Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng Bình (cùng
với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương cận kề của
cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan
tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh chi viện chiến trường miền Nam và phong trào
kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia.
Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế quốc Mỹ xem
nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong chiến tranh phá hoại miền
Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân, hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp
biệt kích đánh phá Quảng Bình từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo
dài cho đến ngày 15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn
nhất và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi thử thách
ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ đường và đảm bảo giao
thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến đầu của miền Bắc, đặc biệt là
những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn, phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến
tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp
là Tỉnh ủy Quảng Bình, quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân
dân rộng khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những
chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay và tàu chiến
Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính quyền Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để
đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đã khẳng định: “Nếu tổng kết
cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá
giao thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá đô thị
thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Do đó, nghiên cứu cuộc5
chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những
năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
240 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965 - 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI XUÂN TOÀN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
NHỮNG NĂM 1965 - 1973
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HUẾ, NĂM 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI XUÂN TOÀN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
NHỮNG NĂM 1965 - 1973
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. LÊ CUNG
HUẾ, NĂM 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tư liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực,
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Mai Xuân Toàn
iii
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Cung, người đã định hướng đề tài, tận tâm
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và
hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Ban Đào tạo – Đại học
Huế, UBND tỉnh Quảng Bình, Lãnh đạo Sở Nội vụ và cán bộ, công chức Ban Thi
đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phòng Tư liệu Quân khu 4,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Văn
Phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, các nhân
chứng lịch sử, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận, khai thác các
nguồn tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè luôn đồng hành, động viên, chia sẻ và hỗ trợ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Huế, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận án
Mai Xuân Toàn
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan ............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................... 7
5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 7
6. Bố cục của luận án .............................................................................................. 8
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam ................ 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình ................................................. 16
1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ....................................................... 24
Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN
TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM 1965-1973 ............................................................... 25
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng
của nhân dân Quảng Bình ..................................................................................... 25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................... 25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 28
2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Bình ......... 32
2.2. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình .................................... 34
2.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích ...................................................... 34
2
2.2.2. Phá hoại bằng không quân và hải quân .................................................. 38
2.3. Chủ trương của Đảng về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ......... 48
2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu 4 ................................. 48
2.3.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Bình ..................................................... 51
2.4. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng quyết tâm đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ................................................................... 55
2.5. Chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho
chiến tranh nhân dân ............................................................................................. 59
2.5.1. Trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ................................................ 59
2.5.2. Trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ............................. 66
2.5.3. Trong lưu thông phân phối ..................................................................... 69
Chương 3 QUÂN DÂN QUẢNG BÌNH TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH
NHÂN DÂN CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
NHỮNG NĂM 1965-1973 ....................................................................................... 75
3.1. Công tác phòng không nhân dân ................................................................... 75
3.1.1. Công tác phòng tránh tại chỗ .................................................................. 75
3.1.2. Công tác sơ tán, giãn dân ........................................................................ 82
3.2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ........................................................... 85
3.2.1. Củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang hình thành thế trận chiến
tranh nhân dân .................................................................................................. 85
3.2.2. Đấu tranh chống gián điệp, biệt kích ...................................................... 93
3.2.3. Đánh máy bay và tàu chiến .................................................................... 99
3.3. Đảm bảo giao thông và vận tải chi viện chiến trường ................................. 118
3.3.1. Đảm bảo giao thông .............................................................................. 118
3.2.2. Vận tải chi viện chiến trường ............................................................... 128
Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH NHỮNG NĂM 1965-1973 .. 141
4.1. Đặc điểm ...................................................................................................... 141
4.1.1. Đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại kéo dài, liên tục và rất khốc liệt .. 141
3
4.1.2. Được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, với sự kết hợp chặt chẽ của
nhiều lực lượng ............................................................................................... 147
4.1.3. Diễn ra trên khắp các lĩnh vực, trong đó giao thông vận tải là nóng
bỏng nhất ........................................................................................................ 152
4.1.4. Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 phát
triển vượt bậc theo thời gian ........................................................................... 158
4.2. Ý nghĩa lịch sử ............................................................................................. 161
4.2.1. Góp phần quan trọng cùng với miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ ................................................................................ 161
4.2.2. Góp phần to lớn để Quảng Bình hoàn thành vai trò hậu phương của
cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên .......................... 164
4.2.3. Làm dày thêm những giá trị sống của cộng đồng dân cư địa phương
để Quảng Bình (cùng với Vĩnh Linh) thành tuyến đầu của miền Bắc trong
kháng chiến chống Mỹ ................................................................................... 167
4.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 171
4.3.1. Chủ động vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của
Đảng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương ..................................... 171
4.3.2. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động phòng, tránh, đánh trả
trong tình huống có chiến tranh bao vây, cô lập và ngăn chặn ...................... 174
4.3.3. Gắn xây dựng thế trận với củng cố hệ thống chính trị và phát triển
kinh tế - xã hội để đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân .......... 176
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 184
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng Bình (cùng
với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương cận kề của
cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan
tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh chi viện chiến trường miền Nam và phong trào
kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia.
Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế quốc Mỹ xem
nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong chiến tranh phá hoại miền
Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân, hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp
biệt kích đánh phá Quảng Bình từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo
dài cho đến ngày 15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn
nhất và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi thử thách
ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ đường và đảm bảo giao
thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến đầu của miền Bắc, đặc biệt là
những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn, phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến
tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp
là Tỉnh ủy Quảng Bình, quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân
dân rộng khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những
chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay và tàu chiến
Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính quyền Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để
đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đã khẳng định: “Nếu tổng kết
cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá
giao thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá đô thị
thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Do đó, nghiên cứu cuộc
5
chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những
năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc tái hiện diễn biến chính của cuộc chiến
tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm
1965-1973, luận án phản ánh bức tranh toàn cảnh về cơ sở hình thành và phát triển,
diễn biến chính của chiến tranh nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được vận
dụng một cách sáng tạo trên địa bàn Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án
minh chứng Quảng Bình là một mẫu hình địa phương về việc kế thừa tri thức và
truyền thống chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, phát huy
thành đỉnh cao trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó, luận án góp
phần khẳng định Quảng Bình xứng đáng với vị trí tuyến đầu của miền Bắc trong
cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch sử kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc nói chung và của Quảng Bình nói riêng. Luận án rút ra
những bài học kinh nghiệm giúp các nhà chính trị, quân sự nghiên cứu vận dụng để
hoạch định chính sách, đề ra những chủ trương sát đúng phục vụ công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước hiện nay; luận án còn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu
nước và cách mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ, nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để nỗ lực vươn
lên xây dựng quê hương giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973” làm đề tài Luận
án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tái hiện một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về
cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ những năm 1965-1973; làm rõ một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học
6
kinh nghiệm trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể
của Quảng Bình. Thông qua đó, khẳng định vị trí chiến lược, vai trò của chiến tranh
nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu,
rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của cuộc chiến tranh nhân dân ở
Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.
- Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973 trên các mặt như quá trình
hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, sản xuất, phòng tránh, đánh trả, đảm bảo
giao thông vận tải chi viện chiến trường,
- Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc
chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những
năm 1965-1973.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973, với những cơ sở
hình thành và phát triển, những diễn biến chính trên các lĩnh vực của chiến tranh.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 đến ngày 15-1-1973, tức là thời điểm Mỹ mở
rộng và kết thúc chiến tranh phá hoại miền Bắc và là khung thời gian triển khai thế
trận chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn
Quảng Bình.
Về không gian, toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm thị xã Đồng Hới và 6
huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa và Minh Hóa)
nhưng tập trung ở những địa bàn, trọng điểm then chốt nhất. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp nhất định, để làm rõ hơn nội dung, không gian có thể được mở rộng
7
ra một số địa phương khác thuộc Quân khu 4 và thời gian có thể đẩy lùi về trước
ngày 7-2-1965 liên quan đến những hành động đánh phá hạn chế của đế quốc Mỹ
cũng như quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến đấu của quân dân Quảng Bình.
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển
thế trận chiến tranh nhân dân, chuyển hướng sản xuất sang thời chiến để đảm bảo
hậu cần cho chiến tranh nhân dân, công tác phòng tránh, đánh trả và đảm bảo giao
thông vận tải chi viện chiến trường.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về nguồn tư liệu
- Các công trình chuyên khảo trong và ngoài nước đã công bố, những bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành, liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Phòng Lưu trữ -
Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình, Phòng Khoa học
quân sự Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bao gồm các báo cáo, biên bản,
chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư, kế hoạch, ... của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh
Quảng Bình, các Ban, ngành, huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình, ...
- Tài liệu điều tra điền dã, hồi kí, những nhân chứng lịch sử, ...
Về phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic để trình
bày các vấn đề theo diễn tiến trình tự thời gian trong mối quan hệ móc xích với nhau.
Các phương pháp như văn bản học, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp phỏng
vấn khai thác tư liệu từ các nhân chứng, phương pháp chuyên gia, ... cũng được lựa
chọn, sử dụng để xử lí tư liệu nhằm tái hiện một cách trung thực nhất diễn biến của
cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình cũng
như rút ra những nhận định khách quan, phù hợp với thực tế lịch sử.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy
đủ về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm
1965-1973.
8
Hai là, luận án làm rõ những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến
chính của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của quân và dân
Quảng Bình trong những năm 1965-1973, thông qua sự sáng tạo của quân dân
Quảng Bình trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực
tế của địa phương; từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm đóng góp vào kho tàng tri thức và kinh nghiệm lịch sử trong chiến tranh vệ
quốc và chiến tranh giải phóng của dân tộc.
Ba là, luận án cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn và giảng
dạy lịch sử kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là lịch sử chống chiến tranh phá hoại ở
Quảng Bình; giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm
của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, cũng như góp phần
vào kho tàng tri thức lịch sử chiến tranh cách mạng của dân tộc đồng thời cung cấp
luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược và xây dựng lực lượng quốc
phòng toàn dân phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (21 trang),
nội dung luận án dài 171 trang, chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (16 trang)
Chương 2. Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1965-1973 (50 trang).
Chương 3. Quân và dân Quảng Bình tiến hành chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973 (66 trang).
Chương 4. Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến tranh
nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 (39 trang).
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố, chủ yếu
như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam
1.1.1.1. Ở trong nước
Nghiên cứu về chiến tranh cách mạng nói chung, chiến tranh nhân dân trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng đã có rất nhiều công trình:
Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb
Quân đội Nhân dân, Hà