Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu
tố môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu,. Vì vậy, giá trị của rừng
không chỉ nằm trong các sản phẩm gỗ mà tiềm ẩn một giá trị rất lớn khác là dịch vụ
môi trường rừng [26]. Ý thức được giá trị nhiều mặt của rừng, vai trò của Đa dạng
sinh học trong cuộc sống nên nhiều nước trong đó có Việt Nam đã thành lập các
VQG để bảo tồn các giá trị của rừng. Tính đến 30/12/2011 cả nước có 30 VQG được
phân bố ở nhiều vùng miền cả nước [21]. VQG được thành lập với chức năng là để
bảo tồn tài nguyên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen
sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,
phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,. Đây là những hoạt động công ích nên về nguyên tắc,
những khu rừng này được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí và được giao cho các tổ
chức Nhà nước (Ban quản lý rừng) trực tiếp quản lý. Thực tế hiện nay, nguồn kinh
phí từ ngân sách hạn hẹp làm ảnh hưởng đến công tác BV&PTR tại các VQG, đặc
biệt là tận dụng các tiềm năng của VQG để phát triển kinh tế, tăng nguồn thu từ rừng,
huy động các nguồn lực của xã hội.
Trong những thập kỷ gần đây, khai thác các lợi ích từ các VQG, đặc biệt là
giá trị sử dụng gián tiếp của rừng (giá trị dịch vụ môi trường rừng), trong đó có dịch
vụ DLST được nhiều VQG trên thế giới quan tâm và thử nghiệm. Việt Nam cũng
cho phép các VQG chủ động tổ chức các hoạt động kinh doanh DLST để tạo nguồn
thu đầu tư lại cho việc BV&PTR, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng
thời góp phần thay đổi nhận thức về vai trò và giá trị nhiều mặt của rừng . Tuy
nhiên, nhưng hoạt động này tiến hành rất chậm chạp tại các VQG, có nơi không
triển khai được do không có nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho
loại hình dịch vụ DLST.
Một xu thế phát triển
224 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại vư ờn quốc gia ba vì, tam đảo, Bến En, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÙI THỊ MINH NGUYỆT
CHÍNH SÁCH CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA Ở KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM
– NGHIÊN CỨU TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, TAM ĐẢO, BẾN EN
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62.62.01.15
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Đình Thắng
2.PGS.TS Trần Quốc Khánh
Hà Nội - 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong Luận án này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ
Luận án nào, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Các
thông tin trích dẫn trong Luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các hình, bảng biểu
không ghi nguồn trích dẫn là của tác giả.
Hà Nội, ngày 5 tháng 03 năm 2014
Tác giả
BÙI THỊ MINH NGUYỆT
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Đình
Thắng và PGS. TS Trần Quốc Khánh - những người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo
sau Đại học, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Lâm
nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, VQG Ba
Vì, Tam Đảo, Bến En đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè vì sự ủng hộ và những
ý kiến đóng góp quí báu giúp tôi hoàn thành Luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên, ủng hộ,
chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận
án của mình.
Chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 5 tháng 03 năm 2014
Tác giả
BÙI THỊ MINH NGUYỆT
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
CP Chính phủ
DN Doanh nghiệp
DLST Du lịch sinh thái
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
IUCN Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KDL Khu du lịch
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
MTR Môi trường rừng
PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng
QĐ Quyết định
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
RPH Rừng phòng hộ
TB Thông báo
TNR Tài nguyên rừng
UBND Uỷ ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
XDHT Xây dựng hạ tầng
WTP Willingness to pay (sẵn lòng chi trả)
v
MỤC LỤC
Mục lục ......................................................................................................................... i
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Danh mục các hình ..................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án ......................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................ 3
3. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 9
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 10
1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị của rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng ..... 10
1.1.2. Các nghiên cứu về khai thác dịch vụ DLST tại VQG ............................. 12
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách cho thuê môi trường rừng kinh
doanh DLST tại VQG. ....................................................................................... 14
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về lượng giá giá trị dịch vụ môi trường rừng và
xác định giá thuê môi trường rừng. .................................................................... 20
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 26
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý rừng ở Việt Nam ......... 26
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xác định giá trị của rừng tại Việt Nam .......... 27
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về thuê rừng và thuê môi trường rừng ........ 30
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CHO THUÊ
MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA .......................................... 32
2.1. Thuê môi trường rừng tại các Vườn quốc gia ............................................... 32
2.1.1. Khái niệm và vai trò của rừng đối với đời sống xã hội .......................... 32
2.1.2. Vườn quốc gia và hệ thống vườn quốc gia ở Việt Nam ......................... 33
2.1.3. Khái niệm môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng VQG ........... 39
2.2. Chính sách cho thuê môi trường rừng Vườn quốc gia .................................. 45
2.2.1. Khái niệm về chính sách và chính sách cho thuê môi trường rừng ............. 45
2.2.2. Các yếu tố cơ bản hình thành chính sách cho thuê môi trường rừng ............ 46
vi
2.2.3. Hệ thống tổ chức xây dựng chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG 47
2.2.4. Định hướng xây dựng chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG ........ 47
2.3. Kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách cho thuê môi trường
rừng trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................................... 48
2.3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trên thế giới ....................................... 48
2.3.2. Kinh nghiệm trong khai thác dịch vụ môi trường rừng tại VQG ở Việt Nam 57
2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng ........ 59
Chương 3.THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO
THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, TAM ĐẢO, BẾN EN.62
3.1. Khái quát về VQG khu vực phía Bắc Việt Nam ........................................... 62
3.2. Đặc điểm của Vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En ảnh hưởng đến thực
hiện chính sách cho thuê và thuê môi trường rừng ............................................... 62
3.2.1. Lịch sử hình thành các VQG nghiên cứu ............................................... 62
3.2.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên du lịch tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En ............. 64
3.2.3. Đánh giá kết quả khai thác tiềm năng tự có để phát triển DLST tại VQG
Tam Đảo, Ba Vì, Bến En .................................................................................. 67
3.2.4. Các hoạt động cơ bản tại VQG nghiên cứu .............................................. 70
3.3. Chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG được áp dụng tại các VQG nghiên
cứu trong thời gian qua ........................................................................................... 73
3.3.1. Hoàn cảnh ra đời của chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG .............. 74
3.3.2. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cho thuê môi trường
rừng tại VQG .................................................................................................... 75
3.3.3. Mục tiêu của chính sách thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại
VQG ................................................................................................................. 78
3.3.4. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến cho thuê môi trường rừng VQG .......... 78
3.4. Thực trạng thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì,
Tam Đảo, Bến En .................................................................................................. 84
3.4.1. Công tác tuyên truyền phổ biến, xây dựng phương án cho thuê môi
trường rừng tại VQG nghiên cứu ..................................................................... 84
3.4.2. Xác định, lựa chọn các tổ chức thuê môi trường rừng tại VQG nghiên
cứu .................................................................................................................... 86
vii
3.4.3. Xác định giá thuê, các điều khoản trong hợp đồng thuê môi trường rừng và
ký kết hợp đồng thuê môi trường rừng tại các VQG nghiên cứu ........................ 88
3.4.4. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng thuê môi
trường rừng tại VQG nghiên cứu ................................................................... 100
3.4.5. Kết quả thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì,
Tam Đảo, Bến En ........................................................................................... 100
3.5. Đánh giá tác động của chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam
Đảo, Bến En ......................................................................................................... 114
3.5.1. Những tác động tích cực ......................................................................... 114
3.5.2. Tác động chưa tích cực của chính sách cho thuê môi trường tại các
VQG và những nguyên nhân .......................................................................... 118
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHO THUÊ MÔI
TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM125
4.1. Cơ sở hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG khu vực
phía Bắc Việt Nam .............................................................................................. 125
4.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính
sách cho thuê môi trường rừng tại VQG ........................................................ 125
4.1.2. Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng đến tới việc hoàn thiện chính
sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG .................................................. 129
4.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG khu
vực phía Bắc Việt Nam ....................................................................................... 137
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các
VQG khu vực phía Bắc Việt Nam ...................................................................... 139
4.3.1. Giải pháp liên quan đến xây dựng chính sách ...................................... 140
4.3.2. Giải pháp thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG ........ .153
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 162
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phương pháp lượng giá được sử dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ
môi trường rừng ........................................................................................................ 24
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả lượng giá giá trị du lịch và giải trí của rừng ................ 24
Bảng 1.3. Các phương pháp định giá rừng tự nhiên ................................................. 28
Bảng 1.4. Phương pháp xác định giá các loại rừng................................................... 30
Bảng 3.1. Diện tích đất đai của các VQG nghiên cứu .............................................. 64
Bảng 3.2. Số lượng loài động, thực vật ở các VQG nghiên cứu ............................... 65
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tính giá thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì ............ 89
Bảng 3.4. Số lượng đơn vị được phép thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì ........ 101
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp diện tích cho các doanh nghiệp thuê môi trường rừng tại
VQG Ba Vì .............................................................................................................. 102
Bảng 3.6: Diễn biến tài nguyên rừng sau khi thuê môi trường tại VQG Ba Vì ...... 106
Bảng 3.7. Mức đầu tư bảo vệ rừng của các đơn vị thuê môi trường rừng năm 2010 ... 107
Bảng 4.1. Dự báo giá trị dịch vụ môi trường (triệu USD) ...................................... 126
Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá về chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì ... 135
Bảng 4.3. Nội dung cơ bản của phương án cho thuê rừng ...................................... 148
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại phương pháp lượng giá không dựa vào thị trường .................... 21
Hình 3.1. Diện tích đất đai của các VQG nghiên cứu ................................................... 65
Hình 3.2. Tình hình thu hút khách du lịch đến VQG nghiên cứu .................................. 68
Hình 3.3. Doanh thu từ bán vé tại VQG nghiên cứu.................................................... 68
Hình 3.4. Doanh thu bán vé theo các tháng tại VQG Ba Vì .......................................... 70
Hình 3.5. Số lượng khách theo các tháng tại VQG Tam Đảo ........................................ 70
Hình 3.6. Doanh thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì ........... 103
Hình 3.7. Tổng doanh thu của các khu du lịch tại VQG Ba Vì .................................. 104
Hình 3.8. Doanh thu từ DLST của VQG Ba Vì và các đơn vị thuê môi trường rừng . 104
Hình 3.9. Cơ cấu nguồn thu của KDL Thiên Sơn - Suối Ngà và KDL Thác Đa .......... 105
Hình 3.10. Tình hình thu hút khách du lịch tại VQG Ba Vì ..................................... 108
Hình 3.11. Tình hình thu hút khách du lịch tại các đơn vị nhận thuê môi trường rừng
tại VQG Ba Vì ......................................................................................................... 108
Hình 3.12. Thay đổi cơ cấu nguồn thu của VQG Ba Vì ........................................... 118
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án
Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu
tố môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu,.... Vì vậy, giá trị của rừng
không chỉ nằm trong các sản phẩm gỗ mà tiềm ẩn một giá trị rất lớn khác là dịch vụ
môi trường rừng [26]. Ý thức được giá trị nhiều mặt của rừng, vai trò của Đa dạng
sinh học trong cuộc sống nên nhiều nước trong đó có Việt Nam đã thành lập các
VQG để bảo tồn các giá trị của rừng. Tính đến 30/12/2011 cả nước có 30 VQG được
phân bố ở nhiều vùng miền cả nước [21]. VQG được thành lập với chức năng là để
bảo tồn tài nguyên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen
sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,
phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,... Đây là những hoạt động công ích nên về nguyên tắc,
những khu rừng này được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí và được giao cho các tổ
chức Nhà nước (Ban quản lý rừng) trực tiếp quản lý. Thực tế hiện nay, nguồn kinh
phí từ ngân sách hạn hẹp làm ảnh hưởng đến công tác BV&PTR tại các VQG, đặc
biệt là tận dụng các tiềm năng của VQG để phát triển kinh tế, tăng nguồn thu từ rừng,
huy động các nguồn lực của xã hội.
Trong những thập kỷ gần đây, khai thác các lợi ích từ các VQG, đặc biệt là
giá trị sử dụng gián tiếp của rừng (giá trị dịch vụ môi trường rừng), trong đó có dịch
vụ DLST được nhiều VQG trên thế giới quan tâm và thử nghiệm. Việt Nam cũng
cho phép các VQG chủ động tổ chức các hoạt động kinh doanh DLST để tạo nguồn
thu đầu tư lại cho việc BV&PTR, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng
thời góp phần thay đổi nhận thức về vai trò và giá trị nhiều mặt của rừng. Tuy
nhiên, nhưng hoạt động này tiến hành rất chậm chạp tại các VQG, có nơi không
triển khai được do không có nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho
loại hình dịch vụ DLST....
Một xu thế phát triển mới trong thời gian gần đây là các công ty, tổ chức, cá
nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng tại các VQG để kinh doanh DLST. Mặc dù mới
được hình thành, nhưng đây là một hướng phát triển có tiềm năng và nhận được sự
2
đồng thuận của xã hội, vì nó tạo ra sự liên kết mật thiết, chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau của
hai hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên rừng. Thuê
môi trường rừng còn là 1 phương thức nhằm xã hội hóa dịch vụ môi trường rừng từ đó
góp phần tạo nguồn thu để đầu tư lại BV&PTR bằng nguồn vốn tự có, giảm đầu tư của
Nhà nước đối với các khu rừng có nhiều dịch vụ môi trường rừng trong đó có VQG.
Ở Việt Nam, thuê môi trường rừng kinh doanh DLST được thể hiện trong các
chủ trương của Đảng và Nhà nước, đã được thí điểm áp dụng ở VQG Ba Vì, Bidup Núi
Bà, Ba Bể từ năm 2002. Thực tế triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng kinh
doanh DLST hiện đang được tổ chức khá thành công tại các VQG trên. Năm 2009, Bộ
NN&PTNT đã tổ chức đánh giá mô hình "Thuê môi trường rừng làm DLST" ở một số
tỉnh, thành phố, các ý kiến tại hội nghị đều ghi nhận: "Thuê môi trường rừng không chỉ
mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình này còn tạo lợi ích cho cả "ba nhà" (Nhà nước,
doanh nghiệp và nông dân) và đặc biệt đã thực hiện xã hội hoá nghề rừng" [6].
Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương cho thuê môi trường rừng để kinh doanh
DLST và được đánh giá khá thành công ở VQG thí điểm nhưng thực tế triển khai còn
chậm, một trong những lý do chính là chính sách cho thuê môi trường rừng chưa hoàn
chỉnh, quy định tản mạn ở một số văn bản pháp luật khác nhau, thiếu những quy định
cần thiết, hoặc một số quy định còn bất cập gây khó khăn cho quá trình triển khai như:
trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê môi trường rừng chưa rõ, giá cho thuê môi
trường rừng mới xác định được ở một số VQG, thiếu quy định thống nhất về quản lý
sử dụng tiền thuê, xử lý tranh chấp, quyền và trách nhiệm của bên thuê và cho thuê, cơ
chế chuyển nhượng, góp vốn trong hợp đồng cho thuê môi trường rừng [6].
Chính vì vậy, các phương án quản lý, khung pháp chế, chính sách cho thuê môi
trường rừng vẫn là những câu hỏi mở cần có các định hướng của các cấp quản lý và
ngành lâm nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên việc nghiên cứu hoàn thiện chính
sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG là cần thiết và cấp bách. Đây là lý do
nghiên cứu sinh chọn vấn đề này làm đề tài luận án của mình.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường
rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
* Mục tiêu cụ thể
1. Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở khoa học cho chính sách thuê môi trường
rừng kinh doanh DLST tại VQG.
2. Đánh giá đúng thực trạng chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST
tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En. Đồng thời cho thấy kết quả thực hiện chính
sách, cũng như những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức thực
hiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại
VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En.
3. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng
vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
* Câu hỏi nghiên cứu
- Chính sách cho thuê môi trường rừng được thực hiện trên cơ sở khoa học nào ?
- Trên thế giới chính sách cho thuê môi trường rừng được xây dựng và triển
khai như thế nào ?. Những kinh nghiệm nào có thể tham khảo trong xây dựng
chính sách và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam ?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng chính sách và thực hiện chính
sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam ?
- Việc thực thi chính sách được tổ chức như thế nào ? Ưu, nhược điểm và
nguyên nhân ?
- Chính sách cho thuê môi trường rừng và thực thi chính sách cho thuê môi
trường rừng cần được hoàn thiện như thế nào ?
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chính sách cho thuê môi trường rừng cho mục
đích kinh doanh DLST tại một số VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Các