Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay

Ở nước ta, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trong đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp lại càng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta. Nhận thức sâu sắc điều này, trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã xây dựng đường lối, ban hành các nghị quyết về phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Tiếp đến là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được Đảng ta rất coi trọng, nhất là những năm gần đây. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và Đại hội lần thứ XII của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương: “chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp”; “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp”, “chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu” Là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của cả nước,vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Đây là nơi cư trú của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước. Song, ĐBSCL đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn. Trước hết, ngành nông nghiệp phải tập trung giải quyết ngaymột cách có hiệu quả vấn đề phát triển nông nghiệp vì sự sống còn của 18 triệu dân trong vùng, bảo đảm an ninh lương thực cả nước.

pdf221 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NGHIÊM C¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng cöu long l·nh ®¹o chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NGHIÊM C¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng cöu long l·nh ®¹o chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC M· sè: 62 31 23 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PSG. TS ĐỖ NGỌC NINH 2. PGS. TS DƯƠNG TRUNG Ý Hµ NéI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Bùi Văn Nghiêm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................................... 20 1.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết...... 25 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGLÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......... 29 2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long và kinh tế nông nghiệp của các tỉnh........................................................................................... 29 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Longlãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Khái niệm, nội dung, phương thức.......................................... 55 Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁCTỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠOCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM ......................... 75 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2010 đến nay........................................... 75 3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -Thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm......... 89 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾUTĂNG CƯỜNGSỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦYỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCHCƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 ................................................. 123 4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................................... 123 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025............................................................................ 131 KẾT LUẬN ................................................................................................ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ............. 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 173 PHỤ LỤC................................................................................................... 186 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASXH : An sinh xã hội BCH : Ban Chấp hành BTVTU : Ban Thường vụ tỉnh ủy CCKT : Cơ cấu kinh tế CCKTNN : Cơ cấu kinh tế nông nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG : Chính trị quốc gia ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị KH - CN : Khoa học và công nghệ MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NXB : Nhà xuất bản PTLĐ : Phương thức lãnh đạo SXNN : Sản xuất nông nghiệp UBKT : Ủy ban kiểm tra UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practice XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trong đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp lại càng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta. Nhận thức sâu sắc điều này, trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã xây dựng đường lối, ban hành các nghị quyết về phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Tiếp đến là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được Đảng ta rất coi trọng, nhất là những năm gần đây. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và Đại hội lần thứ XII của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương: “chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp”; “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp”, “chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu” Là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của cả nước,vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Đây là nơi cư trú của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước. Song, ĐBSCL đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn. Trước hết, ngành nông nghiệp phải tập trung giải quyết ngaymột cách có hiệu quả vấn đề phát triển nông nghiệp vì sự sống còn của 18 triệu dân trong vùng, bảo đảm an ninh lương thực cả nước. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, ngập mặn, sụt lún, 2 nguồn nước sông Mê Kông cạn kiệt trong khicơ cấu và phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nước ngọt, giá lúa trên thế giới lại không cao Điều này, đòi hỏi Đảng, Nhà Nước, các cấp ủy, nhất là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL phải tìm các giải pháp khả thi lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) ở từng tỉnh một cách có hiệu quả bền vững đểthích ứng tốt với những biến đổi, thách thức nêu trên. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm vừa qua các tỉnh ủy vùng ĐBSCL đã tích cực chủ động lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN đạt kết quảbước đầu rất quan trọng. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh được đổi mới. Các tỉnh ủyđã coi trọng lãnh đạo phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp là thế mạnh, tiềm năng của tỉnh; phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp; cân đối giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Phương thức lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy có những cải tiến, đổi mới nhất trị:chất lượng các nghị quyết về chuyển dịch CCKTNN được nâng lên một bước; lãnh đạo thông qua chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị được phát huy; công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng... Nhờ đó, CCKTNN ở nhiều tỉnh bước đầu chuyển dịch đúng hướng, sản xuất nông nghiệp chuyển khá nhanh sang sản xuất hàng hóa;cơ cấu ngành nghề, vật nuôi, cây trồng chuyển dịch khá mạnh;các khu chế xuất sản phẩm nông nghiệp, các loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển; đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, mũi nhọn; vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp được coi trọng Tuy nhiên,việc lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với chuyển dịch CCKTNN còn nhiều hạn chế. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của một số tỉnh ủy còn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT)tổng thể của tỉnh; nhiều giải pháp thực hiện còn chung chung, tính khả thi thấp; việc lãnh đạo chính quyền các cấp cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy về chuyển dịch CCKTNN ở một số địa 3 phương còn lúng túng. Vai trò của khá nhiều tổ chức đảng, đảng viên trong chuyển dịch CCKTNN còn mờ nhạt; công tác kiểm tra, giám sát có lúc còn buông lỏngKết quả là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh chuyển dịch chậm; ở nhiều nơi còn mất cân đối giữa các ngành kinh tế nông nghiệp; một số ngành có biểu hiện phát triển tự phát và chưa gắn chặt với chuyển dịch CCKTtoàn tỉnh và CCKTNN tổng thể của toàn vùng ĐBSCL; chưa thể hiện rõ việc chuyển từ cơ cấu, phương thức sản xuất nông nghiệp trước đây sang mô hình mới; chưa thấy rõ những yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, sụt lún, cạn kiệt nguồn nước ngọt từ sông Mê Kông Bởi vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong những năm tới thực sự là vấn đề rấtcấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025. * Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN và thực trạng các tỉnh ủy ởĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN những năm qua, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm. 4 - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếutăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ởĐBSCL đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCKTNN ở các tỉnh ĐBSCL và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNNtừ năm 2010 đến nay. - Phương hướng và những giải pháp chủ yếu đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT và về công tác xây dựng Đảng, nhất là trong nâng cao chất lượng lãnh đạo của các cấp ủy đảng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chuyển dịch CCKTNN và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: lịch sử kết hợp với lôgic; phân tích kết hợp với tổng hợp;phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia và tổng kết thực tiễn 5 5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án 5.1. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm:tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy từ việc đề ra chủ trương, xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy nhằm định hướng thay đổi cấu trúc, cơ cấu thành phần, số lượng, chất lượng và quan hệ tỷ lệ giá trị của các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp. đến việc tổ chức thực hiện, tiến hành kiểm tra, giám sát để các nghị quyết, chỉ thị được thực hiện thắng lợi, làm cho CCKTNN của tỉnh ngày càng phù hợp với điều kiện của tỉnh, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững. - Kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL từ năm 2010 đến nay:tăng cường vận động, thuyết phục nhân dân kết hợp với triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện cụ thể địa phương và thích ứng với biến đổi khi hậu sẽ tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong chuyển dịch CCKTNN. - Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025:Một là,lãnh đạo xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở xác định đúng cơ cấu, tỷ trọng thành phần và định hướng chuyển dịch CCKTNN phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; Hai là, xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Ba là,lãnh đạo khai thác triệt để các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tăng cường liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà đầu tư, nhà khoa học và liên kết vùng trong chuyển dịch CCKTNN; 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. 6 - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy vùng ĐBSCL trong những năm tiếp theo. - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh và trường chính trị tỉnh, thành phố ởĐBSCL. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được nhiều chính đảng, nhà nước trên thế giới quan tâm. Đối với nước ta, đây là chủ trương lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay, được Đảng và cấp ủy đảng địa phương luôn quan tâm lãnh đạo tổ chức thực hiện, đồng thời thu hút đông đảonhà khoa học nghiên cứu, đạt kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về vấn đề nêu trên đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; được thể hiện trong các tham luận hội thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ... liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Tiêu biểu là các công trình: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng. Có thể phân chia thành các loại công trình sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân - Nguyễn Đức Minh, An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ [59]. Công trình đưa ra khái niệm về an ninh nông thôn, trong đó nêu rõ “an ninh nông thôn là sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... đảm bảo sự hoạt động bình thường, có hiệu quả của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định ở nông thôn”. Ổn định an ninh nông thôn là một trạng thái an toàn trong cấu trúc xã hội, thiết chế chính trị... mà những cấu trúc, thiết chế này 8 đã được xây dựng theo một mô hình nhất định, được vận hành, thử nghiệm trên thực tế, hoạt động bình thường, có hiệu quả, kỷ cương xã hội được mọi người chấp nhận, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề an ninh nông thôn, các tác giả đưa ra dự báo tình hình an ninh nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an ninh nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Một trong những giải pháp mà các tác giả đề cập đến để giữ vững an ninh nông thôn là phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh. - Lâm Quang Huyên, Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI [52].Cuốn sách tạo dựng bức tranh sinh động về nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL và khu vực Đông Nam Bộ. Những thành tựu về sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, về xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ được tác giả đề cập tới. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, tác giả làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. - Nguyễn Sinh Cúc,Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới [26]. Cuốn sách đề cập đến quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, những vấn đề cần giải quyết để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. - Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [98].Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mang tính chiến lược về nông nghiệp, nông thôn như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, việc làm ở nông thôn. - Lưu Văn Sùng, Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [91].Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặt lên hàng đầu, là con đường tất yếu của sự phát triển. Thực chất 9 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ về kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước. - Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú, Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [99]. Nội dung cơ bản của cuốn sách tập trung vào các vấn đề: tổng quan về một số quan niệm về vùng, phân vùng kinh tế, phát triển bền vững theo vùng, rút ngắn tiến trình CNH, HĐH theo vùng và kinh nghiệm phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước; nghiên cứu, đánh giá vùng dưới góc cạnh khác nhau, từ đó rút ra những nhận định quan trọng về tính đa dạng và phân dị của các điều kiện và yếu tố phát triển vùng, mức độ và khả năng khai thác nguồn lực của từng vùng lãnh thổ; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội từng kiểu, loại vùng khác nhau, từ đó rút ra những nhận định về việc khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; xác định quan điểm phát triển vùng trong quá trình CNH, HĐH đến năm 2020. -Nguyễn Kế Tuấn,Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi[112]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học thuộc Chương trình cấp Nhà nước KX 02- 07 “Con đường, bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Thông qua lý giải tổng quát về con đường, bước đi và các giải pháp thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta, cuốn sách làm rõ về khái niệm, mục tiêu, nội dung, bước đi và các giải pháp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; xác định con đường, cách đi nhanh nhất để đạt được mục tiêu. -Phạm Văn Bính, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới [20] . Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu 10 gạo như là một trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông ng
Luận văn liên quan