Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng
Bình (cùng với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
hậu phương cận kề của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường
Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh
chi viện cho chiến trường miền Nam và phong trào kháng chiến chống
Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia.
Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế
quốc Mỹ xem nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong
chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân,
hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp biệt kích đánh phá Quảng Bình
từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo dài cho đến ngày
15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn nhất
và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi
thử thách ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ
đường và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến
đầu của miền Bắc, đặc biệt là những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn,
phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Bình,
quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân rộng
khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những
chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay
và tàu chiến Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính
quyền Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng
hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng
lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân
đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: “Nếu tổng kết cuộc chiến tranh
phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá giao
thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá
đô thị thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]
26 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình rong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965 - 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
-----*****-----
MAI XUÂN TOÀN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
NHỮNG NĂM 1965 - 1973
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ CUNG
Huế, năm 2017
2
BÀI BÁO LIÊN QUAN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. (2008), "Đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình với Di sản thiên
nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng", Kỉ yếu Hội thảo khoa học,
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.
2. (2009), "Hoạt động chi viện chiến lược trên tuyến đường Hồ Chí
Minh ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1959-
1975)", Tạp chí Văn hóa Quảng Bình, số 1, 2.
3. (2009), "Quảng Bình với tuyến vận tải chiến lược Đường Hồ Chí
Minh", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2.
4. (2014), "Thế trận chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mĩ
ở Quảng Bình", Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về Quảng Bình 410 năm
hình thành và phát triển do UBND tỉnh Quảng Bình và Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức.
5. (2016), "Đấu tranh chống biệt kích ở Quảng Bình những năm 1965-
1968", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 8.
6. (2016), "Đặc điểm chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng
chiến chống Mĩ", Tạp chí Khoa hoạc và Công nghệ Quảng Bình,
số 12.
7. (2017), "Phong trào thi đua "Hai giỏi" ở Quảng Bình trong những
năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", Tạp chí Thi đua Khen
thưởng, số 201.
8. (2017), "Hậu phương Quảng Bình với chiến trường Trị - Thiên trong
kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1966-1972)", Chuyên san Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 126,
S.6.
3
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng
Bình (cùng với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
hậu phương cận kề của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường
Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh
chi viện cho chiến trường miền Nam và phong trào kháng chiến chống
Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia.
Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế
quốc Mỹ xem nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong
chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân,
hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp biệt kích đánh phá Quảng Bình
từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo dài cho đến ngày
15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn nhất
và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi
thử thách ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ
đường và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến
đầu của miền Bắc, đặc biệt là những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn,
phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Bình,
quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân rộng
khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những
chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay
và tàu chiến Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính
quyền Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng
hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng
lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân
đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: “Nếu tổng kết cuộc chiến tranh
phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá giao
thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá
đô thị thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Việc nghiên
cứu cuộc chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở
4
Quảng Bình những năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và
ý nghĩa thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc tái hiện diễn biến chính của
cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước những năm 1965-1973, luận án phản ánh bức tranh toàn cảnh
về cơ sở hình thành, diễn biến chính của chiến tranh nhân dân, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, được vận dụng một cách sáng tạo trên địa bàn
Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án minh chứng Quảng Bình
là một mẫu hình địa phương về việc kế thừa tri thức và truyền thống
chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, được phát
huy thành đỉnh cao trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Qua đó, luận án góp phần khẳng định Quảng Bình xứng đáng với vị trí
tuyến đầu của miền Bắc trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch
sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc nói chung và của Quảng Bình
nói riêng. Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các nhà chính
trị, quân sự nghiên cứu vận dụng để hoạch định chính sách, đề ra những
chủ trương sát đúng phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hiện nay; luận án còn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu nước và cách
mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ, nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để
nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Chiến tranh nhân dân ở
Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm
1965-1973” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện
cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình giai đoạn chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973; làm rõ một số đặc
điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng
đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của Quảng Bình.
5
Thông qua đó, khẳng định vị trí chiến lược, vai trò của chiến tranh
nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của
dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được
nghiên cứu, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở hình thành cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.
- Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973
trên các mặt như quá trình hình thành thế trận chiến tranh nhân dân,
sản xuất, phòng tránh, đánh trả, đảm bảo giao thông vận tải chi viện
chiến trường,
- Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973,
với những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến chính trên
các lĩnh vực của chiến tranh.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 đến ngày 15-1-1973, tức là thời
điểm Mỹ mở rộng và kết thúc chiến tranh phá hoại miền Bắc và là
khung thời gian triển khai thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn Quảng Bình.
Về không gian, toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm thị xã Đồng
Hới và 6 huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên
Hóa và Minh Hóa) nhưng tập trung ở những địa bàn, trọng điểm then
chốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, để làm rõ
hơn nội dung, không gian có thể được mở rộng ra một số địa phương
khác thuộc Quân khu 4 và thời gian có thể đẩy lùi về trước ngày 7-2-
6
1965 liên quan đến những hành động đánh phá hạn chế của đế quốc
Mỹ cũng như quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến đấu của quân dân
Quảng Bình.
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành
thế trận chiến tranh nhân dân, chuyển hướng sản xuất sang thời chiến
để đảm bảo hậu cần cho chiến tranh nhân dân, công tác phòng tránh,
đánh trả và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về nguồn tư liệu
- Các công trình chuyên khảo trong và ngoài nước đã công bố,
những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, liên quan trực tiếp đến
đề tài.
- Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Bình,
Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy quân sự
Quảng Bình, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III, bao gồm các báo cáo, biên bản, chỉ thị, nghị quyết, nghị
định, thông tư, kế hoạch, ... của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ,
các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính
tỉnh Quảng Bình, các Ban, ngành, huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình,
...
- Tài liệu điều tra điền dã, hồi kí, những nhân chứng lịch sử,
Về phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp lô-gic để trình bày các vấn đề theo diễn tiến trình tự thời gian
trong mối quan hệ móc xích với nhau. Các phương pháp như văn bản
học, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp phỏng vấn khai thác tư
liệu từ các nhân chứng, phương pháp chuyên gia, ... cũng được lựa
chọn, sử dụng để xử lí tư liệu nhằm tái hiện một cách trung thực nhất
diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
của Mỹ ở Quảng Bình cũng như rút ra những nhận định khách quan,
phù hợp với thực tế lịch sử.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
7
Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và
tương đối đầy đủ về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
ở Quảng Bình những năm 1965-1973.
Hai là, luận án làm rõ những cơ sở hình thành, những diễn biến
chính của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của
quân và dân Quảng Bình trong những năm 1965-1973, thông qua sự
sáng tạo của quân dân Quảng Bình trong việc vận dụng đường lối chiến
tranh nhân dân của Đảng vào thực tế của địa phương; từ đó rút ra những
đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm đóng góp vào kho
tàng tri thức và kinh nghiệm lịch sử trong chiến tranh vệ quốc và chiến
tranh giải phóng của dân tộc.
Ba là, luận án cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập lịch sử địa phương tỉnh Quảng Bình, giáo dục truyền
thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, cũng như góp phần
vào kho tàng tri thức lịch sử chiến tranh cách mạng của dân tộc đồng
thời cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược và xây
dựng lực lượng quốc phòng toàn dân phục vụ công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có dung lượng 201 trang.
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo
(21 trang), nội dung luận án dài 171 trang, chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (16 trang)
Chương 2. Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân
ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1965-1973 (50
trang).
Chương 3. Quân và dân Quảng Bình tiến hành chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973
(66 trang).
Chương 4. Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của
chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 (39 trang).
CHƯƠNG 1
8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân
1.1.1.1. Ở trong nước
Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của
Đảng ta, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Nắm vững đường lối chiến
tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
(1972), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Chiến tranh giải phóng dân
tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội, ; Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân quốc phòng
toàn dân, tập 2, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Viện Lịch sử Quân
sự Việt Nam (1982, 1983), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội;
Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tập II (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt
Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Ban Chỉ đạo
Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách
mạng Việt Nam 1945-1975. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân
dân: Chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực
lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ trên miền Bắc (1954-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà
Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975), xuất bản lần thứ 2, Nxb. Chính trị
Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015),
Tổng kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc
bằng thủy lôi và bom từ trường (1965-1973), Nxb. Quân đội Nhân dân,
Hà Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng
9
quân sự Việt Nam - Tập IV: Từ năm 1945 đến năm 1975, Nxb. Chính
trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015),
Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập V: Tổng luận, Nxb. Chính
trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội;
Nhìn chung, qua các công trình trên đây, vấn đề chiến tranh nhân dân
Việt Nam - lí luận và thực tiễn đã được nghiên cứu kĩ dưới nhiều góc độ
khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu quí để chúng tôi kế thừa và làm
cơ sở để nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
ở Quảng Bình (1965-1973).
1.1.1.2. Ở ngoài nước
Mc. T. Kahin and John Lewis (1967), The US in Vietnam (Mỹ ở
Việt Nam), Codell Publish, New York; T. Hoopes (1969), The limits of
intervention (Những giới hạn của sự can thiệp), David Mc. Kay
Company, New York; Jon VanDyke (1972), North’s Vietnam Strategy
for survival (Chiến lược để tồn tại của Bắc Việt Nam), Pacific Books,
California; U.S Government Printing Office (1973), Causes, Origins,
and lessons of the Vietnam War, May, 9, 10 and 11, 1972 (Nguyên
nhân, nguồn gốc, và bài học trong chiến tranh Việt Nam), Washington;
Gabriel Kolko (1985), Anatomy of a War: Vietnam, the United States,
and the Modern Historical Experience, New York, The New Press.
1994 (Giải phẫu một cuộc chiến tranh - Nước Mỹ và kinh nghiệm chiến
tranh hiện đại), Người dịch: Nguyễn Tấn Cưu, Nxb. Quân đội Nhân
dân, Hà Nội, (2003),
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình
1.1.2.1. Ở trong nước
- Những công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại trên địa bàn Quân khu 4, trong đó có Quảng
Bình, như Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (1994), Quân
khu 4 Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb.
Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết
chiến tranh nhân dân địa phương: Chuyên đề Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và cơ quan quân sự địa phương
10
trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ (1946-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Nxb.
Quân đội Nhân dân (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn
Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội; Quân
khu 4 (2005), Tổng kết chiến thuật trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945-1975),
Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Cục Hậu
cần (2007), Lịch sử hậu cần lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945-
2005), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 4
(2012), Lịch sử dân quân tự vệ Quân khu 4 (1945-2010), Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2015), Lịch sử Quân
khu 4 (1945-2015), tập 2: Thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), tái bản bổ sung lần 1, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội;
- Những công trình nghiên cứu về công tác mở đường, chiến đấu
bảo vệ đường và đảm bảo vận chuyển trên đường Trường Sơn qua địa
bàn Quảng Bình, như Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm do Cục Chính
trị - Tổng cục xây dựng kinh tế biên soạn năm 1979; Đoàn Thị Lợi
(2004), Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại, Nxb. Quân đội
Nhân dân; Phan Hữu Đại - Nguyễn Quốc Dũng (đồng chủ biên), (1999),
Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, Nguyễn Thế Kỷ - Nguyễn Sĩ Cứ (chủ biên),
(2009), Trường Sơn đường khát vọng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
- Những công trình nghiên cứu về Quảng Bình trong kháng chiến
chống Mỹ, như Thường vụ Tỉnh ủy - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh Quảng Bình (1994), Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước
1954-1975; Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Bình (2000), Lịch sử
Đảng bộ Quảng Bình, tập II, 1954-1975, Đồng Hới; Đảng ủy Quân sự
tỉnh Quảng Bình (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình
(1945-2010), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình (2012), Lịch sử hệ thống hành chính nhà
nước cấp tỉnh ở Quảng Bình (1945-2000); Nguyễn Khắc Thái (2014),
Lịch sử Quảng Bình, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Lịch sử các
11
ngành ở Quảng Bình có: Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng Phụ
nữ tỉnh Quảng Bình 1930-1975, sơ thảo, (1995); Lịch sử Y tế Quảng
Bình 1945-1995, Đồng Hới, (1996); Lịch sử phong trào Công nhân và
Công đoàn tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1885-1975) (1998); Lịch sử Bộ đội
biên phòng Quảng Bình, tập 1 (1959-1995), (1998); Lịch sử Giao
thông vận tải tỉnh Quảng Bình 1885-1999, Nxb. Giao thông vận tải,
Hà Nội, (1999); Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quảng Ninh - 55
năm xây dựng - chiến đấu - trưởng thành (1945-2000), (2000); Lịch
sử Công an nhân dân thành phố Đồng Hới 1945-2005, (2005); Những
trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình,
tập 1 (1945-1975), (2005); Lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính
Đảng tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1946-2005), (2010); Nghiên cứu mối
quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa Quảng Bình, Khăm Muộn
và Savannakhet giai đoạn 1954-2000, Sở Ngoại vụ Quảng Bình,
(2011); Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình 80 năm xây dựng và trưởng
thành (1930-2010), Đồng Hới, (2012); Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Bình, tập
1 (1930-2000), (2012); Lịch sử ngành Tuyên giáo Quảng Bình giai
đoạn 1930-2010), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, (2013); Lịch
sử ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Quảng Bình từ năm 1948 đến năm 2013,
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình, (2014); Nghiên cứu quá trình
phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Quảng Bình từ năm 1946 đến nay,
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, (2014); Lịch sử giao thông
vận tải tỉnh Quảng Bình (1945-2015), Nxb. Giao thông Vận tải, Hà
Nội, (2015), Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy, tập 2 (1954-1975),
(2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh, tập 2 (1954-1975), Sơ
thảo, (2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch, tập 2 (1954-1975),
(2005); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch, tập 2 (1954-1975),
(2005); Lịch sử Đảng bộ huyện Tuyên Hóa, tập 2 (1954-1975), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2006)
- Những luận án, luận văn đề cập chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ, như Nguyễn Khắc Thái (1977),
Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng dân quân
12
tự vệ trong những năm chống Mỹ (1965-1968), Luận án tốt nghiệp
ngành lịch sử Đảng, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Lê Văn Lợi
(1977), Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh đánh
thắng c