Vấn đề giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng ở Việt Nam từ xưa cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu như các luận văn, luận án, các đề tài NCKH, sách chuyên khảo, đề án. Dưới các khía cạnh và mức độ nghiên cứu khác nhau về 4 vấn đề nổi bật của GDĐH hiện nay là về quy mô, cơ cấu; về chất lượng; về hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động hợp tác quốc tế. Có thể liệt kê các công trình tiêu biểu có liên quan đến luận án như:
Công trình nghiên cứu “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Bành Tiến Long (2005) tác giả đã khái quát cụ thể yêu cầu của việc đổi mới GDĐH Việt Nam trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong GDĐH, tập trung vào công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học dưới góc độ của một nhà khoa học và quản lý giáo dục. Tác giả đưa ra nhiều vấn đề cần đổi mới GDĐH ở Việt Nam, cụ thể: 1- xây dựng và phát triển đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiên, hiện đại, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; 2- Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và hiệu quả đầu tư; 3- Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng dịch vụ hóa tránh mâu thuẩn lợi ích và quản lý chồng chéo [64].
“Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam” của Phạm Phụ (2005) bao gồm những bài báo, kiến nghị, tham luận, phản biện, trả lời phỏng vấn của báo chí, các bài viết của tác giả cho các hội nghị, hội thảo được tập hợp lại. Nội dung các bài viết bao gồm rất nhiều các vấn đề trong giáo dục đại học, từ cơ cấu hệ thống, tổ chức quản lý, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, quy mô và chất lượng, tuyển sinh đại học.cho đến kinh tế - tài chính đại học, cơ chế thị trường, công bằng xã hội trong GDĐH [71].
Cuốn sách “Đổi mới GDĐH từ ý tưởng đến thực tiễn” (2021) của Đặng Ứng Vận là tổng hợp có chọn lọc các bài viết, ý kiến phát biểu của tác giả tại các hội nghị, hội thảo, bàn tròn tư vấn.với 5 chủ đề liên quan đến đổi mới GDĐH bao gồm: ý tưởng đổi mới; kinh tế thị trường và cách mạng công nghiệp 4.0; quản trị đại học; các trường ngoài công lập; chất lượng đầu vào cho GDĐH [105]. Một cuốn sách khác của tác giả“Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường” của Đặng Ứng Vận (2007), được viết trên cơ sở kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do tác giả làm chủ biên. Trong cuốn sách chuyên khảo này tác giả đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết những quan điểm, luận cứ về GDĐH, tình hình phát triển GDĐH trên thế giới cũng như thực tiễn phát triển GDĐH ở Việt Nam thông qua một số ví dụ điển hình. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển GDĐH Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [104].
182 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 934.04.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh
Hà Nội - 2024
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, số liệu được nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thương
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 10
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến luận án ....................................................... 10
1.2. Nghiên cứu về chính sách GDĐH .................................................................. 13
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước .................................................... 13
1.2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài: .................................................. 19
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục
nghiên cứu ............................................................................................................. 24
1.3.1. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu ..................................................... 24
1.3.2. Vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu .......................................... 26
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY .................................................................................................... 28
2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 28
2.1.1. Khái niệm chính sách công ...................................................................... 28
2.1.2. Khái niệm giáo dục đại học ..................................................................... 32
2.1.3. Khái niệm chính sách giáo dục đại học ................................................... 34
2.2. Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay ............................................ 37
2.2.1. Nội dung chính sách GDĐH .................................................................... 37
2.2.2. Đặc điểm của chính sách GDĐH ............................................................ 41
2.2.3. Chu trình chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay .................................... 50
Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................... 57
3.1. Một vài nét khái quát về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay ................ 57
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được của chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
................................................................................................................. 57
3.1.2. Những hạn chế của GDĐH ở Việt Nam hiện nay .................................... 67
3.2. Thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay .......................................... 73
3.2.1. Thực trạng hiện mục tiêu chính sách ....................................................... 73
3.2.2. Thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách ...................................... 77
iv
3.3. Đánh giá chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay ............................................. 83
3.3.1. Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách .................................. 83
3.3.2. Đánh giá thể chế chính sách .................................................................... 84
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách ..................................................... 87
3.3.4. Kết quả thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay .................... 90
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................ 117
4.1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu ............................................. 117
4.1.1 Phương hướng, quan điểm ..................................................................... 117
4.1.2. Mục tiêu ................................................................................................. 118
4.1.3. Yêu cầu hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay. ............... 120
4.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam trong giai đoạn từ
2025 - 2035 .......................................................................................................... 122
4.2.1. Hoàn thiện về thể chế chính sách ......................................................... 122
4.2.2. Hoàn thiện về giải pháp và công cụ chính sách .................................... 128
4.3. Đề xuất, kiến nghị ......................................................................................... 138
4.3.1. Đề xuất các nguyên tắc đảm bảo nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách 138
4.3.2. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước ........................................................ 141
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 147
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3. 1. Thống kê số lượng các cơ sở GDĐH từ năm 2012 - 2022 ............ 58
Bảng 3. 2. Bảng thống kê số lượng SV tại các CSGDĐH từ năm 2012-2022 59
Bảng 3. 3. Bảng so sánh chỉ số phát triển đội ngũ GV trong năm học 2014-
2015 với 2015 2016 và năm học 2018 - 2019 với 2019 - 2020 .................... 60
Bảng 3. 4. Bảng thống kê số lượng GV tại các CSGDĐH từ năm 2012 -
2022 ................................................................................................................. 61
Bảng 3. 5. So sánh chỉ số phát triển của GDĐH giữa năm học 2018 - 2019 với
năm học 2019 - 2020 ....................................................................................... 69
Bảng 3. 6. Tỉ lệ GV/SV của 10 trường dưới 50 tuổi tốt nhất trên Thế giới .... 98
Bảng 3. 7. Tỉ lệ GV/SV của GDĐH Việt Nam từ năm 2012- 2022 ............... 99
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu đội ngũ Cán bộ, Giảng viên,
Nhân viên của các cơ sở GDĐH ..................................................................... 91
Biểu đồ 3. 2. Cơ cấu Khối ngành đào tạo trình độ ĐH ................................... 92
Biểu đồ 3. 3. Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu CTĐT của các cơ sở
GDĐH ............................................................................................................. 93
Biểu đồ 3. 4. Thực trạng về sự cân đối kiến thức đại cương với kiến thức
chuyên ngành của các CTĐT tại các cơ sở GDĐH ........................................ 95
Biểu đồ 3. 5. Mức độ hài lòng của SV về đội ngũ Nhà giáo tại các cơ sở GDĐH
......................................................................................................................... 98
Biểu đồ 3. 6. Thực trạng về trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ GV các cơ
sở GDĐH ....................................................................................................... 100
Biểu đồ 3. 7. Thực trạng về công tác NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển
giao công nghệ của các cơ sở GDĐH ........................................................... 102
Biểu đồ 3. 8. Sự hài lòng của SV về Cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng học
tại các cơ sở GDĐH ...................................................................................... 103
Biểu đồ 3. 9. Thực trạng về cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở GDĐH . 104
Biểu đồ 3. 10. Các trường ĐH ở nước ta phân bố theo vùng lãnh thổ ......... 109
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CĐ Cao đẳng
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CSGD Cơ sở giáo dục
CTĐT Chương trình đào tạo
CĐR Chuẩn đầu ra
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
ĐH Đại học
E2.0 Cách mạng công nghiệp 2.0
E4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDĐH Giáo dục đại học
GV Giảng viên
HSSV Học sinh, sinh viên
KĐCL Kiểm định chất lượng
NCKH Nghiên cứu khoa học
SV Sinh viên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một chính
sách lớn, có tầm ảnh hưởng toàn diện đối với sự phát triển của đất nước. Ở Việt
Nam, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu1” đồng thời giáo dục cũng được
xem là “một chức năng xã hội” [78, Tr 27]. GDĐH có bề dày lịch sử trên ngành
năm văn hiến2 và chính sách GDĐH hình thành, phát triển từ sau cách mạng
Tháng Tám, năm 1945 cho đến nay. Đề cấp đến vai trò của giáo dục đại học
(GDĐH), tuyên bố của tổ chức Unesco năm 2009 đã nêu “Giáo dục Đại học để
chống nghèo đói, để phát triển bền vững, để thiết lập công bằng xã hội” điều
này đã chứng minh rằng đất nước: “sẽ không thể có nền kinh tế phát triển bền
vững, công bằng xã hội sẽ không được duy trì và phát huy nếu chính sách
GDĐH không tồn tại”. Với vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng này GDĐH luôn
nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân thông
qua chính sách và thực hiện chính sách.
Nhằm định hướng phát triển GDĐH một cách toàn diện, bền vững, hơn
35 năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, điều chỉnh nhiều chính sách với
mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện, phù hợp với xu thế phát triển của GDĐH
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt sau hơn 10 năm thực
hiện Luật GDĐH 2012 và Nghị quyết 29 (2013) GDĐH đã đạt được những
thành quả lớn như: (1) Quy mô, cơ cấu (về mạng lưới các cơ sở đào tạo GDĐH,
về ngành đào tạo, cơ cấu về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất...) ngày càng
được mở rộng, phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. (2) Về chất
lượng (chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ, hoạt động kiểm tra giám sát,
công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng): Phương thức tuyển sinh linh hoạt,
mềm dẻo, loại hình đào tạo, phương thức giáo dục ngày đa dạng hóa theo hướng
tăng cơ hội tiếp cận GDĐH và công bằng xã hội trong tiếp cận GDĐH. Chất
lượng đội ngũ ngày càng phát triển và đảm bảo tương đối cân bằng về quy mô,
1 Tại điều 61, Hiến pháp năm 2013
2 Tính từ khi Trường Đại học đầu tiên - Văn Miếu Quốc Tử giám ra đời, năm 1070
2
cơ cấu; hoạt động kiểm tra giám sát được quan tâm và thực hiện ngày càng chặt
chẽ; công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng được đặt nền móng và ngày
càng hoàn thiện. (3) Công tác quản lý nhà nước đang được đổi mới theo hướng
phân cấp và giao nhiều quyền tự chủ hơn cho cơ sở đào tạo. (4) Hoạt động hợp
tác quốc tế đã được mở rộng quy mô, hình thức và đa dạng hóa về nội dung.
Cơ chế hợp tác song phương và đa phương dần được hoàn thiện, thực hiện các
cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của thực tiễn, Chính sách GDĐH ở Việt
Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như: chưa có sự tương thích giữa các mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể; các giải pháp và công cụ chính sách chưa phù hợp
với bối cảnh mới; thiếu sự đồng bộ giữa chính sách GDĐH với các chính sách
khác trong phạm vi toàn quốc dẫn đến hiệu quả chính sách chưa cao, nhiều vấn
đề chính sách cần tiếp tục hoàn thiện, cụ thể:
Một là, về quy mô, cơ cấu: cần quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các
trường Đại học, CĐ và Viện nghiên cứu. Thực hiện nghiên túc, bài bản việc
phân tầng, xếp hạng các cơ sở GDĐH, đẩy mạnh phát triển GDĐH ngoài công
lập. Cơ cấu ngành nghề đào tạo; cơ cấu về đội ngũ nhà giáo cần đảm bảo phù
hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, của cơ sở GDĐH;
Hai là, về chất lượng: cần nâng cao chất lượng đào tạo (đầu ra) và chất
lượng đội ngũ nhà giáo; cải tiến, thay đổi phương pháp giảng dạy; gắn kết hoạt
động đào tạo, NCKH phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa dạng hóa
loại hình kiểm tra, giám sát, đánh giá
Ba là, về công tác Quản lý nhà nước: cần hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về nhà giáo. Cần triển khai chủ trương liên thông giữa
GDNN và GDĐH, giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức KHCN, Viện nghiên cứu
một cách hiệu quả. Cần hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính để tạo động lực
phát triển GDĐH nhằm khuyến khích và thu hút mạnh các thành phần kinh tế
đầu tư. Cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm toán các cơ sở GDĐH. Thực
hiện hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDĐH trong nước với
nước ngoài và giữa các cơ sở GDĐH trong nước với nhau. Cần có chính sách
3
khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào GDĐH và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn tài trợ.
Bốn là, về hoạt động Hợp tác quốc tế: mở rộng việc trao đổi giảng viên;
cần tạo được nhiều cơ hội hơn nữa cho cán bộ quản lí, GV tham gia học tập và
nghiên cứu tại nước ngoài; nâng cao chất lượng và số lượng GV tham gia hội
nghị, hội thảo khoa học quốc tế. Cải tiến cơ chế quản lý nhà nước cho phù hợp
hơn với thông lệ quốc tế.
Như vậy, từ những luận điểm trên cho thấy chính sách GDĐH ở Việt
Nam hiện nay có những khoảng trống về cả lý luận và thực tiễn. Do đó cần
có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về chính sách này góp phần phát
huy được những ưu điểm, và tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát,
khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong chính sách, góp phần hoàn thiện
chính sách.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay từ mục tiêu,
giải pháp, công cụ chính sách từ đó có cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá
thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam (giai đoạn từ khi ra đời Luật giáo dục
đại học (2012) cho đến nay) và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính
sách GDĐH. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với
mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ở giai đoạn từ
2025 - 2035.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách GDĐH và xác định
những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của chính sách
GDĐH như: (1) hệ thống khái niệm, (2) nội dung chính sách (mục tiêu, công
cụ, giải pháp), (3) đặc điểm của chính sách và (4) chu trình của chính sách
GDĐH
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở nước ta (giai đoạn
từ năm 2012 - 2022), trong đó tập trung chủ yếu vào bốn nội dung chính gồm:
4
(1) Đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chính sách; (2) Phân tích đánh giá
thực trạng nội dung chính sách (thực hiện mục tiêu; tổ chức thực hiện giải
pháp); (3) Đánh giá chính sách (về chủ thể chính sách; thể chế chính sách; các
yếu tố ảnh hưởng chính sách và đánh giá kết quả đạt được của 4 vấn đề chính
sách lựa chọn nghiên cứu gồm: (-) về quy mô, cơ cấu; (-) về chất lượng; (-) về
hoạt động quản lý nhà nước và (-) hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH)
- Đề xuất Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp
hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện
nay (phân tích chính sách, đánh giá thực trạng chính sách và đề xuất giải pháp
hoàn thiện chính sách)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu về chính sách GDĐH trên
phạm vi toàn quốc. Tổng hợp những nguồn dữ liệu chung về GDĐH được thể
hiện trong các báo cáo của Bộ GD&ĐT và các Bộ, Ngành liên quan. Sử dụng
kết quả khảo sát xã hội học mà tác giả đã thực hiện tại 10 các cơ sở GDĐH
(gồm miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và khai thác kết quả kiểm định chất
lượng của 117 cơ sở GDĐH đã được công bố công khai để phân tích, luận giải
vấn đề.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu chính sách GDDH ở Việt Nam từ khi
Luật giáo dục đại học ra đời năm 2012 - 2022, đề xuất giải pháp hoàn thiện
chính sách cho giai đoạn từ 2025 - 2035.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về chính sách GDĐH ở Việt Nam
hiện nay, trong đó tác giả tiếp cận nghiên cứu về nội dung (vấn đề) chính sách
(mục tiêu, giải pháp, công cụ và kết quả thực hiện). Do phạm vi nghiên cứu của
đề tài luận án khá rộng, vì vậy tác giả luận án cũng giới hạn nghiên cứu chính
sách ở trình độ đào tạo bậc đại học, với bốn vấn đề của chính sách gồm: (1) về
quy mô, cơ cấu (quy mô, cơ cấu ngành đào tạo; quy hoạch, phát triển mạng lưới
các cơ sở GDĐH; quy mô, cơ cấu quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo,
5
cán bộ NCKH, cán bộ quản lý); (2) về chất lượng (chất lượng đào tạo; chất
lượng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ NCKH; hoạt động kiểm tra giám sát, công tác
kiểm định và đảm bảo chất lượng); (3) về hoạt động quản lý nhà nước và (4)
hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận hệ thống lý thuyết về chính
sách, chính sách công, về giáo dục đào tạo nói chung và GDĐH nói riêng nhằm
khái quát hóa lý luận về chính sách giáo dục đại học; đánh giá kết quả thực hiện
chính sách và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách
GDĐH ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2022.
Câu hỏi nghiên cứu: (1) chính sách GDĐH có đặc điểm, vai trò, nội
dung và chu trình là gì? (2) Chính sách GDĐH được thực hiện như thế nào?
Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách là gì?
(3) Giải pháp nào để hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay?
Lý thuyết nghiên cứu: Tác giả sử dụng các lý thuyết nghiên cứu về khoa
học chính sách công, trong chu trình chính sách, cụ thể là:
- Lý thuyết về Hoạch định chính sách công: Nếu như chu trình chính
sách công được ví như là một vòng xoáy ốc theo hướng ngày càng hoàn thiện,
thì trong đó hoạch định chính sách công được xem là bước chuyển lên bậc cao
hơn trong chu trình. Nghiên cứu về hoạch định chính sách chính là nghiên cứu
về toàn bộ chu trình từ nghiên cứu, xây dựng đến ban hành một chính sách để
giải quyết một vấn đề công. Trong phạm vi luận án này, tác giả vận dụng lý
thuyết về hoạch định chính sách công để nghiên cứu quy trình hình thành chính
sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là về vai trò chính sách, chủ thể các
bên tham gia, giải pháp chính sách.
- Lý thuyết về đánh giá chính sách: Đánh giá kết quả thực hiện 4 nội
dung các vấn đề chính sách bằng phương pháp định lượng và định tính. Chính
sách GDĐH được đánh giá dựa trên các tiêu chí như: về mức độ, phạm vi áp
dụng; về sự phù hợp, hiệu quả, bền vững của chính sách.
6
Ngoài ra, luận án cũng tiếp cận những lý thuyết hiện đại trên thế giới; kế
thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu, số liệu điều tra, tổng kết thực tiễn
của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu vấn đề.
Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, tác giả đưa ra
giả thuyết nghiên cứu như sau:
Chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự khoa học, hợp lý
và còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến chưa đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn,
được thể hiện trong bốn nội dung chính sách gồm: (1) về quy mô, cơ cấu (quy
mô, cơ cấu ngành đào tạo; quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở GDĐH;
quy mô, cơ cấu quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ NCKH, cán
bộ quản lý); (2) về chất lượng (chất lượng đào tạo; chất lượng đội ngũ nhà giáo,
đội ngũ NCKH; hoạt động kiểm tra giám sát, công tác kiểm định và đảm bảo
chất lượng); (3) về hoạt động quản lý nhà nước và (4) hoạt động hợp tác quốc
tế trong GDĐH. Vì vậy cần phải điều chỉnh, bố sung, hoàn thiện chính sách
GDĐH trong giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả ch