Luận án Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng, Nhà nước ta phát triển GD,ĐT cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GT,ĐT là đầu tư phát triển. Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” [63, tr.136]. Học viện, trường sĩ quan quân đội là cơ sở GD,ĐT, nghiên cứu khoa học của quân đội và quốc gia. Giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các HV,TSQ; là khâu then chốt, đột phá, quyết định xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, góp phần xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Khoa giáo viên ở các HV,TSQ quân đội là lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GD,ĐT, nghiên cứu khoa học, đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ khoa học trong QĐNDVN. Tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác, mọi hoạt động của khoa giáo viên. Sự lãnh đạo của TCCSĐ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ GD,ĐT của khoa giáo viên ở các HV,TSQ quân đội. Quán triệt nghị quyết, chỉ thị, quy định về GD,ĐT, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng, QUTW, TCCT, những năm qua các cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội trong sạch, vững mạnh có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD,ĐT, nghiên cứu khoa học của các HV,TSQ quân đội. Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên có những chuyển biến rõ nét, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ GD,ĐT của các HV,TSQ quân đội. Tuy nhiên, chất lượng lãnh đạo của một số TCCSĐ khoa giáo viên còn có những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, nội dung, phương thức lãnh đạo, kết quả đổi mới chương trình, nội dung môn học; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy; đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy; biên soạn giáo án, bài giảng, giáo trình, tài liệu dạy học; đánh giá kết quả người học còn có mặt hạn chế.

doc227 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Xuân Mạnh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 19 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG KHOA GIÁO VIÊN THUỘC CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 32 2.1. Các đảng bộ học viện, trường sĩ quan và tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội 32 2.2. Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội 48 Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG KHOA GIÁO VIÊN THUỘC CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 77 3.1. Thực trạng chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội 77 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội 102 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG KHOA GIÁO VIÊN THUỘC CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 115 4.1 Yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 115 4.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 126 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 187 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 2. Bộ Chính trị BCT 3. Bộ Quốc phòng BQP 4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH 5. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ,CTCT 6. Giáo dục và đào tạo GD,ĐT 7. Học viện, trường sĩ quan HV,TSQ 8. Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 9. Quân ủy Trung ương QUTW 10. Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ 11. Tổng cục Chính trị TCCT MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng, Nhà nước ta phát triển GD,ĐT cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GT,ĐT là đầu tư phát triển. Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” [63, tr.136]. Học viện, trường sĩ quan quân đội là cơ sở GD,ĐT, nghiên cứu khoa học của quân đội và quốc gia. Giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các HV,TSQ; là khâu then chốt, đột phá, quyết định xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, góp phần xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Khoa giáo viên ở các HV,TSQ quân đội là lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GD,ĐT, nghiên cứu khoa học, đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ khoa học trong QĐNDVN. Tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác, mọi hoạt động của khoa giáo viên. Sự lãnh đạo của TCCSĐ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ GD,ĐT của khoa giáo viên ở các HV,TSQ quân đội. Quán triệt nghị quyết, chỉ thị, quy định về GD,ĐT, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng, QUTW, TCCT, những năm qua các cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội trong sạch, vững mạnh có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD,ĐT, nghiên cứu khoa học của các HV,TSQ quân đội. Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên có những chuyển biến rõ nét, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ GD,ĐT của các HV,TSQ quân đội. Tuy nhiên, chất lượng lãnh đạo của một số TCCSĐ khoa giáo viên còn có những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, nội dung, phương thức lãnh đạo, kết quả đổi mới chương trình, nội dung môn học; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy; đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy; biên soạn giáo án, bài giảng, giáo trình, tài liệu dạy học; đánh giá kết quả người học còn có mặt hạn chế. Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có sự phát triển mới; yêu cầu xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; yêu cầu đổi mới công tác GD,ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 1657-NQ/QUTW, ngày 20/12/2022 của QUTW; yêu cầu đổi mới toàn diện và đồng bộ quy trình, chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả người học và xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD,ĐT, nghiên cứu khoa học xây dựng các HV,TSQ quân đội vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”, xây dựng các đảng bộ HV,TSQ quân đội trong sạch, vững mạnh tiêu biểu đã và đang đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của tổ chức cơ sở đảng khoa giáo viên thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án, xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội. Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội. Phân tích những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn về lãnh đạo, chất lượng lãnh đạo và yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội. Tập trung điều tra, khảo sát: tại các TCCSĐ khoa giáo viên thuộc đảng bộ Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Phòng không-Không quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Học viện Biên phòng, Học viện Hải quân, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Thông tin. Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát thực tiễn phục vụ đề tài luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến nay. Các giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội có giá trị vận dụng thực hiện đến năm 2030 và những năm tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; về đổi mới căn bản, toàn diện GD,ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người. Cơ sở thực tiễn Là toàn bộ hiện trạng hoạt động lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác GD,ĐT, nghiên cứu khoa học và công tác xây dựng Đảng của QUTW, BQP, cục Nhà trường, các tổng cục, quân chủng, binh chủng, đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) HV,TSQ, cơ quan chức năng và khoa giáo viên ở các HV,TSQ quân đội; kết quả điều tra, khảo sát, thực tiễn của tác giả. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành. Trong đó chú trọng sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn giải, thống kê và so sánh, lôgíc và lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm và luận giải làm rõ nội hàm quan niệm chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội. Rút ra một số kinh nghiệm có giá trị vận dụng thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội. Đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội hiện nay và một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong các giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội hiện nay. Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, các cơ quan chức năng ở đảng bộ HV,TSQ Quân đội tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ GD,ĐT của TCCSĐ khoa giáo viên thuộc các đảng bộ HV,TSQ quân đội hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các HV,TSQ quân đội hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Phùng Đại Minh (2002), Quản lý hiệu năng và quản lý tự chủ trong nhà trường-một cơ chế để phát triển [126]. Theo tác giả quá trình cải cách giáo dục ở Trung Quốc muốn thành công phải cần thiết và hết sức quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và theo mục tiêu đào tạo ở từng cấp học, bậc học. Để phát triển được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến khuyến khích cá nhân mỗi giáo viên: “Có thêm động cơ và hăng say công tác bằng những cơ chế, chính sách phù hợp và cần giúp đỡ giáo viên phát triển chuyên môn và tiềm năng của họ, làm cho đội ngũ giáo viên tăng kiến thức, kỹ năng và sở trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy-học” [126, tr.28] Khăm Phăn Phôm Ma Thắt (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thời kỳ đổi mới [128]. Tác giả luận án đã làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng khá toàn diện cả về phẩm chất, trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân ưu, khuyết điểm, rút ra một số kinh nghiệm; xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức ở Lào hiện nay. Trong đó tác giả đề cập đến là thực hiện đào tạo, bồi dưỡng toàn diện; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003 [26]. Tác giả cuốn sách đã phân tích đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và những vấn đề cơ bản để phục hồi và phát triển giáo dục ở Trung Quốc giai đoạn đầu của cải cách mở cửa. Vấn đề ưu tiên hàng đầu để phát triển giáo dục là củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên; đã hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Trung Quốc nhằm hoàn thiện thể chế giáo dục đối với các cấp, các ngành học, trong đó thực hiện “khoa giáo hưng quốc”, nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học, ưu tiên phát triển cho được đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao là vấn đề quan trọng. Sau khi phân tích tình hình thế giới, khu vực và Trung Quốc. Tác giả chỉ ra những nguyên nhân phải đẩy mạnh cải cách giáo dục, từng bước hoàn thiện thể chế giáo dục, thực hiện chiến lược “khoa giáo hưng quốc”. Thực hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: “Cần phải đưa giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, nỗ lực nâng cao trình độ tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc, đây là kế hoạch lớn cơ bản, thực hiện hiện đại hóa Trung Quốc” [26, tr.184]. Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [100]. Tác giả cuốn sách đã phân tích rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc GD,ĐT đội ngũ cán bộ Trung Quốc trong thời kỳ mới, trong đó tri thức được đề cao, đi đôi với đòi hỏi “tài đức song toàn”. Theo quan niệm của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cần những con người Mácxit-Lêninnít chân chính, toàn tâm toàn ý phục vụ cho sự nghiệp vĩ đại của tuyệt đại đa số nhân dân Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình luôn quan tâm, coi trọng, coi công tác nhân tài là then chốt trong sự thành bại của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, ông khẳng định: “Sự hưng suy, thành bại của một quốc gia, một dân tộc, một sự nghiệp không ở tài nguyên, không ở tiền vốn, không ở thiết bị, mà ở chỗ có hay không hàng loạt nhân tài kiệt xuất” [100, tr.45]. Trữ Triều Huy (2012), Quản lý đại học phải bắt đầu từ tâm [94]. Theo tác giả: “Mở cửa là môi trường cho việc xây dựng và duy trì các trường đại học; mở cửa sẽ hưng thịnh, đóng cửa sẽ suy thoái, đặc tính của bản thân nền giáo dục đại học đã quyết định những quy luật bên trong mà nó bắt buộc phải tuân theo trong quá trình phát triển” [107, tr.144]. Để có một nền giáo dục phát triển mở cửa là lựa chọn phù hợp với lôgíc phát triển của giáo dục đại học. Mở cửa của giáo dục đại học là sự mở cửa trên nhiều cấp độ: “Mở cửa không tất yếu hay tự nhiên dẫn đến sự phát triển của giáo dục đại học. Nếu tiến hành mở cửa với tư thế lề mề, bị động và mất tự chủ, giáo dục đại học Trung Quốc có thể sẽ bị thụt lùi nhanh chóng; đón nhận tiến trình mở cửa với một thái độ tìm tòi cái mới, tự giác, tự chủ thì chất lượng nền giáo dục đại học mới có thể được nâng cao” [107, tr.145]. Vông-xa-văn-Xay-nha-vông (2013), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào-Thực trạng và giải pháp” [165]. Tác giả bài báo đã luận giải làm rõ thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở Lào từ năm 2006 đến năm 2012. Đề xuất các giải pháp GD,ĐT bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở Lào hiện nay, đó là: Tiến hành phân loại cán bộ, công chức để có hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu sử dụng và trình độ cán bộ, công chức; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch. Gắn chặt với công tác quy hoạch cán bộ, công chức; đầu tư hợp lý và có chế độ, chính sách thích hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng toàn diện; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao và tăng cường hợp tác quốc tế về GD,ĐT. Vương Bân Thái (2014), Hiện đại hóa giáo dục [143]. Tác giả cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở các quốc gia trên thế giới và ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc; nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh về mục tiêu, con đường hiện đại hóa giáo dục của Trung Quốc như: vấn đề công bằng trong giáo dục, đầu tư cho giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cải tiến thể chế giáo dục bồi dưỡng nhân tài, mở cửa đối ngoại trong giáo dục; từ đó xác định mô hình hệ thống giáo dục của Trung Quốc trong tương lai. Đề cập đến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tác giả cho rằng đội ngũ giáo viên có trị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp GD,ĐT quyết định trong quá trình giáo dục, quyết định đến chất lượng GD,ĐT tác giả khẳng định: “Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là nền tảng của giáo dục, là cái gốc để chấn hưng giáo dục” [143, tr.305]. Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị-Hành chính tỉnh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [140]. Tác giả luận án đã làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị-hành chính tỉnh. Luận án quan niệm: Chất lượng đội ngũ cán bộ này là tổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm phẩm chất, trình độ, năng lực, số lượng và cơ cấu đội ngũ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng người. Từ khung lý luận đã xây dựng tác giả luận án đã đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ nghiên cứu giảng dạy ở các Trường Chính trị-Hành chính tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, dự báo những yếu tố tác động, xác định phương hướng mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cứu giảng dạy ở các Trường Chính trị-Hành chính tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo các nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức đảng và lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang * Các công trình nghiên cứu về lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng N.A.Pê-Tơ-Rô-Vi-Trép (1983), Xây dựng Đảng [127]. Theo tác giả: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Liên Xô đang xây dựng xã hội chủ nghĩa. Được vũ trang bằng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin Đảng đã làm cho toàn bộ hoạt động xây dựng chủ nghĩa cộng sản mang tính chất khoa học, có tổ chức” [127, tr.3]. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực xã hội đó là: “Nội dung chủ yếu trong hoạt động của Đảng là vạch ra tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_chat_luong_lanh_dao_nhiem_vu_giao_duc_va_dao_tao_cua.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Xuan Manh.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Xuan Manh.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Xuan Manh.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Xuan Manh.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Xuan Manh.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Xuan Manh.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Xuan Manh.doc
Luận văn liên quan