Luận án Chăn nuôi heo thịt an toàn - Phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng đông nam bộ, Việt Nam

2.4.2.2. Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) đối với NTD thịt heo Choice experiment (CE) là phương pháp phát biểu sở thích được áp dụng phổ biến để đánh giá mức WTP. CE dựa vào sự lựa chọn của cá nhân và quan sát các thuộc tính của các phương án lựa chọn để ước lượng hàm thỏa dụng (V), từ đó tính WTP biên cho các thuộc tính. Trong CE người trả lời được yêu cầu đưa ra sự lựa chọn của mình từ nhiều lựa chọn thay thế khác nhau liên quan đến một hàng hoá cần được đánh giá. Các lựa chọn thay thế thường được gọi là thẻ lựa chọn (choice card). Với mỗi nhóm lựa chọn được đưa ra, người trả lời được yêu cầu chọn duy nhất một phương án mà họ yêu thích nhất. Các thẻ lựa chọn chứa một nhóm các đặc điểm cấu thành gọi là các thuộc tính của hàng hoá cần đánh giá, và mỗi thuộc tính thường được xây dựng với các cấp độ khác nhau (Hanley và ctv, 2003). Nếu thuộc tính của mỗi phương án lựa chọn là giá trị tiền tệ (giá bán hoặc chi phí) thì mức WTP cho các thuộc tính của hàng hoá sẽ được tính toán từ sự lựa chọn của người trả lời. Phương pháp CE được trình bày theo các bước sau: (1) lựa chọn thuộc tính và cấp độ, (2) thiết kế thí nghiệm và thẻ lựa chọn, (3) xây dựng mô hình ước lượng và (4) ước tính mức WTP. (1) Lựa chọn thuộc tính và cấp độ Khi thiết kế một thí nghiệm lựa chọn, một số lượng thuộc tính hợp lý là cần thiết. Đầu tiên, một danh sách thuộc tính tiềm năng được xây dựng dựa trên các tham khảo các nghiên cứu trước đây bao gồm truy xuất nguồn gốc; nguồn gốc xuất xứ; nhãn chứng nhận an toàn; phúc lợi động vật; phát hiện chất tạo nạc; hàm lượng chất béo; màu sắc và độ tươi; thương hiệu sản phẩm, bao bì và tính minh bạch (Dickinson và Bailey, 2002; Verbeke và ctv, 2002; Enneking, 2004; Hobbs và ctv, 2005; Loureiro và Umberger, 2007; Wang và ctv, 2009; Cummins và ctv, 2016; Liu và ctv, 2017; Xu và ctv, 2019). Thứ hai, nghiên cứu sử dụng các thuộc tính này thành các tuyên bố về thịt heo an toàn sẽ có các thuộc tính an toàn này. Sau đó, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 20 NTD mua thịt heo để xác định các thuộc tính quan trọng nhất đối với họ dựa theo thang đo Likert từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý). Kết quả đánh giá của NTD được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) đánh giá theo mức 1 đến 5 và được trình bày trong Bảng 2.2.

pdf210 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chăn nuôi heo thịt an toàn - Phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng đông nam bộ, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH MAI ĐÌNH QUÝ CHĂN NUÔI HEO THỊT AN TOÀN - PHÂN TÍCH THEO GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH MAI ĐÌNH QUÝ CHĂN NUÔI HEO THỊT AN TOÀN - PHÂN TÍCH THEO GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thanh Hà Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Mai Đình Quý ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin dành lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn luận án của tôi là PGS. TS Đặng Thanh Hà. Thầy đã định hướng và có những lời khuyên quý giá cho luận án. Tôi đặc biệt cảm ơn TS. Lê Công Trứ - Trưởng Khoa Kinh tế, người đã có những góp ý ban đầu và xác định rõ hướng nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó tôi xin dành sự biết ơn chân thành đến quý thầy/cô đã giảng dạy và góp ý để hoàn thành luận án TS. Đặng Lê Hoa, TS. Lê Quang Thông, TS. Thái Anh Hoà, TS. Đặng Minh Phương, TS. Nguyễn Ngọc Thuỳ, TS. Hoàng Hà Anh, TS. Nguyễn Tấn Khuyên, TS. Nguyễn Hữu Dũng, và quý thầy/cô đồng nghiệp ở Khoa Kinh tế đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng đánh giá từ đề cương ban đầu đến hội đồng cấp Trường, và các phản biện độc lập đã có những nhận xét đánh giá xác đáng giúp tôi hoàn thiện luận án tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng đào tạo sau đại học và Phòng Kế hoạch tài chính đã tạo điều kiện về kinh phí thực hiện nghiên cứu và các thủ tục để tôi có thể hoàn thành luận án tốt nhất. Tôi thật sự cảm kích sự đóng góp của 395 người tiêu dùng thịt heo tại TP. HCM, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, và 150 người nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã dành thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi trong nghiên cứu để tôi có được bộ dữ liệu khảo sát đáng tin cậy. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ quản lý ở địa phương đã tham gia buổi tham vấn và cung cấp nhiều thông tin quan trọng trong nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình tôi cha mẹ và các anh chị em, đặc biệt là vợ tôi đã dành nhiều thời gian để chăm lo cho 2 con gái để tôi có nhiều thời gian thực hiện luận án. Gia đình luôn là nguồn động lực to lớn để tôi hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2024 Mai Đình Quý iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................................ii MỤC LỤC .............................................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................... xi TÓM TẮT ............................................................................................................................................. xii ABSTRACT ........................................................................................................................................ xiv MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 1 1. Tính cần thiết của nghiên cứu ............................................................................. 1 1.1. Tính cần thiết về mặt lý luận ........................................................................ 1 1.2. Tính cần thiết về mặt thực tiễn ..................................................................... 3 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 6 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 6 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 6 3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 7 4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 7 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 8 5.1. Phạm vi không gian ...................................................................................... 8 5.2. Phạm vi thời gian .......................................................................................... 8 5.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu ....................................................................... 8 6. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................. 8 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học .............................................................................. 8 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .............................................................................. 9 7. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 10 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................................... 11 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ......................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu ........................................................................ 11 1.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm ............................................................... 11 1.1.2. Khái niệm về thuộc tính an toàn sản phẩm thịt heo .................................... 11 1.1.3. Khái niệm liên quan đến thịt heo ............................................................... 11 1.1.3.1. Thịt heo đảm bảo an toàn ................................................................... 11 iv 1.1.3.2. Thịt heo không đảm bảo an toàn ......................................................... 12 1.1.4. Khái niệm về sở thích ................................................................................ 12 1.1.5. Khái niệm về mức sẵn lòng trả .................................................................. 13 1.1.6. Khái niệm về thoả dụng ............................................................................ 13 1.1.7. Lý thuyết thỏa dụng đa thuộc tính (Multi-Attribute Utility Theory - MAUT) ........................................................................................................................... 13 1.1.8. Lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng (Expected Utility Theory: EUT) .................. 14 1.1.9. Lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory: RUT) ............... 15 1.1.10. Lý thuyết về phương pháp thí nghiệm lựa chọn (Choice experiment - CE) ........................................................................................................................... 17 1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................... 18 1.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến NTD ...................................... 18 1.2.1.1. Nhận thức của NTD đối với vấn đề an toàn thực phẩm ....................... 18 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP của NTD cho thực phẩm an toàn ....................................................................................................................... 19 1.2.1.3. Sở thích của NTD đối với các thuộc tính thực phẩm an toàn .......... 21 1.2.1.4. Các phương pháp đo lường mức WTP đối với các thuộc tính thực phẩm an toàn ....................................................................................................................... 23 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến người sản xuất ............... 24 1.2.2.1. Nhận thức của người nông dân đối với các hình thức nông nghiệp tốt ....................................................................................................................... 24 1.2.2.2. Hiệu quả kinh tế áp dụng sản xuất theo hướng an toàn (GAP) ........ 25 1.2.2.3. Các rào cản hạn chế áp dụng sản xuất theo hướng an toàn GAP ........... 26 1.2.2.4. Các mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp .......................................... 28 1.2.2.5. Sở thích của nông dân đối với việc áp dụng nông nghiệp bền vững 29 1.3. Tổng quan về thực trạng tiêu dùng và thực trạng nuôi heo ở vùng Đông Nam Bộ ............................................................................................................................... 32 1.3.1 Tổng quan về vùng Đông Nam Bộ ........................................................... 32 1.3.2. Tổng quan thực trạng tiêu dùng thịt heo và nuôi heo ở Đông Nam Bộ .. 33 1.3.2.1 Thực trạng về tiêu dùng thịt heo........................................................ 33 1.3.2.2 Thực trạng chăn nuôi heo ở vùng Đông Nam Bộ ............................. 35 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................................... 38 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 38 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu, khung phân tích và quy trình thực hiện luận án ... 38 2.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ........................................................................ 38 2.1.2. Khung phân tích của luận án ................................................................... 39 v 2.1.3. Quy trình thực hiện luận án ..................................................................... 40 2.2. Chọn điểm nghiên cứu và mẫu khảo sát ......................................................... 41 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................. 41 2.2.2. Chọn mẫu khảo sát .................................................................................. 42 2.2.2.1. Xác định cỡ mẫu khảo sát NTD ....................................................... 42 2.2.2.2. Xác định cỡ mẫu khảo sát người nuôi heo ....................................... 43 2.3. Nguồn số liệu .................................................................................................. 43 2.3.1. Thu thập số liệu đối với NTD .................................................................. 43 2.3.2. Thu thập số liệu đối với người nuôi heo ................................................. 44 2.4. Phương pháp phân tích theo các mục tiêu nghiên cứu ................................... 44 2.4.1. Đánh giá nhận thức của NTD đối với vấn đề ATTP và các thuộc tính đảm bảo an toàn sản phẩm thịt heo ................................................................... 44 2.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức WTP của NTD cho các thuộc tính của thịt heo an toàn ..................................................................................... 45 2.4.2.1. Mô hình thoả dụng ngẫu nhiên của NTD thịt heo ............................ 45 2.4.2.2. Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) đối với NTD thịt heo ........ 46 2.4.3. Đánh giá hiệu quả tài chính và rào cản của việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP ................................................................................................... 53 2.4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP ......................................................................................................... 55 2.4.4.1. Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) ........................................... 55 2.4.4.2. Mô hình Logit hỗn hợp (MXL) ............................................................ 59 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................................... 60 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 60 3.1. Đánh giá nhận thức của NTD đối với thịt heo an toàn và các thuộc tính thịt heo an toàn ............................................................................................................. 60 3.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát NTD .................................................................. 60 3.1.2. Thói quen tiêu dùng thịt heo .................................................................... 62 3.1.3. Đánh giá nhận thức của NTD đối với vấn đề ATTP thịt heo .................. 67 3.1.4. Biện pháp NTD áp dụng để giảm thiểu rủi ro sức khỏe khi sử dụng thịt heo ..................................................................................................................... 73 3.1.5. Đánh giá của NTD về tầm quan trọng của các thuộc tính của thịt heo an toàn ........................................................................................................................... 76 3.1.6. Lựa chọn và thảo luận các thuộc tính thịt heo an toàn trong nghiên cứu .. 79 3.1.6.1. Thịt heo có truy xuất nguồn gốc ........................................................ 79 3.1.6.2. Thịt heo có chứng nhận an toàn ......................................................... 81 3.1.6.3. Thịt heo có thương hiệu..................................................................... 81 vi 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức WTP của NTD cho các thuộc tính của thịt heo an toàn ................................................................................................ 83 3.2.1. Phân tích sở thích và mức WTP của NTD cho từng thuộc tính của thịt heo an toàn ......................................................................................................... 84 3.2.2. Xác định mức WTP của NTD cho thịt heo có các thuộc tính tương tác . 88 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thịt heo an toàn của NTD .................. 91 3.3. Đánh giá hiệu quả tài chính và rào cản của việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP...................................................................................................... 94 3.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của người nuôi heo ........................................... 95 3.3.2. Nhận thức của người nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP .............. 97 3.3.3. Đánh giá nhận thức người nuôi heo mức độ quan trọng của các thuộc tính đảm bảo an toàn thịt heo .......................................................................... 101 3.3.4. Đánh giá hiệu quả tài chính nuôi heo áp dụng và không áp dụng VietGAHP ....................................................................................................... 104 3.3.5. Phân tích độ nhạy .................................................................................. 109 3.3.6. Rào cản của việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP ........ 113 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP của người nuôi heo ..................................................................................................... 117 3.4.1. Phân tích sở thích của người nuôi heo đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP ....................................................................................................... 117 3.4.2. Ước tính mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) đầu tư nuôi heo VietGAHP 119 3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP của người nuôi heo ................................................................................................. 121 3.5. Kết nối và thảo luận về nhận thức và mức WTP của NTD với người nuôi heo ............................................................................................................................. 124 3.5.1. Kết nối góc nhìn về nhận thức của NTD và người nuôi heo ................. 124 3.5.2. Kết nối về mức WTP giữa người tiêu dùng và người nuôi heo ............ 125 3.5.3. Thảo luận góc nhìn của người nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP ......................................................................................................................... 128 3.6. Đề xuất hàm ý chính sách tăng cường kết nối tiêu dùng – sản xuất nhằm thúc đẩy nuôi heo theo hướng an toàn tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. ............... 129 3.6.1. Hàm ý chính sách phát triển thị trường tiêu thụ thịt heo an toàn .......... 130 3.6.2. Hàm ý chính sách thúc đẩy phát triển nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP ....................................................................................................... 132 3.6.3. Hàm ý chính sách tăng cường kết nối tiêu dùng – sản xuất heo thịt an toàn .................................................................................................................. 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 135 vii 1. Kết luận ............................................................................................................ 135 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 136 2.1. Đối với người tiêu dùng ........................................................................... 136 2.2. Đối với người nuôi heo ............................................................................. 137 2.3. Đối với các cơ quan quản lý ..................................................................... 137 3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 140 PHỤ LỤC: NGƯỜI TIÊU DÙNG ................................................................................................. 151 Phụ lục 1A: Kết quả thiết kế thí nghiệm lựa chọn và đề xuất các tập lựa chọn trong nghiên cứu sở thích và lựa chọn của người tiêu dùng ............................... 151 Phụ lục 2A: Phiếu khảo sát người tiêu dùng ....................................................... 152 Phụ lục 3A: Kết quả ước lượng ........................................................................... 158 PHỤ LỤC: NGƯỜI NUÔI HEO .................................................................................................... 163 Phụ lục 1B: Phiếu khảo sát người nuôi heo ......................................................... 163 Phụ lục 2B: Thống kê và kiểm định các biến đặc điểm kinh tế xã hội của 2 nhóm áp dụng và không áp dụng VietGAHP ................................................................ 170 Phụ lục 3B: Thống kê mô tả 14 rào cản trong các nhóm rào cản áp dụng VietGAHP của người nuôi heo và mô hình EFA với phần mềm SPSS .............. 173 Phụ lục 4B: Danh sách cán bộ quản lý được tham vấn ....................................... 174 Phụ lục 5B: Kết quả thiết kế thí nghiệm lựa chọn và đề xuất các tập lựa chọn trong nghiên cứu sở thích và lựa chọn của người nuôi heo ................................. 175 Phụ lục 6B: Kết quả ước lượng các mô hình đối với người sản xuất.................. 176 Phụ lục 7B: Chăn nuôi heo theo quy trình VietGAHP ........................................ 179 Phụ lục 8B. Tổng quan về chăn nuôi heo truyền thống và VietGAHP ............... 183 Phụ lục 9B. Khảo sát người tiêu dùng và trại chăn nuôi heo.................................... 188 Phụ lục 10B. Giá thịt heo trên thị trường ............................................................ 190 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ASC Hằng số phương án thay thế đặc biệt Alternative Specific Constant ATSH An toàn sinh học ATTP An toàn thực phẩm BTB&DHMT Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung CE Thí nghiệm lựa chọn Choice Experiment CLM Mô hình logit có điều kiện Conditional Logit Model COOL Dán nhãn nguồn gốc quốc gia Country of Origin Labeling CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Contingent Valuation Method ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ DT/TCP Doanh thu/Tổng chi phí EUT Lý thuyết thoả dụng kỳ vọng Expected Utility Theory FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GAP Thực hành nông nghiệp tốt Good Agricultural Practices GSO Tổng cục thống kê General Statistics Office HPM Phương pháp đánh giá hưởng thụ Hedonic Pricing Method IIA Tính độc lập của các lựa chọn thay Independence of Irrelevant thế không liên quan Alternatives iid Các biến ngẫu nhiên độc lập và có Independently and phân phối giống nhau Identically Distributed LIFSAP Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Livestock Competitiveness ngành Chăn nuôi và An toàn thực and Food Safety Project phẩm LN/TCP Lợi nhuận/Tổng chi phí MAUT Thoả dụng đa thuộc tính Multi-Attribute Utility Theory MNL Mô hình logit đa thức Multinomial Logit MXL Mô hình logit hỗn hợp Mixed logit NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NTD Người tiêu dùng QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ RPL Mô hình logit tham số ngẫu nhiên Random Parameter Logit RUM Mô hình thoả dụng ngẫu nhiên Random Utility Model RUT Lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên Random Utility Theory TDMNBB Trung Du Miền Núi Bắc Bộ TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh U Thoả dụng Utility VietGAHP Thực hành chăn nuôi tốt của Việt Vietnamese Good Animal Nam Husbandry Practices WTA Mức sẵn lòng chấp nhận Willingness to Accept WTP Mức sẵn lòng trả Willingness to Pay ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của NTD ................................... 20 Bảng 1.2. Tổng hợp những nghiên cứu về các thuộc tính của thực phẩm an toàn.... 21 Bảng 1.3. Tổng hợp các phương pháp và mô hình có liên quan mức WTP của NTD đối với các thuộc tính của thực phẩm an toàn ........................................................... 23 Bảng 1.4. Tổng hợp các nghiên cứu về nhận thức của nông dân về các hình thức nông nghiệp tốt ................................................................................................................... 25 Bảng 1.5. Tổng hợp các nhân tố rào cản theo các tác giả áp dụng GAP .................. 27 Bảng 1.6. Tổng hợp các mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp ...................................................... 28 Bảng 1.7. Tóm tắt sở thích của người nông dân đối với hình thức nông nghiệp tốt ... 30 Bảng 1.8. Tóm tắt các biến được lựa chọn đưa vào mô hình CE .............................. 31 Bảng 1.9. Tổng quan về diện tích, dân số và mật độ dân số vùng Đông Nam Bộ .... 32 Bảng 1.10. Lượng thịt heo tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam và Thế giới .. 33 Bảng 1.11. Sản lượng thịt heo hơi tại Việt Nam và Vùng Đông Nam Bộ ................ 33 Bảng 1.12. Sản lượng thịt heo tiêu thụ tại vùng Đông Nam Bộ năm 2021 ............... 34 Bảng 1.13. Số hộ nuôi heo theo quy mô nhỏ, vừa và lớn tại vùng Đông Nam Bộ ... 35 Bảng 1.14. Tỷ lệ áp dụng VietGAHP theo quy mô nuôi heo tại vùng Đông Nam Bộ . 36 Bảng 1.15. Tổng số heo và heo thịt nuôi qua các năm của vùng ĐNB và Việt Nam . 36 Bảng 1.16. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của vùng Đông Nam Bộ và Việt Nam . 37 Bảng 2.1. Phân bổ mẫu khảo sát người nuôi heo ...................................................... 44 Bảng 2.2. Các thuộc tính tiềm năng và đánh giá của NTD về các thuộc tính thịt heo an toàn ................................................................................................................................... 47 Bảng 2.3. Các thuộc tính và cấp độ ........................................................................... 48 Bảng 2.4. Tập lựa chọn .............................................................................................. 49 Bảng 2.5. Các biến số trong các phương trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn các thuộc tính của thịt heo an toàn.................................................................... 51 Bảng 2.6. Các rào cản áp dụng VietGAHP và định nghĩa ........................................ 54 Bảng 2.7. Các thuộc tính tiềm năng và các phát biểu về VietGAHP ........................ 55 Bảng 2.8. Các thuộc tính và cấp độ trong thí nghiệm lựa chọn ................................ 57 Bảng 2.9. Thẻ lựa chọn trong nghiên cứu .................................................................... 57 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người được phỏng vấn ............................... 61 Bảng 3.2. Địa điểm mua thịt heo của NTD ............................................................... 63 Bảng 3.3. Tần suất mua thịt heo của NTD ................................................................ 63 Bảng 3.4. Lượng thịt heo tiêu thụ bình quân đầu người trong tuần .......................... 64 Bảng 3.5. Mức độ quan tâm đến các thuộc tính của thịt heo an toàn khi mua .......... 66 Bảng 3.6. Nguồn thông tin và mức độ tin cậy từ các nguồn thông tin về ATTP ...... 68 Bảng 3.7. Mức độ các chất cấm và chất quản trong thịt heo ..................................... 69 x Bảng 3.8. NTD nhận định về tồn dư chất cấm trong thịt heo ................................... 72 Bảng 3.9. Tầm quan trọng của các thuộc tính thịt heo an toàn ................................. 76 Bảng 3.10. Kết quả ước lượng sở thích của NTD cho từng thuộc tính thịt heo an toàn ................................................................................................................................... 85 Bảng 3.11. Ước tính mức WTP của NTD cho từng thuộc tính thịt heo an toàn ....... 86 Bảng 3.12. Ước tính mức WTP của NTD 1 kg thịt heo có thuộc tính an toàn ......... 87 Bảng 3.13. Kết quả ước lượng mô hình có thuộc tính tương tác thịt heo an toàn ........... 89 Bảng 3.14. Ước tính mức WTP của NTD 1 kg thịt heo có thuộc tính kết hợp ......... 91 Bảng 3.15. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn các thuộc tính thịt heo an toàn ................................................................................................................. 92 Bảng 3.16. Tóm tắt đặc điểm của người được phỏng vấn ......................................... 95 Bảng 3.17. So sánh đặc điểm 2 nhóm hộ áp dụng và không áp dụng VietGAHP .... 96 Bảng 3.18. Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính an toàn VietGAHP ... 102 Bảng 3.19. Lý do người nuôi heo không áp dụng VietGAHP (n=100) .................. 103 Bảng 3.20. Lý do người nuôi heo áp dụng VietGAHP (n=50) ............................... 104 Bảng 3.21. Chi phí đầu tư ban đầu trung bình của hai hình thức nuôi heo ............. 105 Bảng 3.22. Chi phí cố định trung bình ước tính cho 1 con heo trọng lượng 100kg 106 Bảng 3.23. Kết quả sản xuất bình quân 100 kg heo hơi trong một vụ năm 2022 ....... 108 Bảng 3.24. Lợi nhuận ròng theo giá và tỷ lệ chết thay đổi khi không áp dụng VietGAHP ............................................................................................................... 111 Bảng 3.25. Lợi nhuận ròng với giá và tỷ lệ chết thay đổi khi áp dụng VietGAHP 112 Bảng 3.26. Các rào cản hạn chế áp dụng VietGAHP trong nuôi heo ..................... 113 Bảng 3.27. Các chỉ tiêu đánh giá mô hình EFA ...................................................... 114 Bảng 3.28. Các nhân tố được trích xuất trong mô hình EFA .................................. 115 Bảng 3.29. Các biến được tải trong các nhóm nhân tố được trích xuất .................. 116 Bảng 3.30. Kết quả ước lượng mô hình MXL chỉ bao gồm các thuộc tính ............ 118 Bảng 3.31. WTA để đầu tư nuôi heo VietGAHP của người nuôi heo trong CE .... 119 Bảng 3.32. Kết quả ước lượng mô hình MXL gồm thuộc tính và đặc điểm người nuôi heo ................................................................................................................................. 122 Bảng 3.33. Ước tính mức sẵn lòng trả của NTD cho 1kg heo hơi an toàn ............. 125 Bảng 3.34. Mức WTP của NTD và WTA đầu tư nuôi heo an toàn VietGAHP ..... 127 Bảng 3.35. Ước tính lợi ích-chi phí của người nuôi heo theo mức WTP của NTD 128 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khung phân tích của luận án ..................................................................... 39 Hình 2.2. Quy trình thực hiện luận án ....................................................................... 40 Hình 2.3. Vị trí của Vùng Đông Nam Bộ .................................................................. 41 Hình 3.1. Thông tin lựa chọn thịt heo an toàn của NTD ........................................... 65 Hình 3.2. Mức độ hiểu biết của NTD về đối với ATTP thịt heo ............................... 68 Hình 3.3. Nhận định về tồn dư chất cấm và chất bảo quản trong thịt heo của NTD ..... 69 Hình 3.4. Các vấn đề gặp phải khi tiêu dùng thịt heo tồn dư các chất cấm .............. 70 Hình 3.5. Nhận định của NTD về nơi bán thịt heo không an toàn ............................ 71 Hình 3.6. Biện pháp lựa chọn thịt heo để đảm bảo an toàn của NTD ....................... 73 Hình 3.7. Biện pháp xử lý thịt heo trước khi nấu để giảm thiểu rủi ro sức khỏe của NTD ........................................................................................................................... 74 Hình 3.8. Mức độ yên tâm đối với biện pháp mà NTD lựa chọn .............................. 75 Hình 3.9. Mức độ tin tưởng đối với các thuộc tính thịt heo an toàn ......................... 77 Hình 3.10. Mức độ phổ biến và dễ tiếp cận các thuộc tính thịt heo an toàn ............. 79 Hình 3.11. Tem truy xuất nguồn gốc thịt heo TE-FOOD ........................................... 80 Hình 3.12. Chứng nhận thịt heo an toàn VietGAP ..................................................... 81 Hình 3.13. Sản phẩm thịt heo có thương hiệu và truy xuất nguồn gốc ....................... 82 Hình 3.14. Đánh giá về mức độ hiểu biết của người nuôi heo VietGAHP ............... 98 Hình 3.15. Tiếp cận nguồn thông tin về VietGAHP của người nuôi heo ................. 99 Hình 3.16. Đánh giá của người nuôi heo về mức độ đáp ứng các tiêu chí VietGAHP 100 Hình 3.17. Nhận định mức độ hiệu quả kinh tế khi áp dụng VietGAHP ................ 101 Hình 3.18. Diễn biến giá thịt heo hơi xuất chuồng năm 2022- 2023 ...................... 110 xii TÓM TẮT An toàn thực phẩm (ATTP) là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng (NTD) vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của họ. Việc đảm bảo ATTP cần phải được đánh giá ở khía cạnh cung và cầu trong chuỗi cung cấp. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích góc nhìn của NTD và người nuôi heo về sở thích và mức WTP của họ đối với các thuộc tính của thịt heo an toàn và chăn nuôi an toàn VietGAHP. Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) kết hợp với mô hình Logit tham số ngẫu nhiên (RPL) được sử dụng để đánh giá mức WTP của NTD cho các thuộc tính thịt heo an toàn thông qua khảo sát 395 NTD mua thịt heo ở các chợ và siêu thị ở TP. HCM, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Đồng thời, phương pháp CE kết hợp với mô hình Logit hỗn hợp (MXL) được sử dụng để tìm hiểu sở thích và mức WTA đầu tư nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP thông qua khảo sát 150 người nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Kết quả khảo sát NTD cho thấy, phần lớn họ có nhận thức về ATTP ở mức khá cao, và họ cho rằng thịt heo bán trên thị trường đặc biệt là ở chợ không đảm bảo an toàn. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng NTD quan tâm và WTP thêm cho các thuộc tính thịt heo an toàn bao gồm truy xuất nguồn gốc, chứng nhận an toàn, và thương hiệu. Hơn nữa nếu sản phẩm thịt heo có thuộc tính truy xuất nguồn gốc kết hợp thêm thuộc tính thứ 2 như thương hiệu hay chứng nhận an toàn thì cũng làm gia tăng thêm mức WTP. Nghiên cứu cũng phát hiện ra thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lựa chọn thịt heo có các thuộc tính an toàn của NTD. Người có trình độ học vấn càng cao họ quan tâm đến thịt heo truy xuất nguồn gốc, còn NTD lớn tuổi họ quan tâm đến thịt heo có chứng nhận an toàn GAP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng NTD sẵn lòng trả thêm 34,7% cho thịt heo có khả năng truy xuất nguồn gốc, 24,7% cho thịt heo có nhãn chứng nhận an toàn và 28,7% cho thịt heo có thương hiệu. Điều này ngụ ý rằng việc cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhãn chứng nhận an toàn, quảng bá thương hiệu thịt heo an toàn và công khai về các thuộc tính an toàn của thịt heo sẽ làm tăng đáng kể niềm tin và nhu cầu của NTD đối với thịt heo an toàn. Thông qua kết quả mức WTP của NTD cho thịt heo an toàn để làm cơ sở kết nối với người nuôi heo qua mức giá tăng thêm trong thí nghiệm lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy người nuôi heo thích và sẽ áp dụng quy trình VietGAHP nếu có xiii sự hiện diện của các hợp đồng đầu ra được đảm bảo, sản lượng tăng và giá cao hơn. Bên cạnh đó, tuổi, giới tính và thu nhập cũng có tác động tích cực đến áp dụng nuôi heo an toàn VietGAHP trong thí nghiệm lựa chọn. Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng những phát hiện này để phát triển và thực hiện các quy định hỗ trợ nhằm khuyến khích áp dụng VietGAHP, trong khi nhà phân phối có thể tận dụng sở thích của người nuôi heo bằng cách thiết lập và công khai các kênh thị trường cho các sản phẩm được chứng nhận GAP. Hơn nữa, những phát hiện này có thể được sử dụng để hỗ trợ người chăn nuôi heo đưa ra những lựa chọn sáng suốt về phương pháp chăn nuôi của họ, cho phép họ phân tích khả năng nhận được hợp đồng đầu ra, đánh giá khả năng tăng năng suất do giảm tác động từ dịch bệnh và khám phá tiềm năng thị trường cho heo được chứng nhận an toàn. Từ khoá: Áp dụng VietGAHP, thí nghiệm lựa chọn, người nuôi heo, người tiêu dùng thịt heo, thuộc tính thịt heo an toàn, sẵn lòng trả xiv ABSTRACT Food safety is a topic that receives consumer’s attention due to its direct impact on their health. Ensuring food safety requires evaluation from both the supply and demand perspectives within the supply chain. The objective of this dissertation is to analyze the perspectives of consumers and pig farmers regarding their preferences and willingness to pay for attributes of safe pork and VietGAHP pig farms. The Choice Experiment (CE) method with the Random Parameters Logit (RPL) model is employed to assess consumer willingness to pay for safe pork attributes through a survey of 395 pork consumers in markets and supermarkets in Ho Chi Minh City, Binh Duong, and Dong Nai provinces. For pig farmers, the CE method with the Mixed Logit (MXL) model is used to discover the preferences and willingness to invest in VietGAHP pig farms through a survey of 150 pig farmers in Dong Nai and Binh Duong provinces in the Southeast region of Vietnam. The results of consumer survey indicate that the majority of respondents have a relatively high awareness of food safety. They express concerns about the safety of pork, particularly in markets, and believe that it lacks adequate assurance. The estimated results reveal that consumers are concerned and willing to pay an additional amount for attributes associated with safe pork, including traceability, safety certification, and brand. Furthermore, if pork products possess traceability in conjunction with a second attribute such as brand or safety certification, the incremental increase in willingness to pay is found to be negligible. The study also identifies income as the most significant influencing factor in the selection of pork with safety attributes by consumers. Individuals with higher educational attainment express greater interest in pork with traceability, while older consumers show a preference for pork with GAP safety certification. The research findings suggest that consumers are willing to pay an additional 34.7% for pork with traceability, 24.7% for pork with safety certification, and 28.7% for branded pork. This implies that improving traceability systems, safety certification, promoting the branding of safe pork, and transparent communication about pork safety attributes will significantly enhance consumer trust and demand for safe pork. xv Using the results of the willingness to pay for safe pork of consumers, the study establishes a connection with pig farmers through additional price increments in the choice experiment. The findings of this study demonstrated that pig farmers had a strong preference for adopting VietGAHP and were willing to invest in it if there is a presence of assured output contracts, increased yields, and higher prices. Additionally, age, gender, and income also positively impact the adoption of VietGAHP in the choice experiment. Policymakers can use these findings to develop and implement supportive regulations that encourage the adoption of VietGAHP, while distributors can capitalize on pig farmers' preferences by establishing and promoting market channels for GAP-certified products. Furthermore, these findings can be used to assist pig farmers in making informed choices about their farming methods, enabling them to analyze the potential for securing output contracts, assess the possibility of productivity gains from reduced disease impact, and explore market potential for GAP-certified pigs. Key words: adoption of VietGAHP, choice experiment, pig farmer, pork consumer, pork safety attributes, willingness to pay 1 MỞ ĐẦU Trong phần này, những nội dung chính được trình bày bao gồm: (i) tính cần thiết của nghiên cứu, (ii) mục tiêu nghiên cứu, (iii) câu hỏi nghiên cứu, (iv) đối tượng nghiên cứu, (v) phạm vi nghiên cứu, (vi) ý nghĩa của luận án, và (vii) cấu trúc của luận án. 1. Tính cần thiết của nghiên cứu 1.1. Tính cần thiết về mặt lý luận Thịt heo là loại thực phẩm phổ biến với hơn 98% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng thịt heo, và chiếm hơn 70% tổng lượng thịt tiêu thụ (Duong và ctv, 2015). Mức tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2021 là khoảng 26 kg (OECD, 2022). Theo Cục Chăn nuôi (2021) người Việt Nam chủ yếu tiêu thụ thịt nóng, trong đó khoảng 80% lượng thịt tiêu thụ qua kênh phân phối truyền thống là các chợ, điểm bán tự phát; và khoảng 20% qua siêu thị, và các cửa hàng. Trong chuỗi cung ứng thịt heo, liên quan đến chăn nuôi, giết mổ và chế biến, vấn đề liên quan đến an toàn sản phẩm thịt heo xuất phát từ khâu chăn nuôi đứng hàng đầu. Rủi ro về an toàn sản phẩm thịt heo trong chăn nuôi heo chủ yếu liên quan đến việc sử dụng trái phép thức ăn bổ sung tinh chất thịt nạc, chất kháng sinh, môi trường chăn nuôi kém, lây lan dịch bệnh và gia tăng số lượng heo bị bệnh (Chen và ctv, 2011; Resende-Filho và Hurley, 2012; Wang và Chen, 2016; Rather và ctv, 2017; Ngo và ctv, 2021). Những rủi ro về an toàn sản phẩm thịt heo này ảnh hưởng lớn đến niềm tin và lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng (Aung và Chang, 2014). Làm thế nào để cải thiện niềm tin của NTD thịt heo đã trở thành một mối quan tâm chung của các cơ quan quản lý, nhà phân phối và người nuôi heo. Sự bất đối xứng thông tin giữa người tiêu dùng (NTD) và người sản xuất có thể dẫn đến thất bại thị trường và người mua sẽ bị thiệt thòi do có ít thông tin hơn người sản xuất (Hobbs, 2004). NTD phải đưa ra lựa chọn giữa các sản phẩm thực phẩm mà không có thông tin rõ ràng về thực phẩm mà họ mua (Hobbs, 2004). Vì vậy, để giải quyết sự thiếu thông tin này, NTD cần có thông tin về sản phẩm được cung cấp bởi nhà sản xuất để nhận biết thực phẩm đó có an toàn không thông qua các thuộc tính an toàn của sản phẩm (Wang và ctv, 2018; Khuu và ctv, 2019). Đối với các sản phẩm thịt, ngoài các thuộc tính về giá, hình thức và dinh dưỡng, các thuộc tính của thịt còn có thể bao gồm khả năng truy xuất nguồn gốc, phúc lợi động vật, chứng nhận xuất xứ, nhãn chứng 2 nhận môi trường và các thuộc tính thông tin bổ sung khác cho biết chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm (Samant và Seo, 2016; Lewis và ctv, 2017). Lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính và lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng để đánh giá lợi ích của NTD cũng như người sản xuất. Lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính của Lancaster (1966) cho rằng thoả dụng của NTD bắt nguồn từ các thuộc tính của hàng hóa chứ không phải từ bản thân hàng hóa, có nghĩa là giá trị của hàng hóa về cơ bản là tổng giá trị của từng thuộc tính hoặc đặc tính của hàng hóa. Lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên hình thành dựa trên nền tảng của lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính, lý thuyết này dựa trên giả thuyết rằng mọi cá nhân hành động hợp lý và lựa chọn để lợi ích mà họ nhận được là tối đa từ các tình huống lựa chọn (McFadden, 1974). Các lý thuyết này đã được sử dụng để làm nền tảng cho các đánh giá về WTP của NTD lẫn người sản xuất. Về phía NTD, nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam vận dụng lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên để đo lường mức sẵn lòng trả (WTP) của NTD đối với các sản phẩm an toàn, đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng mức WTP (Khuu và ctv, 2019; Nguyen và ctv, 2019; Thi Nguyen và ctv, 2018; Lapar và ctv, 2010;) bằng nhiều phương thức hỏi khác nhau như câu hỏi đấu giá thử nghiệm, câu hỏi đóng dạng Single-Bounded Dichotomous Choice, câu hỏi đóng dạng Double - Bounded Dichotomous Choice. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) để đánh giá mức WTP biên cho từng thuộc tính của sản phẩm an toàn như truy xuất nguồn gốc; nguồn gốc xuất xứ; nhãn chứng nhận an toàn; phúc lợi động vật; phát hiện chất tạo nạc; hàm lượng chất béo; màu sắc và độ tươi; thương hiệu sản phẩm, và tính minh bạch (Dickinson và Bailey, 2002; Verbeke và ctv, 2002; Enneking, 2004; Hobbs và ctv, 2005; Loureiro và Umberger, 2007; Wang và ctv, 2009; Cummins và ctv, 2016; Liu và ctv, 2017; Xu và ctv, 2019). Về phía người sản xuất, nghiên cứu trước đây phần lớn sử dụng lý thuyết thoả dụng kỳ vọng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới hoặc các hình thức nông nghiệp bền vững (Schulz và Tonsor, 2010; Katungi and Akankwasa, 2010; Akudugu và ctv, 2012; Loevinsohn và ctv, 2012; Banzon và ctv, 2013; Richardson và ctv, 2013; Larue và ctv, 2014; Srisopaporn và ctv, 2015; Lippe và Grote, 2016; Vu Thi và ctv, 2016). Các nghiên cứu đã nêu bật hai yếu tố chính thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp là sự sẵn có và khả năng chi trả của người nông dân cho các công nghệ nông nghiệp mới; và kỳ vọng của nông dân về lợi nhuận lâu dài mà công nghệ mới đem lại. Bên cạnh đó, để khám phá sở thích của nông dân và chi 3 phí liên quan đến việc áp dụng các hình thức sản xuất nông nghiệp bền vững hay thực hành nông nghiệp tốt, nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn để thực hiện (Ngoc và ctv, 2016; Phong và ctv, 2021). Ưu điểm của phương pháp này là trong thí nghiệm lựa chọn, người nông dân sẽ đối mặt với nhiều lựa chọn trong tập lựa chọn và họ sẽ chọn ra hình thức sản xuất tốt nhất. Qua đó sẽ tiết lộ sự ưa thích của người sản xuất và sự sẵn lòng lựa chọn các hình thức sản xuất mà họ cho rằng hiệu quả nhất. Như vậy, phần lớn các nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp CVM để đo lường mức WTP trung bình của NTD cho sản phẩm thực phẩm an toàn hoặc sử dụng phương pháp CE để tính mức WTP biên cho từng thuộc tính của các sản phẩm thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ ở góc độ riêng lẻ của NTD mà không có sự kết nối với người sản xuất thành một hệ thống. Hiện nay, rất ít các nghiên cứu thực hiện ở góc độ tiêu dùng sau đó cung cấp thông tin để kết nối với người sản xuất và đây chính là khoảng trống của nghiên cứu. Để sản xuất ra thịt heo an toàn, việc tiếp cận từ cả hai phía NTD và người sản xuất đều rất quan trọng. Vấn đề lớn nhất hiện nay đối với sản phẩm thịt heo là NTD chưa tin và chưa sẵn sàng chia sẻ chi phí hoặc chưa có phân khúc thị trường an toàn được thiết lập một cách đầy đủ. Cách tiếp cận xuất phát từ NTD tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu và mức WTP của NTD cho thịt heo an toàn. Nhu cầu của NTD về thịt heo an toàn sẽ tạo ra động lực và định hình việc cung cấp thịt heo an toàn của người sản xuất. NTD có nhu cầu về thịt heo an toàn, tuy nhiên thịt heo an toàn không thể đo lường trực tiếp mà nó thể hiện qua các thuộc tính đại diện (proxy) như truy xuất nguồn gốc, chứng nhận an toàn GAP, và thương hiệu. Những thuộc tính này giúp NTD đánh giá và ra quyết định về sản phẩm dựa trên các yếu tố có thể đo lường và kiểm chứng. Khi NTD có nhu cầu rõ ràng và sẵn lòng trả cho sản phẩm thịt heo an toàn, điều này sẽ tạo động lực cho người sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách đầu tư và tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAHP. Nghiên cứu này cung cấp một bức tranh tổng thể về nhìn nhận và đánh giá của NTD về sản phẩm thịt heo an toàn sau đó sẽ cung cấp thông tin về mức WTP cho người nuôi heo để họ lựa chọn sản xuất theo theo hướng an toàn hay hiện trạng qua thí nghiệm lựa chọn. 1.2. Tính cần thiết về mặt thực tiễn Ngành chăn nuôi là 1 trong 11 ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam theo quyết định số 1684/QĐ-TTg về Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Trong đó, chăn nuôi heo là một trong những hoạt động sản xuất giữ một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp Việt Nam. Theo Tổng cục thống kê, số lượng heo thịt nuôi năm 2022 có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chan_nuoi_heo_thit_an_toan_phan_tich_theo_goc_nhin_c.pdf
  • pdf1. THONG BAO NCS QUY.pdf
  • pdf2. QUYET DINH NCS QUY.pdf
  • pdf4_ TOM TAT LATS NCS QUY.pdf
  • pdf5. DONG GOP MOI NCS QUY.pdf
  • pdf6. TRICH YEU LATS NCS QUY.pdf
Luận văn liên quan