung chính đƣợc quy định tại Khuôn khổ Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRF – 2021) ............................................................................................................ 42 2.3.1. Các khái niệm cơ bản quy định tại IIRF (2021) .............................................. 43 2.3.2. Nguyên tắc hướng dẫn quy định tại IIRF (2021) ............................................ 45 2.3.3. Các yếu tố nội dung quy định tại IIRF (2021) ................................................. 46 2.4. Bối cảnh CBTT tích hợp tại Việt Nam ............................................................... 50 2.5. Khái niệm và nội dung các biến trong nghiên cứu ............................................ 52 2.5.1. Khái niệm và nội dung về cổ đông lớn ............................................................ 52 2.5.2. Khái niệm và nội dung về đòn bẩy tài chính ................................................... 53 2.5.3. Khái niệm và nội dung về cạnh tranh ngành ................................................... 54 2.5.4. Khái niệm và nội dung về chiến lược cạnh tranh ............................................ 56 2.5.5. Khái niệm và nội dung về giá trị DN ............................................................... 58 2.6. Mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu .................................................... 59 2.6.1. Mối liên hệ giữa CBTT tích hợp và giá trị DN ................................................ 59 2.6.2. Mối liên hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, CLKD và CBTT tích hợp ...................................................................................................................... 60 v 2.6.3. Mối liên hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, CLKD và giá trị DN ...................................................................................................................... 63 2.6.4. Vai trò trung gian của CBTT tích hợp ............................................................. 66 2.7. Các lý thuyết nền .................................................................................................. 67 2.7.1. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) .............................................................. 67 2.7.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) .................................................................. 68 2.7.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) .......................................... 70 2.8. Mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu ............................. 71 2.8.1. Mô hình nghiên cứu ban đầu ........................................................................... 71 2.8.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 87 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 88 3.1. Phƣơng pháp và thiết kế quy trình nghiên cứu ................................................. 88 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 88 3.1.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu .......................................................................... 89 3.2. Thang đo các khái niệm nghiên cứu ................................................................... 91 3.2.1. Thang đo khái niệm cổ đông lớn ..................................................................... 91 3.2.2. Thang đo khái niệm ĐBTC .............................................................................. 91 3.2.3. Thang đo khái niệm cạnh tranh ngành ............................................................ 92 3.2.4. Thang đo khái niệm CLKD .............................................................................. 93 3.2.5. Thang đo khái niệm giá trị DN ........................................................................ 95 3.2.6. Thang đo khái niệm CBTT tích hợp ................................................................. 95 3.3. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 101 3.3.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................... 101 vi 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ............................................................. 102 3.4. Nghiên cứu định lƣợng ...................................................................................... 105 3.4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng ...................................................... 105 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu khảo sát .................................................................. 106 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 107 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 108 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 110 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 112 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................... 112 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu ...................... 117 4.2.1. Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................................... 117 4.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 119 4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng ........................................................................ 121 4.3.1. Kết quả mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam ............................ 121 4.3.2. Mẫu và thống kê mô tả ................................................................................... 130 4.3.3. Kiểm tra khuyết tật của mô hình .................................................................... 132 4.3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................................... 133 4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ........................................................................ 136 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 141 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................... 142 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 142 5.2. Hàm ý .................................................................................................................. 144 5.2.1. Hàm ý về mặt khoa học .................................................................................. 144 5.2.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................... 146 vii 5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ................................................ 150 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .......................................................................................... 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 2 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 28 PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CBTT TÍCH HỢP ...................................................................................................... 28 PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CBTT TÍCH HỢP ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ DN ....................... 44 PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRUNG GIAN CỦA CBTT TÍCH HỢP ................................................................................................................. 58 PHỤ LỤC 4: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CBTT TÍCH HỢP TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................ 59 PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUYÊN GIA ................................. 62 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC DNNY THU THẬP DỮ LIỆU .......................... 66 PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN ..... 73 PHỤ LỤC 8: TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA .............................. 73 PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU ĐỊNH LƯỢNG ........................................ 85 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCPTBV Báo cáo phát triển bền vững 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BCTH Báo cáo tích hợp 4 BCTN Báo cáo thường niên 5 BCTNXH Báo cáo trách nhiệm xã hội 6 CBTT Công bố thông tin 7 CLDĐCP Chiến lược dẫn đầu chi phí 8 CLKBH Chiến lược khác biệt hóa 9 CLKD Chiến lược kinh doanh 10 CTCP Công ty cổ phần 11 ĐBTC Đòn bẩy tài chính 12 DN Doanh nghiệp 13 DNNY Doanh nghiệp niêm yết 14 EU European Union – Liên minh Châu Âu 15 GRI Global Reporting Initiative – Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu 16 HĐQT Hội đồng quản trị 17 IASB International Accounting Standards Board – Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế 18 IFRS International Financial Reporting Standards – Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế 19 IIRC International Integrated Reporting Council - Ủy ban Báo cáo tích hợp quốc tế 20 IIRF International Integrated Reporting Framework – Khuôn khổ Báo cáo tích hợp quốc tế ix 21 IISB International Sustainability Standards Council - Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững quốc tế 22 SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán 23 TTCK Thị trường chứng khoán 24 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Tổng hợp quá trình phát triển của CBTT tích hợp ......................................... 11 Bảng 3. 1: Thang đo khái niệm cổ đông lớn ..................................................................... 91 Bảng 3. 2: Thang đo khái niệm ĐBTC ............................................................................. 92 Bảng 3. 3: Thang đo khái niệm cạnh tranh ngành ............................................................ 93 Bảng 3. 4: Thang đo khái niệm CLDĐCP ........................................................................ 94 Bảng 3. 5: Thang đo khái niệm CLKBH .......................................................................... 94 Bảng 3. 6: Thang đo khái niệm giá trị DN ........................................................................ 95 Bảng 3. 7: Danh mục kiểm tra CBTT tích hợp ................................................................ 97 Bảng 4. 1: Kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên gia ...................................................... 114 Bảng 4. 2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của hai mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................................................................................... 119 Bảng 4. 3: Kết quả về CBTT chi tiết theo IIRF (2021) của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 ............................................................................................................. 124 Bảng 4. 4: Thống kê mẫu ................................................................................................. 130 Bảng 4. 5: Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình .......................................... 131 Bảng 4. 6: Phân tích tương quan các biến ...................................................................... 133 Bảng 4. 7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ........................................................................ 135 xi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2. 1: Mô hình 1 .......................................................................................................... 72 Hình 2. 2: Mô hình 2 .......................................................................................................... 72 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................................... 90 Hình 3. 2: Quy trình nghiên cứu định tính ...................................................................... 102 Hình 3. 3: Quy trình nghiên cứu định lượng................................................................... 105 Hình 4. 1: Mô hình 1 ........................................................................................................ 118 Hình 4. 2: Mô hình 2 ........................................................................................................ 118 xii CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÍCH HỢP ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM TÓM TẮT Công bố thông tin tích hợp là một hình thức báo cáo mới có thể khắc phục các nhược điểm của hệ thống báo cáo khác. Theo đó, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là đối với thị trường tài chính. Những phát hiện về các yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin tích hợp và vai trò của công bố thông tin tích hợp đối với giá trị doanh nghiệp sẽ khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam áp dụng hình thức báo cáo mới này. Để thực hiện điều đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm mục đích khám phá các nhân tố mới. Trong khi đó, nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết đặt ra sau khi thực hiện nghiên cứu định tính. Phương pháp ML - SEM trong phần mềm Stata 16 được tác giả sử dụng để phân tích dữ liệu của 171 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy cổ đông lớn, chiến lược khác biệt hoá tác động cùng chiều đến mức độ công bố thông tin tích hợp, trong khi đó, đòn bẩy tài chính, chiến lược dẫn đầu chi phí tác động ngược chiều đến mức độ công bố thông tin tích hợp. Ngoài ra, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về vai trò của công bố thông tin tích hợp đối với giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò trung gian của công bố thông tin tích hợp trong mối quan hệ giữa cổ đông lớn, đòn bẩy tài chính, chiến lược khác biệt hóa và giá trị doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các hàm ý có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Từ khoá: Công bố thông tin tích hợp, công bố/kỹ thuật tích hợp, báo cáo tích hợp. xiii FACTORS AFFECTING THE LEVEL OF INTEGRATED INFORMATION DISCLOSURE THAT INFLUENCES THE CORPORATE VALUE: EVIDENCE FROM VIETNAMESE LISTED COMPANIES ABSTRACT Integrated information disclosure represents a novel reporting approach that addresses the limitations of other reporting systems. It offers several advantages to businesses, particularly to the financial market. The study‘s findings, which explore factors influencing the level of integrated information disclosure and its impact on corporate value, are likely to encourage Vietnamese listed companies to adopt this innovative reporting method. For the study's findings, the author employed a combination of research methods, including qualitative and quantitative approaches. Qualitative research aimed to uncover new factors, while quantitative research tested hypotheses derived from the qualitative phase. Using the ML-SEM (Machine Learning - Structural Equation Modeling) method in software Stata 16, the author analyzed data from 171 Vietnamese listed companies spanning the period 2018-2022. The research findings indicated that major shareholders and differentiation strategies demonstrate the positive correlation in influence on the level of integrated information disclosure. Conversely, financial leverage and cost leadership strategy demonstrate the negative correlation in influence on the integrated information disclosure level. Additionally, the study provides evidence supporting the role of integrated information disclosure in shaping the corporate value of Vietnamese listed companies. Furthermore, it confirms the intermediary role of integrated information disclosure in the relationship between major shareholders, financial leverage, differentiation strategies and corporate value. Overall, these research findings hold significant implications both from a scientific perspective and in practical applications. Keywords: Integrated information disclosure, integrated reporting, integrated report. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự sụp đổ của các DN trong quá khứ cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm các bên liên quan phải đặt câu hỏi về khả năng cung cấp thông tin của hệ thống báo cáo truyền thống hiện tại trong việc ra quyết định (Africa, 2011, Steyn, 2012). Báo cáo truyền thống bị chỉ trích vì chỉ chú trọng đến thông tin trong quá khứ (Hughen và cộng sự, 2014, Hoque, 2017), thiếu công bố đầy đủ về các rủi ro và sự không chắc chắn (Cabedo và Tirado, 2004, Serafeim, 2015), không đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều bên liên quan (Adams và cộng sự, 2011, Cohen và cộng sự, 2012). Do đó, các DN đã khắc phục nhược điểm trên bằng cách công bố các loại thông tin khác nhau trên các báo cáo khác nhau gọi chung là báo cáo bền vững như: BCTNXH, báo cáo môi trường, BCPTBV. Tuy nhiên, thử thách đối với các bên liên quan là các báo cáo bền vững khó có thể đáp ứng được nhu cầu về trách nhiệm ngày càng cao (Adams, 2004, Milne và Gray, 2010). Các báo cáo bền vững chủ yếu thúc đẩy những lo ngại về tính hợp pháp, không chú trọng đến công bố và trách nhiệm giải trình (Milne và Gray, 2010, Cho và cộng sự, 2015). Trong nhiều trường hợp, mối liên kết giữa các bên là không rõ ràng, các báo cáo bền vững vẫn còn chắp vá (Jeyaretnam và Niblock-Siddle (2010), (Stubbs và Higgins, 2018). Ngay sau đó, Hội đồng Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRC) đã giới thiệu một hình thức báo cáo mà cả thông tin tài chính và phi tài chính được tích hợp trong một tài liệu duy nhất, chú trọng CBTT về chiến lược, quản trị, hiệu quả hoạt động, cách thức tạo ra giá trị và triển vọng của một tổ chức, được trình bày gắn liền với bối cảnh bên ngoài (IIRF, 2013, 2021). Với cách thức CBTT tích hợp như vậy, báo cáo này có thể giải quyết được những thách thức mà các hình thức công bố khác đang gặp phải (De Villiers và cộng sự, 2014, Stubbs và Higgins, 2018), hỗ trợ xây dựng chiến lược (Adams, 2015), đánh giá giá trị DN (De Villiers và Hsiao, 2017), tạo điều kiện tăng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (Macias và Farfan-Lievano, 2017), cho thấy vai trò của tổ chức đối với nhân quyền và các vấn đề toàn cầu khác (Abeysekera, 2013), do đó, mang lại lợi ích cho nhiều bên liên quan (Guthrie và cộng sự, 2017). 2 CBTT tích hợp ngày càng được hỗ trợ với sự tăng trưởng về số lượng DN áp dụng và nhiều nghiên cứu từ các viện nghiên cứu các chính phủ, các tổ chức, cá nhân (Guthrie và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Nam Phi và Châu Âu, trong khi đó, số lượng nghiên cứu ở các nước đang phát triển vẫn còn hạn chế, thực hiện nhiều hơn các nghiên cứu ở các nước đang phát triển là cần thiết, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực hiện phúc lợi xã hội và cải thiện môi trường toàn cầu (Nwachukwu, 2022). Về nội dung nghiên cứu, nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về lý do tại sao các DN theo đuổi CBTT tích hợp, cách tiếp cận và cơ chế nội bộ mà những DN sớm áp dụng sử dụng để thực hiện CBTT tích hợp hay xem xét liệu CBTT tích hợp có vai trò thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức ở giai đoạn đầu hay không. Một số nghiên cứu gần đây đã cung cấp bằng chứng về vai trò của CBTT tích hợp đối với hiệu quả hoạt động và giá trị DN; nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của DN, tuy nhiên, chưa thực sự đầy đủ. Một đề xuất cho việc xem xét yếu tố chiến lược kinh doanh (CLKD) của DN có tác động như thế nào đến mức độ CBTT tích hợp là phù hợp vì các bằng chứng của nó đối với thực tiễn CBTT của DN (xem Bentley và cộng sự, 2013; Lim và cộng sự, 2018; Bentley-Goode và cộng sự, 2019; Weber và Müßig, 2022; Li và cộng sự, 2022). Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tại Việt Nam, các báo cáo của DN được tuân thủ theo Luật DN 2020, Luật Kế toán 2015, Luật Chứng khoán 2019 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành năm 2000 – 2005, đến nay chưa sửa đổi, thay thế, các BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đơn giản, ―rời rạc‖, quan trọng hơn các báo cáo này chỉ chú trọng CBTT tài chính. Điều này làm giảm lợi ích của nhà đầu tư, gây trở ngại cho các cơ quan chức năng trong việc giám sát. Để cải thiện vấn đề này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT – BTC, sau đó được thay thế bằng Thông tư số 96/2020/TT – BTC, ban hành ngày 16/11/2020 hướng dẫn CBTT trên TTCK. Theo đó, các DNNY Việt Nam phải công bố thêm thông tin về môi trường, xã hội và mục tiêu phát triển bền vững trong BCTN của DN. Tuy nhiên, các quy định tại 3 thông tư được cho là ―sơ sài‖ (Vu và cộng sự, 2023), còn hạn chế (Nguyen và cộng sự, 2021), thiếu tính thống nhất, thiếu các tiêu chuẩn cụ thể (Dũng Nguyễn, 2022), trên thực tế, những thông tin công bố chỉ là những thông tin cơ bản nhất, ngay cả trong giới hạn đó thì các quy định hiện hành cũng không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng thông tin cần công bố (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2019), theo đó, đã gây khó khăn cho các DN khi thực hiện. Về vấn đề này, UBCK cho rằng cần thiết phải có thêm các tiêu chuẩn mới, hướng đến tính thống nhất chung trong khối ASEAN (Dũng Nguyễn, 2022). Trong khi đó, CBTT tích hợp đang là vấn đề thời sự, đã cho thấy nhiều lợi ích đối với thị trường tài chính, đồng thời cũng nhận được sự chú ý từ các nước trong khối ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia (IIRC, 2020). Khi áp dụng CBTT tích hợp, Việt Nam không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển bền vững mà còn xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế đang thịnh hành. Về phía DN, áp dụng CBTT tích hợp thể hiện DN đã tuân thủ các tiêu chí quốc tế, qua đó, nhận được sự tin cậy của nhà đầu tư, đây là tấm vé thông hành trong việc tiếp cận vốn trên thị trường thế giới và hội nhập quốc tế. Trên thực tế, một số DNNY Việt Nam đã nhận thấy hạn chế trong việc CBTT như hiện nay, theo đó, hướng đến cách thức CBTT tự nguyện theo các chuẩn mực quốc tế, như tiêu chuẩn GRI hay IIRF, tuy nhiên, số DN áp dụng còn hạn chế. Những phát hiện về các yếu tố tác động được cho là có thể khuyến khích và thúc đẩy các DNNY Việt Nam áp dụng khuôn khổ theo IIRC khi phát hành báo cáo của DN (Nguyen và cộng sự, 2021). Ở góc độ nghiên cứu, tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nhận định khả năng áp dụng CBTT tích hợp của các DN Việt Nam, không nhiều các nghiên cứu tìm hiểu yếu tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của DN. Hơn nữa, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào xác định vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam, dòng nghiên cứu này cần được thực hiện, vì qua đó, có thể xác định sự phù hợp hay không của mô hình báo cáo mới này tại một nước đang phát triển như Việt Nam. Với các ý nghĩa đó, đề tài “Các nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tích hợp ảnh hưởng đến giá trị 4 doanh nghiệp – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp, kiểm định ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN, qua đó, kiểm định vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung, luận án có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam. (2) Kiểm định ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam. (3) Kiểm định vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án cần trả lời ba câu hỏi sau: (1) Các nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố phản ánh CLKD và áp lực của các bên liên quan của DN tác động đến mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam? (2) CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam như thế nào? (3) CBTT tích hợp có vai trò trung gian như thế nào trong các mối quan hệ giữa các nhân tố phản ánh CLKD, áp lực của các bên liên quan của DN với giá trị DN của các DNNY Việt Nam? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CBTT tích hợp, giá trị DN, cổ đông lớn, 5 ĐBTC, cạnh tranh ngành, các CLKD của các DNNY Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm phạm vi về không gian và thời gian như sau: - Phạm vi không gian: Luận án chỉ nghiên cứu các nhân tố thuộc nhóm nhân tố phản ánh CLKD và áp lực của các bên liên quan của DN. - Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu là các BCTH, BCPTBV, BCTN của các DNNY Việt Nam (ngoại trừ các tổ chức tín dụng) giai đoạn 2018 – 2022. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm khám phá, hiệu chỉnh mô hình và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể: - Nghiên cứu định tính nhằm khám phá những nhân tố mới tác động đến mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam. Nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn chuyên gia là phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng trong luận án. Thông qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu các lý thuyết nền và thực tiễn CBTT tại các DNNY Việt Nam, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu. Sau đó, bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, tác giả điều chỉnh và xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết đặt ra sau khi thực hiện nghiên cứu định tính. Dữ liệu được thu thập từ các BCTH, BCPTBV, BCTN của các DNNY Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 16 nhằm thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu kiểm tra các khuyết tật của mô hình và thực hiện các kiểm định với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. 7. Đóng góp của luận án Đóng góp về mặt khoa học Bằng cách kiểm tra mức độ CBTT tích hợp của DN, xác định các nhân tố tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_tac_dong_muc_do_cong_bo_thong_tin_tich_h.pdf
  • pdfTÓM TẮT E.pdf
  • pdfTÓM TẮT V.pdf
  • pdfTRANG THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI - V.pdf
  • pdfTRANG THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI - E.pdf
Luận văn liên quan