Luận án Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là nền tảng của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Sự phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh ở các bản, cụm bản ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào, phụ thuộc quyết định vào năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn. Chất lượng của TCCSĐ là yếu tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào. Nâng cao chất lượngTCCSĐ ở nông thôn là điều kiện then chốt, quyết định sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào. Điều kiện địa lý tự nhiên, KT-XH ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào hiện nay đang đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng nông thôn. Thực trạng chất lượng các TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Trong công tác xây dựng Đảng, việc xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng ở bản, cụm phải được coi là một nội dung quan trọng hàng đầu và được tiến hành thường xuyên. Quan tâm xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng các bản, cụm bản ở địa phương là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Các tổ chức cơ sở Đảng ở bản, cụm vùng nông thôn các tỉnh phía bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giữ một vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân một cách toàn diện và trực tiếp về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, việc xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng ở bản, cụm đối với các tỉnh phía bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nội dung quan quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Các bản, cụm bản nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào.

pdf179 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KHAM PHOUY CHAN THA VA DY CHÊT L¦îNG Tæ CHøC C¥ Së §¶NG N¤NG TH¤N ë C¸C TØNH PHÝA B¾C CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI §O¹N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KHAM PHOUY CHAN THA VA DY CHÊT L¦îNG Tæ CHøC C¥ Së §¶NG N¤NG TH¤N ë C¸C TØNH PHÝA B¾C CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI §O¹N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC Mã số: 62 31 02 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. ĐẶNG ĐÌNH PHÖ 2. PGS.TS. LÊ VĂN CƢỜNG HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án bảo đảm độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án KHAM PHOUY CHAN THA VA DY MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 6 1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 14 1.3. Khái quát các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu 29 Chƣơng 2: CHẤT LƢỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 33 2.1. Khái quát về nông thôn và chức năng, nhiệm vụ, vai trò, đặc điểm các tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 33 2.2. Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 56 Chƣơng 3: CHẤT LƢỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO -THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 73 3.1. Thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (từ năm 2010 đến nay) 73 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 97 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 110 4.1. Những yếu tố tác động, mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 110 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 116 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBTTW : Ban Bí thư Trung ương BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương BCT : Bộ Chính trị CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa MTLXDĐN : Mặt trận Lào xây dựng đất nước NDCM : Nhân dân cách mạng TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng TTATXH : Trật tự an toàn xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 44 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức đảng địa phương và cơ sở 44 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là nền tảng của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Sự phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh ở các bản, cụm bản ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào, phụ thuộc quyết định vào năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn. Chất lượng của TCCSĐ là yếu tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào. Nâng cao chất lượngTCCSĐ ở nông thôn là điều kiện then chốt, quyết định sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào. Điều kiện địa lý tự nhiên, KT-XH ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào hiện nay đang đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng nông thôn. Thực trạng chất lượng các TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Trong công tác xây dựng Đảng, việc xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng ở bản, cụm phải được coi là một nội dung quan trọng hàng đầu và được tiến hành thường xuyên. Quan tâm xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng các bản, cụm bản ở địa phương là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Các tổ chức cơ sở Đảng ở bản, cụm vùng nông thôn các tỉnh phía bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giữ một vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân một cách toàn diện và trực tiếp về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, việc xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng ở bản, cụm đối với các tỉnh phía bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nội dung quan quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Các bản, cụm bản nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào. Công cuộc đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo thực chất là một cuộc cách mạng lớn đã và đang được triển khai sâu rộng trên khắp cả 2 nước. Hiện nay, các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào bao gồm: Tỉnh Bo Kẹo, Luông Năm Thà, Phông Sa Ly, U Đôm Xay, Hua Phăn, Xiêng Khoang, Luông Pra Bang, Xay Nha Bu Ly, trong đó có một số tỉnh là trung tâm du lịch lớn của đất nước với nhiều tiềm năng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào bước vào thời kỳ mới đang ra sức thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia và của các tỉnh trên địa bàn. Trong những năm qua, quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo, xây dựng củng cố TCCSĐ nông thôn ngày càng trong sạch vững mạnh. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở. Tuy nhiên việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cụ thể là vẫn còn một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ, nhất là vai trò, chức năng của chi bộ và chi ủy. Một số cấp ủy đảng trong đảng bộ, chi bộ chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Công tác xây dựng đảng nói chung, công tác đảng viên và củng cố, nâng cao chất lượng TCCSĐ nói riêng ở nhiều TCCSĐ còn mang tính hình thức, chưa đúng thực chất. Chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát trong Đảng chưa cao, việc thực hiện công tác tổ chức kỷ luật trong đảng ở một số nơi một số thời điểm còn bị buông lỏng. Công tác quản lý đảng viên ở một số đảng bộ, chi bộ lỏng lẻo, còn nặng về quản lý thông qua hồ sơ, lý lịch mà chưa chú trọng quản lý các mặt hoạt động khác như: phẩm chất, đạo đức lối sống, sinh hoạt, quan hệ với dân... Việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng ở một số TCCSĐ chưa thường xuyên và chưa nghiêm túc. Chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ chưa 3 cao, chưa phát huy được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng. Một bộ phận đảng viên có biểu hiện ngại khó, ngại khổ, lười học tập, lười suy nghĩ; thiếu chủ động sáng tạo trong công tác và học tập; thiếu rèn luyện tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ, còn tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Việc tổng kết, đánh giá những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức mô hình cơ sở Đảng ở vùng nông thôn còn chậm, hiệu quả chưa đạt được như kỳ vọng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng ở các đảng bộ bản, cụm bản các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào cũng bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm như: việc đánh giá chất lượng TCCSĐ hằng năm ở đảng bộ bản, cụm bản còn sơ sài, nặng về hình thức, không thực chất; vẫn còn tình trạng "thôn, bản trắng đảng viên" và sinh hoạt "chi bộ ghép". Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc chưa kịp thời đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ sát với thực tế. Tình hình phát triển kinh tế, đời sống xã hội ở nông thôn các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào cũng có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng về số lượng và hình thức hoạt động. Nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ của các TCCSĐ nông thôn càng khó khăn và nặng nề hơn bao giờ hết. Trước thực trạng chất lượng TCCSĐ, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào để đủ sức lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn các tỉnh trên địa bàn trong tình hình mới. Cần có, những nghiên cứu sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó, đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng ở vùng nông thôn đặc biệt là ở các bạn cụm các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vì vậy tác giả chọn đề tài "Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay". 4 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào giai đoagn hiện nay. Để thực hiện tốt mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Khảo cứu những công trình khoa học tiêu biểu về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng. - Phân tích, khái quát làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào từ năm 2010 đến nay, xác định nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra - Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào đến năm 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào, thời gian điều tra, khảo sát thực tiễn từ năm 2010 đến nay; phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản; các quan 5 điểm của Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, nhất là về TCCSĐ. Luận án đã kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của các công trình khoa học có liên quan 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng và hoạt động của các TCCSĐ nông thôn, nhất là nghiên cứu các báo cáo, điều tra, tổng kết đánh giá chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành, liên ngành khác. Ngoài ra luận án được nghiên cứu nhiệm vụ của luận án: phương pháp cụ thể, lôgic - lịch sử, phân tích,lãnh đạo tổng hợp, so sánh thống kê ,điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đưa ra quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn học xây dựng Đảng ở các Trường Chính trị và Hành chính tỉnh và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu 4 chương, 9 tiết. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng và nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn ở các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng, luôn được Đảng NDCM Lào, Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản và các cấp ủy đảng quan tâm. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và cấp ủy đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở ở CHDCND Lào đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về xây dựng Đảng. Đặc biệt là vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào đã khẳng định: "Củng cố sự đoàn kết thống nhất về tư tưởng và hành động của toàn Đảng làm cho các tổ chức đảng và đảng viên trong sạch vững mạnh về mọi mặt" [123, tr.95]. Có nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói của các nhà kinh điển, nhà khoa học, các văn kiện của Đảng NDCM Lào và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập vấn đề này trên nhiều góc độ khác nhau. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1.1. Sách và đề tài khoa học 1.1.1.1. Sách - "Cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản vĩ nhân của nước Lào" Ban Tổ chức Trung ương [90]. Nội dung cơ bản của công trình này là phân tích tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn phôm Vi Hản; về công tác tổ chức Đảng và xây dựng đảng NDCM Lào. Công trình đã khắc họa những nhân tố tác động khách quan, chủ quan đến vị thế, vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền trong giai đoạn mới. Theo tác giả, người cán bộ Đảng viên khi thực hiện nhiệm vụ cách mạng thì phải có trình độ nhận thức, có khả năng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong những hoàn cảnh khó khăn, phức tạp còn cần đến cả sự hi sinh, cống hiến. Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong thực 7 hiện nhiệm vụ cách mạng thời kỳ mới, mỗi một đảng viên cần phải nâng cao trách nhiệm; cải tiến phương pháp làm việc; luôn có tinh thần cầu thị, phấn đấu vươn lên trong công việc; phải có lập trường chính trị vững vàng; có khả năng vận động quần chúng; có sự am hiểu về pháp luật; đặc biệt phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, tư tưởng của Đảng viên trong tổ chức, của quần chúng nơi công tác, cư trú. - "Truyền thống 55 năm về công tác tổ chức" của Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào [89, tr.31-34]. Đây là cuốn sách tổng kết khá công phu về quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của công tác tổ chức của Đảng NDCM Lào qua các thời kỳ lịch sử. Công trình đã khẳng định công tác tổ chức đảng là một phận quan trọng của Đảng NDCM Lào, là trọng tâm của Đảng, cán bộ, đảng viên và của nhân dân các bộ tộc Lào, do Đảng NDCM Lào thiết lập, lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Công tác tổ chức đảng xuất phát từ nhân dân, do dân và vì nhân dân các bộ tộc Lào. Cuốn sách nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân các bộ tộc Lào quán triệt, nắm vững đường lối đúng đắn của Đảng, thấy được truyền thống 55 năm tốt đẹp của công tác tổ chức đảng để cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng NDCM Lào. Cuốn sách đã đi sâu làm rõ hai vấn đề lớn là nguyên tắc, quy chế tổ chức và hoạt động của cán bộ, đảng viên; giải pháp nâng cao chất lược tổ chức cơ sở đảng. Thứ nhất, trong công tác tổ chức của đảng, phải kiên định về về lập trưởng tư tưởng, lý luận, mạnh về mặt tổ chức, người cán bộ ngoài việc phải giỏi về chuyên môn còn phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có phong cách làm việc khoa học, mưu lược. Từ đó, đảm bảo hoàn tốt nhiệm vụ phục vụ với đảng, với tổ quốc, với nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, an ninh, an toàn xã hội. Các quan điểm quan trọng đã được làm rõ như: đảm bảo lãnh đạo của Đảng trong nhiệm vụ chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội (TTATXH), xây dựng đất nước ổn định vững chắc, củng cố bộ máy tổ chức cơ sở đảng và xây dựng Đảng, công tác xây dựng đảng, công tác bảo vệ đảng, công tác nghiên 8 cứu chính sách và khen thưởng cán bộ, đảng viên, công tác bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên và công tác quản lý cán bộ, nghiên cứu lập kế hoạch của mình. Bên cạnh việc đi sâu làm rõ các vấn đề về nguyên tắc, quy chế tổ chức và hoạt động của cán bộ, đảng viên, cuốn sách cũng bàn đến những vấn đề cơ bản về củng cố TCCSĐ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng NDCM Lào. Cuốn sách đề cập, có hệ thống những vấn đề cơ bản về củng cố TCCSĐ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng NDCM Lào. Đó là những bài học kinh nghiệm về củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các TCCSĐ nông thôn, nêu rõ thực trạng và những yêu cầu mới về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đề ra những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp. Thứ hai, về giải pháp nâng cao chất lược tổ chức cơ sở đảng bao gồm 4 giải pháp cơ bản gồm: Một là, mở rộng sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong tổ chức đảng ở các cấp. Hai là, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong, sinh hoạt và hoạt động của tổ chức đảng. Ba là, làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, đảng viên làm lãnh đạo, lấy đây làm nòng cốt để từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Bốn là, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ đảng viên các cấp đặc biệt là ở các TCCSĐ vùng nông thôn, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới. - Cuốn sách: "Về chức năng, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng" của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào [127, tr.36-37]. Cuốn sách tập trung làm rõ 2 nội dung cơ bản. Thứ nhất, Về chức năng, vai trò: TCCSĐ có chức năng, vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, xây dựng nội bộ tổ chức đảng, xây dựng hệ thống hành chính và các tổ chức quần chúng, quan tâm đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân ở cơ sở. Đảng ủy cơ sở có chức năng, vai trò lãnh đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện các nghị quyết; chỉ thị, của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra thực hiện nguyên tắc sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng NDCM Lào. 9 Thứ hai, về nhiệm vụ: Các TCCSĐ có bảy nhiệm vụ cơ bản: Một là, tuyệt đối chấp hành đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; hai là đề ra phương hướng lạnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của TCCSĐ các cấp có hiệu quả. Ba là, xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bốn là, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của TCCSĐ. Năm là, không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Ðảng. Sáu là, thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ kiến thức, năng lực công tác. Bảy là, TCCSĐ phải làm công tác phát triển đảng viên. Nội dung công tác lã
Luận văn liên quan