Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã không những xác định vị trí của con
người ở hàng đầu trong lực lượng sản xuất mà còn định hình ngày càng rõ
hơn vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với việc phát triển
nội lực của mỗi quốc gia, dân tộc.
Việt Nam đang ở thời kỳ bước ngoặt của phát triển với việc đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bối cảnh của thế giới và thời đại đang mở ra
những triển vọng, điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đồng thời cũng đặt nước
ta trước nhiều nguy cơ, thách thức nghiệt ngã trên tiến trình hội nhập, trong
đó, sự lạc hậu, tụt hậu về trí tuệ là điều đáng sợ nhất.
Với tư cách là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, GDĐH
Việt Nam có trọng trách to lớn trong quá trình tạo lập, phát triển tiềm lực trí
tuệ cho dân tộc. Điều này lý giải tại sao giờ đây, khắc phục điểm nghẽn về
nguồn nhân lực trình độ cao thông qua việc cải biến chất lượng lao động của
đội ngũ trí thức GDĐH được đặt ra như một giải pháp chiến lược cho sự phát
triển, chấn hưng dân tộc mà Việt Nam phải hết sức quan tâm. Đó là kết quả
trực tiếp của sự gia tăng nguồn lực trí tuệ được Việt Nam cũng như các quốc
gia đặc biệt chú trọng trước tính cạnh tranh trong nền kinh tế dựa trên sức
mạnh của tri thức, khoa học và công nghệ.
Vấn đề hệ trọng này còn được cắt nghĩa từ chính những yếu kém kéo
dài, chậm được khắc phục trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của
GDĐH ở nước ta. Càng đi sâu vào hội nhập, chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực ở Việt Nam càng bị chi phối bởi qui luật cạnh tranh và những tác động
tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường. Đáng lo ngại là tình trạng bất cập về
trình độ, năng lực và những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lao
động hình thức, thiếu tận tâm, tận lực của không ít trí thức nhà giáo trước trọng
trách vinh quang của sự nghiệp “trồng người”. Đặc biệt là những thách thức
2
được đặt ra từ chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đại học chưa đáp ứng tốt
yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Điều đó xa lạ với bản chất
lao động khoa học sư phạm sáng tạo và phẩm chất cao qúi của nhà giáo, nếu
không kịp thời khắc phục chắc chắn sẽ để lại “di chứng” cho nguồn lực con
người không chỉ hiện hữu ở thực tại mà còn trong tương lai.
Để vượt qua lực cản và thách thức này cần đến những giải pháp đồng
bộ, nhất là những giải pháp mang tính đột phá nhằm cải biến hiện trạng đã nêu.
Chính yêu cầu tìm kiếm chìa khoá cho sự phát triển nguồn nhân lực đã đưa vấn
đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trở thành mối quan tâm
thường trực, hàng đầu của các chủ thể lãnh đạo, quản lý cũng như toàn xã hội
trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng về giáo dục. Mặt khác, đó cũng là điều
kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của cơ sở đào tạo đại học Việt
Nam trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế, trước những kỳ vọng của xã
hội vào sự cách tân từ các chủ thể giáo dục, từ chương trình, phương pháp giáo
dục đại học mà mục đích cao nhất là cải biến chất lượng nguồn nhân lực được
đào tạo. Đây là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là công việc khó khăn, phức tạp, tốn
kém nhiều công sức, thời gian, tâm lực, trí lực và tiền bạc.
Trên một bình diện cao hơn, thuộc về trách nhiệm, lương tâm xã hội,
quan tâm đến chất lượng lao động của trí thức GDĐH là chăm lo cho sự
nghiệp đào tạo nguồn lực trí tuệ của dân tộc. Để đảm bảo độ tin cậy cho chiến
lược phát triển, bền vững của quốc gia cần thiết phải tìm ra khâu đột phá từ
tiềm lực của con người trên cái giá đỡ vật chất của sự phát triển kinh tế. Cơ sở
để tạo nên nguồn lực trí tuệ không thể nằm ngoài GDĐH mà mấu chốt là ở
chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo.
Chỉ với cái nhìn biện chứng như vậy mới thấy hết tầm quan trọng và
tính bức thiết vì sao phải đổi mới GDĐH, bắt đầu từ những cải biến trong chất
lượng lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như các thế hệ giảng viên đại
học. Luận giải, khảo sát vấn đề này để tìm giải pháp phát triển không chỉ có ý
nghĩa lý luận mà còn góp phần thực hiện chủ trương kiểm định chất lượng các
3
trường đại học theo hệ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm “đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8
khóa XI của Đảng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng lao
động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sĩ của mình
182 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ LAN
chÊt lîng lao ®éng cña ®éi ngò trÝ thøc
gi¸o dôc ®¹i häc ViÖT NAM hiÖn nay
Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 62 22 85 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngêi híng dÉn khoa häc: GS.TS hoµng chÝ b¶o
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Trần Thị Lan
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 6
1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến luận án 6
1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến luận án 17
1.3. Những giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan
đến luận án và những vấn đề luận án tiếp tục làm sáng tỏ 20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA TRÍ
THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 23
2.1. Quan niệm về trí thức, trí thức giáo dục đại học và lao động của
trí thức giáo dục đại học 23
2.2. Tính đặc thù của lao động trí thức giáo dục đại học Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay 35
2.3. Quan niệm về chất lượng lao động và chất lượng lao động của đội
ngũ trí thức giáo dục đại học 48
2.4. Tính tất yếu nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức
giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 59
Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ
TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 69
3.1. Thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học
Việt Nam hiện nay 69
3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với chất lượng lao động của đội ngũ trí
thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 94
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VIỆT NAM HIỆN NAY 114
4.1. Quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ
trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 114
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng lao động của đội
ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 125
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CBGD : Cán bộ giảng dạy
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐH : Đại học
GDĐH : Giáo dục đại học
GS : Giáo sư
NCKH : Nghiên cứu khoa học
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
TB : Trung bình
Ths : Thạc sĩ
TS : Tiến sĩ
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 3.1: Đánh giá của sinh viên về chất lượng một số hoạt động
kiêm nhiệm của đội ngũ trí thức GDĐH 80
Bảng 3.2: Mức độ hài lòng của trí thức GDĐH đối với kết quả lao
động của bản thân 85
Bảng 3.3: Mức độ hài lòng của sinh viên về một số lĩnh vực hoạt
động của đội ngũ trí thức GDĐH 86
Bảng 3.4: Các kỹ năng và phẩm chất cá nhân, phẩm chất chính trị,
đạo đức và năng lực sinh viên đạt được trong thời gian học
tập tại trường đại học 89
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Trang
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu trình độ của đội ngũ trí thức giáo dục đại học
Việt Nam năm 2012 - 2013 71
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu chức danh phân theo ngành của trí thức giáo dục
đại học Việt Nam ở một số trường đại học tiêu biểu năm
2010 - 2011 101
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chức danh GS, PGS theo vùng, miền của trí thức
giáo dục đại học Việt Nam ở một số trường đại học tiêu
biểu năm 2010 - 2011 102
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã không những xác định vị trí của con
người ở hàng đầu trong lực lượng sản xuất mà còn định hình ngày càng rõ
hơn vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với việc phát triển
nội lực của mỗi quốc gia, dân tộc.
Việt Nam đang ở thời kỳ bước ngoặt của phát triển với việc đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bối cảnh của thế giới và thời đại đang mở ra
những triển vọng, điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đồng thời cũng đặt nước
ta trước nhiều nguy cơ, thách thức nghiệt ngã trên tiến trình hội nhập, trong
đó, sự lạc hậu, tụt hậu về trí tuệ là điều đáng sợ nhất.
Với tư cách là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, GDĐH
Việt Nam có trọng trách to lớn trong quá trình tạo lập, phát triển tiềm lực trí
tuệ cho dân tộc. Điều này lý giải tại sao giờ đây, khắc phục điểm nghẽn về
nguồn nhân lực trình độ cao thông qua việc cải biến chất lượng lao động của
đội ngũ trí thức GDĐH được đặt ra như một giải pháp chiến lược cho sự phát
triển, chấn hưng dân tộc mà Việt Nam phải hết sức quan tâm. Đó là kết quả
trực tiếp của sự gia tăng nguồn lực trí tuệ được Việt Nam cũng như các quốc
gia đặc biệt chú trọng trước tính cạnh tranh trong nền kinh tế dựa trên sức
mạnh của tri thức, khoa học và công nghệ.
Vấn đề hệ trọng này còn được cắt nghĩa từ chính những yếu kém kéo
dài, chậm được khắc phục trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của
GDĐH ở nước ta. Càng đi sâu vào hội nhập, chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực ở Việt Nam càng bị chi phối bởi qui luật cạnh tranh và những tác động
tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường. Đáng lo ngại là tình trạng bất cập về
trình độ, năng lực và những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lao
động hình thức, thiếu tận tâm, tận lực của không ít trí thức nhà giáo trước trọng
trách vinh quang của sự nghiệp “trồng người”. Đặc biệt là những thách thức
2được đặt ra từ chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đại học chưa đáp ứng tốt
yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Điều đó xa lạ với bản chất
lao động khoa học sư phạm sáng tạo và phẩm chất cao qúi của nhà giáo, nếu
không kịp thời khắc phục chắc chắn sẽ để lại “di chứng” cho nguồn lực con
người không chỉ hiện hữu ở thực tại mà còn trong tương lai.
Để vượt qua lực cản và thách thức này cần đến những giải pháp đồng
bộ, nhất là những giải pháp mang tính đột phá nhằm cải biến hiện trạng đã nêu.
Chính yêu cầu tìm kiếm chìa khoá cho sự phát triển nguồn nhân lực đã đưa vấn
đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trở thành mối quan tâm
thường trực, hàng đầu của các chủ thể lãnh đạo, quản lý cũng như toàn xã hội
trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng về giáo dục. Mặt khác, đó cũng là điều
kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của cơ sở đào tạo đại học Việt
Nam trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế, trước những kỳ vọng của xã
hội vào sự cách tân từ các chủ thể giáo dục, từ chương trình, phương pháp giáo
dục đại học mà mục đích cao nhất là cải biến chất lượng nguồn nhân lực được
đào tạo. Đây là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là công việc khó khăn, phức tạp, tốn
kém nhiều công sức, thời gian, tâm lực, trí lực và tiền bạc.
Trên một bình diện cao hơn, thuộc về trách nhiệm, lương tâm xã hội,
quan tâm đến chất lượng lao động của trí thức GDĐH là chăm lo cho sự
nghiệp đào tạo nguồn lực trí tuệ của dân tộc. Để đảm bảo độ tin cậy cho chiến
lược phát triển, bền vững của quốc gia cần thiết phải tìm ra khâu đột phá từ
tiềm lực của con người trên cái giá đỡ vật chất của sự phát triển kinh tế. Cơ sở
để tạo nên nguồn lực trí tuệ không thể nằm ngoài GDĐH mà mấu chốt là ở
chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo.
Chỉ với cái nhìn biện chứng như vậy mới thấy hết tầm quan trọng và
tính bức thiết vì sao phải đổi mới GDĐH, bắt đầu từ những cải biến trong chất
lượng lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như các thế hệ giảng viên đại
học. Luận giải, khảo sát vấn đề này để tìm giải pháp phát triển không chỉ có ý
nghĩa lý luận mà còn góp phần thực hiện chủ trương kiểm định chất lượng các
3trường đại học theo hệ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm “đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8
khóa XI của Đảng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng lao
động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Xác định một quan niệm có tính hệ thống về chất lượng lao động của
trí thức GDĐH để xây dựng luận cứ khoa học đánh giá thực trạng vấn đề này
ở Việt Nam, qua đó đề ra những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong
những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nêu trên, ngoài việc tổng quan tình hình nghiên cứu
có liên quan đến vấn đề trí thức, trí thức GDĐH, luận án tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng lao động của trí thức GDĐH Việt
Nam từ quan niệm chung đến việc chỉ ra những đặc điểm lao động, tiêu chí
đánh giá và tính tất yếu nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức
GDĐH ở nước ta hiện nay.
- Đánh giá thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH
Việt Nam và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động
của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát
triển kinh tế tri thức và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức
GDĐH ở Việt Nam trong điều kiện của đổi mới, của đẩy mạnh CNH, HĐH
4đất nước, với tác động của xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ
của kinh tế tri thức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH có nội dung rất rộng.
Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trên ba phương diện chủ yếu:
giảng dạy; NCKH; quản lý giáo dục của đội ngũ trí thức GDĐH ở các trường
Đại học công lập của Việt Nam.
- Về thời gian, luận án khảo sát thực trạng chất lượng lao động của đội
ngũ trí thức GDĐH Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 và xây dựng giải pháp
nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ đó cho những năm tới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về trí thức, trí thức giáo dục, trí thức GDĐH; về vấn đề lao động
và động lực lao động nói chung.
Luận án còn kế thừa hợp lý những kết quả nghiên cứu có liên quan đến
luận án của các tác giả trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời chú trọng sử dụng
phương pháp logic - lịch sử cùng các phương pháp có tính liên ngành như phân
tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, so sánh, khái quát hoá.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề chất lượng lao động của
trí thức GDĐH dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội - giáo dục.
- Luận án xây dựng tiêu chí đánh giá đối với chất lượng lao động của
trí thức GDĐH trong hoạt động nghề nghiệp.
- Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong điều kiện của đổi mới,
5của đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trước tác động của xu thế hội nhập, toàn cầu
hóa và phát triển kinh tế tri thức.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần phát triển hướng nghiên cứu mới về lý luận và
thực tiễn đối với vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt
Nam từ sự kết hợp cách tiếp cận triết học - chính trị - xã hội và giáo dục.
- Luận án góp phần củng cố vững chắc luận cứ khoa học làm cơ sở cho
việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác trí
thức GDĐH trong điều kiện mới.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
những chuyên đề liên quan đến trí thức, trí thức GDĐH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
6Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trước xu thế hội nhập, toàn cầu hoá và những tác động sâu sắc của
kinh tế tri thức, vai trò của GDĐH trong xã hội ngày càng được nâng cao, mối
quan tâm đến chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH vì thế cũng trở
nên có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều chủ thể. Liên quan đến vấn đề chất
lượng lao động của trí thức GDĐH ở những khía cạnh và góc độ tiếp cận khác
nhau, có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn luận trực tiếp đến trí thức
Một là, những công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được in thành sách:
- GS, TS Phạm Tất Dong (chủ biên): “Định hướng phát triển đội ngũ trí
thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [42]. Công trình đã có
những luận giải xác đáng về vai trò của trí thức trong phát triển lực lượng sản
xuất, trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo, quản lý
và điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với thái độ tôn trọng trí thức,
GS, TS Phạm Tất Dong khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm
lao động của trí thức là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể mất đi hoặc bị
chiếm đoạt mà không ai biết, song nó cũng có thể được lưu thông và trả giá
xứng đáng như bao thứ hàng quý hiếm khác” [42, tr.330]. Đây chính là khởi
nguồn cho sự đổi mới tư duy khi xem tiền lương và các loại phụ cấp của trí
thức như những chính sách đầu tư có lợi nhất để mua lại “chất xám” - một
loại sản phẩm đặc biệt trong nền kinh tế thị trường.
- TS Nguyễn Đắc Hưng: “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển
đất nước” [72] và “Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại” [73]. Hai cuốn
sách làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí, vai trò của trí thức; những phương
hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta đáp ứng
7yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở khẳng định nội hàm rất rộng của khái niệm
trí thức, tác giả đã chỉ rõ: trí thức là những người không chỉ có trình độ học
vấn cao mà điều quan trọng nhất là họ thực sự lao động bằng trí tuệ có tính
sáng tạo, có những cống hiến nhất định hữu ích cho xã hội và phải được xã
hội kiểm định chất lượng thông qua hoạt động thực tiễn [72, tr.16-17]. Đây
là sự đổi mới tư duy về trí thức, từ chỗ coi trọng trình độ chuyên môn được
đào tạo đến chỗ thừa nhận và đòi hỏi năng lực lao động thực tế thông qua sự
kiểm định khách quan của xã hội.
- PGS, TS Nguyễn An Ninh: “Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học
xã hội và nhân văn trong công cuộc đổi mới đất nước” [109]. Từ những kiến
giải về tiềm năng của trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn hiện
nay, tác giả đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm phát huy tiềm năng của
đội ngũ này góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- GS, TS Nguyễn Văn Khánh - chủ biên của hai công trình: “Xây dựng
và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước”
[74]; “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng” [75].
Giá trị của hai công trình nghiên cứu thể hiện tập trung ở những luận chứng
khoa học về vấn đề trí thức, nguồn lực trí tuệ với cách tiếp cận liên ngành. Đội
ngũ trí thức được tác giả quan niệm là tầng lớp tinh hoa của nguồn lực trí tuệ
Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực này,
tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng
và phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự
nghiệp chấn hưng đất nước.
- PGS, TS Nguyễn Khánh Bật, Th.s Trần Thị Huyền (đồng chủ biên),
“Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí
Minh” [18]. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về trí thức
dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của
Đảng và Nhà nước ta trong công tác xây dựng trí thức đồng thời đánh giá
8những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này trong cách mạng Việt Nam, trên có
sở đó, đi sâu phân tích những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta
thời kỳ 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hai là, các đề tài khoa học nghiên cứu về trí thức:
- GS, TS Phạm Tất Dong với Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX
04 - 06: "Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng
tạo của giới trí thức và sinh viên” [40] đã chú trọng phân tích làm rõ cơ sở lý
luận, thực tiễn và pháp lý của việc hoạch định chính sách, giải pháp hướng
vào việc khơi dậy, khai thác, sử dụng năng lực sáng tạo của giới trí thức và
sinh viên trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
- PGS, TS Đàm Đức Vượng, PGS, TS Nguyễn Viết Thông: “Xây dựng
đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011- 2020” [161]. Đây là công trình
nghiên cứu công phu và có hệ thống về trí thức. Trên cơ sở đánh giá tổng thể
về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam, đề tài đi sâu phân tích, kiến nghị
những giải pháp nhằm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ trong thời kỳ
đổi mới toàn diện đất nước. Đề tài đã làm rõ thêm nội hàm của khái niệm trí
thức trên bình diện rộng. Không những chỉ ra tính chất lao động trí óc cùng
với những yêu cầu về sự hiểu biết, trình độ, khát vọng dân chủ, công bằng, tự
do và kết quả sáng tạo trong việc truyền bá, phổ biến, ứng dụng vào đời sống
xã hội của trí thức, các tác giả đề tài còn xác định rõ thiên chức, phẩm chất,
tính cách của người trí thức Việt Nam.
Ba là, các luận án nghiên cứu về trí thức đã bảo vệ thành công trong
những năm gần đây:
- PGS, TS Phan Thanh Khôi: “Động lực của trí thức trong lao động sáng
tạo ở nước ta hiện nay” [77]. Trên cơ sở nhận diện lực lượng trí thức với tư cách
là “tầng lớp xã hội đặc biệt”, tác giả luận giải tính chất lao động của người trí
thức đồng thời cũng tập trung làm rõ động lực lao động sáng tạo và những giải
pháp chủ yếu phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay.
- PGS, TS Đỗ Thị Thạch: “Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi
mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng” [133]. Đây là công
9trình nghiên cứu chuyên sâu về lực lượng trí thức nữ. Tác giả đã có những
đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn khi kiến giải tiềm năng cũng như vai
trò to lớn của lực lượng trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đời
sống xã hội. Xuất phát từ thái độ tôn trọng, tin cậy vào khả năng đóng góp
của lực lượng này, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản nhằm phát
huy tiềm năng, vai trò của lực lượng trí thức nữ trong sự nghiệp cách mạng
nước ta, đặc biệt là trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước.
- TS Nguyễn Công Trí: “Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri
thức” [146]. Từ cách tiếp cận tổng hợp, luận án chỉ ra những đặc trưng, tiêu
chí cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát
triển kinh tế tri thức. Luận án xác định, trí thức là người lao động trí óc và
thường có trình độ học vấn cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Tuy nhiên, “giá trị
quan trọng nhất của người trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là
người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực và
thích ứng cao với các biến đổi của môi trường tự nhiên, xã hội” [146, tr.30].
Bốn là, những công trình nghiên cứu tiêu biểu về trí thức được công
bố trên các tạp chí trong những năm gần đây:
Bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, yêu cầu đổi mới tư
duy về vấn đề trí thức đã được đặt ra trong mối quan tâm của không ít nhà
khoa học. Tiếp tục làm rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin và sự nhận thức đúng đắn của Đảng ta trong quan điểm về trí thức là
hướng nghiên cứu lý luận quan trọng. Một số bài báo đăng trên các tạp chí
trong thời gian qua đã đề cập tới vấn đề này, tiêu biểu như: “Đội ngũ trí thức
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”của PGS, TS Phan
Thanh Khôi [78]; “Những bài học từ quan điểm của Lênin về trí thức” của
PGS, TS Phan Thanh Khôi [79]; “Suy ngẫm và nhận thức về vấn đề trí thức”,
Tạp chí Lý luận chính trị, 2008, số 9 của PGS, TS Nguyễn Đức Bách [17].
Ngoài ra cần phải nhấn mạnh rằng,